XD360 KÍNH CHÚC CHO MỌI NHÀ VẠN SỰ AN LÀNH!

Phần mềm ôn thi sát hạch chứng chỉ hành nghề xây dựng

 Quên mật khẩu
 Đăng ký mới
Anh Trần HòeBùi Quốc Hưng
Xem: 62435|Trả lời: 14
In Chủ đề trước Tiếp theo
Thu gọn cột thông tin

Chia tách nhà thầu liên danh thành 2 hợp đồng sau khi đã ký hợp đồng được không?

[Lấy địa chỉ]

Hãy đăng nhập để có nhiều chức năng hữu dụng hơn và xem ảnh rõ hơn!

Bạn phải đăng nhập để xem được nội dung, nếu bạn chưa có tài khoản? hãy Đăng ký mới

x
Mình gặp phải 1 tình huông như này, mong các bạn mổ sẻ vấn đề giúp nhé. Nếu các bạn có thêm các viện dẫn quy định của Nhà nước về xử lý tình huống thì càng tốt.
" 1 dự án đầu tư do ông A làm chủ đầu tư đã được cấp thẩm quyền phê duyệt có quy mô bao gồm 2 điểm thi công xây dựng độc lập (D1 và D2). do 1 số lý do, cấp quyết định đầu tư đã thu hồi 1 điểm (D2) và giao cho ông B làm chủ đầu tư.
Hiện tại, Ông A đã phê duyệt kết quả đấu thầu và ký kết HĐXD gói thi công xây lắp (D1+D2). Nhà thầu trúng thầu là Liên danh 3 nhà thầu X-Y-Z. Trong đó:
X-Z: thi công D1
Y-Z thi công D2.
Đã phân khai liên danh đầy đủ.
Cấp quyết định đầu tư đồng ý chủ trương:
- Tách 2 dự án độc lập. Ông A làm D1; ông B làm D2.
- Cho phép ông B giữ nguyên kết quả đấu thầu do ông A đã thực hiện, giao ông A ký phụ lục điều chỉnh HĐ, ông B ký HĐ mới.
Dự án D1 mới đã được cấp thẩm quyền phê duyệt Dự án và Kế hoạch đấu thầu (KHĐT chỉ gồm các gói chưa thực hiện chọn thầu, không bao gồm gói thi công xây lắp).
Vấn đề đặt ra khi B thực hiện ký HĐ mới lúc này:
- Do phạm vi công việc xây dựng chỉ liên quan đến 2 nhà thầu Y-Z, ko phụ thuộc vào ông X. Vậy ông B có được điều chỉnh tên nhà thầu ký kết HĐ là Liên danh nhà thầu Y-Z được không. Như vậy có vi phạm quy định Luật đấu thầu không. hay là phải ký với Liên danh X-Y-Z (ông X lúc này không có phải chịu trách nhiệm gì về D2).
Nếu Ông B muốn ký với Liên danh 2 nhà thầu thì phải thực hiện bổ sung những thủ tục pháp lý gì? Căn cứ thực hiện là như nào?
-----------------
Mong các bạn tham vấn giúp. Thanks!!!!

www.xaydung360.vn XÂY TÂM, DỰNG TẦM CHUYÊN NGHIỆP

2#
Bắc Đăng lúc 5/4/2013 14:05 | Chỉ xem của tác giả
Bạn nói khó hiểu quá..Phân tách ra thì phê duyệt lại từ đầu...Người quyết định đầu tư gì mà kỳ thế? Căn cứ đâu mà rút lại để chia cho ông B? Nếu sai từ đầu rồi thì đoạn sau giải quyết thế nào chẳng được (đều sai cả)

www.xaydung360.vn XÂY TÂM, DỰNG TẦM CHUYÊN NGHIỆP

3#
soixich_hp4 Đăng lúc 5/4/2013 14:37 | Chỉ xem của tác giả
Tình huống của bạn thì:
- Theo luật đầu thầu thì:
Điều 43. Hủy đấu thầu
1. Huỷ đấu thầu được áp dụng đối với một trong các trường hợp sau đây:
a) Thay đổi mục tiêu, phạm vi đầu tư đã được nêu trong hồ sơ mời thầu;
b) Có bằng chứng cho thấy bên mời thầu thông đồng với nhà thầu;
c) Tất cả hồ sơ dự thầu về cơ bản không đáp ứng được các yêu cầu của hồ sơ mời thầu;
d) Có bằng chứng cho thấy tất cả các nhà thầu có sự thông đồng làm ảnh hưởng đến lợi ích của bên mời thầu.
Điều 44. Trách nhiệm tài chính khi huỷ đấu thầu
2. Trường hợp hủy đấu thầu vì lý do thay đổi mục tiêu, phạm vi đầu tư thì chi phí đền bù do người có thẩm quyền quyết định và lấy từ chi phí của dự án. Trường hợp vì các lý do khác do lỗi của bên mời thầu gây ra thì cá nhân có liên quan thuộc bên mời thầu chịu trách nhiệm thanh toán.
Điều 66 NĐ85/2009. Hủy, đình chỉ, không công nhận kết quả lựa chọnnhà thầu
1. Hủy, đình chỉ hoặc khôngcông nhận kết quả lựa chọn nhà thầu là biện pháp của người có thẩm quyền để xửlý các hành vi vi phạm pháp luật về đấu thầu và các quy định khác của pháp luậtliên quan của chủ đầu tư, bên mời thầu, nhà thầu hoặc tổ chức, cá nhân kháctham gia hoạt động đấu thầu.

