XD360 KÍNH CHÚC CHO MỌI NHÀ VẠN SỰ AN LÀNH!

Phần mềm ôn thi sát hạch chứng chỉ hành nghề xây dựng

 Quên mật khẩu
 Đăng ký mới
Anh Trần HòeBùi Quốc Hưng
Xem: 7934|Trả lời: 7
In Chủ đề trước Tiếp theo
Thu gọn cột thông tin

[Hỏi] Quy đinh tỉ lệ khảo sát bình đồ

[Lấy địa chỉ]

Hãy đăng nhập để có nhiều chức năng hữu dụng hơn và xem ảnh rõ hơn!

Bạn phải đăng nhập để xem được nội dung, nếu bạn chưa có tài khoản? hãy Đăng ký mới

x
khảo sát địa hình để lập dự án khu dân cư diện tích 4haanh em có ai biết quy định, hay tiêu chuẩn nào để chọn tỉ lệ đo vẽ bình đồ giúp với ạ, khu vực này trước đây là trồng hoa màu, có thêm cây ăn trái nay quy hoạch lập dự án thành khu dân cư


Nằm trong bộ sư tập

www.xaydung360.vn XÂY TÂM, DỰNG TẦM CHUYÊN NGHIỆP

Đề cử
fubi Đăng lúc 1/8/2017 21:25 | Chỉ xem của tác giả
fubi gửi lúc 1/8/2017 21:17
Bạn đọc Luật quy hoạch đô thị và Nghị định 44/2015/NĐ-CP hướng dẫn về quy hoạch x ...

Đọc xong các quy định luật, bạn tham khảo thêm bài sau:

Quy Hoạch Chi Tiết Tỷ Lệ 1/2000 Và Quy Hoạch Chi Tiết Tỉ Lệ 1/500
Sau văn bản chấp thuận chủ trương, các dự án có quy mô lớn phải triển khai công tác quy hoạch: Quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/2000 và Quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/500.  

Quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/2000
Quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/2000 là b­ước triển khai của quy hoạch chung xây dựng đô thị, là cơ sở cho việc triển khai lập và quản lý quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/500. Quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/2000 phải phù hợp với quy hoạch chung xây dựng đô thị và do chính quyền địa phương tổ chức lập.
Quy hoạch chi tiết tỉ lệ 1/2000 thường do địa phương thực hiện. Tuy nhiên nếu các dự án mới ở các khu vực cho có quy hoạch 1/2000 thì các chủ đầu tư phải tự thực hiện theo văn bản chấp thuận chủ trương và quy hoạch chung của khu vực. Sau khi quy hoạch chi tiết tỉ lệ 1/2000 của dự án được phê duyệt, các cơ quan quản lý nhà nước sẽ cập nhập vào quy hoạch chung của khu vực.
Nội dung của công tác quy hoạch chi tiết tỉ lệ 1/2000 là lập các bản đồ không gian, kiến trúc cảnh quan, bản đồ tổng mặt bằng sử dụng đất, quy hoạch giao thông, các sơ đồ đơn tuyến hạ tầng kỹ thuật và cơ điện.
Trước khi thực hiện các công tác quy hoạch chi tiết, cần trình duyệt nhiệm vụ quy hoạch nêu rõ mục đích và cơ cấu phân khu chức năng của toàn bộ dự án.

Các hồ sơ trình duyệt trong giai đoạn quy hoạch chi tiết tỉ lệ 1/2000:     
* Trình duyệt nhiệm vụ quy hoạch 1/2000
     - Bản vẽ quy hoạch (A1 hoặc A0)
o   Bản đồ vị trí và giới hạn tỉ lệ 1/5000 – 1/25.000
o   Bản đồ khảo sát hiện trạng và địa hình tỉ lệ 1/2000.
o   Bản đồ quy hoạch cơ cấu phân khu chức năng .
     - Các văn bản pháp lý liên quan.
     - Thuyết minh Nhiệm vụ quy hoạch (A4)

