herokingbk Tại 6/4/2016 10:10

[Hỏi] Điều chỉnh tổng mức - dự toán theo NĐ số 32/2015


Em công tác ở phòng TC - KH của huyện, hiện đang rất thắc mắc về vấn đề điều chỉnh TMĐT - TDT của các công trình thực hiện theo luật xây dựng mới. Em cũng đã thảm khảo ý kiến của Sở Chuyên ngành (Sở Xây dựng) tuy nhiên ý kiến của mỗi cán bộ bên đó cũng khác nhau về vấn đề này. Để có cơ sở hướng dẫn các đơn vị Chủ đầu tư thực hiện, em mong mọi người góp ý giúp với ạ, thực sự đọc luật thấy quá là nhập nhằng, không rõ ràng như nghị định 12 và 112/2009 hồi xưa. Em Cảm ơn mọi người đã thảo luận ạ.Theo Điều 7 NĐ 32/2015 về điều chỉnh TMĐT:
[*]Khoản 1, khoản 2: Điều chỉnh TMĐT(tăng hoặc giảm) => Người QĐ đầu tư quyết định, phê duyệt
[*]Khoản 3: Điều chỉnh cơ cấu (khônglàm thay đổi giá trị TMĐT) = > CĐT tổ chức điều chỉnh và Báo cáo người QĐ ĐT
Theo Điều 11 NĐ 32/2015 về điều chỉnh dự toán:
[*]Khoản 4 quy định: Trường hợp điềuchỉnh cơ cấu dự toán (không làm thay đổi giá trị dự toán được duyệt) => CĐTtự điều chỉnh.
Theo Điều 31 NĐ 32/2015 về quyền và nghĩa vụ của Chủ đầu tư: Điểm b khoản 1 quy định: CĐT có quyền điều chỉnh và phê duyệt dự toán XDCT điều chỉnh không làm vượt dự toáncông trình đã phê duyệt

Hỏi:Về thẩm quyền điều chỉnh Dự toán, điều chỉnh TMĐT
1. Trường hợp Công trình chỉ lập báo cáo kinh tế kỹ thuật:a. Điều chỉnh Cơ cấu các khoảnmục trong BC KTKT (không làm thay đổi tổng giá trị) thì thẩm quyền của ai??(Theo em là của Chủ đầu tư theo khoản 3 điều 7 nghị định 32)b. Điều chỉnh làm thay đổi giá trị TMĐT trong BC KTKT: Nếu giá trị Tăng thì chắc chắn phải xin người QĐ đầu tưrồi nhưng trường hợp giảm thì Chủ đầu tư có được phép phê duyệt điều chỉnhkhông?? (Theo khoản 1 và khoản 2 nghị định 32 thì khi giá trị giảm thì phải làcấp quyết định đầu tư)
2. Trường hợp công trình thiết kế 2 hoặc 3 bướca. Khi điều chỉnh cơ cấu TMĐT, cơcấu Tổng dự toán mà không làm thay đổi giá trị TMĐT – TDT được duyệt (Thay đổicơ cấu) thì thẩm quyền của ai?? (Theo em thẩm quyền là của Chủ đầu tư theokhoản 3 điều 7 và điểm b khoản 1 điều 11 nghị định số 32)
b. Khi điều chỉnh dự toán (tăng,giảm) thì thẩm quyền của ai?? (Điều 11 nghị định 32 chỉ quy định CĐT chỉ đượcđiều chỉnh về cơ cấu tuy nhiên đầu 31 lại quy định CĐT có quyền điều chỉnh dựtoán khi không vượt DT công trình được duyệt)

fubi Tại 10/4/2016 19:09

fubi gửi lúc 10/4/2016 15:59
Trước khi đi vào chitiết, chúng ta cần hiểu tổng thể về trách nhiệm quyền hạn của c ...
Để làm rõ các khái niệm, nội dung thuộc phạm vi quyền hạn phê duyệt của 2 chủ thể "Người QĐ đầu tư" và "Chủ đầu tư" mà mình đã chia sẻ ở bài trước thì chúng ta cần trả lời các câu hỏi cụ thể sau:
[*]Phân biệt rõ “Tổng mức đầu tư”và “dự toán xây dựng công trình”?
[*]Thế nào được gọi là “Điều chỉnhTổng mức đầu tư”? THế nào được gọi là “Điều chỉnh dự toán xây dựng công trình”?
[*]Nội dung Tổng mức đầu tư hoặc Tổng mức gồm chi phí nào? Nội dung Dự toánxây dựng công trình hoặc Dự toán xây dựng gồm các chi phí nào?
[*]Trường hợp nào được điều chỉnh tổng mức? Ai được phê duyệt tổng mức điềuchỉnh?
[*]Trường hợp nào được điều chỉnh dự toán xây dựng công trình? Ai được phêduyệt dự toán xây dựng công trình điều chỉnh?
[*]THế nào là “điều chỉnh cơ cấucác khoản mục chi phí” trong tổng mức và dự toán xây dựng công trình?