DO đó trường hợp của bạn: Bạn chỉ cần báo cáo lên người QĐ đầu tư xin ý kiến hủy kết quả đấu thầu và xin cách xử lý hoặc là cho đấu thầu lại hoặc là kí kết HĐ với  Y -Z. Vấn đề này người QĐ đầu tư sẽ Quyết định.

www.xaydung360.vn XÂY TÂM, DỰNG TẦM CHUYÊN NGHIỆP

4#
 Tác giả| nvquang118 Đăng lúc 5/4/2013 15:31 | Chỉ xem của tác giả

Vấn đề là người QĐ đầu tư đã chấp thuận cho giữ nguyên kết quả đấu thầu cũ do ông chủ đầu tư A đã phê duyệt.
Ông B đã trình duyệt dự án đối với D2 và KHĐT xong. tiếp theo chỉ ký HĐ với nhà thầu đã trúng thầu là xong. Chỉ có điều khi phân công công việc trong HĐ thì ông X ko có liên quan đến khối lượng thi công D2, nên ông B muốn ký với Liên danh 2 Nhà thầu để giảm các thủ tục sau này. Như vậy có vấn đề gì hay ko


nvquang118 trong 5/4/2013 15:45 đã trả lời thêm:
Có biện pháp nào khác hơn không bạn. mới đề xuất giữ nguyên kết quả đấu thầu để giảm bớt thủ tục, chi phí và đẩy nhanh tiến độ dự án. giừ lại đề xuất đấu thầu lại áh. thế thì chết

Đánh giá

thế bên bạn phải đề xuất lại thui. chứ nhà thầu X ko liên quan thì sao lại kí HĐ được  Đăng lúc 5/4/2013 15:36

www.xaydung360.vn XÂY TÂM, DỰNG TẦM CHUYÊN NGHIỆP

5#
fubi Đăng lúc 5/4/2013 15:49 | Chỉ xem của tác giả
Tóm tắt:
- Dự án duyệt gồm 2 điểm thi công độc lập D1 và D2 do ông A làm chủ đầu tư.
A đã thực hiện:
1. Tổ chức đấu thầu xong 2 gói D1, D2  và đã ký hợp đồng với nhà thầu liên danh 3 đơn vị X-Y-Z.
2. Trong hợp đồng:
- X-Z: thi công D1
- Y-Z thi công D2
Sau đó, Cấp thẩm quyền phê chuẩn tách CĐT:
- CĐT A quản lý D1
- CĐt B quản lý D2
- Giữ nguyên kết quả đấu thầu mà CĐT A đã thực hiện.
- CĐT A ký phụ lục hợp đồng điều chỉnh.
- CĐT B ký hợp đồng mới.
Sau khi tách CĐT, cấp có thẩm quyền phê duyệt dự án và kế hoạch đấu thầu (chỉ gồm các gói chưa thực hiện, k có gói xây lắp D1, D2)

Hỏi:
- Với gói D2: CĐT B ký hợp đồng với liên danh Y-Z có vi phạm luật đấu thầu không?
- Nếu Ông B muốn ký với Liên danh 2 nhà thầu thì phải thực hiện bổ sung những thủ tục pháp lý gì? Căn cứ thực hiện là như nào?(Viện dẫn luật càng tốt)

Tóm tắt là đuối, đang soạn tiếp thảo luận... cập nhật... Thanks tình huống rất hay!

Số người tham gia 1Thanked +1 Thu lại Lý do
nvquang118 + 1 Cảm ơn bác Tổng!

Xem tất cả

www.xaydung360.vn XÂY TÂM, DỰNG TẦM CHUYÊN NGHIỆP

6#
fubi Đăng lúc 8/4/2013 09:01 | Chỉ xem của tác giả
fubi gửi lúc 5/4/2013 15:49
Tóm tắt:
- Dự án duyệt gồm 2 điểm thi công độc lập D1 và D2 do ông A làm chủ đầu t ...

I. Về phía chủ dự án:
1. Gói thầu trúng thầu (và kể mời thầu) là 1 nhà thầu (cả liên danh) duy nhất. Việc chấm thầu cũng đã chỉ xét tổng năng lực của Nhà thầu tham gia chứ không chấm tách riêng từng gói thầu D1 và D2 (điều này bạn cần xác định lại có đúng như vậy hay không hay là mời đấu thầu 1 lần nhưng 2 gói chung vào 1 hồ sơ mời thầu nhé)
Khi ký hợp đồng cũng đã ký với 1 nhà thầu duy nhất này (nhà thầu liên danh X-Y-Z).

Sau khi đã ký hợp đồng thì pháp nhân, trách nhiệm, quyền lợi 2 bên phải tuyệt đối tuân theo Hợp đồng đã ký.

