XD360 KÍNH CHÚC CHO MỌI NHÀ VẠN SỰ AN LÀNH!

Phần mềm ôn thi sát hạch chứng chỉ hành nghề xây dựng

 Quên mật khẩu
 Đăng ký mới
Anh Trần HòeBùi Quốc Hưng
Xem: 5036|Trả lời: 6
In Chủ đề trước Tiếp theo
Thu gọn cột thông tin

Khi Tính tổng mức giảm tỷ lệ % dự phòng yếu tố khối lượng công việc phát sinh th

[Lấy địa chỉ]
Nhảy đến trang chỉ định
1#

Hãy đăng nhập để có nhiều chức năng hữu dụng hơn và xem ảnh rõ hơn!

Bạn phải đăng nhập để xem được nội dung, nếu bạn chưa có tài khoản? hãy Đăng ký mới

x
Hiện nay khi lập tổng mức đầu tư bị vượt KH vốn, chủ đt kêu tư vấn giảm tỷ lệ DPP xuống so với cách tính đúng và đủ như vậy có được không bạn.

www.xaydung360.vn XÂY TÂM, DỰNG TẦM CHUYÊN NGHIỆP

2#
hocotan Đăng lúc 6/6/2012 09:36 | Chỉ xem của tác giả
Anh fubi cho nhận xét về các cách tính trên. Theo kinh nghiệm lâu năm của anh thì sử dụng cách tính nào cho kết quả gần sát với thực tế trượt giá. Trở lại câu hỏi trên nếu tổng mức đầu tư vượt kế hoạch vốn thì giảm dự phòng có đươc không?. Vd dự phòng trượt giá tính đúng 15% thì vượt vốn, nếu giảm còn 13% thì không vượt, cđt yêu cầu lấy 13% có được không.

Đánh giá

KL: Nên tính đúng & đủ. Nhìn TMĐT ban đầu thì lớn nhưng thực sự thì tiền chưa bỏ ra. Chỉ là dự trù thôi.  Đăng lúc 6/6/2012 23:20
Nếu sợ lấy cao mà không sử dụng hết thì bị thiệt hại do lãi vay? Xin thưa không ảnh hưởng. Vì giải ngân theo tiến độ thực tế.  Đăng lúc 6/6/2012 23:19
Dự phòng phí là khoản tiền dự trù. Nếu dự trù mà thiếu thì CĐT lấy tiền đâu ra mà bù.  Đăng lúc 6/6/2012 23:18

www.xaydung360.vn XÂY TÂM, DỰNG TẦM CHUYÊN NGHIỆP

3#
tatylic Đăng lúc 6/6/2012 23:09 | Chỉ xem của tác giả

Nếu nói về kinh nghiệm lâu năm thì mình chưa có, nhưng có đọc ở đâu đó là: giả dụ CPI hàng năm là 20%, với ngành xây dựng CPIxd ~ 80% CPI ~18% mỗi năm, qua đó quy đổi theo số năm dự án nữa là ước lượng được tỷ lệ % dự phòng trượt giá hợp lý.

www.xaydung360.vn XÂY TÂM, DỰNG TẦM CHUYÊN NGHIỆP

4#
fubi Đăng lúc 7/6/2012 04:47 | Chỉ xem của tác giả
hocotan gửi lúc 6/6/2012 09:36
Anh fubi cho nhận xét về các cách tính trên. Theo kinh nghiệm lâu năm của anh thì sử d ...

Anh fubi cho nhận xét về các cách tính trên. Theo kinh nghiệm lâu năm của anh thì sử dụng cách tính nào cho kết quả gần sát với thực tế trượt giá.

Bài phân tích để hiểu bản chất sẽ khá dài. Mình xin cùng chia sẻ trong bài viết tiếp theo bạn nhé.
Trở lại câu hỏi trên nếu tổng mức đầu tư vượt kế hoạch vốn thì giảm dự phòng có đươc không?. Vd dự phòng trượt giá tính đúng 15% thì vượt vốn, nếu giảm còn 13% thì không vượt, cđt yêu cầu lấy 13% có được không.

Theo điều 4 Thông tư số 04/2010/TT-BXD ngày 26/5/2010 của BXD hướng dẫn lập và quản lý chi phí đầu tư xây dựng:
Chi phí dự phòng bao gồm: chi phí dự phòng cho yếu tố khối lượng công việc phát sinh chưa lường trước được khi lập dự án và chi phí dự phòng cho yếu tố trượt giá trong thời gian thực hiện dự án.
- Chi phí dự phòng cho yếu tố khối lượng công việc phát sinh được tính bằng tỷ lệ phần trăm (%) trên tổng chi phí xây dựng, chi phí thiết bị, chi phí bồi thường, hỗ trợ và tái định cư, chi phí quản lý dự án, chi phí tư vấn đầu tư xây dựng và chi phí khác.
- Chi phí dự phòng cho yếu tố trượt giá được tính theo thời gian thực hiện dự án (tính bằng năm), tiến độ phân bổ vốn hàng năm của dự án và chỉ số giá xây dựng.