* Đây là đáp án: trích dẫn 100% từ Nghị định 32/2015 và Luật XD + Luật đấu thầu không thêm bớt 1 ý nào:



TTNội dungTỔNG MỨC ĐẦU TƯDỰ TOÁN XÂYDỰNG CÔNG TRÌNHDỰ TOÁN GÓITHẦU XÂY DỰNG
1Làgì?làtoàn bộ chi phí đầu tư xây dựng của dự án
    (Điều 134 Luật Xây dựng và khoản 2 điều 4 Nghị định 32/2015)làtoàn bộ chi phí cần thiết để xây dựng công trình
    (Khoản 1 điều 8 Nghị định 32/2015)Làtoàn bộ chi phí cần thiết để hình thành sản phẩm hoàn thành của 1 gói thầuxây dựng trong kế hoạch lựa chọn nhà thầu.
2Xácđịnh ở giai đoạn nào?Chuẩnbị dự án: lập cùng với
   - Báo cáo nghiên cứu khả thi.
   - Hoặc lập báo cáo kinh tế kỹ thuật.Thựchiện dự án: lập cùng với
   - Thiết kế kỹ thuật.
   - Thiết kế bản vẽ thi công - Được thực hiện trước khi tổ chức lựa chọnnhà thầu xây dựng.
   - Được cập nhật trong thời hạn 28ngày trước ngày mở thầu nếu cần thiết.
Lưu ý: Đối với dự án chỉ lập Báo cáoKinh tế kỹ thuật thì "Dự toán XD công trình" chính là "Tổngmức đầu tư".
3Nguyên tắc xácđịnh?xác định phùhợp với thiết kế cơ sở và các nội dung khác của Báo cáo nghiên cứu khả thiđầu tư xây dựngphù hợp vớithiết kế kỹ thuật, thiết kế bản vẽ thi công và các yêu cầu công việc phảithực hiện của công trình - Xác định theo từng gói thầu, phù hợp vớikế hoạch lựa chọn nhà thầu, dự toán xây dựng công trình đã được phêduyệt
4GồmNội dung nào?1.chi phí bồi thường
    2. hỗ trợ và tái định cư (nếu có);
    3. chi phí xây dựng;
    4. chi phí thiết bị;
    5. chi phí quản lý dự án;
    6. chi phí tư vấn đầu tư xây dựng;
    7. chi phí khác;
    8. chi phí dự phòng dự án gồm chi phí dự phòng cho khối lượng công việcphát sinh và chi phí dự phòng cho yếu tố trượt giá trong thời gian thực hiệndự án1.chi phí xây dựng
    2. chi phí thiết bị
    3. chi phí quản lý dự án
    4. chi phí tư vấn đầu tư xây dựng
    5. chi phí khác
    6. Chi phí dự phòng của công trình gồm chi phí dự phòng cho khối lượng côngviệc phát sinh và chi phí dự phòng cho yếu tố trượt giá trong thời gian xâydựng công trình1.Dự toán gói thầu thi công xây dựng;
    2. Dự toán gói thầu mua sắm vật tư, thiết bị lắp đặt vào công trình;
    3. Dự toán gói thầu tư vấn đầu tư xây dựng
    4. Dự toán gói thầu hỗn hợp
   
    (Ghi chú: Nội dung của từng gói thầu có bài viết riêng)
5Điềuchỉnh
aThếnào gọi là điều chỉnh?*Khi có tăng hoặc giảm so với tổng mức đã duyệt.
   
    * Tổng mức điều chỉnh =tổng mức đầutư xây dựng đã phê duyệt +/- phần giá trị tăng (hoặc giảm)*Khi có tăng hoặc giảm so với Dự toán XD CT đã duyệt.
   
    * Dự toán XD CT điều chỉnh = Dự toán XD công trình đã được phê duyệt +/-phần giá trị tăng (hoặc giảm)Khôngcó khái niệm "điều chỉnh" mà chỉ cập nhật, phê duyệt thay thế lạigiá gói thầu trong Kế hoạch lựa chọn nhà thầu được duyệt nếu có sự thay đổigiá trị tại thời điểm 28 ngày trước ngày mở thầu.
bĐiềukiện để được điều chỉnh?Dựán sử dụng vốn nhà nước chỉ được điều chỉnh khi điều chỉnh dự án. Dự án đượcđiều chỉnh khi:
   
    a) Do ảnh hưởng của thiên tai, sự cố môi trường, địch họa, hỏa hoạn và cácyếu tố bất khả kháng khác;
   
    b) Xuất hiện yếu tố mang lại hiệu quả cao hơn cho dự án khi đã được chủ đầutư chứng minh về hiệu quả tài chính, kinh tế - xã hội do việc điều chỉnh dựán mang lại;
   
    c) Khi quy hoạch xây dựng thay đổi có ảnh hưởng trực tiếp tới dự án;
   
    d) Khi chỉ số giá xây dựng do Bộ Xây dựng, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh công bốtrong thời gian thực hiện dự án lớn hơn chỉ số giá xây dựng được sử dụng đểtính dự phòng trượt giá trong tổng mức đầu tư dự án được duyệt
    a)Khi Điều chỉnh tổng mức đầu tư xây dựng theo quy định tại Điều 7 Nghị định32;
   
    b) Khi Thay đổi, bổ sung thiết kế nhưng không trái với thiết kế cơ sở hoặcthay đổi cơ cấu chi phí trong dự toán kể cả chi phí dự phòng nhưng không vượttổng mức đầu tư xây dựng đã được phê duyệt;
   
cTrườnghợp đặc biệt của điều chỉnhTrườnghợp chỉ điều chỉnh cơ cấu các khoản mục chi phí gồm cả chi phí dự phòng nhưngkhông làm thay đổi giá trị tổng mức đầu tư xây dựng đã phê duyệt thì chủ đầutư tổ chức điều chỉnh, báo cáo người quyết định đầu tư và chịu trách nhiệm vềviệc điều chỉnh của mình.Trườnghợp chỉ điều chỉnh cơ cấu các khoản mục chi phí nhưng không làm thay đổi giátrị dự toán xây dựng đã được phê duyệt bao gồm cả chi phí dự phòng thì chủđầu tư tổ chức điều chỉnh