2. Nay CĐT đã bị tách ra làm 2 tức Chủ thể quản lý hợp đồng (pháp nhân) của bên A đã bị thay đổi. Còn pháp nhân bên B không thay đổi. Điều này phải hiểu đúng Luật như sau:
- Chỉ thay đổi pháp nhân hợp đồng đối với A, còn pháp nhân bên B và mọi nội dung điều khoản hợp đồng về trách nhiệm, quyền lợi của 2 bên là không hề thay đổi.
Chính vì vậy mà phía chủ dự án nên làm là:
- Điều chỉnh hợp đồng bằng 1 phụ lục hợp đồng được xác lập bởi CĐT B và nhà thầu liên danh (X-Y-Z) trong đó với nội dung cơ bản như sau:
+ Căn cứ quyết định của Người QĐ đầu tư ngày ....
+ Căn cứ Hợp đồng số ....
+  2 bên ký phụ lục hợp đồng với các nội dung sau:
     Các nội dung của hợp đồng (cũ) số ... không thay đổi trừ các nội dung sau
    + Thay đổi CĐT quản lý hạng mục D1: kể từ ngày.. do CĐT B quản lý. Mọi trách nhiệm của CĐT B (nêu trong hợp đồng) được thay bằng CĐT A. Mọi giao dịch thanh toán đều được xác lập bởi CĐT A đối với hạng mục D1.
    + CĐT B chịu trách nhiệm quản lý hạng mục D2 theo đúng nội dung hợp đồng đã ký kết.

Làm như vậy sẽ đảm bảo:

+ Hợp đồng không bị CĐT vi phạm đơn phương phá vỡ. Mà chỉ đơn giản là thay đổi pháp nhân quản lý phía CĐT mà thôi.
+ CĐT A vẫn quản lý D1.
+ CĐT B vẫn quản lý D2.

2. Ông B không thể ký liên danh với 2 nhà thầu Y-Z được. Vì về pháp lý, pháp nhân hợp pháp là liên danh 3 nhà thầu X-Y-Z. Tuy D1, D2 là 2 hạng mục độc lập nhưng đã tổ chức mời và chấm thầu X-Y-Z rồi thì không thể thay đổi pháp nhân. Nếu tách thì pháp nhân bị vô hiệu trước pháp luật. Ngoài ra, liên danh không chỉ chịu trách nhiệm riêng mà còn phải chịu trách nhiệm chung nữa. Nếu tách thì trách nhiệm chung này vô tình đã bị CĐT B tước bỏ.

www.xaydung360.vn XÂY TÂM, DỰNG TẦM CHUYÊN NGHIỆP

7#
 Tác giả| nvquang118 Đăng lúc 10/4/2013 15:44 | Chỉ xem của tác giả
fubi gửi lúc 8/4/2013 09:01
I. Về phía chủ dự án:
1. Gói thầu trúng thầu (và kể mời thầu) là 1 nhà thầu (cả l ...

Em có ý kiến thế này:
* Mục 1: em đồng ý với quan điểm của bác fubi.
* Mục 2: Khi Người Quyết định đầu tư phân tách dự án sẽ xảy ra như này:
- Đối với Dự án ban đầu do ông A làm chủ đầu tư:
         Do Quy mô dự án bị thay đổi -> ông A thực hiện điều chỉnh Dự án (do quy mô, địa điểm, tổng mức đầu tư... thay đổi) -> căn cứ quy mô xây dựng dự án đã điều chỉnh -> phạm vi công việc thực hiện hợp đồng cũ đã thay đổi -> Ông A ký phụ lục HĐ với nhà thầu về việc xác định điều chỉnh lại khối lượng và giá trị hợp đồng (cắt bỏ phạm vi điểm D2).
Theo em thì việc này không liên quan gì với ông chủ đầu tư B như giải pháp của bác.
- Đối với Dự án giao cho ông B làm chủ đầu tư:
        Ông B thực hiện lập dự án mới trình Người QĐ đầu tư phê duyệt -> sau khi phê duyệt dự án, dự toán công trình, căn cứ chủ trương của Người QĐ đầu tư chấp thuận kết quả đấu thầu ông A đã thực hiên, ông B thực hiện ký kết hợp đồng mới với nhà thầu đã trúng thầu (ông B ký với X-Y-Z).

Sẽ ko có vấn đề gì nếu giữ nguyên Nhà thầu là X-Y-Z ngoài vấn đề có 1 ông chễm trệ trong HĐ mà chả có việc gì để làm.

* Về Mục ông B có thể ký với Liên danh 2 nhà thầu được hay ko?
Theo em, giải pháp là: ông B xem xét lại năng lực tài chính, kinh nghiệm, kỹ thuật của Liên danh 2 nhà thầu Y-Z nếu đảm bảo thì báo cáo Cấp quyết định đầu tư cho phép ký HĐ với Liên danh 2 nhà thầu hay ko?
Các bác cho e xin ý kiến tiếp.

Số người tham gia 1Uy Tín: +5 Thưởng +5 Thanked +1 Thu lại Lý do
fubi + 5 + 5 + 1 Rất thực tiễn. Cám ơn!

