lengoc1490 Tại 12/10/2016 20:17

[Hỏi] Cách phân bổ chi phí dự phòng trượt giá

Chào ace diễn đàn. Mình đang tìm hiểu về hồ sơ dự thầu, có một số vấn đề về giá dự thầu (trọn gói và đơn giá cố định) mong ace giúp đỡ.
Giá dự thầu phải bao gồm chi phí xây dựng, chi phí HMC, và CP dự phòng. Chi phí HMC mình tách ra 1 mục riêng, sau đó cộng vào giá dự thầu cuối cùng. Về chi phí dự phòng cho yếu tố khối lượng thì lúc làm phân tích đơn giá chi tiết mình đưa trực tiếp vào. Về chi phí dự phòng cho yếu tố trượt giá, mình muốn hỏi cách đưa chi phí này vào đơn giá chi tiết như thế nào? Mình tìm hiểu thấy nhiều người đưa dự phòng trượt giá vào giá vật liệu, nhân công, và máy thi công, nhưng mình vẫn chưa biết đưa vào như thế nào. ACE nào có file hướng dẫn, hoặc file mẫu đưa chi phí trượt giá vào giá dự thầu cho mình xintham khảo với.Chúc toàn thể ace sức khỏe và thành công. Xin chân thành cảm ơn!

fubi Tại 20/4/2017 07:27

Hiểu 1 cách nôm na đơn giản:

- Khi dự thầu, bạn chỉ biết đơn giá vật tư, nhân công, máy tại thời điểm hiện tại.
Tuy nhiên, thi công lại kéo dài có khi cả năm, thì bên bạn dự đoán theo kinh nghiệm là các đơn giá ấy nó sẽ tăng lên chứ không đúng như thời điểm dự thầu. Bởi vậy, bên bạn sẽ "tăng" đơn giá lên theo kiểu "dự đoán giá tương lai" đưa vào dự thầu.
Vấn đề là tăng bao nhiêu đây?

Dễ ẹc:
- Vì tương lai "biết ra sao ngày sau, giá giống như bước tranh nhiều màu", nên chỉ là phỏng đoán. Có thể trúng, có thể trật. Nếu dự đoán "tăng cao quá" thì sẽ mất mất khả năng thắng thầu, do không cạnh tranh được với đối thủ. Nói theo ngôn ngữ kinh tế: "giảm độ rủi ro thì giảm luôn khả năng thắng thầu".
Ngược lại nếu "tăng giá thấp" thì khả năng trúng thầu sẽ cao nhưng độ rủi ro lại lớn vì biết đâu tương lai nó tăng đơn giá VL-NC-M thì lỗ toẹt ga.

==> Nhà thầu giỏi, không bằng nhà thầu may. Đoán giỏi phải trên cơ sở phân tích số liệu đơn giá thị trường, chỉ số biến động giá trong quá khứ... từ đó phán đoán giá tương lai.
Nhà thầu giỏi là nhà thầu đưa ra dự đoán giá chính xác trong tương lai để đưa vào giá thầu. Chính vì yếu tố giá phầm phù đoán ăn may như thế này nên người ta mới có câu: "Có gan làm giàu", "người tính không bằng trời tính".

Minhtuannude Tại 19/4/2017 07:54

Chi phí dự phòng ở đây là chi phí dự phòng cho trượt giá + Chi phí dự phòng cho khối lượng thừa thiếu, chứ không phải chi phí dự phòng cho khối lượng phát sinh. Khi ký HĐ trọn gói bạn phân bổ chi phí dự phòng vào trong đơn giá chi tiết, sau này thanh toán đúng đơn giá đó lời ăn lỗ chịu. Còn nếu có khối lượng phát sinh thì phải lập thêm chi phí cho khối lượng phát sinh.

phamhuyhien2015 Tại 14/10/2016 07:23

Dự phòng trượt giá về cơ bản cũng được hiểu gần như thư giảm giá, có điều một bên tăng giá (dự phòng trượt giá), một bên giảm giá (thư giảm giá).
Nên mình hiểu: có vài phương án
1. Phân bổ đều vào tất cả các mục theo mức % chung
2. Phân bổ cụ thể vào loại vật liệu nào đó mà bạn dự kiến nó sẽ trượt giá trong quá trình thực hiện (lúc đó lấy giá thị trường hiện tại + dự trù trượt giá = giá đấu thầu.
...
Thân./.

huydhxd Tại 14/4/2017 15:50

Theo hình thức giá hợp đồng, 2 trong các loại bạn nêu là HĐ trọn gói và HĐ theo đơn giá cố định:
1. HĐ trọn gói: Nhà thầu phải tính toán và phân bổ chi phí dự phòng vào trong giá dự thầu; không tách riêng phần chi phí dự phòng mà nhà thầu đã phân bổ trong giá dự thầu để xem xét, đánh giá trong quá trình đánh giá HSDT về tài chính, thương mại (Khoản 3 Điều 5 Thông tư 03/2015/TT-BKHĐT).
2. HĐ theo đơn giá cố định Chi phí dự phòng sẽ không được xem xét, đánh giá để so sánh, xếp hạng nhà thầu. Chi phí dự phòng sẽ được chuẩn xác lại trong quá trình thương thảo HĐ (Khoản 4 Điều 5 Thông tư 03/2015/TT-BKHĐT).
Với giá HĐ trọn gói và HĐ theo đơn giá cố định thì giá gói thầu phải tính đủ mọi yếu tố rủi ro liên quan và tự chịu trách nhiệm với rủi ro đó nếu trúng thầu … Kinh nghiệm của mình là phải trúng thầu và sau khi thực hiện HĐ có kế hoạch điều chỉnh sao cho có phát sinh điều chỉnh HĐ về các khối lượng chính …