    * Trình duyệt Quy hoạch chi tiết tỉ lệ 1/2000
     - Bản vẽ quy hoạch tỉ lệ 1/2000 (A1 hoặc A0)
o   Bản đồ vị trí và giới hạn tỉ lệ 1/10.000.
o   Bản đồ khảo sát hiện trạng kiến trúc, cảnh quan, hạ tầng kỹ thuật và đánh giá hiện trạng sử dụng đất xây dựng.
o   Bản đồ tổ chức không gian kiến trúc cảnh quan.
o   Bản đồ quy hoạch tổng mặt bằng sử dụng đất.
o   Bản đồ quy hoạch giao thông.
o   Bản đồ quy hoạch chỉ giới đường đỏ, chỉ giới xây dựng.
o   Bản đồ quy hoạch hạ tầng.
o   Bản đồ quy hoạch hệ thống cấp nước.
o   Bản đồ quy hoạch hệ thống cấp điện.
o   Bản đồ quy hoạch hệ thống thoát nước và vệ sinh môi trường.
o   Bản đồ quy hoạch tổng hợp đường dây đường ống.
        - Các văn bản pháp lý liên quan.
        - Thuyết minh tổng hợp Quy hoạch chi tiết tỉ lệ 1/2000 (A4).
        - Dự thảo tờ trình phê duyệt.

Thời gian chờ mỗi một cơ quan ban ngành xét duyệt các hồ sơ quy hoạch là 20 ngày làm việc. Tổng thời gian thực hiện công tác quy hoạch chi tiết tỉ lệ 1/2000 ( thực tế ) khoảng 4-6 tháng, sau khi có văn bản thuận chủ trương.

Quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/500
Quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/500 là triển khai và cụ thể hoá quy hoạch chi tiết xây dựng tỷ lệ 1/2000, là cơ sở để lập các dự án đầu tư­ xây dựng, cấp giấy phép xây dựng và quản lý đầu tư xây dựng theo quy hoạch. Quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/500 phải phù hợp với quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/2000.

Quy hoạch chi tiết tỉ lệ 1/500 có thể hiện quy hoạch phân lô và giao thông nội bộ chi tiết đến từng đơn nguyên. Phần Thiết kế đô thị với mặt bằng, mặt cắt, mặt đứng của các công trình hay các mẫu đơn nguyên cũng phải được thể hiện đầy đủ. Đi kèm với các hồ sơ bản vẽ quy hoạch chi tiết tỉ lệ 1/500 là bản Điều lệ xây dựng với các quy định chi tiết về các chỉ tiêu quy hoạch kiến trúc ( mật độ, chiều cao, khoảng lùi, hệ số sử dụng đất …) cho các công trình trong dự án.
Trong thuyết minh trình duyệt của hồ sơ quy hoạch chi tiết tỉ lệ 1/500 phải thể hiện một phần quan trọng là đánh giá tác động môi trường chiến lược của dự án đối với toàn dự án và cả khu vực xung quanh.

Các hồ sơ trình duyệt trong giai đoạn quy hoạch chi tiết tỉ lệ 1/500:      
*  Trình duyệt nhiệm vụ quy hoạch 1/500
        - Bản vẽ quy hoạch tỉ lệ 1/500 (A1 hoặc A0)
o   Bản đồ vị trí và giới hạn tỉ lệ 1/2000 – 1/10.000
o   Bản đồ khảo sát hiện trạng và địa hình.
o   Bản đồ quy hoạch cơ cấu phân khu chức năng.
o   Bản đồ quy hoạch giao thông.
         - Các văn bản pháp lý liên quan.
         - Thuyết minh Nhiệm vụ quy hoạch (A4).

         *  Trình duyệt Quy hoạch chi tiết tỉ lệ 1/2000
         - Bản vẽ quy hoạch tỉ lệ 1/500 (A1 hoặc A0).
o   Bản đồ vị trí và giới hạn.
o   Bản đồ khảo sát hiện trạng.
o   Bản đồ hiện trạng môi trường.
o   Bản đồ đánh giá môi trường chiến lược.
o   Bản đồ quy hoạch cơ cấu.
o   Bản đồ quy hoạch sử dụng đất.
o   Bản đồ quy hoạch cảnh quan.
o   Bản đồ quy hoạch san nền và thoát nước mưa.
o   Bản đồ quy hoạch giao thông.
o   Bản đồ quy hoạch hệ thống thoát nước thải và xử lý chất thải rắn.
o   Bản đồ quy hoạch hệ thống cấp nước.
o   Bản đồ quy hoạch hệ thống cấp điện.
o   Bản đồ quy hoạch hệ thống chiếu sáng đường và đèn giao thông.
o   Bản đồ quy hoạch hệ thống thông tin liên lạc.
o   Bản đồ quy hoạch hạ tầng.
o   Bản đồ quy hoạch đường đỏ và ranh xây dựng.
o   Bản đồ quy hoạch tổng hợp đường dây đường ống.
o   Bản vẽ thiết kế đô thị.
          - Các văn bản pháp lý liên quan.
          - Thuyết minh tổng hợp Quy hoạch chi tiết tỉ lệ 1/2000 (A4).
          - Điều lệ xây dựng.
          - Dự thảo tờ trình phê duyệt.