Kết luận:
- Nghị định 32 quy định rất rõ quyền hạn (thẩm định, phê duyệt) của 02 chủ thể quan trọng trong quản lý chi phí: "Người QĐ đầu tư" và "Chủ đầu tư".Đọc các trích dẫn tổng hợp ở trên chắc chúng ta đều hiểu rõ, không cần giải thích gì thêm.
- Đối với nguồn vốn ngân sách: chủ thể "Người QĐ đầu tư" "Chủ đầu tư" chỉ mới là chủ thể chung, muốn biết cụ thể đối với từng loại dự án, cấp quản lý (Chính Phủ, Bộ, Tỉnh thành, Quận, huyện..) mà sẽ phân định ĐƠN VỊ CỤ THỂ khác nhau đóng vai trò cho "Người QĐ đầu tư" và "Chủ đầu tư". Các chủ thể chi tiết này cũng được quy định rõ trongNghị định 32/2015 nên các bạn cần đọc kỹ để trả lời được câu hỏi "đó là ai?" để tránh hiểu nhầm.

Cuối cùng xin nhắc lại:1. Chỉ có Người quyết định đầu tư mới có quyền phê duyệt hoặc ủy quyền phê duyệt:- Tổng mức đầu tư.- Tổng mức đầu tư điều chỉnh.- Dự toán xây dựng công trình.- Dự toán xây dựng công trình điều chỉnh.
2.       Chủ đầu tư chỉ được quyền:-    Điều chỉnh cơ cấu các khoản mục chi phí trong tổng mức đầu tư nhưng không làm vượt tổng mức đầu tư đã được phê duyệt.-   Điều chỉnh và phê duyệt dự toán xây dựngcông trình điều chỉnh không làm vượt dự toán xây dựng công trình đã phê duyệt.-   Tổ chức thẩm định hoặc thẩm tra, phê duyệt dự toán gói thầu xây dựng.=> Cái các bạn muốn áp dụng thực tế cho chuẩn là cần phải xác định chính xác: "Ai là Người quyết định đầu tư?" và "Ai là Chủ đầu tư?". Xác định được rồi thì vấn đề trở nên rất đơn giản.
Thân ái!


herokingbk Tại 7/4/2016 08:23

hieuengineer gửi lúc 6/4/2016 22:21
Có thể là bạn đọc 32 xong, bạn bị rối. Nghị Định 32 nói cụ thể đó bạn: TMĐT đư ...
Cảm ơn bạn đã góp ý, với NĐ 112 và NĐ 12/2009 thì mình hoàn toàn nghĩ như bạn, và trước giờ đều thực hiện như vậy (Vì trong đó nói rất rõ về việc đ/c TMĐT-TDT (kể cả đ/c cơ cấu) nếu k vượt thì CĐT được quyền đ/c) . Nhưng giờ nghị định 32 mới này câu chữ nó loằng ngoằng quá, và ở tỉnh mình đang rất là rối rắm cái vấn đề này, Hỏi Sở Tài Chính thì STC bảo phải hỏi Sở Xây Dựng, SXD thì mỗi người nói 1 ý (người thì nói khi đ/c TMĐT - TDT trong mọi trường hợp thì phải xin cấp QĐ ĐT, ng thì nói k cần vậy mà thực hiện theo NĐ cũ về QL chi phí) (Và thực tế hiện nay có rất nhiều CĐT khi có phát sinh (mặc dù rất nhỏ) cũng đã trình SXD thẩm định gửi ng QĐ ĐT phê duyệt (không phải tất cả)). Mình là người ở vị trí thẩm tra nên muốn chắc chắn về quy trình xử lý phát sinh để có cơ sở thẩm tra quyết toán dự án.
P/s: Rất mong mọi người thảo luận thêm về vấn đề này

hieuengineer Tại 6/4/2016 22:21

Có thể là bạn đọc 32 xong, bạn bị rối. Nghị Định 32 nói cụ thể đó bạn: TMĐT được duyệt A đồng, A Đồng đó là gới hạn của CĐT, chủ đầu tư được quyền sử dụng để làm dự án trong A đống đó. Tương tư, DTCT được duyệt giá trị B đồng, Giá trị B đồng là giới hạn để CĐT được quyền sử dụng thực hiện XD công trình. Còn mọi trường hợp CĐT làm vượt A đồng, B đồng thi phải có người Quyết định đầu cho phép. (Được quyền ở đây là: được thay đổi tăng hoặc giảm các chi phí trong A đồng, B đồng, quyết định thuộc về quyền của CĐT).

fubi Tại 7/4/2016 23:11

Vấn đề điều chỉnh chi phí dự án rất đơn giản nếu các bạn trả lời được lần lượt các câu hỏi dưới đây:
[*]Phân biệt rõ “Tổng mức đầu tư”và “dự toán xây dựng công trình”?
[*]Thế nào được gọi là “Điều chỉnhTổng mức đầu tư”? THế nào được gọi là “Điều chỉnh dự toán xây dựng công trình”?
[*]Nội dung Tổng mức đầu tư hoặc Tổng mức gồm chi phí nào? Nội dung Dự toánxây dựng công trình hoặc Dự toán xây dựng gồm các chi phí nào?
[*]Trường hợp nào được điều chỉnh tổng mức? Ai được phê duyệt tổng mức điềuchỉnh?
[*]Trường hợp nào được điều chỉnh dự toán xây dựng công trình? Ai được phêduyệt dự toán xây dựng công trình điều chỉnh?
[*]THế nào là “điều chỉnh cơ cấucác khoản mục chi phí” trong tổng mức và dự toán xây dựng công trình?

Các bạn trả lời được thì sẽ không bị tẩu hỏa nhập ma, lẫn lộn lung tung các trường hợp điều chỉnh chi phí. Do các bạn không phân định rõ các khái niệm về chi phí nên thành ra rối mà thôi.