Xem tất cả

www.xaydung360.vn XÂY TÂM, DỰNG TẦM CHUYÊN NGHIỆP

8#
fubi Đăng lúc 10/4/2013 16:16 | Chỉ xem của tác giả
nvquang118 gửi lúc 10/4/2013 15:44
Em có ý kiến thế này:
* Mục 1: em đồng ý với quan điểm của bác fubi.
* Mục 2: Khi N ...

- Nội dung 2:
Cách bạn nêu sẽ chỉ thỏa mãn khi Người quyết định đầu tư phân tách thành 2 dự án. Nhưng trường hợp này lại hoàn toàn khác:
+ Dự án không hề thay đổi. Vẫn là dự án ấy. Chỉ thay đổi 1 Chủ đầu tư thành 2 chủ đầu tư mà thôi. Mọi công việc đã thực hiện rồi thì Người quyết định đầu tư không hề thay đổi (kế hoạch đấu thầu điều chỉnh cũng thể hiện rõ điều này rồi: không thay đổi đối với gói thầu đã thực hiện).
+ Hơn nữa, với gói thầu D1+D2, pháp nhân hợp đồng đã xác lập. Không thể tự nhiên hủy bỏ hợp đồng với nhà thầu ngang xương bằng cách ông A đi lập lại dự án rồi lại phê duyệt, ký hợp đồng với thành phần của liên danh (X-Z). Rồi ông B lại đi ký hợp đồng lại với thành phần liên danh (Y-Z).
Điều này trái với Luật dân sự và trái luật đấu thầu. Bởi pháp nhân dù có làm cách gì đi nữa vẫn phải là: Chủ đầu tư - Nhà thầu liên danh (X-Y-Z).
Việc chủ đầu tư thay đổi 1 phần pháp nhân (ông A thành ông B)  đó là chuyện riêng của CĐT, không phải lỗi nhà thầu. Nên hợp đồng đã ký giữa CĐT với nhà thầu là không thể hủy bỏ hoặc thay thế bằng 1 hợp đồng khác theo kiểu như vậy.
Cách duy nhất và kín kẽ nhất trường hợp này, theo mình vẫn phải là: B ký phụ lục hợp đồng với X-Y-Z nêu rõ thay đổi trách nhiệm của CĐT là xong.
- Khi đã ký hợp đồng, không thể có kiểu hành xử đơn phương từ phía người quyết định đầu tư (tức bên A) để hủy hợp đồng đã ký để bắt nhà thầu ký lại hợp đồng khác trong khi nhà thầu không vi phạm lỗi gì cả. Quản lý kiểu mệnh lệnh hành chính, không tôn trọng hợp đồng đã ký là không chuyên nghiệp và vi phạm luật pháp trắng trợn, thể hiện sự xem thường nhà thầu đó.

Số người tham gia 1Uy Tín: +3 Thưởng +3 Thanked +1 Thu lại Lý do
nvquang118 + 3 + 3 + 1

Xem tất cả

www.xaydung360.vn XÂY TÂM, DỰNG TẦM CHUYÊN NGHIỆP

9#
 Tác giả| nvquang118 Đăng lúc 11/4/2013 09:17 | Chỉ xem của tác giả
fubi gửi lúc 10/4/2013 16:16
- Nội dung 2:
Cách bạn nêu sẽ chỉ thỏa mãn khi Người quyết định đầu tư phân tách ...

TÌnh huống ban đầu e đã nêu là:
- Người QĐ đầu tư cho phép: Tách thành 2 dự án độc lập (Dự án D1 và Dự án D2).
- Dự án D2 mới (Ông B làm chủ đầu tư) đã được cấp QĐ đầu tư phê duyệt Dự án và KHĐT.
Nên theo quan điểm của em thì là 2 phương án giải quyết như đã nêu trên.

Em chỉ thấy gợn lên vấn đề khi Ông B muốn hỏi: Có được phép tách thành viên liên danh để ký HĐ hay ko? Việc xem xét lại năng lực của 2 thành viên liên danh Y-Z rồi báo cáo trước khi ký HĐ có đúng quy định ko?
Nếu muốn ký với 2 thành viên thì ông B phải làm bổ sung thủ tục gì theo quy định.

www.xaydung360.vn XÂY TÂM, DỰNG TẦM CHUYÊN NGHIỆP

10#
fubi Đăng lúc 11/4/2013 09:21 | Chỉ xem của tác giả
nvquang118 gửi lúc 11/4/2013 09:17
TÌnh huống ban đầu e đã nêu là:
- Người QĐ đầu tư cho phép: Tách thành 2 dự án ...

1. Trong thông tin ban đầu bạn chưa nêu về việc dự án (D1D2) tách thành 2 dự án. Mà chỉ nói Gói thầu (D1-D2) tách thành 2 gói thầu D1 và D2 riêng biệt của cùng 1 dự án.
2. Dù có tách dự án thì:
- Khi đã ký hợp đồng, không thể có kiểu hành xử đơn phương từ phía người quyết định đầu tư (tức bên A) để hủy hợp đồng đã ký để bắt nhà thầu ký lại hợp đồng khác trong khi nhà thầu không vi phạm lỗi gì cả. Quản lý kiểu mệnh lệnh hành chính, không tôn trọng hợp đồng đã ký là không chuyên nghiệp và vi phạm luật pháp trắng trợn, thể hiện sự xem thường nhà thầu đó. Nếu nhà thầu kiện thì CĐt là người thua kiện.