Thời gian chờ mỗi một cơ quan ban ngành xét duyệt các hồ sơ quy hoạch là 20 ngày làm việc. Tổng thời gian thực hiện công tác quy hoạch chi tiết tỉ lệ 1/500 ( thực tế ) khoảng 4-6 tháng, sau khi có văn bản thuận chủ trương.

Nếu dự án thực hiện cả quy hoạch 1/2000 và 1/500 thì giai đoạn trình duyệt quy hoạch chi tiết tỉ lệ 1/500 sẽ được rút ngắn hơn. Một số dự án có yêu cầu gấp về tiến độ, cơ quan quản lý nhà nước có thể cho phép bỏ qua giai đoạn quy hoạch chi tiết tỉ lệ 1/2000 để thực hiện quy hoạch chi tiết tỉ lệ 1/500 trên cơ sở chủ trương và các quy hoạch chung hiện có.
st.


Đánh giá

ý là khảo sát lập dự án đầu tư xây dựng hạ tầng san nền, đường, điện, nước cho khu dân cư (đã quy hoạch phân lô rồi)  Đăng lúc 1/8/2017 22:04

www.xaydung360.vn XÂY TÂM, DỰNG TẦM CHUYÊN NGHIỆP

2#
fubi Đăng lúc 1/8/2017 21:17 | Chỉ xem của tác giả
Bạn đọc Luật quy hoạch đô thị và Nghị định 44/2015/NĐ-CP hướng dẫn về quy hoạch xây dựng.

www.xaydung360.vn XÂY TÂM, DỰNG TẦM CHUYÊN NGHIỆP

4#
 Tác giả| fogpinguin Đăng lúc 2/8/2017 08:16 | Chỉ xem của tác giả
fubi gửi lúc 1/8/2017 21:25
Đọc xong các quy định luật, bạn tham khảo thêm bài sau:

Quy Hoạch Chi Tiết Tỷ Lệ 1/2 ...

bước này là khảo sát để lập dự án thiết kế 2 bước gồm san nền, đường giao thông, điện, nước cho 1 khu dân cư cụ thể. còn quy hoạch cả khu vực xung quanh thì có rồi

www.xaydung360.vn XÂY TÂM, DỰNG TẦM CHUYÊN NGHIỆP

5#
fubi Đăng lúc 2/8/2017 08:34 | Chỉ xem của tác giả
fogpinguin gửi lúc 2/8/2017 08:16
bước này là khảo sát để lập dự án thiết kế 2 bước gồm san nền, đường giao thôn ...

Ah vậy là công tác khảo sát địa hình1. vậy bạn phải thực hiện đúng các bước tuân thủ Nghị định quản lý chất lượng 46 của Chính Phủ:


                               
Đăng nhập/Đăng ký mở rộng


2. Khi khảo sát tuân thủ TCVN trong công tác trắc địa:
Tiêu chuẩn này quy định các yêu cầu kỹ thuật về đo vẽ bản đồ địa hình tỷ lệ lớn và trắc địa công trình, để cung cấp các dữ liệu chuẩn xác dùng trong thiết kế và thi công xây lắp, kiểm định, giám sát chất lượng các công trình xây dựng.
TCVN 9398:2012 Công tác trắc địa trong XDCT
0 Trả lời - 995 lượt xem


3. Tham khảo thêm kiến thức sau:

I. MỤC ĐÍCH KHẢO SÁT

- Xác định chính xác vị trí các hạng mục công trình.

- Đánh giá được cụ thể điều kiện địa hình tuyến cần khảo sát trên cơ sở đó đề xuất biện pháp thi công công trình.

- Xác định được tương đối chính xác khối lượng đào đắp công trình, phục vụ cho công tác thiết kế và thi công.

-Ngoài ra đối với các công trình quan trọng, trong quá trình thi công và khai thác công trình cũng cần phải quan trắc chuyển vị lún, nghiêng để đánh giá mức độ ổn định và có biện pháp khắc phục kịp thời nếu vượt quá giới hạn cho phép.

Với đội ngũ kỹ sư địa chất kinh nghiệm và công nhân tay nghề cao, Polycons chắc chắn sẽ mang đến cho khách hàng kết quả khảo sát có độ chính xác tin cậy nhất.

II.PHẠM VI KHẢO SÁT

  • Khảo sát địa hình:


Phạm vi khảo sát:

- Khống chế mặt bằng và khống chế độ cao.

