XD360 KÍNH CHÚC CHO MỌI NHÀ VẠN SỰ AN LÀNH!

Phần mềm ôn thi sát hạch chứng chỉ hành nghề xây dựng

 Quên mật khẩu
 Đăng ký mới
Anh Trần HòeBùi Quốc Hưng
Xem: 1690|Trả lời: 0
In Chủ đề trước Tiếp theo
Thu gọn cột thông tin

[Báo Xây dựng] Luật xây dựng 2014: những điều cần làm rõ !

[Lấy địa chỉ]

Hãy đăng nhập để có nhiều chức năng hữu dụng hơn và xem ảnh rõ hơn!

Bạn phải đăng nhập để xem được nội dung, nếu bạn chưa có tài khoản? hãy Đăng ký mới

x
Thực hiện Luật Xâydựng 2014: Một số vấn đề cần được làm rõ
Bộ Xây dựng đang hoànthiện dự thảo các Thông tư hướng dẫn các Nghị định triển khai Luật Xây dựng năm 2014. Qua hoạt động thực tiễn,bạn đọc đã có những thắc mắc đề nghị giải đáp và làm rõ trong các Thông tư sắpban hành.
file:///C:\Users\ADMINI~1\AppData\Local\Temp\msohtmlclip1\01\clip_image001.jpg
I. Tổng thầu, Thầuchính và Thầu phụ
Trong các quy định pháp luật đầu tư xây dựng có nhắc đến cácthuật ngữ “Tổng thầu”, “Nhà thầu chính” và “Nhà thầu phụ”, cụ thể như sau:
Khoản 35 và khoản 36 Điều 4 - Luật Đấu thầu2013
a) Nhà thầu chính là nhà thầu chịu trách nhiệm tham dự thầu, đứng tên dựthầu và trực tiếp ký, thực hiện hợp đồng nếu được lựa chọn. Nhà thầu chính cóthể là nhà thầu độc lập hoặc thành viên của nhà thầu liên danh.
b) Nhà thầu phụ là nhà thầu tham gia thực hiện gói thầu theo hợp đồng đượcký với nhà thầu chính. Nhà thầu phụ đặc biệt là nhà thầu phụ thực hiện côngviệc quan trọng của gói thầu do nhà thầu chính đề xuất trong hồ sơ dự thầu, hồsơ đề xuất trên cơ sở yêu cầu ghi trong hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu.
Khoản 35 Điều 3 - Luật Xây dựng 2014
Tổng thầu xây dựng là nhà thầu ký kết hợp đồng trực tiếp với chủđầu tư để nhận thầu, một số loại công việc hoặc toàn bộ công việc của dự án đầutư xây dựng.
Khoản 11 và khoản 12 Điều 2 - Nghị định số 37/2015/NĐ-CP
a) Nhà thầu chính là nhà thầu trực tiếp ký kết hợp đồng xây dựngvới chủ đầu tư xây dựng.
b) Nhà thầu phụ là nhà thầu ký kết hợp đồng xây dựng với nhàthầu chính hoặc tổng thầu.
Khoản 3 Điều 3 - Nghị định 37/2015/NĐ-CP
Theo mối quan hệ của các bên tham gia trong hợp đồng, hợp đồngxây dựng có các loại sau:
a) Hợp đồng thầu chính là hợp đồng xây dựng được ký kết giữa chủđầu tư với nhà thầu chính hoặc tổng thầu.
b) Hợp đồng thầu phụ là hợp đồng xây dựng được ký kết giữa nhàthầu chính hoặc tổng thầu với nhà thầu phụ.
Khoản 2 Điều 4 - Nghị định 37/2015/NĐ-CP
Chủ đầu tư hoặc đại diện của chủ đầu tư được ký hợp đồng với mộthay nhiều nhà thầu chính để thực hiện công việc.
Điểm 13 khoản 2.1. Mục 2 Chương III - Thông tư 03/2015/TT-BKHĐT ngày 06/5/2015 của Bộ KH&ĐT “Quy định chi tiết lập hồ sơ mời thầu xây lắp”
Nhà thầu quản lý là nhà thầu không trực tiếp thực hiện một phầnhoặc toàn bộ các công việc của gói thầu mà ký hợp đồng với các nhà thầu khác đểthực hiện nhưng nhà thầu vẫn quản lý việc thực hiện của các nhà thầu mà mình đãký hợp đồng, đồng thời vẫn chịu toàn bộ trách nhiệm cũng như rủi ro liên quanđến giá thành, tiến độ thực hiện và chất lượng của gói thầu.
