XD360 KÍNH CHÚC CHO MỌI NHÀ VẠN SỰ AN LÀNH!

Phần mềm ôn thi sát hạch chứng chỉ hành nghề xây dựng

 Quên mật khẩu
 Đăng ký mới
Anh Trần HòeBùi Quốc Hưng
Xem: 15447|Trả lời: 10
Thu gọn cột thông tin

[Chuyên đề] Bảo trì công trình xây dựng

[Lấy địa chỉ]
TamMinhNguyen Đăng lúc 26/4/2012 19:47 | Xem tất |Chế độ đọc

Hãy đăng nhập để có nhiều chức năng hữu dụng hơn và xem ảnh rõ hơn!

Bạn phải đăng nhập để xem được nội dung, nếu bạn chưa có tài khoản? hãy Đăng ký mới

x
Công tác bảo trì công trình xây dựng đóng góp phần quan trọng trong sử dụng hiệu quả công trình. Bảo trì công trình là các công tác xây dựng tiến hành sau khi công trình đã bàn giao, đưa vào sử dụng nhằm khai thác công trình hết và vượt tuổi thọ dự tính. Công tác bảo trì nhằm duy trì những đặc trưng kiến trúc, công năng công trình đảm bảo công trình được vận hành và khai thác phù hợp yêu cầu của thiết kế trong suốt quá trình vận hành sử dụng.

          Công tác bảo trì công trình được chú ý từ lâu nhưng các đơn vị quản lý và sử dụng công trình có nhiều khó khăn cả khách quan lẫn chủ quan trong việc lập dự án bảo trì, mà nguyên nhân cơ bản là do nguồn vốn hạn hẹp. Mặt khác, tình trạng chung là khi chưa thấy rõ hư hỏng thì không bảo trì, điều này không khác gì thấy bệnh thì chữa chưa thấy thì không phòng. Nguyên nhân chủ quan cũng xuất phát từ tình hình thực tế, đó là các công trình ở tỉnh Yên Bái đa số là công trình cấp nhỏ, ít được chú trọng đến bảo trì theo quy định ngoại trừ một số công trình văn hóa, di tích được xếp hạng. Một điều đáng lưu ý nữa là những người sử dụng các công trình đại đa số không phải là chuyên ngành về xây dựng, về căn bản chưa nắm rõ tầm quan trọng của bảo trì công trình, trong khi các nhà thầu tư vấn thiết kế hầu hết không lập phương án bảo trì công trình theo quy định khi thiết kế.

Nhà nước quy định công việc bảo trì công trình xây dựng được thực hiện theo các cấp: duy tu bảo dưỡng, cấp sửa chữa nhỏ, cấp sửa chữa vừa và cấp sửa chữa lớn. Thời hạn bảo trì công trình được tính từ ngày nghiệm thu đưa công trình xây dựng vào sử dụng cho đến khi hết niên hạn sử dụng theo quy định của nhà thầu thiết kế xây dựng công trình.

          Về quy trình bảo trì công trình xây dựng: Đối với công trình xây dựng mới, nhà thầu thiết kế, nhà sản xuất thiết bị công trình lập quy trình bảo trì công trình xây dựng phù hợp với loại và cấp công trình xây dựng dựa trên cơ sở các tiêu chuẩn kỹ thuật bảo trì công trình xây dựng tương ứng. Theo quy định thì mọi nguồn vốn, mọi hình thức sở hữu đều phải thực hiện công tác bảo trì. Công trình đang sử dụng hoặc hết niên hạn sử dụng nhưng còn sử dụng được phải thuê đơn vị có chức năng đánh giá hiện trạng để lập qui trình bảo trì. Muốn lập qui trình bảo trì phải đánh giá hiện trạng chất lượng công trình so với thiết kế ban đầu, có tính đến tác động qua quá trình sử dụng, vận hành.

          Nội dung công tác bảo trì bao gồm:

Tổ chức điều tra khảo sát, đánh giá hiện trạng, xác định mức độ hư hỏng của các chi tiết, bộ phận công trình, xác định cấp bảo trì, rồi lập quy trình cho từng cấp bảo trì công trình và mức đầu tư tương ứng. Xác định nguồn tài chính để thực hiện công tác bảo trì công trình. Trong nội dung công tác bảo trì phải nêu rõ các chi tiết, bộ phận cần thiết phải bảo trì, các điều kiện, tiêu chuẩn sử dụng, phương thức tổ chức, dự kiến tiến độ thực hiện, biện pháp an toàn cho các thiết bị và con người trong quá trình thực hiện bảo trì công trình.