Mình nêu cách giải quyết để các bạn tự nghiên cứu, còn mình sẽ chia sẻ đáp án phân tích ở bài sau. Thân ái!

Cảm ơn vì chủ đề rất hay bởi trên thực tế rất rất nhiều đồng nghiệp lúng túng, lẫn lộn, sai nhầm (đúng ra nó sẽ được giải quyết trong chuyên đề Lập & Quản lý chi phí xây dựng cơ bản đến chuyên sâu), nhưng các bạn nêu nên mình giải quyết trước luôn.

herokingbk Tại 8/4/2016 09:00

fubi gửi lúc 7/4/2016 23:11
Vấn đề điều chỉnh chi phí dự án rất đơn giản nếu các bạn trả lời được lần lư ...

Em xin mạn phép được trả lời những câu hỏi của Anh Fubi trên ý kiến chủ quan của cá nhân em:
1. Về TMĐT và Tổng dự toán - Dự toán XDCT
a. Trường hợp TK 1 bước: TMĐT = TDT
b. Trường hợp TK 2 bước: TMĐT được Xác định ở GĐ lập dự án, TDT - DT XDCT được Xác định ở bước TKBV TC
c. Trường Hợp TK 3 bước: TMĐT được Xác định ở GĐ lập dự án; TDT được xác định ở GĐ TKKT; DT XDCT được xác định ở bước TKBV TC
TMĐT được xác định lúc lập dự án, là chi phí tối đa để thực hiện dự án (Bao gồm tất cả các khoản mục chi phí) (Căn cứ lập TMĐT là TK sơ bộ và báo cáo nghiên cứu khả thi); Còn DT thì được xác định lúc thực hiện dự án phù hợp với các bước thiết kế. Độ chính xác từ TMĐT => TDT => DT XDCT ngày càng cao.
2. Câu hỏi này theo em thì trả lời chung: Điều chỉnh TMĐT, TDT là thay đổi các khoản mục chi phí (Bao gồm cả thay đổi cơ cấu) làm giá trị TMĐT, TDT bị thay đổi. Còn khi nào được đ/c thì được quy định tại Luật XD.
3. Về các Chi phí của TMĐT: GPMB, XD, TB, QLDA, TV, Chi khác, Dự phòng. Còn dự toán bao gồm các chi phí: XD, TB, QLDA, TV, Chi khác, Dự phòng.
4. Các trường hợp được điều chỉnh TMĐT (Điều 61 LXD 2014):
a) Do ảnh hưởng của thiên tai, sự cố môi trường, địch họa, hỏa hoạn và các yếu tố bất khả kháng khác;
b) Xuất hiện yếu tố mang lại hiệu quả cao hơn cho dự án khi đã được chủ đầu tư chứng minh về hiệu quả tài chính, kinh tế - xã hội do việc điều chỉnh dự án mang lại;
c) Khi quy hoạch xây dựng thay đổi có ảnh hưởng trực tiếp tới dự án;
d) Khi chỉ số giá xây dựng do Bộ Xây dựng, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh công bố trong thời gian thực hiện dự án lớn hơn chỉ số giá xây dựng được sử dụng để tính dự phòng trượt giá trong tổng mức đầu tư dự án được duyệt.
- thẩm quyền phê duyệt TMĐT ĐC: Theo nghị định 32 thì người QĐ Đầu tư QĐ điều chỉnh (bất kể tăng giảm). Trường hợp điều chỉnh cơ cấu thì CĐT điều chỉnh và báo cáo ng QĐ đầu tư.
5. Trường hợp điều chỉnh dự toán XDCT: Khi TMĐT điều chỉnh thì phải Đ/c DT XDCT hoặc khi thay đổi bổ sung TK nhưng không trái với TKCS; Thay đổi cơ cấu chi phí trong dự toán bao gồm cả chi phí dự phòng nhưng k vượt TMĐT.
- Thẩm quyền phê duyệt điều chỉnh dự toán: Theo em thì ntn
+ Trường hợp TK 1 bước: Khi tăng giảm (Thay đổi giá trị) Thì người QĐ đầu tư đ/c; Khi thay đổi cơ cấu thì CĐT quyết định nhưng phải báo cáo ng QĐ ĐT
+ Trường hợp TK 2 bước: Khi tăng giảm (Thay đổi giá trị) Thì người QĐ đầu tư đ/c; Khi thay đổi cơ cấu thì CĐT quyết định (Không cần báo cáo ng QĐ ĐT)
+ Trường hợp TK 3 bước: thẩm quyền đ/c TMĐT là của ng QĐ ĐT; đ/c TDT Khi tăng giảm (Thay đổi giá trị) Thì người QĐ đầu tư đ/c; Khi thay đổi cơ cấu thì CĐT quyết định (Không cần báo cáo ng QĐ ĐT); Đ/c DT XDCT thì CĐ quyết định (Nếu vượt Tổng dự toán thì phải người QĐ ĐT)
6. Điều chỉnh cơ cấu theo em hiểu ntn: Công trình A có TMĐT 10 tỷ: GPMB 2 tỷ, XL 3 tỷ, TB 2 tỷ, Tư vấn 1 tỷ, chi khác 1 tỷ; dự phòng 1 tỷ. Khi đ/c cơ cấu thì A sẽ vẫn có TMĐT 10 tỷ, tuy nhiên các chi phí ntn: GPMB 2,5 tỷ, XL 4 tỷ, TB 1,5 Tỷ, Tư vấn 1 tỷ, Chi khác 1 tỷ, Dự phòng 0.
Theo em là như vậy, xin anh fubi và mọi người cho ý kiến. Em chưa có nhiều kinh nghiệm với lại tìm hiểu tài liệu luật còn chưa sâu, chưa gãy gọn nên hơi lùng bùng ạ. cảm ơn mọi người

duan1993 Tại 8/4/2016 10:28

[Hỏi] Điều chỉnh TMĐT theo nghị định 32/2015????