- Đo bình đồ khu vực xây dựng.

- Đo trắc dọc, trắc ngang tuyến.

III. PHƯƠNG PHÁP KHẢO SÁT

1. Khảo sát địa hình:

a. Công tác khống chế cao độ:

- Từ các điểm cao độ quốc gia hệ Hòn Dấu, đo truyền cao độ về công trình bằng tuyến thủy chuẩn hạng 3, đo đi và khép về khỏang 5Km.

- Cao độ quốc gia sẽ được đo truyền lên tất cả các điểm khống chế tọa độ trong khu vực.

- Thiết bị đo: máy thủy chuẩn quang học Leica NA2, độ chính xác 0.7mm/Km (dùng với mia thường) hay máy thủy chuẩn điện tử Leica DNA03 độ chính xác 0.9mm/Km (dùng với mia thường). Mia thủy chuẩn 4m.

- Tuyến thủy chuẩn hạng 3 sẽ được đo đi và về, sai số khép vòng ≤ 10√L (mm), L là chiều dài tuyến tính bằng Km.

- Tính tóan bình sai chặt chẽ theo phương pháp PVV = min.

b. Công tác khống chế mặt bằng:

b.1. Đo nối tọa độ quốc gia hệ VN2000 :

- Đo lập 2 điểm tọa độ quốc gia hệ VN2000 bằng GPS, độ chính xác tương đương với đường chuyền cấp 1 .

- Thiết bị đo máy GPS 1 tầng số, thời gian đo 1 ca là ~ 1giờ , độ chính xác 5-10mm.

b.2. Xây dựng lưới khống chế tọa độ khu vực :

- Từ 2 điểm GPS , lập 1 lưới tọa độ khu vực gồm 4 điểm đường chuyền cấp 2, bao trùm lên tòan bộ khu vực.

- Thiết bị đo : Máy Tòan đạc điện tử Leica TC1800 , độ chính xác đo góc 1”, độ chính xác đo cạnh 2mm +2ppm. Máy được kiểm nghiệm hiệu chỉnh chính xác, gương được đặt trên bộ đế có chiếu điểm quang học gắn trên chân máy.

- Phương pháp đo : Góc đo 2 vòng (thuận và đảo kính) , cạnh được đo 2 lần , có đo đi và đo về. Sai số đo góc ≤ 12” , sai số khép cạnh tương đối đạt 1/10.000.

- Cấu tạo mốc khống chế : cây sắt ф10 , dài 1.2m đóng sâu xuống đất , trên mặt đổ 1 khối bê tông kích thước 30x30cm , dầy 20cm , mốc cao bằng mặt đất .

- Tính tóan bình sai chặt chẽ theo phương pháp PVV = min.

c. Đo vẽ bình đồ:

- Công tác đo bình đồ cao độ được thực hiện bằng máy Toàn đạc điện tử Leica TC405 , TC307.

- Các điểm chi tiết được đo bao gồm : đường, cột điện, cống, nhà , hàng rào… Điểm độ cao được đo trung bình ~5-10m/điểm. Các điểm địa hình và địa vật được vẽ theo ký hiệu bản đồ địa hình.

- Cao độ của hố ga, đáy cống trước mặt công trình:

- Bản vẽ hiện trạng của công trình sẽ được vẽ trên máy PC bằng phần mềm ACAD R2004.

d. Đo mặt cắt dọc:

Các điểm đo chi tiết thể hiện được sự thay đổi địa hình, địa vật của công trình; khoảng cách các điểm đo phải tuân thủ theo tiêu chuẩn, quy phạm; đối với địa hình đặc biệt hoặc có sự thay đổi đột ngột thì đo theo địa hình đó không phân biệt khoảng cách và phải phản ánh được chiều dài công trình, khoảng cách và vị trí các mặt cắt ngang, các đặc điểm chính của công trình vv…

e. Đo mặt cắt ngang:

Khoảng cách các điểm đo chi tiết không được vượt quá 2¸3m; với địa hình đặc biệt khoảng cách các điểm đo có thể ngắn hơn. Đối với địa hình đặc biệt hoặc có sự thay đổi đột ngột thì đo theo địa hình đó không phân biệt khoảng cách. Các điểm đo chi tiết thể hiện được sự thay đổi địa hình, địa vật và các đặc điểm chính của công trình vv…

Đặt máy tại các cọc đã được xác định trên tuyến tiến hành đo các mặt cắt ngang tuyến : chú ý hướng đo của các mặt cắt phải vuông góc với công trình cần khảo sát, thiết kế:

f. Đúc và chôn mốc cao độ:

Cứ 100m chôn một mốc cao độ. Kích thước của mốc: 12x12x40 cm

2. Thiết bị sử dụng phục vụ công tác khảo sát địa hình:

Máy móc và các thiết bị phục vụ công tác khảo sát đều phải được kiểm nghiệm, kiểm tra đảm bảo các yêu cầy kỹ thuật cho công tác khảo sát địa hình.

st.


