vantham Tại 3/7/2012 15:52

Nghị định 42/2012/NĐ-CP - Điểm mới về quản lý, sử dụng đất trồng lúa và thành

Với xu thế Công nghiệp hóa, hiện đại hóa như hiện nay, việc hình thành t các dự án Khu công nghiệp, Khu đô thị là một tất yếu để phục vụ nhu cầu phát triển Công nghiệp và nơi ăn chốn ở của con người. Nhưng nó đã lấy đi một phần rất lớn diện tích đất trồng lúa của nông dân, trong khi đó lại đầu tư không hiệu quả.Ngày ngày 11 tháng 05 năm 2012, Chính phủ đã ban hành Nghị định 42/2012/NĐ-CPvề quản lý, sử dụng đất trồng lúa. Điểm mới của nghị định này là Quy định chặt chẽ việc lấy đất lúa đi làm Dự án phải có sự đồng ý của Thủ tướng chính phủ và ràng buộc nhà đầu tư, không có nới lỏng và dễ dàng như trước đây:

Nghị định 42/2012/NĐ-CP ngày 11/05/2012 của Chính phủ về Quảnlý, sử dụng đất trồng lúa, có hiệu lực từ ngày 01/07/2012. Hiện nay chưa có vănbản hướng dẫn cụ thể về Nghị định này.Các điều khoản liên quan đếnDự án như sau:ØKhoản 2 Điều 3: định nghĩa-       “Đất chuyên trồng lúa nước là đất đang trồng hoặc có đủ điềukiện trồng được hai vụ lúa nước trở lên trong năm.”ØKhoản 3 Điều 4: Nguyên tắc lập và quản lý quy hoạch, kế hoạchsử dụng đất trồng lúa-       “Khi lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, chỉ cho phép chuyểnđất chuyên trồng lúa nước sang sử dụng vào các mục đích quốc phòng, an ninh, lợiích quốc gia, lợi ích công cộng và phải được cơ quan nhà nước có thẩm quyền xétduyệt.”
ØKhoản 1 Điều 5: Điều kiện chuyển mục đích sử dụng đấtchuyên trồng lúa nước-       “Tổ chức, cá nhân được Nhà nước giao, cho thuê đất để sử dụngvào mục đích phi nông nghiệp từ đất chuyên trồng lúa nước theo quy định tại Khoản3 Điều 4 Nghị định này phải có phươngán sử dụng lớp đất mặt và bù bổ sung diệntích đất chuyên trồng lúa nước bị mất do chuyển mục đích sử dụng theoquy định tại Khoản 2 Điều 8 và Khoản 2 Điều 9 của Nghị định này.”

-       Như vậy, Phải nộp 02 loại kinh phí: 1.   Kinh phí để tổ chức thực hiệnphương án sử dụng lớp đất mặt thuộc tầng canh tác đượccấp cóthẩmquyền phêduyệt, đểcảitạocác vùng đấttrồnglúa kém chất lượng, đất trồng trọt khác tại địa phương.2.   Kinh phí để tổ chức thực hiệnphương án thực hiện khai hoang, phục hóa, cải tạo đất lúa khác thành đất chuyêntrồng lúa nước được cấp có thẩm quyền phê duyệt, để bổ sung diện tích đấtchuyên trồng lúa nước bị mất tại địa phương.Hiệnnay chưa ban hành quy định, hướng dẫn về kinh phí thực hiện như trênØKhoản 3 Điều 5: Thẩm quyền quyết định chuyển mụcđích sử dụng đất chuyên trồng lúa nước:-       “Trường hợp chuyển đất chuyên trồng lúa nước sang sử dụngvào mục đích phi nông nghiệp theo quy định tại khoản 3 Điều 4 của Nghị địnhnày, Ủy ban nhân dân các tỉnh,thành phố trực thuộc Trung ương phải báo cáo Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xemxét, trình Thủ tướng Chính phủ cho phép trước khi Ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền quyết địnhviệc chuyển mục đích sử dụng đất.”
ØKhoản 1 Điều 7:-       “Thựchiện đúng các quy định về điều kiện chuyển mục đích sử dụng đất trồng lúa tại Điều5 của Nghị định này.”
ØKhoản 4 Điều 7: -       “Khichuyển đất trồng lúa sang sử dụng vào mục đích phi nông nghiệp, nếu chủ đầu tưkhông thực hiện dự án, thực hiện dự án không đúng tiến độ để đất hoang hóa sẽ bịthu hồi theo quy định của pháp luật về đất đai.”
ØKhoản 2 Điều 8: Bảovệ và cải tạo nâng cao chất lượng đất trồng lúa-       Tổ chức, cá nhân được Nhà nước giao, cho thuê đất đểsử dụng vào mục đích phi nông nghiệp từ đấtchuyên trồng lúa nước theo quy định tại Khoản 3 Điều 4 Nghị định này, phải có phương án sử dụng lớp đất mặt thuộctầng canh tác đượccấpcóthẩmquyền phêduyệt,đểcảitạo các vùngđấttrồng lúa kémchất lượng, đất trồng trọtkhác tại địa phương; hoặc nộp kinh phí để tổ chức thực hiện phương án nêutrên tại địa phương khác theo hướng dẫn của BộTài chính và Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
ØKhoản 2 Điều 9: Phát triển quỹ đất trồng lúa-       Tổ chức, cá nhân được Nhà nước giao, chothuê đất để sử dụng vào mục đích phi nông nghiệp từ đất chuyên trồng lúa nước theoquy định tại Khoản 3 Điều 4 Nghị định này, phảicó phương án thực hiện khai hoang, phục hóa, cải tạo đất lúa khác thành đấtchuyên trồng lúa nước được cấp có thẩm quyền phê duyệt, để bổ sung diệntích đất chuyêntrồng lúa nước bị mất tại địa phương; hoặc nộp kinh phí để tổ chức thực hiện phương án nêu trên tại địa phươngkhác theo hướng dẫn của Bộ Tài chính và Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

=> Như vậy là điểm khác so với trước đây là: ngoài việc GPMB + hổ trợ ổn định đời sống sản xuất, tái định cư thì CĐT dự án còn phải tiến hành hổ trợ chi phí khai hoang vùng đất mới, đền bù lớp đất hữu cơ (lớp mặt đất trồng lúa). Do đó chi phí đầu tư sẽ cao hơn nhiềuVì vậy các Chủ đầu tư cần phải cân nhắc về Quyết định dầu tư của mình hơn trước.(Trích Nghị định)

ducthangk4 Tại 28/8/2013 17:27

rất hữu ích.Cảm ơn
trang: [1]
Phiên bản đầy đủ: Nghị định 42/2012/NĐ-CP - Điểm mới về quản lý, sử dụng đất trồng lúa và thành