Và tại phụ lục 1 quy định cách tính chi phí dự phòng:
* Hệ số dự phòng cho khối lượng công việc phát sinh là 10%.
Riêng đối với trường hợp chỉ lập báo cáo kinh tế - kỹ thuật thì hệ số dự phòng cho khối lượng công việc phát sinh Kps = 5%.
            * Khi tính chi phí dự phòng do yếu tố trượt giá (GDP2) cần căn cứ vào độ dài thời gian thực hiện dự án, tiến độ phân bổ vốn, tình hình biến động giá trên thị trường trong thời gian thực hiện dự án và chỉ số giá xây dựng đối với từng loại công trình và khu vực xây dựng. ( có công thức tính kèm theo)


Trên đây là quy định. Tuy nhiên, câu hỏi bạn hàm ý là:
% dự phòng cho KL phát sinh tính thấp hơn quy định được không? (<10% với dự án, <5% với Báo cáo KTKT)

Trước hết cần rõ:
1. Một trong số Mục đích CĂN BẢN của việc tính Tổng mức đầu tư là: tại thời điểm hiện tại dự trù (1 cách khoa học)trước số tiền sẽ phải chi ra trong tương lai để hoàn thành dự án.
Chính vì dự trù số tiền sẽ phải chi ở tương lai nên chắc chắn thực tế sẽ có sai số, nhưng dự trù sao cho càng gần sát thực tế càng tốt. Nhưng biết thế nào là gần sát? Chỉ khi thực tế diễn ra, làm xong dự án thì mới trả lời được: "Tổng mức đầu tư đưa ra có sát với thực tế đã diễn ra hay không". Chính vì tính chất "võ đoán khoa học" có sai số này nên về NGUYÊN LÝ, chúng ta hoàn toàn có thể giảm % Hệ số dự phòng cho khối lượng công việc phát sinh.

2. Nhưng khi giảm sẽ nảy sinh 2 vấn đề:
- Khi thực hiện, sự phát sinh vượt khỏi % đã tính giảm và làm vượt tổng mức. Trong khi nếu ban đầu tính đúng quy định TT04 hướng dẫn (10% đ/v dự án hay 5% đối với BCKTKT) thì sẽ không vượt tổng mức. Vượt tổng mức thì rất nhiêu khê:
+ Đánh giá lại hiệu quả dự án: lỡ không đạt hiệu quả dự án dừng.
+ Phê duyệt điều chỉnh tổng mức và bổ sung nguồn vốn: lỡ lúc đó không xoay ra vốn thì sao => dự án dừng? (thực tế nhiều dự án bị rồi - CĐT không có tiền trả Nhà thầu, nên nhà thầu lời giả trên giấy, nhưng lỗ thật vì chờ thanh toán phần phát sinh mỏi mòn, trong khi phải trả lãi vay ngân hàng số tiền đã bỏ ra thi công).
Lúc đó, người ta sẽ quy lại trách nhiệm cái ông đã giảm % chi phí dự phòng xuống. Nếu tính đúng thì bây giờ dự án đâu lâm vào tình trạng bi đát này.
- Nếu tính dự phòng KL phát sinh đúng tỷ lệ quy định, thì nó rơi vào dự án nhóm A. Vì dự án nhóm A nên cấp duyệt dự án liên quan đến Bộ ngành, Chính Phủ chứ không chỉ Người có thẩm quyền QĐ đầu tư tự quyết được. Lúc này, người ta hạ thấp tỷ lệ % dự phòng KL phát sinh xuống nhằm giảm Tổng mức đầu tư xuống ngưỡng để rơi vào dự án nhóm B. Nhưng khi thực hiện, phát sinh tăng tổng mức (trở lại nhóm A như ban đầu), thì Người có thẩm quyền QĐ đầu tư vẫn tự quyết được. Vậy ở đây ta thấy rõ ràng họ lách luật để tránh dự án nhóm A xuống thành dự án nhóm B để tránh duyệt dự án lằng nhằng. Thực tế nhiều dự án bị thanh tra sờ gáy, kiểm điểm, kỷ luật, cắt chức và có trường hợp bắt giam vì điều này rồi.