Trình tự thực hiện bảo trì gồm:

Kiểm tra thường xuyên: Do chủ sở hữu, chủ quản lý sử dụng thực hiện để phát hiện kịp thời dấu hiệu xuống cấp.

Kiểm tra định kỳ: Do các tổ chức và chuyên gia chuyên ngành có năng lực phù hợp với loại, cấp công trình thực hiện theo yêu cầu của chủ đầu tư, chủ quản lý sử dụng. Thời gian phải kiểm tra định kỳ được quy định rõ trong các quy định của nhà nước, cụ thể:

Không quá 3 năm/1 lần đối với các đối tượng: nhà hát, rạp chiếu bóng, rạp xiếc, trường học, bệnh viện, sân vận động, nhà thi đấu, siêu thị và các công trình xây dựng có chức năng tương tự, các công trình chịu tác động môi trường cao.

Không quá 5 năm/1 lần đối với các công trình dân dụng khác (nhà chung cư cao tầng, khách sạn, công sở, nhà làm việc), công trình công nghiệp vật liệu xây dựng, công trình hạ tầng kỹ thuật đô thị.

Không quá 1 năm/1 lần đối với các công trình di sản văn hóa đã được xếp hạng cấp quốc gia và thế giới. [TCXDVN 318]

Sau khi có kết quả kiểm tra định kỳ, tùy theo thực trạng chất lượng công trình mà chủ sở hữu hoặc chủ quản lý sử dụng quyết định chọn cấp bảo trì cho phù hợp.

Kiểm tra đột xuất (kiểm tra bất thuờng): được tiến hành sau khi có sự cố bất thường (lũ bão, hoả hoạn, động đất, va chạm lớn,...), sửa chữa, nghi ngờ về khả năng khai thác sau khi đã kiểm tra chi tiết mà không xác định rõ nguyên nhân hoặc khi cần khai thác với tải trọng lớn hơn. Công việc này phải do các chuyên gia và các tổ chức có đủ điều kiện năng lực thực hiện.

Công tác bảo trì phải đáp ứng các yêu cầu về an toàn, vệ sinh và môi trường. Tuyệt đối đảm bảo an toàn cho các công trình lân cận, cho người thi công, người sử dụng và các phương tiện giao thông, vận hành trên công trình. Lựa chọn các biện pháp và thời gian thi công hợp lý nhằm hạn chế tối đa ảnh hưởng của tiếng ồn, khói, bụi, rung động,... do xe, máy và các thiết bị thi công khác khi thực hiện các hoạt động bảo trì gây ra, tuân thủ các quy định của Luật bảo vệ môi trường, các quy phạm an toàn lao động, an toàn trong thi công, an toàn trong sử dụng máy móc, thiết bị thi công.

Công tác bảo trì được phân theo các nhóm A, B, C, D tuỳ theo tầm quan trọng của kết cấu, đặc điểm kết cấu, tuổi thọ thiết kế, điều kiện môi trường, mức độ tác động tới xung quanh, độ dễ bảo trì và giá bảo trì bao gồm:

Nhóm A- Bảo trì phòng ngừa: Công trình đặc biệt quan trọng, có liên quan tới an toàn quốc gia, phòng chống cháy nổ và môi trường, công trình thường xuyên có rất nhiều người làm việc hoặc qua lại, công trình không có điều kiện dễ sửa chữa, công trình có tuổi thọ thiết kế đến 100 năm hoặc lâu hơn.

          Nhóm B- Bảo trì thông thường: Các công trình dân dụng và công nghiệp thông thường, có tuổi thọ thiết kế dưới 100 năm và có thể sửa chữa khi cần.

          Nhóm C- Bảo trì quan sát: Công trình tạm, có niên hạn sử dụng dưới 20 năm.

          Nhóm D- Bảo trì không quan sát: Công trình dàn khoan ngoài khơi, công trình ngầm dưới đất, công trình dưới nước.

          Đối với mỗi loại công trình cần có chu trình kiểm tra, cụ thể: Công trình đặc biệt quan trọng là 2 ¸3 năm, công trình thường xuyên có rất đông người làm việc hoặc qua lại là 3 ¸ 5 năm, công trình công nghiệp và dân dụng khác là 5 ¸10 năm, công trình thường xuyên chịu ăn mòn khí hậu biển và ăn mòn hoá chất là 1¸2 năm.