Số người tham gia 3Thanked +6 Thu lại Lý do
ktspaul + 2 Thích bài này! Thanks!
maxnd92 + 2 Rất chuyên nghiệp! Thanks!
thuong2011 + 2 Rất chuyên nghiệp! Thanks!

Xem tất cả

www.xaydung360.vn XÂY TÂM, DỰNG TẦM CHUYÊN NGHIỆP

6#
 Tác giả| fogpinguin Đăng lúc 3/8/2017 08:04 | Chỉ xem của tác giả
fubi gửi lúc 2/8/2017 08:34
Ah vậy là công tác khảo sát địa hình1. vậy bạn phải thực hiện đúng các bước tu ...

a fubi cho em hỏi có cách nào, hay quy định nào để phân biệt được khảo sát bình độ các tỉ lệ khác nhau không ạ.
nếu tư vấn khảo sát bình đồ tỉ lệ 1/1000 mà in ra giấy bản vẽ tỉ lệ 1/500 (phóng to gấp 2 lần) thì làm sao biết được để thẩm tra ạ?

www.xaydung360.vn XÂY TÂM, DỰNG TẦM CHUYÊN NGHIỆP

7#
fubi Đăng lúc 3/8/2017 09:02 | Chỉ xem của tác giả
fogpinguin gửi lúc 3/8/2017 08:04
a fubi cho em hỏi có cách nào, hay quy định nào để phân biệt được khảo sát bình  ...

Khi vẽ bình đồ có 2 nội dung quan trọng:
- Lập lưới khống chế mặt bằng
- Lưới khống chế cao độ
Trong đó độ chính xác chi tiết sẽ phụ thuộc vào tỷ lệ bản đồ, nhất là lưu ý thông số "khoảng cao đều".

Nếu bạn là chuyên ngành đo vẽ bình độ (trắc đạt) bạn sẽ hiểu. Nôm na:
- Bạn nhìn và chụp hình con kiến với "tỷ lệ" con mắt máy ảnh bạn thấy thì dù có phóng to cỡ nào cũng như vậy mà thôi, k thấy rõ được gì đâu.
Nhưng bạn chụp bằng kính hiển vi thì lúc đó con kiến sẽ cho hình ảnh khác hoàn toàn.

Hiểu như bạn vẽ bằng tỷ lệ 1000 sau đó phóng to gấp đôi là ra tỷ lệ 500 là hiểu sai. Nó giống như kiểu chụp hình con kiến bằng máy ảnh mà nghĩ rằng khi phóng to ảnh lên sẽ có được hình ảnh "tinh vi" như ảnh chụp con kiến bằng kính hiển vi. Bạn nên đọc tiêu chuẩn như mình đã chia sẻ là hiểu cách đo vẽ bình đồ ra sao tùy theo tỷ lệ mà cách đo vẽ khác nhau.
* Mình không phải chuyên ngành "trắc đạt" nên chỉ hiểu và chia sẻ ở mức tổng thể nguyên lý vậy thôi. Còn chi tiết thì bạn cần đọc tài liệu và tiêu chuẩn chuyên ngành. Tốt nhất, chuyên nghiệp thì phải chuyên môn hóa. Phải có trình độ hiểu biết sâu sắc trong ngành đó thì mới thẩm định người ta.* Chia sẻ bài viết chuyên môn để bạn hiểu chi tiết hơn về cách đo vẽ tỷ lệ bình đồ khác nhau:


LƯỚI KHỐNG CHẾ MẶT BẰNG

I.2.1.  Lưới khống chế đo vẽ bản đồ tỉ lệ lớn
*
      
      
Cơ sở trắc địa để đo vẽ bản đồ tỉ lệ lớn là lưới trắc địa nhà nước các cấp hạng và lưới khống chế đo vẽ.
Trên khu vực thành phố và công nghiệp lưới trắc địa được thiết kế phải đảm bảo các chỉ tiêu sau:
-   Độ chính xác của mạng lưới khống chế ở cấp trên phải đảm bảo cho việc tăng dầy cho cấp dưới nhằm thoả mãn yêu cầu đo vẽ bản đồ tỉ lệ lớn nhất và các yêu cầu của công tác bố trí công trình.
-   Mật độ điểm khống chế phải thoả mãn các yêu cầu của tỉ lệ cần đo vẽ.
-  Đối với khu vực nhỏ nên sử  dụng hệ tọa độ độc lập (giả định);
*
Số  cấp hạng của mạng lưới tuỳ thuộc vào diện tích khu vực đo vẽ và được qui định theo bảng 1, hoặc đảm bảo độ chính xác tương đương.
*
Mật độ điểm khống chế gồm các điểm tam giác hạng IV, đườngchuyền cấp 1, cấp 2 để đo vẽ bản đồ địahình tỷ lệ 1/1000 ¸ 1/2000 ít nhất là 4 điểm /km2 trung bình từ 8 điểm ¸ 12 điểm/ 1 km2 ; để đo vẽ bản đồ tỷ lệ 1/500 mật độ điểm khống chế có thể lên tới 15 điểm ¸ 18 điểm /1km2 tuỳ theo mức độ xây dựng của khu vực.
*
Cơ sở độ cao được xây dựng dưới dạng độ cao hạng II, III, IV. Lưới hạng II được thành lập ở khu vực rộng có chu vi lớn hơn 40 km, chiều dài tuyến giữa các điểm nút không lớn hơn 10 km. Lưới được tăng dầy bằng các tuyến độ cao hạng III. Chiều dài tuyến hạng III được bố trí giữa các điểm hạng II không được vượt quá 15 km; chiều dài giữa các điểm nút không vượt quá 5 km. Lưới hạng III được tăng dầy bằng các tuyến độ cao hạng IV. Chiều dài tuyến bố trí giữa các điểm hạng II và III không được quá 5 km. Chiều dài tuyến giữa các điểm nút không được quá 2¸3 km. Các điểm hạng IV cách nhau 400m ¸ 500 m ở khu vực xây dựng và 1 km ở khu vực chưa xây dựng.
Bảng 1 - Diện tích khu vực đo vẽ
và các cấp hạng của mạng lưới khống chế
                     