smith14 Tại 18/4/2017 15:59

Các a ở trên nói đúng cả, chỉ xin góp thêm 1 ý kiến
- Với việc phân bổ dự phòng phí đều vào các công tác trong dự thầu thì nhà thầu phai lam het các công tác trong hồ sơ thầu nếu vì 1 lý do nào đó trên công trường ko thực hiện 1 vài công tác và bị cắt khối lượng thì phần dự phòng phí bạn gửi vào đó cũng bị cắt theo.
- Còn nếu tách riêng thì nếu công trình ko có klg phát sinh thì ko được hưởng
Cái nào cũng có cái 2 mặt lợi và hại, tùy gói thầu mà quyết định thôi

kendysad Tại 18/4/2017 16:32

Cho mình hỏi chút với: Trường hợp hợp đồng của mình là HĐ trọn gói. Khi pd HSMT mình có được để riêng chi phí dự phòng vào trong gói thầu (ko phân bổ vào trong đơn giá chi tiết).
- Nếu được thì trong quá trình thi công, trường hợp có KL phát sinh (mà không vượt CP dự phòng) thì Chủ đầu tư có được tự phê duyệt hay vẫn phải trình thẩm định cơ quan chuyên môn về xây dựng và được người quyết định đầu tư phê duyệt mới được thi công?
- TH nếu để CP dự phòng mà ko có KL phát sinh thì CĐT có quyền cắt bỏ phần CP ấy, không thanh toán cho nhà thầu có được ko ?
MONG CÁC BÁC TRẢ LỜI GIÚP Ạ

lengoc1490 Tại 19/4/2017 21:25

kendysad gửi lúc 18/4/2017 16:32
Cho mình hỏi chút với: Trường hợp hợp đồng của mình là HĐ trọn gói. Khi pd HSMT mìn ...

Muốn biết để vào hay phân bổ vào từng đơn giá cụ thể, bạn phải đọc trong HSMT. Nếu HSMT không yêu cầu tách ra thì bạn nên tính toán phân bổ vào từng đơn giá chi tiết.
Nếu HSMT yêu cầu tách riêng ra thì bạn phải tách ra. Nói chung là phải tuân thủ đúng theo biểu mẫu trong HSMT mà làm thôi bạn.
Tuy nhiên, nếu mà tách ra thì sau này không có phát sinh thì chắc chắn CĐT sẽ không thanh toán khoản này đâu bạn. (Cái này là sai quy định. đọc TT 03/2015 hoặc trả lời của Bộ KHĐT sẽ rõ nhé)
P/S: Theo thông tư 03/2015 của Bộ KHĐT thì đối với hợp đồng theo đơn giá trọn gói. Nhà thầu khi chào thầu phải tính toán phân bổ chi phí dự phòng cho KL và ĐG vào từng đơn giá chi tiết. Nếu ko phân bổ thì sau này nếu có thừa thiếu khối lượng hoặc giá vật liệu tăng thì không được bổ sung điều chỉnh đâu bạn.

huydhxd Tại 20/4/2017 10:47

kendysad gửi lúc 18/4/2017 16:32
Cho mình hỏi chút với: Trường hợp hợp đồng của mình là HĐ trọn gói. Khi pd HSMT mìn ...
- HĐ trọn gói: Nhà thầu phải tính toán và phân bổ chi phí dự phòng vào trong giá dự thầu; không tách riêng phần chi phí dự phòng mà nhà thầu đã phân bổ trong giá dự thầu để xem xét, đánh giá trong quá trình đánh giá HSDT về tài chính, thương mại (Khoản 3 Điều 5 Thông tư 03/2015/TT-BKHĐT).
- Mọi vấn đề phát sinh ngoài phạm vi HĐ trọn gói như công tác mới phát sinh, trượt giá (có NĐ, TT chính phủ cho tính lại giá) ... phải làm Phụ lục HĐ và phê duyệt lại dự toán bổ sung để thanh quyết toán!
- Không có hay có KL phát sinh là hên xui vì đó là trong nội dung HĐ trọn gói rồi nhé, CĐT không được cắt hay bù thêm gì!

kendysad Tại 1/8/2017 17:18

Minhtuannude gửi lúc 19/4/2017 07:54
Chi phí dự phòng ở đây là chi phí dự phòng cho trượt giá + Chi phí dự phòng cho khố ...

Lại còn có dự phòng cho khối lượng thừa thiếu nữa??? Bạn lấy đâu ra cái đấy vậy. Mình chưa đọc ở đâu có cái đấy cả (đây là hợp đồng trọn gói nhé)

Minhtuannude Tại 2/8/2017 07:52

kendysad gửi lúc 1/8/2017 17:18
Lại còn có dự phòng cho khối lượng thừa thiếu nữa??? Bạn lấy đâu ra cái đấy vậy ...

Trọn gói không được thanh toán khối lượng thừa thiếu nên mới phải dự phòng.
trang: [1]
Phiên bản đầy đủ: [Hỏi] Cách phân bổ chi phí dự phòng trượt giá