nath.pleiku Tại 24/4/2017 09:28

[hỏi] Chi phí bảo hiểm xây dựng công trình theo TT 329/2016/TT-BTC

Em xin hỏi các cao thủ anh chị một vấn đề về bảo hiểm xây dựng công trình theo thông tư 329/2016/TT-BTC như sau ạ, mong được các anh chị em chỉ bảo:- Theo nghị định 119/2015/NĐ-CP ngày 13/11/2015 “Quy định bảo hiểm bắt buộc trong hoạt động đầu tư xây dựng”, chương II, mục 1, điều 4, điểm 1b:
Các công trình đầu tư XD có ảnh hưởng lớn đến MT thuộc danh mục dự án phải thực hiện đánh giá tác động môi trường tại phụ lục III Nghị định 18/2015/NĐ-CP ngày 14/02/2015 của Chính phủ quy định về quy hoạch bảo vệ MT, đánh giá MT chiến lược, đánh giá tác động MTvà kế hoạch bảo vệ MT và văn bản sửa đổi, bổ sung, thay thế (nếu có) thì:
STT20, nhóm các công trình về giao thông:
+ Tất cả đối với đường ô tô cao tốc, đường ô tô từ cấp I đến cấp III, đường sắt, đường sắt trên cao, từ 50Km trở lên đối với đường cấp IV miền núi: phải có bảo hiểm bắt buộc trong hoạt động đầu tư XD.

- Tuy nhiên, theo thông tư 329/2016/TT-BTC ngày 26/12/2016, phụ lục 7 biểu phí bảo hiểm, phụphí bảo hiểm, mức khấu trừ bảo hiểm công trình trong thời gian XD, STT 4:
+ Công trình giao thông, mục 4.1 đường bộ: thì chỉ có phí bảo hiểm, mức khấu trừ của đường ô tô cao tốc, đường ô tô đường trong đô thị từ cấp I trở lên, đường cấp IV miền núi từ 50Km trở lên.

==> Vậy tôi xin hỏi, đường ô tô, đường trong đô thị cấp II, cấp III có thuộc danh mục phải có bảo hiểm bắt buộc hay không, và mức phí, phụ phí,mức khấu trừ bảo hiểm là bao nhiêu?

Mong các anh chị em chỉ bảo thêm!

fubi Tại 24/4/2017 13:17

Chốt lại điều bạn cần hỏi là:
- Đường ô tô, đường trong đô thị cấp II, cấp III có thuộc danh mục phải có bảo hiểm bắt buộc hay không, và mức phí, phụ phí,mức khấu trừ bảo hiểm là bao nhiêu?

Chia sẻ với bạn:
- Ở đây chắc bạn hỏi là bảo hiểm công trình trong thòi gian xây dựng.
Nếu vậy đọc điều khoản sau trong nghị định 119/2015/NĐ-CP:
Điều 4. Đối tượngphải mua bảo hiểm bắt buộc trong hoạt động đầu tư xây dựng1. Trừ các công trình liên quan đếnquốc phòng, an ninh và bí mật nhà nước, chủ đầu tư hoặc nhà thầu trong trường hợpphí bảo hiểm công trình đã được tính vào giá hợp đồng phải mua bảo hiểm côngtrình trong thời gian xây dựng đối với các công trình sau:a) Công trình, hạng mục công trình cóảnh hưởng đến an toàn cộng đồng quy định tại Phụ lục II Nghị định số46/2015/NĐ-CP ngày 12 tháng 5 năm 2015 của Chính phủ về quản lý chất lượng và bảotrì công trình xây dựng và văn bản sửa đổi, bổ sung, thay thế (nếu có);b) Công trình đầu tư xây dựng có ảnhhưởng lớn đến môi trường thuộc danh mục dự án phải thực hiện đánh giá tác độngmôi trường theo quy định tại Phụ lục II và Phụ lục III Nghị định số18/2015/NĐ-CP ngày 14 tháng 02 năm 2015 của Chính phủ quy định về quy hoạch bảovệ môi trường, đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường vàkế hoạch bảo vệ môi trường và văn bản sửa đổi, bổ sung, thay thế (nếu có);c) Công trình có yêu cầu kỹ thuật đặcthù, điều kiện thi công xây dựng phức tạp theo quy định của pháp luật về xây dựngvà pháp luật khác có liên quan.2. Nhà thầu tư vấnphải mua bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp tư vấn đầu tư xây dựng đối với côngviệc khảo sát xây dựng, thiết kế xây dựng của công trình xây dựng từ cấp II trởlên.3. Nhà thầu thicông xây dựng phải mua bảo hiểm đối với người lao động thi công trên công trường
Dùng phương pháp loại trừ:
1. Xem "đường trong đô thị cấp II, cấp III" có thuộc danh mục a ở điều trên hay không? Tra phụ lục 2 Nghị định 46 thấy:
DANH MỤC CÔNG TRÌNH, HẠNG MỤC CÔNGTRÌNH CÓ ẢNH HƯỞNG ĐẾN AN TOÀN CỘNG ĐỒNG đối với đường bộ chỉ có:

   

CÔNG TRÌNH GIAO THÔNG
IV.1Đường bộĐường ô tô cao tốcMọi cấp
Đường ô tô, đường trong đô thịCấp I trở lên

==> Tức "đường trong đô thị cấp II, cấp III" không rơi vào mục a của Điều 4 nói trên.

2. Xem "đường trong đô thị cấp II, cấp III" có rơi vào Công trình đầu tư xây dựng có ảnhhưởng lớn đến môi trường thuộc danh mục dự án phải thực hiện đánh giá tác độngmôi trường theo quy định tại Phụ lục II và Phụ lục III Nghị định số18/2015/NĐ-CP:
Thông tin bạn cấp không đủ để dò đối chiếu so với danh mục quy định trong 2 phụ lục này của Nghị định 15.
Vì vậy trên cơ sở thông tin đầy đủ, bạn tự đối chiếu xem có rơi vào trường hợp này không nhé.

3. Xem "đường trong đô thị cấp II, cấp III" có rơi vào trường hợp c) Công trình có yêu cầu kỹ thuật đặcthù, điều kiện thi công xây dựng phức tạp theo quy định của pháp luật về xây dựngvà pháp luật khác có liên quan:
- Thông tin bạn cấp không đủ để dò đối chiếu.
Vì vậy trên cơ sở thông tin đầy đủ, bạn tự đối chiếu xem có rơi vào trường hợp này không nhé.

Tóm lại:
- Nếu bạn loại trừ được hết 3 trường hợp trên thì sẽ không phải mua bảo hiểm bắt buộc trong thời gian xây dựng công trình: tức mua cũng được, không mua cũng được.

P/s:
- Tuy nhiên theo kinh nghiệm "đường trong đô thị cấp II, cấp III" không có gì phức tạp thì thuộc trường hợp không bắt buộc mua bảo hiểm trong thời gian xây dựng công trình.

nath.pleiku Tại 26/4/2017 07:09

fubi gửi lúc 24/4/2017 13:17
Chốt lại điều bạn cần hỏi là:
- Đường ô tô, đường trong đô thị cấp II, cấp III...
cám ơn anh nhiều ạ, em cũng đã đọc điều 4 của nghị định 119/2015/nđ-cp và đối chiếu với phụ lục ii của nghị định 18/2015/nđ-cp danh mục các dự án phải thực hiện đánh giá tác động môi trường thấy vấn đề nên em mới hỏi ạ. tại phụ lục ii nghị định 18, phần nhóm các dự án về giao thông stt 20 thì dự án xd đường ô tô cao tôc, đường ô tô từ cấp i đến cấp iii, đường cấp iv miền núi từ 50km trở lên thì phải đánh giá tác động môi trường, do đo suy ra là đường ô tô cấp ii, cấp iii cần mua bảo hiểm bắt buộc. tuy nhiên trong phụ lục 7 của tt329 thì lại không có biểu phí, phụ phí, mức khấu trừ của đường ô tô cấp ii, cấp iii. vì vậy em không hiểu là cuối cùng có phải tính phí bảo hiểm này hay không, mà nếu có thì tính theo mức nào ạ.

huulucxd Tại 23/6/2017 14:38

các anh chị có thể lấy 1 công trình cụ thể hướng dẫn tra hệ số đó đưa vào dự toán tính cụ thể với! hay chỉ lấy phụ lục 7 là đủ còn lại phụ 8, 9 để ký hợp đồng trong quá trình thực hiện xảy ra rủi ro như vậy có đúng ko! xin chỉ thêm.