Xin chào các Anh, chị em trên diễn đàn!
Các bác cho em thắc mắc một tí, về điều chỉnh tổng mức đầu tư theo quy định của Nghị định 32/2015.
- Tại Khoản 3 - Điều 7 - Nghị định 32/2015/NĐ-CP có nêu: "Trường hợp chỉ điềuchỉnh cơ cấu các khoản mục chi phí gồm cả chi phí dự phòng nhưng không làm thayđổi giá trị tổng mức đầu tư xây dựng đã phê duyệt thì chủ đầu tư tổ chức điều chỉnh, báo cáo ngườiquyết định đầu tư và chịu trách nhiệm về việc điều chỉnh của mình." ________Em gọi là (1)
- Tại Điểm a - Khoản 1 - Điều 31.Quyền và nghĩa vụ của Chủ đầu tư lại nêu: "Quyết định phương phápxác định tổng mức đầu tư. Điều chỉnh cơ cấu các khoản mục chi phí trong tổngmức đầu tư nhưng không làm vượt tổng mức đầu tư đã được phê duyệt."________Em gọi là (2)
Em thấy có tí "mâu thuẫn", em lấy ví dụ trường hợp sau: Giả sử vì một lý do nào đó mà điều chỉnh giảm tổng mức đầu tư thì Chủ đầu tư có được phép quyết định điều chỉnh hay không? Nếu như theo (1) thì Tổng mức đầu tư cứ thay đổi là Chủ đầu tư không có thẩm quyền quyết định, nhưng theo (2) thì chỉ cần không vượt tổng mức đã duyệt thì Chủ đầu tư có quyền quyết định rồi!
Các bác có thể làm rõ hơn giúp em được không ạ! Em cảm ơn!

herokingbk Tại 8/4/2016 13:44

Rất mong được anh Fubi đưa ra ý kiến để em cũng như mọi ng hiểu rõ về vấn đề này :(

fubi Tại 10/4/2016 15:59

herokingbk gửi lúc 8/4/2016 13:44
Rất mong được anh Fubi đưa ra ý kiến để em cũng như mọi ng hiểu rõ về vấn đề này ...
Trước khi đi vào chitiết, chúng ta cần hiểu tổng thể về trách nhiệm quyền hạn của các chủ thể trongquản lý chi phí đầu tư XD công trình được quy định như sau tại Nghị định32/2015:Điều 30. Quyền và nghĩa vụ của người quyết địnhđầu tư1.Người quyết định đầu tư có các quyền sau đây:a)Phê duyệt hoặc ủy quyền phê duyệt tổng mức đầu tư, dự toán xây dựng công trình,tổng mức đầu tư điều chỉnh và dự toán xây dựng công trình điều chỉnh;b)Quyết định giá gói thầu trong kế hoạch lựa chọn nhà thầu, loại hợp đồng, hìnhthức hợp đồng;c)Chấp thuận thực hiện lựa chọn tổ chức tư vấn quản lý chi phí đầu tư xây dựng đủđiều kiện năng lực theo quy định tại Nghị định về quản lý dự án đầu tư xây dựngđể thực hiện thẩm tra tổng mức đầu tư, dự toán xây dựng công trình làm cơ sởcho việc thẩm định, phê duyệt;…Điều 31. Quyền và nghĩa vụ của chủ đầu tư1.Chủ đầu tư có các quyền sau đây:a)Quyết định phương pháp xác định tổng mức đầu tư. Điều chỉnh cơ cấu các khoản mụcchi phí trong tổng mức đầu tư nhưng không làm vượt tổng mức đầu tư đã được phêduyệt;b)Điều chỉnh và phê duyệt dự toán xây dựng công trình điều chỉnh không làm vượt dựtoán xây dựng công trình đã phê duyệt;c)Tổ chức thẩm định hoặc thẩm tra, phê duyệt dự toán gói thầu xây dựng làm cơ sởlập Hồ sơ mời thầu hoặc Hồ sơ yêu cầu để lựa chọn nhà thầu;…

Có nghĩa rằng trong quản lý chi phí:1.Chỉ có Người quyết định đầu tư mới có quyền phê duyệt hoặc ủy quyền phê duyệt:- Tổng mức đầu tư.- Tổng mức đầu tư điều chỉnh.- Dự toán xây dựng công trình.- Dự toán xây dựng công trình điều chỉnh.
2.       Chủ đầu tư chỉ được quyền:-    Điều chỉnh cơ cấu các khoản mục chi phí trong tổng mức đầu tư nhưng không làm vượt tổng mức đầu tư đã được phê duyệt.-   Điều chỉnh và phê duyệt dự toán xây dựngcông trình điều chỉnh không làm vượt dự toán xây dựng công trình đã phê duyệt.-   Tổ chức thẩm định hoặc thẩm tra, phê duyệt dự toán gói thầu xây dựng.
Chúng ta phải để ý ý nghĩa của từng cụm từ gạch chân màu đỏ và các nội dung mà 02 chủ thể nêu trên được quyền làm. Hiểu không đúng khái niệm sẽ dẫn đến hiểu nhầm lẫn, hiểu lung tung rồi tự áp đặt suy nghĩ của mỗi người dẫn đến làm sai quy định.
Để bài viết không dài, mình chia sẻ tiếp ở bài tiếp theo để làm rõ chủ đề.