Kết luận:
- Vậy nên, rút kinh nghiệm khi xây dựng kế hoạch dự án hàng năm, thì tính khái toán tổng mức cao lên. Để khi tiến hành lập dự án, tính chi phí dự phòng cho đủ. Đừng ép nó xuống sau này tội vạ gánh chịu thì khốn.
- Không được giảm chi phí dự phòng so với quy định để sau này lỡ phát sinh vượt tổng mức thì không bị dính đòn.
- Về nguyên lý thì vẫn giảm được (nếu không rơi vào trường hợp lách luật: hạ quy mô nhóm dự án), nhưng sẽ bị tâm lý phấm phỏm như đang đánh canh bạc. Vì lỡ khi thực hiện, tổng mức tăng (nếu tính đúng % ban đầu thì không tăng) thì khốn.

Số người tham gia 2Uy Tín: +5 Thưởng +5 Thanked +2 Thu lại Lý do
lcdanhktxd + 2 + 2 + 1 Đồng tình. Thanks!
hocotan + 3 + 3 + 1 Bài hay quá. Thanks!

Xem tất cả

www.xaydung360.vn XÂY TÂM, DỰNG TẦM CHUYÊN NGHIỆP

5#
Bắc Đăng lúc 8/6/2012 08:11 | Chỉ xem của tác giả
fubi gửi lúc 7/6/2012 04:47
Bài phân tích để hiểu bản chất sẽ khá dài. Mình xin cùng chia sẻ trong bài viết t ...

Tổng mức tăng mà không thay đổi quy mô dự án từ B lên A như anh Fú nói thì chỉ làm quyết định điều chỉnh tổng mức là được mà anh..

www.xaydung360.vn XÂY TÂM, DỰNG TẦM CHUYÊN NGHIỆP

6#
fubi Đăng lúc 8/6/2012 09:36 | Chỉ xem của tác giả
Bắc gửi lúc 8/6/2012 08:11
Tổng mức tăng mà không thay đổi quy mô dự án từ B lên A như anh Fú nói thì chỉ l ...

Không đơn giản vậy đâu bạn:
CĐT không có quyền phê duyệt điều chỉnh tổng mức đầu tư. CĐT phải giải trình với Người quyết định đầu tư để xin Người quyết định đầu tư phê duyệt điều chỉnh.
Việc điều chỉnh tổng mức yêu cầu phải đánh giá lại hiệu dự án, phải nêu rõ nguyên nhân. Phạm vi trường hợp được tăng tổng mức đầu tư không phải bạ bất cứ lý do nào là đều được tăng đâu bạn. Được quy định rất rõ trong Nghị định 112, Thông tư 04. Trong đó, trường hợp tăng tổng mức do phát sinh khối lượng công việc là không cho phép (vì % dự phòng phát sinh bên bạn cố tình làm giảm đi).

www.xaydung360.vn XÂY TÂM, DỰNG TẦM CHUYÊN NGHIỆP

7#
Bắc Đăng lúc 8/6/2012 09:55 | Chỉ xem của tác giả
fubi gửi lúc 8/6/2012 09:36
Không đơn giản vậy đâu bạn:
CĐT không có quyền phê duyệt điều chỉnh tổng mức đ ...

Vâng..nhưng trong Nghị định 12 cũng có ghi là nếu tăng tổng mức thì phải được người quyết định đầu tư quyết định..Ý em ở đây là Người quyết định đầu tư đó cứ quyết là được mà...còn chuyện đánh giá lại hiệu quả chỉ là vấn đề "xử lý kỹ thuật" thôi anh ạ...:|


Bắc trong 8/6/2012 13:59 đã trả lời thêm:
Lúc đó cuối năm lại có cái là xin kế hoạch Vốn trả nợ quyết toán, trả nợ công trình :D

Đánh giá

Lúc đó tiền phát sinh không thanh toán được sẽ quy về ai?  Đăng lúc 8/6/2012 10:50
Với vốn ngân sách, nếu tăng tổng mức quá kế hoạch vốn được cấp thì Người QĐ đầu tư khó mà ký lắm.  Đăng lúc 8/6/2012 10:34

www.xaydung360.vn XÂY TÂM, DỰNG TẦM CHUYÊN NGHIỆP

Phiên bản Mobile|Phần mềm ôn thi sát hạch chứng chỉ hành nghề xây dựng  

Phần mềm dự toán xây dựng excel | Hướng dẫn lập dự toán xây dựng | Phần mềm tư vấn giám sát | Phần mềm quản lý chất lượng xây dựng |

Phần mềm ôn thi sát hạch chứng chỉ hành nghề xây dựng

Phần mềm ôn thi sát hạch chứng chỉ hành nghề Kiến Trúc sư

Phần mềm ôn thi sát hạch chứng chỉ hành nghề Đấu thầu

GMT+7, 25/4/2024 04:17 , Processed in 0.117361 second(s), 29 queries .

Powered by Discuz! X3.2

© 2001-2013 Kiso Comsenz Inc.