fubi Tại 7/10/2015 08:28

[tâm sự] Hiểu về bản chất con người không hạnh phúc

Mình thích đọc tất cả các sách về tôn giáo, đặc biệt là Phật Giáo. Và mình nhận thấy đều giống nhau 1 điểm: giáo huấn con người sống thiện, sống biết chia sẻ với người khác để từ đó sẽ thấy được chân lý hạnh phúc thật sự.
Tuy nhiên, càng đọc nhiều càng thấy mông lung, cao siêu. Nhưng rồi dần dần cũng hiểu ra: đằng sau đấy lại là những chân lý vô cùng đơn giản:

- Tất cả con người ai cũng có 1 điểm chung: mong muốn có được niềm HẠNH PHÚC vững bền trong cuộc sống.
Nhưng, mỗi người lại có cách nghĩ khác nhau về Hạnh phúc:
+ Người thì cho rằng có địa vị, chức vụ càng cao thì càng hạnh phúc.
+ Người thì cho rằng có nhiều tiền, của cải vật chất dư thừa cất kho thì càng hạnh phúc.
+ Người thì cho rằng có sức khỏe dồi dào là hạnh phúc
+ Người thì cho rằng có cơm ăn, của ngon vật lạ dư thừa mới là hạnh phúc.
v..v...
THế nhưng thực tế cuộc sống những người ấy chỉ đạt được sự THỎA MÃN nhất thời - Họ cho rằng đó là hạnh phúc - nhưng đó cũng chỉ là thứ "hạnh phúc" theo khái niệm của họ ở nhất thời mà thôi. Vì họ nghĩ rằng có được những thứ ở trên thì họ sẽ có hạnh phúc. Nhưng để đạt được những thứ như ở trên họ phải luôn đau đáu khổ sở thân lẫn tâm trong suốt quá trình để "dành giật" được các thứ ấy. Nhưng rồi 1 ngày họ trở thành hư không theo quy luật: SINH - LÃO - BỆNH - TỬ. Được và mất những cái mà họ ham muốn đeo đuổi khiến tâm họ luôn luôn khổ. Ngôn từ hiện đại khoa học gọi là stress.
Là con người không ai không rơi vào những tình trạng stress khổ đau như vậy. Vậy hạnh phúc thật sự ở đâu?
* Câu trả lời:
- Muốn đạt hạnh phúc (đó là kết quả) thì phải theo lộ trình: 1. tìm ra nguyên nhân của khổ. => 2. Diệt khổ ==> 3.Hết khổ ==> 4. Hạnh phúc.
* Những suy nghĩ về cách đạt hạnh phúc của những trường hợp kể trên thật ra được ví như câu chuyện:
+ 1 con chó bị ghẻ. Nhưng nó không biết mình bị ghẻ. Nó chỉ thấy ngứa. Nó nghĩ rằng gãi cho đã ngứa là sướng là hạnh phúc. Và việc của nó là luôn tập trung mọi nỗ lực để tìm cách gãithỏa mãn cái sự ngứa. Nhưng càng gãi càng ngứa, càng muốn gãi. Vậy là nó không bao giờ hết ngứa, hết khổ. Một con người sáng suốt nhìn vào con chó ấy thì thấy ngay rằng: con chó kia muốn sung sướng thật sự, thì gãi không giải quyết được vấn đề. Cách giải quyết là phải chữa ghẻ. Hết ghẻ sẽ hết ngứa. Không ngứa thì sẽ an mà thôi.