minhhacd Tại 11/4/2016 14:30

Cho em hỏi thêm: Lưu ý: Đối với dự án chỉ lập Báo cáo Kinh tế kỹ thuật thì "Dự toán XD công trình" chính là "Tổngmức đầu tư".
Vậy với dự án chỉ Báo cáo Kinh tế kỹ thuật thì khi điều chỉnh thì áp dụng vào trường hợp điều chỉnh tổng mức hay là trường hợp điều chỉnh dự toán xây dựng công trình.

batu90 Tại 11/4/2016 15:23

CHo em hỏi chút ạ:
- Nếu gói thầu bổ sung thêm 1 hạng mục công việc chưa có trong dự toán thì có cần phải trình thẩm định không ạ?

minhhacd Tại 12/4/2016 14:29

Cho em hỏi trường hợp cụ thể này:
Dự án chỉ lập báo cáo kinh tế kỹ thuật đã được phê duyệt hồ sơ BC KTKT từ tháng 6/2015, đã phê duyệt kế hoạch lựa chọn nhà thầu T6/2015. Tuy nhiên do vướng công tác giải phóng mặt bằng nên chưa triển khai được. Đến nay T4/2016 đã có mặt bằng trống để triển khai. Căn cứ Luật đấu thầu, nghị định 32/2015/NĐ-CP và thông tư 01/2015/TT-BXD thì phải cập nhật lại dự toán gói thầu (chủ đầu tư tự thực hiện).
Như vậy với các bước thực hiện như trên có đúng quy định hiện hành không?
Hỏi mở rộng thêm: cũng với dự án nêu trên nhưng giả thiết dự án được phê duyệt Báo cáo KTKT vào tháng 02/2015 (thời điểm nghị định 32/2015/NĐ-CP chưa có hiệu lực) vậy đến nay để triển khai thực hiện tiếp thì cần điều chỉnh dự toán gì và cơ quan nào quyết định (khối lượng không đổi, giữ nguyên thiết kế đã được phê duyệt).

tifosi54xd1 Tại 20/5/2016 10:28

Cho em hỏi về điều chỉnh cơ cấu TMĐT:
Em đi học hướng dẫn nghị định 32 thì nghe thầy giảng Giá trị xây lắp sau điều chỉnh nhỏ hơn Giá gói thầu được phê duyệt thì không cần báo cáo người QDDT.
Vậy trong trường hợp:
1 dự án đầu tư được phê duyệt Xây lắp 10 tỷ, dự phòng 1 tỷ ( người quyết định đầu tư phê duyệt )
Giá gói thầu ghi trong Kế hoạch lựa chọn nhà thầu được người quyết định đầu tư phê duyệt: Gói xây lắp 11 tỷ ( trong đó xây lắp 10 tỷ, dự phòng 1 tỷ )
Ký HĐ xây lắp 9,5 tỷ, trong quá trình thi công phát sinh ngoài hợp đồng 1 tỷ
Vậy giá trị xây lắp là 10,5 tỷ
Ta có : Giá trị xây lắp trong TMĐT =10 tỷ<10,5 tỷ < Giá gói thầu được phê duyệt =11 tỷ
Vậy trường hợp này có phải là trường hợp điều chỉnh cơ cấu TMĐT theo khoản 3 điều 7 Nghị định 32 và phải báo cáo người quyết định đầu tư hay không ạ.

tifosi54xd1 Tại 23/5/2016 11:09

tifosi54xd1 gửi lúc 20/5/2016 10:28
Cho em hỏi về điều chỉnh cơ cấu TMĐT:
Em đi học hướng dẫn nghị định 32 thì nghe th ...

Thầy bên Viện kinh tế xây dựng, thuộc bộ phận biên soạn Nghị định 32 và thông tư 06 ạ, thầy nói thế nên em về tìm văn bản nào quy định thế thì không tìm được, chỉ thấy điều 7 Nghị định 32 về điều chỉnh cơ cấu TMĐT, em xin hoi ảnh Ví dụ mà em hỏi trên có thuộc trường hợp theo điều 7 Nghị ddonhj 32 không ạ

phuoctdtd Tại 23/5/2016 15:12

tifosi54xd1 gửi lúc 20/5/2016 10:28
Cho em hỏi về điều chỉnh cơ cấu TMĐT:
Em đi học hướng dẫn nghị định 32 thì nghe th ...

hiện nay mình thấy nhiều công trình đều như thế cả, và đa số thì làm theo khoản 3 điều 7 của nghị định 32

joker1183 Tại 15/6/2016 12:10

tifosi54xd1 gửi lúc 20/5/2016 10:28
Cho em hỏi về điều chỉnh cơ cấu TMĐT:
Em đi học hướng dẫn nghị định 32 thì nghe th ...

Vấn đề này đã được nhiều đơn vị thảo luận khá kỹ, câu hỏi của bạn không rõ ràng nếu ko muốn nói là sai bản chất, vì vậy không ai trả lời cho bạn chính xác được.
"Giá trị xây lắp" không thể so sánh với "Giá gói thầu" được vì bản chất khác nhau hoàn toàn, giá gói thầu gồm rất nhiều nội dung, còn "Giá trị xây lắp" trong tổng mức đầu tư chỉ gồm chi phí xây dựng, không gồm hạng mục chung và dự phòng. Vấn đề bạn muốn nói "Giá trị xây lắp sau điều chỉnh" so sánh với giá gói thầu được duyệt hoàn toàn không có ý nghĩa gì cả.
Cụ thể với ví dụ của bạn:
Tổng mức đã phê duyệt 10 tỷ xây lắp, 1 tỷ dự phòng.
Dự toán gói thầu được duyệt: Gói thầu xây lắp gồm 10 tỷ xây lắp và 1 tỷ dự phòng.
Ký hợp đồng xây lắp 9,5 tỷ, khi thi công thực tế phát sinh 1 tỷ: không cần báo cáo người Quyết định đầu tư (Do chưa vượt giá gói thầu: 10,5 tỷ < 11 tỷ). Cứ triển khai bình thường.

joker1183 Tại 15/6/2016 13:39

tifosi54xd1 gửi lúc 20/5/2016 10:28
Cho em hỏi về điều chỉnh cơ cấu TMĐT:
Em đi học hướng dẫn nghị định 32 thì nghe th ...