3. Nếu Tách dự án nhưng bạn đã nêu rõ: Người QĐ đầu tư không thay đổi kế hoạch đấu thầu ban đầu. Vậy vẫn là 1 dự án đấy thôi?? Hơn nữa không hủy kết quả đã đấu thầu (kết quả gồm cả ký hợp đồng).

Vậy nên, không thể đơn phương phá hủy hợp đồng cũ rồi bắt nhà thầu ký hợp đồng mới với 1 người mới.

www.xaydung360.vn XÂY TÂM, DỰNG TẦM CHUYÊN NGHIỆP

11#
 Tác giả| nvquang118 Đăng lúc 11/4/2013 10:49 | Chỉ xem của tác giả
fubi gửi lúc 11/4/2013 09:21
1. Trong thông tin ban đầu bạn chưa nêu về việc dự án (D1D2) tách thành 2 dự án. Mà  ...

1. Tình huống em đã đưa ra là:
- Người quyết định đầu tư cho phép: Tách Dự án thành 2 dự án độc lập.
- Cho phép giữ nguyên kết quả đấu thầu cũ.

2. Việc giữ nguyên kết quả đấu thầu cũ là vẫn đảm bảo quyền lợi của Nhà thầu trúng thầu, đảm bảo mục tiêu: giảm chi phí thực hiện đấu thầu và thời gian không phải đấu thầu lại...
Nhà thầu trúng thầu vẫn thi công 2 điểm D1 và D2, vẫn việc ai người ấy làm, không làm suy giảm thiệt hại quyền lợi của Nhà thầu.
Việc tách thành viên liên danh cũng đảm bảo: các thành viên liên danh không bị giàng buộc, gây khó dễ bởi thành viên liên danh còn lại trong các thủ tục sau này -> Nhà thầu cũng thống nhất theo đó.
Như vậy, đó là đề nghị của các bên tham gia ký kết HĐ muốn thực hiện, ko phải là ép buộc đơn phương.
Tuy nhiên: nếu Chủ đầu tư thực hiện theo đề nghị đó có vi phạm quy định trong đấu thầu ko?
3. Theo quy định: QĐ phê duyệt Kế hoạch đấu thầu chỉ phê duyệt đối với các gói thầu chưa thực hiện lựa chọn nhà thầu.
Vì Người QĐ đầu tư cho phép giữ nguyên kết quả đấu thầu của gói thi công xây lắp. vậy nên, trong QĐ phê duyệt KHĐT cho dự án D2 mới (ông B làm chủ đầu tư) ko có kế hoạch đấu thầu cho gói thi công xây lắp.
Ông B chỉ có việc thương thảo với Nhà thầu đã trúng thầu để ký kết hợp đồng.
--------------------
Em nghĩ, diễn đàn là nơi trao đổi tham vấn các ý kiến tham gia giải quyết các tình huống.
Không phán xét như: Quản lý kiểu mệnh lệnh hành chính, không tôn trọng hợp đồng đã ký là không chuyên nghiệp và vi phạm luật pháp trắng trợn, thể hiện sự xem thường nhà thầu đó..
Có gì ko phải, bác bỏ quá cho em

www.xaydung360.vn XÂY TÂM, DỰNG TẦM CHUYÊN NGHIỆP

12#
fubi Đăng lúc 11/4/2013 14:02 | Chỉ xem của tác giả
nvquang118 gửi lúc 11/4/2013 10:49
1. Tình huống em đã đưa ra là:
- Người quyết định đầu tư cho phép: Tách Dự án t ...

Xin lỗi bạn về việc thảo luận nếu gây cho bạn sự hiểu nhầm là phán xét cá nhân bạn gây khó chịu. Nhưng ý mình là đang nêu quan điểm chung theo Luật.
Ngay sau khi 2 bên A-B ký hợp đồng thì đều bình đẳng trước pháp luật. CĐT k có quyền đơn phương ký Quyết định để căn cứ vào đó hủy bỏ hợp đồng đối với Nhà thầu trong khi nhà thầu k vi phạm lỗi gì cả. Những CĐt nào làm vậy chính là vi phạm trắng trợn luật pháp là theo nghĩa đó. Phương Tây không bao giờ có cách hành xử đơn phương mệnh lệnh như vậy. Vì pháp luật được thượng tôn để hành xử.
Tóm lại ý ở đây mình muốn nhấn mạnh NGUYÊN TẮC: đã ký hợp đồng rồi thì 2 bên phải tôn trọng hợp đồng và hành xử theo hợp đồng. Không bên nào có quyền đơn phương ra mệnh lệnh hành chính (quyết định) thay bằng hợp đồng khác để ký lại (kẻ cả trường hợp nội dung HĐ k hề thay đổi). Nếu chấp nhận điều này tức cũng có thể chấp nhận phía nhà thầu cũng có quyền ký quyết định hủy bỏ hợp đồng cũ và yêu cầu CĐt ký hợp đồng mới với nhà thầu khác do Liên danh X-Y-Z chỉ định.