Diện tích
đo vẽ
(km )
Khống chế
cơ sở
Khống chế
đo vẽ
Mặt bằng
Lưới
nhà nước
Tăng
dầy
Độ cao
Mặt bằng
   Độ cao
> 200
50 ¸ 200
10 ¸ 50
5 ¸ 10
2.5 ¸ 5
1 ¸ 2.5
         <1
II, III, IV
III, IV
IV
IV
_
_
_
1.2
1.2
1.2
1.2
1.2
2
-
II, III, IV
II, III, IV
III, IV
IV
IV
IV
Tam giác nhỏ, đường chuyền kinh vĩ
Thuỷ chuẩn kỹ thuật
*
Lưới khống chế đo vẽ mặt bằng thường được thành lập dưới dạng tam giác nhỏ, đường chuyền kinh vĩ hoặc giao hội góc, cạnh. Đối với khu vực chưa xây dựng, khi đo vẽ bản đồ tỉ lệ 1: 1000 và 1: 2000 cần thành lập từ 12 đến 16 điểm khống chế đo vẽ cho 1 km diện tích. Ở những khu vực đã xây dựng cần tiến hành khảo sát thực địa để xác định số lượng điểm khống chế cho phù hợp. Sai số vị trí điểm khống chế đo vẽ so với điểm khống chế cơ sở gần nhất không được vượt quá 0.1 mm trên bản đồ đối với vùng quang đãng; 0.15 mm trên bản đồ đối với vùng rậm rạp. Chiều dài cạnh của lưới khống chế đo vẽ có thể thay đổi theo yêu cầu về mật độ điểm và khả năng thông hướng giữa các điểm khống chế liên quan. Sai số trung bình vị trí mặt bằng của các địa vật cố định, quan trọng so với điểm khống chế đo vẽ gần nhất không vượt quá 0,3mm trên bản đồ; đối với địa vật không quan trọng không vượt quá 0,4mm trên bản đồ.
*
Độ cao của các điểm thuộc lưới khống chế đo vẽ thường được xác định bằng phương pháp thuỷ chuẩn kĩ thuật dưới dạng đo cao hình học hoặc đo cao lượng giác. Sai số độ cao của điểm khống chế đo vẽ so với điểm độ cao cơ sở gần nhất không được vượt quá 1/10 khoảng cao đều ở vùng đồng bằng và 1/6 khoảng cao đều ở vùng núi.
*
Khi đo vẽ ở khu vực đã xây dựng cần sử dụng bản đồ các loại tỉ lệ  1: 200; 1: 500  1: 1000 và sử dụng các phương pháp sau đây để đo vẽ chi tiết:
-  Phương pháp tọa độ cực;
-  Phương pháp giao hội góc, cạnh;
-  Phương pháp tọa độ vuông góc.
*
Khi đo vẽ ở khu vực chưa xây dựng cần sử dụng các bản đồ tỉ lệ 1: 500 ; 1: 1000   1: 2000 ; 1: 5000 và sử dụng các phương pháp sau đây để đo vẽ chi tiết:
-  Phương pháp toàn đạc;
-  Phương pháp đo cao bề mặt.
I.2.2.     Lưới khống chế thi công
*
Lưới khống chế thi công là một mạng lưới gồm các điểm có toạ độ được xác định chính xác và được đánh dấu bằng các mốc kiên cố trên mặt bằng xây dựng và được sử dụng làm cơ sở để bố trí các hạng mục công trình từ bản vẽ thiết kế ra thực địa. Lưới khống chế thi công được xây dựng sau khi đã giải phóng và san lấp mặt bằng.
*
Trước khi thiết kế lưới khống chế thi công cần nghiên cứu kỹ bản thuyết minh về nhiệm vụ của công tác trắc địa, yêu cầu độ chính xác cần thiết đối với việc bố trí công trình, phải nghiên cứu kỹ tổng mặt bằng công trình để chọn vị trí đặt các mốc khống chế sao cho chúng thuận tiện tối đa trong quá trình sử dụng và ổn định lâu dài trong suốt quá trình thi công xây lắp công trình.
*
Hệ toạ độ của lưới khống chế thi công phải thống nhất với hệ toạ độ đã dùng trong các giai đoạn khảo sát và thiết kế công trình. Tốt nhất đối với các công trình có quy mô nhỏ hơn 100 ha nên sử dụng hệ toạ độ giả định, đối với công trình có quy mô lớn phải sử dụng hệ toạ độ Nhà nước và phải chọn kinh tuyến trục hợp lý để độ biến dạng chiều dài không vượt quá 1/50.000 (tức là < 2mm/100m), nếu vượt quá thì phải tính chuyển
*
Khi điểm khống chế của lưới đã có trên khu vực xây dựng không đáp ứng được yêu cầu thì có thể chọn tọa độ 1 điểm và phương vị một cạnh của lưới đã có làm số liệu khởi tính cho lưới khống chế mặt bằng thi công công trình.
*
Tuỳ thuộc vào mật độ xây dựng các hạng mục công trình và điều kiện trang thiết bị trắc địa của các đơn vị thi công lưới khống chế phục vụ thi công có thể có các dạng chính như sau:
a.
b.
c.
Lưới ô vuông xây dựng: Là một hệ thống lưới gồm các đỉnh tạo nên các hình vuông hoặc các hình chữ nhật mà cạnh của chúng song song với các trục toạ độ và song song với các trục chính của công trình. Chiều dài cạnh hình vuông hoặc hình chữ nhật có thể từ 50m ¸ 100m; 100m ¸ 200m; 200m  ¸  400 m.
Lưới đường chuyền đa giác;
Lưới tam giác đo góc cạnh kết hợp.
*
Số bậc phát triển  của lưới khống chế mặt bằng thi công nên bố trí là 2 bậc: Bậc 1 là lưới tam giác hoặc đường chuyền hạng IV. Bậc 2 là lưới đường chuyền cấp 1. Đối với các hạng mục công trình lớn và đối tượng xây lắp có nhiều cấp chính xác khác nhau có thể phát triển tối đa là 4 bậc: Bậc 1 là lưới tam giác hoặc đường chuyền hạng IV. Bậc 2 là lưới đường chuyền cấp 1.Bậc 3 là lưới đường chuyền cấp
2 và bậc 4 là lưới đường chuyền toàn đạc.
*
Căn cứ vào yêu cầu độ chính xác bố trí công trình để chọn mật độ các điểm của lưới khống chế.
*
Lưới khống chế độ cao phục vụ thi công các công trình lớn có diện tích > 100 ha được thành lập bằng phương pháp đo cao hình học với độ chính xác tương đối với thuỷ chuẩn hạng III nhà nước . Đối với các mặt bằng xây dựng có diện tích < 100 ha lưới khống chế độ cao được thành lập bằng phương pháp đo cao hình học với độ chính xác tương đương với thuỷ chuẩn hạng IV nhà nước . Lưới độ cao được thành lập dưới dạng tuyến đơn dựa vào ít nhất hai mốc độ cao cấp cao hơn hoặc tạo thành các vòng khép kín. Các tuyến độ cao phải được dẫn đi qua tất cả các điểm của lưới khống chế mặt bằng. Lưới khống chế mặt bằng và độ cao cần phải được ước tính độ chính xác một cách chặt chẽ theo nguyên lý số bình phương nhỏ nhất. Trình tự đánh giá và kết quả đánh giá được nêu trong đề cương hoặc phương án kỹ thuật và phải được phê duyệt trước khi thi công.
*
Đặc trưng về độ chính xác của lưới khống chế mặt bằng và độ cao phục vụ xây lắp công trình được ghi trong bảng 2;
        