Vấn đề này đã được nhiều đơn vị thảo luận khá kỹ, câu hỏi của bạn không rõ ràng nếu ko muốn nói là sai bản chất, vì vậy không ai trả lời cho bạn chính xác được.
"Giá trị xây lắp" không thể so sánh với "Giá gói thầu" được vì bản chất khác nhau hoàn toàn, giá gói thầu gồm rất nhiều nội dung, còn "Giá trị xây lắp" trong tổng mức đầu tư chỉ gồm chi phí xây dựng, không gồm hạng mục chung và dự phòng. Vấn đề bạn muốn nói "Giá trị xây lắp sau điều chỉnh" so sánh với giá gói thầu được duyệt hoàn toàn không có ý nghĩa gì cả.
Cụ thể với ví dụ của bạn:
Tổng mức đã phê duyệt 10 tỷ xây lắp, 1 tỷ dự phòng.
Dự toán gói thầu được duyệt: Gói thầu xây lắp gồm 10 tỷ xây lắp và 1 tỷ dự phòng.
Ký hợp đồng xây lắp 9,5 tỷ, khi thi công thực tế phát sinh 1 tỷ: không cần báo cáo người Quyết định đầu tư (Do chưa vượt giá gói thầu: 10,5 tỷ < 11 tỷ). Cứ triển khai bình thường.

quachvinhthat Tại 18/7/2016 13:25

các anh, cho e hỏi: công trình em phê duyệt báo cáo kinh tế kỹ thuật 14 tỷ sau khi triển khai thực hiện cần phải phát sinh tăng lên 15 tỷ thì có được điều chỉnh báo cáo kinh tế kỹ thuật không các anh, chi

phamto Tại 16/9/2016 22:53

quachvinhthat gửi lúc 18/7/2016 13:25
các anh, cho e hỏi: công trình em phê duyệt báo cáo kinh tế kỹ thuật 14 tỷ sau khi triể ...

Mình cũng đang vướng như bạn, mong ACE tham gia ý kiến

nguyenvanthienk Tại 20/9/2016 09:32

mấy anh chị cho em hỏi theo khoản 3 điều 7 của nghị định 32 mình có cần xin chủ trương cho phép điều chỉnh từ người quyết định đầu tư không? hay là chỉ báo cáo người quyết định đầu tư?

truongkona7 Tại 20/9/2016 14:20

quachvinhthat gửi lúc 18/7/2016 13:25
các anh, cho e hỏi: công trình em phê duyệt báo cáo kinh tế kỹ thuật 14 tỷ sau khi triể ...

Theo Khoản 5, Điều 7, NĐ 32/2015 "Trường hợp tổng mức đầu tư xây dựng điều chỉnh theo quy định tại Khoản 1 Điều này làm tăng, giảm quy mô (nhóm) dự án thì việc quản lý dự án vẫn thực hiện theo quy mô (nhóm) dự án đã được phê duyệt trước khi điều chỉnh."
Như vậy trường hợp của bạn vẫn quản lý theo dự án cũ đã được phê duyệt (chỉ cần lập BCKT-KT).

anhnhieu75 Tại 23/12/2016 08:26

Cho mình hỏi cụ thể về thẩm quyền phê duyệt theo NĐ32/2015; NĐ59/2015 như sau:
1. Tại điểm b, khoản 1, Điều 24, NĐ59/2015: "Chủ đầu tư phê duyệt thiết kế bản vẽ thi công, dự toán xây dựng trường hợp thiết kế ba bước". Như vậy, thiết kế 2 bước và 1 bước (Báo cáo KT-KT) là không được duyệt (đương nhiên đang nói nguồn vốn Nhà nước).
2. Tại khoản 3, Điều 11, NĐ32/2015: "Chủ đầu tư tổ chức xác định dự toán xây dựng công trình điều chỉnh làm cơ sở để điều chỉnh giá hợp đồng, giá gói thầu và điều chỉnh tổng mức đầu tư". Tức chủ đầu tư lập hoặc thuê tư vấn lập dự toán điều chỉnh. Tại khoản 4, "Trường hợp chỉ điều chỉnh cơ cấu các khoản mục chi phí nhưng không làm thay đổi giá trị dự toán xây dựng đã được phê duyệt bao gồm cả chi phí dự phòng thì chủ đầu tư tổ chức điều chỉnh". Tức chủ đầu tư cũng chỉ lập hoặc thuê tư vấn lập dự toán điều chỉnh. Đến khoản 5 thì nêu thẩm quyền phê duyệt: "Thẩm quyền thẩm định, phê duyệt dự toán xây dựng công trình điều chỉnh thực hiện theo quy định tại Nghị định về quản lý dự án đầu tư xây dựng". Tức theo Điều 24, NĐ59/2015 như đã nêu ở trên với trường hợp cụ thể này thì đối với thiết kế 1 và 2 bước thì chủ đầu tư không được quyền duyệt ==> Người quyết định đầu tư (hoặc người được cấp có thẩm quyền uỷ quyền) phê duyệt.Theo đó một ví dụ: muốn điều chỉnh dự toán xây dựng do tăng (giảm) khối lượng đối với thiết kế 1 và 2 bước ( thường thì phát sinh những cái lặt vặc do xử lý hiện trường không phù hợp thiết kế hoặc bổ sung thêm vài mục khối lượng, tất nhiên là không trái thiết kế cơ sở hay báo cáo kinh kế - KT và cũng làm tăng lớn hơn tổng mức đầu tư trong dự án (báo cáo KT-KT)), thì theo quy định trên, chủ đầu tư chỉ tổ chức lập dự toán điều chỉnh còn thẩm quyền phê duyệt phải đưa lên tới người quyết định đầu tư phê duyệt. Điều này gây khó khăn và mất thời gian vì phải đợi người quyết định đầu tư phê duyệt xong mới thực hiện thi công các khối lượng cần xử lý phát sinh lặt vặc đó.
Theo ý kiến cụ thể trên, xin mời cán bạn cho ý kiến.