Cụ thể dự án tình huống bạn nêu:
- Về pháp luật: danh chính ngôn thuận và pháp nhân (xác lập từ khi đấu thầu cho đến khi ký hợp đồng) là liên danh nhà thầu X-Y-Z. Ngoài trách nhiệm riêng (thực hiện gói D1 hay gói D2) thì họ còn phải chịu trách nhiệm chung cho cả gói thầu trước khi bị tách (gói thầu D1-D2). Chung ở đây còn có nghĩa, nếu giữa chừng thực hiện, có 1 nhà thầu nào đó trong liên danh bỏ của chạy lấy người thì 2 nhà thầu còn lại vẫn phải chịu trách nhiệm chung để xử lý, chứ không thể lúc ấy nói rằng: tôi không biết đâu. Ông kia chạy thì kệ ông ấy và kệ chủ đầu tư. Tôi chỉ biết làm phần tôi là xong. Chưa kể hợp đồng còn bắt nộp bảo lãnh thực hiện hợp đồng, bảo lãnh tiền tạm ứng. Mà số tiền này nhiều dự án thì cả 3 nhà thầu cùng góp chung tài khoản ngân hàng để cùng nộp. Bị tước thu thì CĐt tước thu qua số tiền chung này mà k cần biết đó là tiền của nhà thầu X hay Y hay Z.
Cách tách hợp đồng đã ký thành 2 hơp đồng mới ~ đồng nghĩa với việc CĐt đơn phương hủy hợp đồng cũ và xác lập hợp đồng mới với 2 nhà thầu mới (không còn là 1 nhà thầu liên danh X-Y-Z) nữa, và cũng đồng nghĩa là phá bỏ trách nhiệm chung của từng nhà thầu đối với gói D1-D2.  Điều này là trái luật.



www.xaydung360.vn XÂY TÂM, DỰNG TẦM CHUYÊN NGHIỆP

13#
 Tác giả| nvquang118 Đăng lúc 12/4/2013 12:34 | Chỉ xem của tác giả
cảm ơn ý kiến quan điểm của bác.
đúng là nhiều khi gặp phải cái tình huống dở khóc phải cười ko biết phải làm như nào như này bác ạ. Thôi thì cứ theo chủ trương rồi lựa mà làm theo quy định thôi bác fubi nhỉ


nvquang118 trong 15/4/2013 16:13 đã trả lời thêm:
Vấn đề là 1 cái đầu e suy nghĩ vấn đề chắc chắn là ko bằng cơ số cái đầu trong Diễn đàn nhà mình này cùng trao đổi bàn luận rồi. mỗi người mổ 1 cách sẽ ra cái cách hiệu quả nhất.
Chúc Diễn đàn Xaydung360 phát triển mạnh và phát huy hiệu quả!

Đánh giá

Rất hữu ích! Thanks!: 5.0
Rất hữu ích! Thanks!: 5
Đồng tình! Đây cũng chính là kết luận mà mình muốn nói tới. Thân ái và cảm ơn vì tình huống hay!  Đăng lúc 12/4/2013 13:49

www.xaydung360.vn XÂY TÂM, DỰNG TẦM CHUYÊN NGHIỆP

14#
TSy.NgVietHung Đăng lúc 17/4/2013 11:33 | Chỉ xem của tác giả
nvquang118 gửi lúc 12/4/2013 12:34
cảm ơn ý kiến quan điểm của bác.
đúng là nhiều khi gặp phải cái tình huống dở khó ...

Bạn tham khảo thêm về việc Thay đổi liên danh sau khi trúng thầu sẽ hiểu việc nếu chia tách hợp đồng liên danh sẽ vi phạm luật:


Hỏi:
            Trường hợp khi đàm phán ký hợp đồng nhà thầu liên danh đề nghị đưa nhà thầu khác vào thay thế nhà thầu rút khỏi liên danh? Chủ đầu tư chấp nhận có đúng Luật không?

Trả lời: Câu hỏi của Bạn liên quan đến thuật ngữ “NT liên danh” và trách nhiệm của NT này.