tran.hao.7640 Tại 21/7/2017 08:50

huulucxd gửi lúc 23/6/2017 14:38
các anh chị có thể lấy 1 công trình cụ thể hướng dẫn tra hệ số đó đưa vào dự to ...

nói chung là luật của VN mình hướng dẫn chung chung không biết đường nào mà lần

monserai Tại 4/10/2017 11:40

huulucxd gửi lúc 23/6/2017 14:38
các anh chị có thể lấy 1 công trình cụ thể hướng dẫn tra hệ số đó đưa vào dự to ...

Giả sử mình có công trình trường học, cấp 3, không có tầng hầm, xây dựng tại Hồ Chí Minh, có:
- Chi phí xây dựng trước thuế = 58 (tỷ đồng)
- Chi phí thiết bị trước thuế = 2 (tỷ đồng)

Phí bảo hiểm công trình = 0.08% * (58 tỷ + 2 tỷ) = 48 (triệu đồng)
Phụ phí bảo hiểm công trình = (0.03% + 0.01 %) * (58 tỷ + 2 tỷ) = 24 (triệu đồng)
Mức khấu trừ bảo hiểm công trình = (175 + 45)/1.1 = 200

Chú thích mức khấu trừ: Vì 58 tỷ + 2 tỷ = 60 tỷ. Tra theo mục c phụ lục 7 trang 21, khấu trừ M, lấy nội suy giữa 20 tỷ và 100 tỷ nên được 175 triệu và 45 triệu
Chia 1/1 vi lấy trước thuế

=> Chi phí bảo hiểm công trình trong thời gian xây dựng = 48 + 24 + 200 = 272 (triệu đồng).

Mình hiểu vậy không biết có đúng không (phân vân ở mức khấu trừ công trình). Các bạn cho ý kiến nha!

daodu1993 Tại 6/10/2017 08:09

Mình nghĩ là tất cả các công trình đều nên mua bảo hiểm. mình có trích dẫn 1 câu hỏi ntn
"Chi tiết câu hỏi :
Tôi muốn hỏi: Theo Thông tư 329/2016/TT-BTC, công trình đê điều, kè bờ sông, bờ biển có chiều dài từ 1.000m trở lên thì phí bảo hiểm 1% giá trị công trình, vậy công trình kè có chiều dài dưới 1.000m thì phí bảo hiểm tính như thế nào?
Bộ Tài chính trả lời vấn đề này như sau:
Đề nghị ông Tuấn xác định rõ công trình xây dựng có thuộc đối tượng phải mua bảo hiểm bắt buộc trong hoạt động đầu tư xây dựng theo quy định tại Khoản 1, Điều 4 Nghị định số 119/2015/NĐ-CP ngày 13/11/2015 của Chính phủ quy định bảo hiểm bắt buộc trong hoạt động đầu tư xây dựng hay không.
Trường hợp công trình xây dựng không thuộc đối tượng phải mua bảo hiểm bắt buộc trong hoạt động đầu tư xây dựng thì thực hiện theo quy định tại Khoản 7, Điều 3 Nghị định số 119/2015/NĐ-CP.
Trường hợp công trình xây dựng thuộc đối tượng phải mua bảo hiểm bắt buộc trong hoạt động đầu tư xây dựng, thì theo Khoản 1, Điều 15 Thông tư số 329/2016/TT-BTC quy định phí bảo hiểm và thanh toán phí bảo hiểm:"
P/s: Nghĩa là nếu ko thuộc diện bắt buộc thì thuộc diện khuyến khích mua, mà đã cho khuyến khích thì CĐT nào ngu zì mà ko mua cho an toàn. Vấn đề là những diện ko có hệ số trong 329 thì tính hệ số trong chi phí bảo hiểm vận dụng như thế nào, bác nào có kinh nghiệm thẩm định chia sẽ dùm.

trieuducphu Tại 7/12/2017 18:06

Sẵn đây mình cũng hỏi chút.
Mình có công trình nhỏ không thuộc đối tượng phải mua bảo hiểm bắt buộc theo Nghị định 119 và thông tư 329. Tuy nhiên trong dự toán phê duyệt lại tính gồm bảo hiểm vào. Giờ mình làm kế hoạch thì có bỏ chi phí đó ra được không? Nếu giữ nguyên vẫn mua bảo hiểm theo dự toán được duyệt thì có sai quy định không?