tifosi54xd1 Tại 24/12/2016 07:39

Mọi người cho em hòi khi điều chỉnh cơ cấu tổng mức đầu tư thì mình có xét tới việc giá trị giảm thầu không ạ. Em có trường hợp chi phí xây dựng trong QĐ phê duyệt BCKTKT là 12 tỷ, ký hợp đồng phần xây dựng là 11,7 tỷ ( chưa tính đến HMC ), thẩm định phát sinh tăng là 200 triệu, vậy chi phí xây dựng trong QĐ điều chỉnh TMĐT là 12 tỷ hay 12,2 tỷ hay 11,9 tỷ

herokingbk Tại 22/5/2017 13:56

anhnhieu75 gửi lúc 23/12/2016 08:26
Cho mình hỏi cụ thể về thẩm quyền phê duyệt theo NĐ32/2015; NĐ59/2015 như sau:
1. Tại...
Bạn ơi việc phê duyệt dự toán trong trường hợp DA thực hiện 1 hoặc 2 bước là thuộc thẩm quyền của người quyết định đầu tư.
Còn việc điều chỉnh cơ cấu, không trái với TKCS,...., không làm tăng TMĐT (1 bước), Không làm tăng dự toán hoặc TMĐT (2 bước) đã được cấp QĐ đầu tư duyệt thì thẩm quyền do ông Chủ đầu tư hết bạn ạCó thể bạn đang nhầm việc phê duyệt dự toán và phê duyệt dự toán điều chỉnh ạ.
Thân!!!

nvquang118 Tại 26/12/2017 16:19

fubi gửi lúc 10/4/2016 19:09
Để làm rõ các khái niệm, nội dung thuộc phạm vi quyền hạn phê duyệt của 2 chủ thể...

Bác fubi phân tích giúp em nội dung:
Chủ đầu tư chỉ được quyền:
1. Điều chỉnh cơ cấu các khoản mục chi phí trong tổng mức đầu tư nhưng không làm vượt tổng mức đầu tư đã được phê duyệt.
2. Điều chỉnh và phê duyệt dự toán xây dựngcông trình điều chỉnh không làm vượt dự toán xây dựng công trình đã phê duyệt.

Tại Quyền 1: Chủ đầu tư chỉ được quyền "điều chỉnh" chứ không được quyền "phê duyệt" cơ cấu các khoản mục chi phí trong tổng mức đầu tư nhưng không làm vượt tổng mức đầu tư đã được phê duyệt?
Vậy Chủ đầu tư được thể hiện Quyền "điều chỉnh" cơ cấu khoản mục chi phí trong TMĐT thông qua văn bản hành chính nào? là Quyết định? hay văn bản hành chính nào khác?
Quyền 2. thì rõ rồi, Chủ đầu tư tự tổ chức điều chỉnh, thẩm định và ra QĐ phê duyệt điều chỉnh cơ cấu khoản mục chi phí trong dự toán công trình khi không vượt Dự toán được duyệt. Chủ đầu tư thể hiện Quyền này thông qua Quyết định phê duyệt điều chỉnh.
Các bác tích phân giúp em cái nào

cuongpcpcpcp Tại 15/5/2018 14:55

Các bác em hỏi:
Chả là e làm bên công ty nước sạch (100% vốn nhà nước). Từ trước đến nay: Các dự án do Công ty đầu tư: Từ lập báo cáo kinh tế kỹ thuật đến lập báo cáo nghiên cứu khả thi khi có sự thay đổi về vật tư, vật liệu trước khi đưa vào sử dụng đến thay đổi biện pháp thiết kế thi công có liên quan đến việc bổ sung khối lượng và đầu công việc đều chỉ làm biên bản xử lý kỹ thuật hiện trường mà không lập dự toán điều chỉnh.
Cho em hỏi: Tất cả những việc thay đổi như em vừa nêu có phải lập dự toán điều chỉnh không? (nếu tổng mức đầu tư sau điều chỉnh vẫn nhỏ hơn tổng mức dự toán đã phê duyệt).
Và có quyết định hay hướng dẫn nào về việc khi nào thì phải lập dự toán điều chỉnh bổ sung không ah? (ví như dự toán lập sai quá 10% giá trị thì phải điều chỉnh hay lập lại dự toán ấy ah)

nguyenls Tại 24/5/2018 08:00

Mọi người cho em hỏi, dự toán đc phê duyệt của em là dưới 1 tỷ giờ phê duyệt điều chỉnh ( theo thông báo giá mới nhân công mới) thì lại bị vượt quá tổng mức phê duyệt m.n cho em ý kiến xử lý với
trang: [1]
Phiên bản đầy đủ: [Hỏi] Điều chỉnh tổng mức - dự toán theo NĐ số 32/2015