1. Về NT liên danh và trách nhiệm
Nói đến NT liên danh thì trước tiên cần hiểu thế nào là 1 NT. Theo Điều 4 Luật đấu thầu, NT là tổ chức, cá nhân có đủ tư cách hợp lệ theo quy định tại Điều 7, Điều 8 của Luật đấu thầu. Theo Điều 7, trường hợp NT là 1 tổ chức được coi là có đủ tư cách hợp lệ khi đáp ứng đủ 3 điều kiện. Một cách đơn giản đó là một pháp nhân (theo Luật dân sự) và tình trạng tài chính là bình thường. Một NT có đủ tư cách hợp lệ thì họ được quyền tham gia đấu thầu với tư cách là NT độc lập hoặc NT liên danh (Đ64 Luật đấu thầu). Khi họ thấy đủ khả năng cạnh tranh thì NT thường độc lập tham dự thầu. Trong Luật đấu thầu gọi đây là “NT độc lập”. Tham gia thầu với tư cách độc lập thường là phổ biến vì tự NT có thể quyết định mọi vấn đề liên quan tới đấu thầu mà không cần bàn bạc, thống nhất với ai. NT này chịu trách nhiệm tham gia đấu thầu, đứng tên dự thầu, ký kết và thực hiện HĐ nếu được lựa chọn. Trong Luật đấu thầu gọi đây là “NT chính” và quy ước gọi là “NT tham gia đấu thầu” (theo định nghĩa tại Đ4 Luật đấu thầu).
Các quy định trong Luật, NĐ, mẫu HSMT đều nhằm vào NT tham gia đấu thầu tức NT chính. Đã là NT chính thì phải có quyền và nghĩa vụ nêu ở Đ64, ở khoản 12, Đ4…. Trong số đó có nghĩa vụ ký HĐ với chủ Đầu tư. Đối với NT phụ thì hiện tại chưa có quy định trách nhiệm của NT này với chủ đầu tư bởi lẽ Luật nói rõ NT phụ không chịu trách nhiệm về việc tham gia đấu thầu, NT có thể thực hiện 1 phần công việc của gói thầu thông qua thỏa thuận hoặc HĐ ký với NT chính. Do vậy trong Luật mới quy định rằng “NT chính” chỉ được tham gia trong 1 HSDT đối với 1 gói thầu (Đ10). Như vậy là “NT phụ” thì có thể quan hệ, hợp tác với tất cả các “NT chính” trong 1 gói thầu, gần đây tham khảo các quy định ở một số nước và xuất phát từ thực tế, trong mẫu HSMT MSHH (TT05/BKH 10/02/2010 của Bộ KH&ĐT) có đề cập tới thuật ngữ “NT phụ quan trọng” tức là NT phụ cung cấp các thiết bị, vật tư chính quan trọng cho NT chính. Khi đó NT phụ quan trọng phải kê khai về năng lực, kinh nghiệm tương tự như NT chính.
Tuy nhiên có những gói thầu trị giá lớn, phức tạp 1 NT (có tư cách hợp lệ) không đủ sức tham gia hoặc giá chào không cạnh tranh thì NT này sẽ liên kết với 1 hoặc 1 số NT khác (cũng có tư cách hợp lệ) để cùng tham gia đấu thầu bằng cách phân chia với nhau về trách nhiệm thực hiện các công việc của gói thầu.
Cách tham gia đấu thầu như vậy ( gồm vài NT riêng lẻ ví dụ A+B) thì Luật đấu thầu gọi đấy là NT liên danh ( NT chính). Gọi là NT liên danh (A+B) tức là tham gia đấu thầu với tư cách là 1 NT ( không khác gì một NT độc lập). Do vậy NT liên danh ( NT chính) chịu trách nhiệm tham gia đấu thầu, đứng tên dự thầu, ký kết và thực hiện HĐ. Trong NĐ85/CP cho phép trong liên danh cử người đại diện ( người đứng đầu liên danh) thay mặt liên danh chịu trách nhiệm đứng tên mục HSMT, đại diện liên danh ký đơn dự thầu, nộp bảo đảm dự thầu, thương thảo hoàn thiện HĐ với điều kiện trong thỏa thuận liên danh ( theo mẫu nêu trong HSMT) đề cập tới nội dung này. Nhưng việc ký HĐ trong trường hợp NT liên danh trúng thầu thì Luật đấu thầu yêu cầu phải có chữ ký của tất cả các thành viên trong liên danh ( Đ46). Mà ký rồi ( với tư cách NT chính) mà sau đó không thực hiện là không được. Đ12 (Khoản 14) Luật đấu thầu, tiếp đó Đ65 NĐ85/CP nói rõ về việc xử phạt NT chính chuyển nhượng HĐ sau khi trúng thầu.

2. Trở lại tình huống của Bạn là trong thương thảo, hoàn thiện HĐ ( Bạn không nên dùng từ “ đàm phán HĐ” sẽ làm sai ý nghĩa) thì NT liên danh đề xuất thay thế thành viên này bởi thành viên khác? Minh họa cho tình huống của Bạn là NT liên danh dự thầu gồm A + B khi thương thảo, hoàn thiện HĐ thì họ muốn thay B bằng C.
Theo cách trình bày ở trên với lách A+B thì A cũng là NT chính và B cũng là NT chính. NT lách A+B là khác về bản chất NT liên danh A+C. Thay “A+B” bằng “A+C” tức là thay đổi tư cách dự thầu làm thay đổi nội dung cực kỳ quan trọng của HSDT. Do vậy, căn cứ quy định tại Đ12 Luật đấu thầu thì tại Đ65 NĐ85/CP quy định về việc NT cho NT khác sử dụng tư cách của mình để tham gia đấu thầu (sẽ bị xử lý cấm tham gia hoạt động đấu thầu): “ NT cho NT khác sử dụng tên, chữ ký, con dấu của mình; NT sử dụng đúng tên, chữ ký, con dấu của NT khác để tạo thành 1 liên danh tham gia đấu thầu, sau khi trúng thầu thì không thực hiện theo văn bản thỏa thuận liên danh”. Như vây, trong trường hợp của Bạn, NT liên danh A+B không thể được chấp nhận trở thành A+C. Tuy nhiên, trong thực tế mọi sự việc đều có nguồn gốc nên việc xử lý không thể máy móc như vừa nêu trên. Trường hợp tại thời điểm thương thảo, hoàn thiện HĐ, B không còn đủ năng lực như khi dự thầu thì đây là 1 lí do chính đáng để Chủ đầu tư xem xét chấp nhận một giải pháp hợp lý, thỏa đáng. Một trong các giải pháp là cho phép thay C vào vị trí B nhưng đảm bảo:
- Năng lực, kinh nghiệm của C đáp ứng trách nhiệm tương ứng của B trong liên danh.
- Các giải pháp kỹ thuật của C phải được đánh giá là đáp ứng yêu cầu của HSMT
Tất nhiên, thỏa thuận liên danh ban đầu phải được điều chỉnh, bổ sung theo cơ cấu mới.
Như vậy nếu không có lý do chính đáng thì việc rút lui của B là vi phạm pháp luật về đấu thầu vi phạm ( Đ12 Luật đấu thầu), sẽ không được chấp nhận lại bảo đảm dự thầu. Nhưng trong các mẫu HSMT MSHH, mẫu HSMT xây lắp đều quy định rằng. Trường hợp 1 thành viên trong liên danh vi phạm dẫn đến NT không được nhận lại bảo đảm dự thầu thì tất cả các thành viên trong liên danh đều bị tịch thu bảo đảm dự thầu. Bởi lẽ đã là NT liên danh thì Luật quy định ngoài trách nhiệm riêng còn phải có trách nhiệm chung. Làm như thế là để khi tìm hiểu tạo thành một liên danh dự thầu, các NT phải cẩn trọng, phải chọn những người bạn đồng hành đáng tin cậy cùng vui buồn chia sẻ.