1. Theo các thuật ngữ trên thì rất khó phân biệt giữa tổng thầuvà nhà thầu chính
file:///C:\Users\ADMINI~1\AppData\Local\Temp\msohtmlclip1\01\clip_image002.jpg
2. Phải chăng chỉ có Nhà thầu chính mới có thầu phụ?
file:///C:\Users\ADMINI~1\AppData\Local\Temp\msohtmlclip1\01\clip_image003.jpg
3. Nhà thầu quản lý có phải là tổng thầu hay không?
Nhà thầu quản lý là nhà thầu không trực tiếp thực hiện một phầnhoặc toàn bộ các công việc của gói thầu mà ký hợp đồng với các nhà thầu khác đểthực hiện nhưng nhà thầu vẫn quản lý việc thực hiện của các nhà thầu mà mình đãký hợp đồng, đồng thời vẫn chịu toàn bộ trách nhiệm cũng như rủi ro liên quanđến giá thành, tiến độ thực hiện và chất lượng của gói thầu.
4. Luật Xây dựng 2014 không quy định về điều kiện năng lực củatổng thầu E, tổng thầu P, tổng thầu C, tổng thầu EPC và tổng thầu chìa khóatrao tay
Trong thực tế rất nhiều công trình do tổng thầu đảm nhận nhưnghọ chỉ làm quản lý. Các công việc P, C đều do các nhà thầu phụ của họ thựchiện. Với mô hình này phải chăng tổng thầu là nhà thầu “tay không bắt giặc”?
Tại những công trình vốn ODA hình thức tổng thầu này được ápdụng phổ biến. Giá được tính với giá NGOẠI nhưng chất lượng là CHẤT LƯỢNG NỘI.
Để bảo đảm sự cạnh tranh công bằng và minh bạch, tôi đề nghị cơquan soạn thảo Luật, ban hành Nghị định, Thông tư cần làm rõ những vấn đề sau:
a) Thống nhất cách giải thích các thuật ngữ giữa các văn bản quyphạm pháp luật;
b) Bổ sung điều kiện năng lực của Tổng thầu, nhà thầu chính, EPCvà chìa khóa trao tay;
c) Cần định lượng khối lượng công việc để đảm bảo thể hiện đúngkhái niệm TỔNG THẦU, NHÀ THẦU CHÍNH và NHÀ THẦU PHỤ.
- Theo tôi, Tổng thầu thì ít nhất cũng phải đảm nhận công việcchính của gói thầu hoặc Gói thầu chính của dự án.
- Tương tự, Nhà thầu chính phải là nhà thầu đảm nhận phần chínhcủa công việc, ít nhất cũng phải là 51% khối lượng công việc.
d) Cần hạn chế nhà thầu phụ được giao tiếp việc cho các nhà thầuphụ các lớp tiếp sau.
II. Vấn đề nhà thầu Liên danh
Hiện nay trong khi thực hiện hợp đồng xây dựng với 1 bên chủ thểlà LIÊN DANH, chúng tôi còn chưa nắm rõ những vấn đề sau đây, mong được các cơquan hữu quan giải đáp:
1. Về Chỉ huy trưởng công trường
Theo quy định tại Thông tư 03/2015/TT-BXD ngày 06/5/2015 của BộKH&ĐT Quy định chi tiết lập hồ sơ mời thầu xây lắp thi “Đối với nhà thầuliên danh thì năng lực, kinh nghiệm được xác định bằng tổng năng lực, kinhnghiệm của các thành viên liên danh song phải bảo đảm từng thành viên liên danhđáp ứng năng lực, kinh nghiệm đối với phần việc mà thành viên đó đảm nhận trongliên danh; nếu bất kỳ thành viên nào trong liên danh không đáp ứng về năng lực,kinh nghiệm thì nhà thầu liên danh được đánh giá là không đáp ứng yêu cầu. Đốivới gói thầu chia thành nhiều phần độc lập, năng lực và kinh nghiệm của nhàthầu sẽ được đánh giá tương ứng với phần mà nhà thầu tham dự thầu”, vậy xinhỏi:
a) Từng thành viên liên danh phải cử chỉ huy trưởng công trìnhđể thực hiện phần công việc đảm nhận hay chỉ cử 1 chỉ huy trưởng chung cho cácthành viên?
b) Nếu chỉ có 1 chỉ huy trưởng công trình đảm bảo đủ điều kiệnnăng theo quy định tại khoản 2 Điều 157 Luật Xây dựng thì người này là chỉ huytrưởng của Tổng thầu hay của tất cả các thành viên liên danh? (do không đủ nănglực thì mới rủ nhau hợp tác, chứ đã đủ năng lực không tổng thầu mà lại liêndanh?)
2. Về điều kiện năng lực của thành viên liên danh
Trường hợp thành viên liên danh chỉ có thể thực hiện việc cungcấp vật tư, thiết bị thi công chứ không thi công trực tiếp bất kỳ công việcnào. Mọi công việc thi công do thành viên liên danh khác đảm nhận. Khi đó,thành viên này có thể được coi là NHÀ THẦU THI CÔNG XÂY DỰNG được không và đượccoi là 1 trong các thành viên liên danh không?
3. Về quyền của Thành viên đứng đầu liên danh
Khoản 1 Điều 2 Mẫu 3 - thỏa thuận liên danh của Thông tư03/2015/TT-BKHĐT nói rằng:
Các bên nhất trí ủy quyền cho đại diện cho liên danh trong nhữngphần việc sau):
- Ký đơn dự thầu thuộc hồ sơ đề xuất về kỹ thuật và đơn dự thầuthuộc hồ sơ đề xuất về tài chính;
- Ký các văn bản, tài liệu để giao dịch với Bên mời thầu trongquá trình tham dự thầu, kể cả văn bản đề nghị làm rõ HSMT và văn bản giảitrình, làm rõ HSDT hoặc văn bản đề nghị rút HSDT, sửa đổi, thay thế HSĐXKT,HSĐXTC;
- Thực hiện bảo đảm dự thầu cho cả liên danh;
- Tham gia quá trình thương thảo, hoàn thiện hợp đồng;
- Ký đơn kiến nghị trong trường hợp nhà thầu có kiến nghị;
- Các công việc khác trừ việc ký kết hợp đồng,
Vậy xin hỏi:
a) Các công việc khác có bao gồm việc thay mặt các thành viênliên danh khác để trực tiếp thanh, quyết toán với chủ đầu tư, sau đó sẽ thanhtoán lại cho các thành viên khác?
b) Để bảo đảm quyền ngang nhau giữa các thành viên liên danh thìhợp đồng phải yêu cầu mỗi thành viên liên danh phải có 1 tài khoản riêng chăng?
Những vấn đề trên cần được làm sáng tỏ vì hầu hết cái gọi là Hợpđồng liên danh toàn "treo đầu dê, bán thịt chó". Mượn DANH/TÊN củanhau để vào dự thầu. Sau khi trúng thầu thì ỦY QUYỀN để thâu tóm.
Chủ đầu tư thì không phân biệt sự khác nhau giữa LIÊN DANH vàLIÊN DOANH nên xét thầu như nhau hoặc cố tình hiểu như nhau để xét. Người takhông xem xét điều kiện năng lực của từng thành viên liên danh tương ứng vớiphần công việc đảm nhận mà cộng số học, xem liên danh là 1 pháp nhân.
III. Giám sát thi công xây dựng khi áp dụng trường hợp Tổng thầuEPC, EC, PC
Được biết hiện Bộ Xây dựng đang dự thảo các Thông tư hướng dẫncác nghị định triển khai Luật Xây dựng năm 2014. Tôi đề nghị làm rõ trong cácThông tư sắp tới về mô hình tổng thầu và công tác giám sát thi công xây dựngkhi áp dụng hình thức tổng thầu này.
Các quy định của pháp luật:
Điểm a khoản 3 Điều 26 Nghị định 46/2015/NĐ-CP
Trường hợp áp dụng loại hợp đồng tổng thầu thiết kế - cung cấpthiết bị công nghệ và thi công xây dựng công trình (tổng thầu EPC) hoặc hợpđồng chìa khóa trao tay, trách nhiệm thực hiện giám sát thi công xây dựng đượcquy định như sau:
a) Tổng thầu có trách nhiệm thực hiện giám sát thi công xây dựngđối với phần việc do mình thực hiện và phần việc do nhà thầu phụ thực hiện.Tổng thầu được tự thực hiện hoặc thuê nhà thầu tư vấn đủ điều kiện năng lựctheo quy định thực hiện giám sát một, một số hoặc toàn bộ các nội dung quy địnhtại khoản 1 Điều này và phải được quy định trong hợp đồng xây dựng giữa tổngthầu với chủ đầu tư;
b) Chủ đầu tư có trách nhiệm kiểm tra việc thực hiện giám sátthi công xây dựng của tổng thầu. Chủ đầu tư được quyền cử đại diện tham giakiểm tra, nghiệm thu công việc xây dựng, giai đoạn chuyển bước thi công quantrọng của công trình và phải được thỏa thuận trước với tổng thầu trong kế hoạchkiểm tra, nghiệm thu theo quy định tại Điểm a khoản 3 Điều 25 Nghị định này.
Điểm a khoản 5 Điều 26 Nghị định 46/2015/NĐ-CP
Đối với các công trình đầu tư xây dựng bằng nguồn vốn ngân sáchNhà nước và vốn Nhà nước ngoài ngân sách:
a) Tổ chức giám sát thi công xây dựng công trình phải độc lậpvới các nhà thầu thi công xây dựng và các nhà thầu chế tạo, sản xuất, cung ứngvật liệu, sản phẩm, cấu kiện, thiết bị sử dụng cho công trình;
Khoản 3 Điều 20 Thông tư số 10/2013/TT-BXD
Thành phần trực tiếp nghiệm thu công việc xây dựng:
a) Người giám sát thi công xây dựng công trình của chủ đầu tưhoặc của tổng thầu đối với hình thức hợp đồng tổng thầu thi công xây dựng;
b) Người trực tiếp phụ trách thi công của nhà thầu thi công xâydựng công trình hoặc của nhà thầu phụ đối với hợp đồng tổng thầu thi công xâydựng;
c) Đối với các hợp đồng tổng thầu thi công xây dựng, người giámsát thi công xây dựng công trình của chủ đầu tư có thể chứng kiến công tácnghiệm thu hoặc trực tiếp tham gia nghiệm thu khi cần thiết.
Vấn đề cần được giải đáp
1. Theo quy định tại Điểm a khoản 5 Điều 26 Nghị định46/2015/NĐ-CP, đối với các công trình đầu tư xây dựng bằng nguồn vốn ngân sáchNhà nước và vốn Nhà nước ngoài ngân sách thì Tổng thầu EPC, EC, PC có được tựgiám sát không?
2. Nếu tổng thầu không thi công bất kỳ công việc nào (chỉ là nhàthầu quản lý ) thì chỉ Chủ đầu tư có phải thuê tư vấn giám sát nữa không?
3. Các thành phần trực tiếp tham gia nghiệm thu công việc, giaiđoạn (nếu có) và công trình hoàn thành trong trường hợp tổng thầu sẽ gồm nhữngai?
Lê Văn Thịnh
Theo Báo Xây Dựng


Số người tham gia 3Thanked +6 Thu lại Lý do
daydeptat93 + 2 Bài hay. Cảm ơn!
traikientruc + 2 Thích bài này! Thanks!
anhxd215 + 2 Bài hay. Cảm ơn!

Xem tất cả

www.xaydung360.vn XÂY TÂM, DỰNG TẦM CHUYÊN NGHIỆP

Phiên bản Mobile|Phần mềm ôn thi sát hạch chứng chỉ hành nghề xây dựng  

Phần mềm dự toán xây dựng excel | Hướng dẫn lập dự toán xây dựng | Phần mềm tư vấn giám sát | Phần mềm quản lý chất lượng xây dựng |

Phần mềm ôn thi sát hạch chứng chỉ hành nghề xây dựng

Phần mềm ôn thi sát hạch chứng chỉ hành nghề Kiến Trúc sư

Phần mềm ôn thi sát hạch chứng chỉ hành nghề Đấu thầu

GMT+7, 19/4/2024 23:27 , Processed in 0.123385 second(s), 28 queries .

Powered by Discuz! X3.2

© 2001-2013 Kiso Comsenz Inc.