       Các mốc phải được đặt ở vị trí thuận lợi cho việc đặt máy và thao tác đo đạc và được bảo quản lâu dài để sử dụng trong suốt một thời gian thi công xây lắp cũng như sửa chữa và mở rộng sau này. Khi đặt mốc nên tránh các vị trí có điều kiện địa chất không ổn định, các vị trí yêu cầu các thiết bị có tải trọng động lớn, các vị trí gần các nguồn nhiệt.
       Vị trí các mốc của lưới khống chế mặt bằng phục vụ thi công phải được đánh dấu trên tổng bình đồ xây dựng .
*
Việc thành lập lưới khống chế mặt bằng phục vụ thi công xây lắp công trình là trách nhiệm của chủ đầu tư. Việc thành lập lưới phải được hoàn thành và bàn giao cho các nhà thầu chậm nhất là 2 tuần trước khi khởi công xây dựng công trình. Hồ sơ bàn giao gồm:
-
-
-
-
Sơ đồ lưới khống chế mặt bằng và độ cao (vẽ trên nền tổng bình đồ mặt bằng của công trình xây dựng);
Kết quả tính toán bình sai lưới khống chế mặt bằng;
Kết quả tính toán bình sai lưới khống chế độ cao;
Bảng thống kê toạ độ và độ cao của các điểm trong lưới.
        Sơ họa vị trí các mốc của lưới khống chế khi bàn giao phải lập biên bản và có chữ ký của cả bên giao và bên nhận. Mẫu biên bản bàn giao tài liệu được lập theo quy định trong tiêu chuẩn ngành 96 TCN 43-90.
Bảng 2 - Sai số trung phương khi lập lưới khống chế thi công
Cấp
chính
Đặc điểm
của đối tượng xây lắp
Sai số trung phương
khi lập lưới
xác
Đo
góc
     (")
Đo
cạnh
(tỷ lệ)
Đo chênh cao trên 1km thuỷ chuẩn
(mm)
1
2
3
4
6
1
Xí nghiệp, các cụm nhà và công trình xây dựng trên phạm vi lớn hơn 100 ha, từng ngôi nhà và công trình riêng biệt trên diện tích lớn hơn 100 ha
3"
1/25000
4
2
Xí nghiệp, các cụm nhà và công trình xây dựng trên phạm vi nhỏ hơn 100 ha, từng ngôi nhà và công trình riêng biệt trên diện tích từ 1ha đến 10ha.
5"
1/10000
6
3
Nhà  và công trình xây dựng trên diện tích < 1ha . Đường trên mặt đất và các đường ống ngầm trong phạm vi xây dựng.
10"
1/5000
10
4
Đường trên mặt đất và các đường ống ngầm ngoài phạm vi xây dựng.
30"
1/2000
15

st.




www.xaydung360.vn XÂY TÂM, DỰNG TẦM CHUYÊN NGHIỆP

Phiên bản Mobile|Phần mềm ôn thi sát hạch chứng chỉ hành nghề xây dựng  

Phần mềm dự toán xây dựng excel | Hướng dẫn lập dự toán xây dựng | Phần mềm tư vấn giám sát | Phần mềm quản lý chất lượng xây dựng |

Phần mềm ôn thi sát hạch chứng chỉ hành nghề xây dựng

Phần mềm ôn thi sát hạch chứng chỉ hành nghề Kiến Trúc sư

Phần mềm ôn thi sát hạch chứng chỉ hành nghề Đấu thầu

GMT+7, 19/4/2024 22:39 , Processed in 0.148610 second(s), 25 queries .

Powered by Discuz! X3.2

© 2001-2013 Kiso Comsenz Inc.