Qua tình huống của Bạn cho thấy nếu Chủ đầu tư chấp thuận sự thay đổi thành viên trong liên danh mà họ không có lý do chính đáng thì đáng buồn quá vì như vậy là Chủ đầu tư còn chưa đủ năng lực đối với hoạt động lựa chọn NT. Hiện tại Chủ đầu tư được giao trách nhiệm toàn quyền xử lý các tình huống nhưng không có nghĩa Chủ đầu tư muốn làm gì thì làm, ( Luật số 38) thì Chủ đầu tư nên tham vấn các đơn vị Quản lý nhà nước về đấu thầu hoặc các chuyên gia có kinh nghiệm trước những vấn đề phức tạp, nhạy cảm trong lĩnh vực này. Xử lý mọi vấn đề trong đấu thầu là phải dựa theo các quy định của Luật pháp tức là phải hiểu, hiểu sâu sắc các quy định. Rõ ràng việc tập huấn nâng cao năng lực đấu thầu là vô cùng quan trọng.


Đánh giá

thế theo bác vấn đề này chốt hạ thế nào?????  Đăng lúc 17/4/2013 13:15

Số người tham gia 1Uy Tín: +3 Thưởng +3 Thanked +1 Thu lại Lý do
nvquang118 + 3 + 3 + 1 Rất kinh nghiệm. Xin cảm ơn!

Xem tất cả

www.xaydung360.vn XÂY TÂM, DỰNG TẦM CHUYÊN NGHIỆP

15#
maiduckhkt793 Đăng lúc 31/3/2017 08:45 | Chỉ xem của tác giả
TSy.NgVietHung gửi lúc 17/4/2013 11:33
Bạn tham khảo thêm về việc Thay đổi liên danh sau khi trúng thầu sẽ hiểu việc nếu chi ...

Xin chào.

Liên quan đến việc chia tách hợp đồng nhà thầu liên danh. Bên em cũng có vấn đề mong nhận được tư vấn của các bác.

Hợp đồng bên em - nhà thầu liên danh A+B với CĐT thi công một dự án cầu + đường gần nhau. Bên A làm phần cầu, B làm đường. A, B và CĐT cùng ký hđ. Hiện có vướng mắc liên quan đến giá trị hợp đồng là: có quyết định phê duyệt giảm khối lượng của bên B nhưng sau đó soát lại thì bị chênh so với thực tế nghiệm thu và CĐT với bên B chưa giải quyết xong. Sau đó bên A cũng có qđ phê duyệt điều chỉnh trượt giá 2 năm nhưng chưa thể ký PLHĐ được. Do vậy cho em hỏi có thể tách HĐ dự án ra làm 2 HĐ hoặc PLHĐ cầu và đường riêng lẻ, A ký riêng, B ký riêng để bên A có cơ sở thanh toán được không ạ?
Em xin cảm ơn !

www.xaydung360.vn XÂY TÂM, DỰNG TẦM CHUYÊN NGHIỆP

Phiên bản Mobile|Phần mềm ôn thi sát hạch chứng chỉ hành nghề xây dựng  

Phần mềm dự toán xây dựng excel | Hướng dẫn lập dự toán xây dựng | Phần mềm tư vấn giám sát | Phần mềm quản lý chất lượng xây dựng |

Phần mềm ôn thi sát hạch chứng chỉ hành nghề xây dựng

Phần mềm ôn thi sát hạch chứng chỉ hành nghề Kiến Trúc sư

Phần mềm ôn thi sát hạch chứng chỉ hành nghề Đấu thầu

GMT+7, 24/4/2024 12:41 , Processed in 0.151519 second(s), 31 queries .

Powered by Discuz! X3.2

© 2001-2013 Kiso Comsenz Inc.