daodu1993 Tại 8/12/2017 08:05

trieuducphu gửi lúc 7/12/2017 18:06
Sẵn đây mình cũng hỏi chút.
Mình có công trình nhỏ không thuộc đối tượng phải mua ...

nếu ko thuộc diện bắt buộc thì thuộc diện khuyến khích mua tại Khoản 7, Điều 3 Nghị định số 119/2015/NĐ-CP . mà đã cho khuyến khích thì CĐT nào ngu zì mà ko mua cho an toàn. bác cứ zữ nguyên như theo dự toán được duyệt và xem lại hệ số được duyệt là phù hợp hay chưa và có kế hoạch mua bảo hiểm bình thường ko có zì sai cả.

doll.cloth Tại 15/1/2018 09:42

daodu1993 gửi lúc 6/10/2017 08:09
Mình nghĩ là tất cả các công trình đều nên mua bảo hiểm. mình có trích dẫn 1 câu h ...

bạn ơi cho mình hỏi. Với công trình hạ tầng kỹ thuật: đường, mương thoát nước với tổng dự án là 30 tỷ. Cho e hỏi là nếu mua bảo hiểm thì nên tính vào dự toán là số tiền bh là bnhieu và mức phí là bao nhiêu. E tìm đọc thông tư 329 mà chưa hiểu rõ lắm xin được chỉ giáo ạ!. E cảm ơn!

vanhaixd Tại 15/1/2018 10:46

monserai gửi lúc 4/10/2017 11:40
Giả sử mình có công trình trường học, cấp 3, không có tầng hầm, xây dựng tại Hồ...

Chi phí bảo hiểm công trình trong thời gian xây dựng chỉ bao gồm phí bao hiểm cơ bản + phụ phí bảo hiểm công trình thôi bạn ạ.
Mức khấu trừ để thể hiện giá trị của đơn vị mua bảo hiểm phải chi trả trong trường hợp xảy ra rủi ro, phần còn lại sẽ do đơn vị cung cấp dịch vụ bảo hiểm chi trả.

pjicosaigon Tại 24/2/2018 22:07

monserai gửi lúc 4/10/2017 11:40
Giả sử mình có công trình trường học, cấp 3, không có tầng hầm, xây dựng tại Hồ...

Phí bảo hiểm công trình xây dựng = 48 + 24= 72 triệu.
Về mức khấu trừ : 200 triệu đồng. Đây là mức trách nhiệm mà chủ đầu tư sẽ phải chịu trong mỗi trường hợp xảy ra rủi ro.
Ví dụ :
1. Với thiệt hại công trình 500 triệu đồng. Bảo hiểm chi trả 300 triệu đồng, chủ đầu tư chiu 200 triệu đồng.
2. Với thiệt hai công trình 200 triệu đồng. Bảo hiểm sẽ không lập hồ sơ bồi thường, phần tổn thật chủ đầu tư tự chịu.
Bạn có thể tham khảo thêm phí bảo hiểm xây dựng nhà ở ở đây : https://baohiemxangdau.net/bao-hiem-cong-trinh-xay-dung-hcm.html

monserai Tại 26/4/2018 15:14

pjicosaigon gửi lúc 24/2/2018 22:07
Phí bảo hiểm công trình xây dựng = 48 + 24= 72 triệu.
Về mức khấu trừ : 200 triệu đ ...

Chào bạn, vậy khi mình lập dự toán chi phí bảo hiểm có mức khấu trừ bảo hiểm công trình không?

pjicosaigon Tại 4/9/2018 20:52

monserai gửi lúc 26/4/2018 15:14
Chào bạn, vậy khi mình lập dự toán chi phí bảo hiểm có mức khấu trừ bảo hiểm công ...

Dạ.
Mình nên đưa mức khấu trừ vào dự toán để chủ đầu tư biết về mức khấu trừ luôn nha anh.
Cảm ơn anh.
trang: [1]
Phiên bản đầy đủ: [hỏi] Chi phí bảo hiểm xây dựng công trình theo TT 329/2016/TT-BTC