Câu chuyện này suy tưởng đối với con người cũng vậy. Bản thân bị "ghẻ" mà không hay biết. Cứ nghĩ rằng "gãi" đã ngứa là sẽ thấy sướng. NHưng đâu ngờ đó chỉ là chữa ngọn. Các tôn giáo gọi là người vô minh. Vì vô minh nên không thấy bản thân mình và người xung quanh bị ghẻ. Muốn an, muốn sướng, muốn hạnh phúc thì đúng ra phải tập trung vào chữa ghẻthay vì đa số là tìm mọi cách đi "gãi" để thỏa mãn cái sự ngứa. Nhưng cái ngứa ấy k bao giờ hết được.
Ghẻ ở đây chính là các ước muốn mong cầu về địa vị, vật chất... Gãi ở đây chính là luôn tìm mọi cách để đạt được ước muốn, mong cầu ấy của bản thân. Và họ ngộ nhận rằng gãi thành công sẽ hết ngứa và được hạnh phúc. Nhưng càng gãi càng thêm ngứa và k bao giờ hết ngứa, k bao giờ có được hạnh phúc thật sự. "Gãi" chỉ mang lại cảm giác thỏa mãn tức thời mà thôi. Khổ vẫn hoàn khổ.
Muốn hết khổ thì chỉ có cách duy nhất: thấy được "ghẻ". Nguyên nhân bị "ghẻ". Và diệt "ghẻ". TRong các tôn giáo, chung quy cuối cùng là chỉ ra cho con người cách để diệt "ghẻ":
- Sống biết buông bỏ.
- Sống biết chia sẻ.
- Sống thiện.
- Biết sám hối hàng ngày những lỗi lầm mình đang mắc phải để sửa chữa dần. Phật giáo gọi là Tu. Chữ Tu hiểu đơn giản vậy thôi:
+ Hay nổi nóng thì mỗi ngày học cách kìm chế 1 ít để rồi không bao giờ nổi nóng nữa.
+ Hay ganh đua, ghen tỵ thì mỗi ngày học giảm bớt 1 tý rồi sẽ trở thành Tâm an.
+ Hay vọng cầu và tìm cách đạt cầu vọng ấy thì mỗi ngày giảm bớt 1 tý để 1 ngày trở thành người buông bỏ.
Làm được những điều ấy là đã chữa được "ghẻ" - Hết vô minh. Hết "ghẻ" tất yếu sẽ NGỘ ĐƯỢC HẠNH PHÚC VĨNH HẰNG.

Mình hiểu vậy nên chia sẻ vậy. Tuy nhiên mình vẫn chỉ đang cố gắng mỗi ngày chữa được "ghẻ" cho bản thân mình.

Cảm ơn các bạn đã bỏ thời gian đọc bài chia sẻ của mình!

lyngockubi Tại 7/10/2015 09:12

rất hay và hữu ích anh ạ. em cũng đang cố gắng học theo anh chữa "ghẻ". Con người ta thấy Tâm an thì sẽ thấy thoải mái, hạnh phúc. Hạnh phúc là những thứ mà mình đang có, và phải biết nắm giữ hạnh phúc đó.

tochixd Tại 7/10/2015 09:49

Bài viết của Anh Bình nói lên trăn trở của bao nhiêu thế hệ, học giả và tôn giáo nữa nhưng không có một khái niệm hay định nghĩa hoàn toàn đúng nào cả? Quan niệm về hạnh phúc là cái gì mang tính chất phi thực tế tại sao?
+ Mỗi quan niệm, triết lý hay đơn giản là suy nghĩ đều do hoàn cảnh cụ thể viết ra lên chỉ gần đúng với từng thời điểm hoàn cảnh lịch sử cụ thể.
+ Mỗi con người có trình độ nhận thức, suy nghĩ, môi trường sống khác nhau lên quan niệm hạnh phúc cũng khác nhau.
=> Theo em mọi người tự thân làm cho mình thanh thản trong tâm hồn, giúp đỡ mọi người nhiều hơn, chia sẻ và cảm thông với mọi người cùng nhau hưởng thụ cuộc sống lên là mục tiêu của "người bình thường". Xây dựng quan niệm, suy nghĩ, lối sống cũng cần nhiều thời gian và công sức. Bởi vì quan niệm cộng đồng, gia đình hay bản thân từng người rất khó thay đổi kiểu như: ' chim trong lồng biết thủa nào ra'.
Em thấy hạnh phúc hay không là do tự thân mỗi người thôi không thể có một 'tiêu chuẩn nào cả'!

tuandaiminh2012 Tại 7/10/2015 10:12

SUNG SƯỚNG VÀ HẠNH PHÚC ! SAO ĐƠN GIẢN THẾ MÀ VẪN KHÓ QUÁ TA !


trang: [1]
Phiên bản đầy đủ: [tâm sự] Hiểu về bản chất con người không hạnh phúc