          Việc kiểm tra định kỳ, kiểm tra thường xuyên chưa chú trọng, kiểm tra đột xuất còn hạn chế khi đã có hư hỏng cùng với kiểm tra chi tiết chỉ để tiến hành khắc phục là biện pháp chống chế khi đã xảy ra. Một lần nữa chúng ta nên có trách nhiệm chú trọng đến công tác bảo trì công trình xây dựng, đặc biệt là các công trình thuộc sở hữa nhà nước để tránh lãng phí trong đầu tư xây dựng cơ bản, điều đó góp phần tiết kiệm nguồn tài chính của xã hội, của nhân dân./.

Ths. Đỗ Hải Nam - Sở Xây dựng

Đánh giá

Tuyệt vời! Cảm ơn!: 5.0
Tuyệt vời! Cảm ơn!: 5
  Đăng lúc 31/12/2012 21:16

Số người tham gia 6Uy Tín: +3 Thưởng +3 Thanked +7 Thu lại Lý do
minhtit + 2 Bài hay. Cảm ơn!
minhxd83 + 1 Đồng tình. Cảm ơn!
nguyenbaocr + 1 Rất thực tiễn. Cám ơn!
thaicuong1807 + 1 Rất chuyên nghiệp. Cảm ơn!
pk_19681 + 1 Viết rất hay. Thanks!

Xem tất cả

www.xaydung360.vn XÂY TÂM, DỰNG TẦM CHUYÊN NGHIỆP

thanh.bm Đăng lúc 27/4/2012 07:44 | Xem tất
Anh em nào đã từng làm Bảo trì XDCB. Mức chi phí hàng năm cho việc duy tu bảo trì này được dự trù như thế nào? Hoặc bao nhiêu % trong CP XDCB. Trong khi lập dự án, Phân tích hiệu quả dự án có Phần chi phí Duy tu XDCB, mình thấy mỗi người đưa ra 1 mức khác nhau?
Anh em nào đã làm thì cho ý kiến nhé!

www.xaydung360.vn XÂY TÂM, DỰNG TẦM CHUYÊN NGHIỆP

 Tác giả| TamMinhNguyen Đăng lúc 27/4/2012 08:10 | Xem tất
Bạn tham khảo Nghị định Số: 114/2010/NĐ-CPvề bảo trì công trình xây dựng

- Chương IV: Chi phí bảo trì công trình

Điều 19. Nguồn kinh phí bảo trì công trình

Kinh phí bảo trì công trình được hình thành từ các nguồn sau đây:

1. Ngân sách nhà nước (ngân sách Trung ương và ngân sách địa phương) phân bổ hàng năm;

2. Nguồn thu phí sử dụng công trình xây dựng ngoài ngân sách nhà nước;

3. Nguồn vốn của chủ đầu tư, chủ sở hữu đối với các công trình kinh doanh;

4. Nguồn đóng góp và huy động của các tổ chức, cá nhân;

5. Các nguồn vốn hợp pháp khác.

Điều 20. Trách nhiệm chi trả chi phí bảo trì công trình

1. Những người sau đây có trách nhiệm chi trả chi phí bảo trì công trình:

a) Chủ sở hữu hoặc người được ủy quyền, trừ trường hợp khác theo quy định của pháp luật;

b) Chủ sử dụng công trình đối với công trình đã đưa vào sử dụng;

c) Đối với công trình có nhiều chủ sở hữu, các chủ sở hữu có trách nhiệm chi trả chi phí bảo trì phần sở hữu riêng của mình và chi trả chi phí bảo trì phần sở hữu chung của công trình.

2. Các cơ quan quy định tại khoản 1 Điều 26 Nghị định này và Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm hướng dẫn việc phân chia và chi trả chi phí bảo trì phần sở hữu chung của công trình nêu tại điểm c khoản 1 Điều này.

Điều 21. Chi phí lập, thẩm tra và điều chỉnh quy trình bảo trì công trình

1. Chi phí lập, thẩm tra quy trình bảo trì công trình

a) Chi phí lập, thẩm tra quy trình bảo trì công trình được tính trong tổng mức đầu tư xây dựng công trình.

b) Chi phí lập, thẩm tra quy trình bảo trì công trình đối với công trình đã đưa vào sử dụng nhưng chưa có quy trình bảo trì được tính trong chi phí bảo trì công trình.

2. Chi phí điều chỉnh quy trình bảo trì công trình nằm trong chi phí bảo trì công trình. Nhà thầu lập quy trình bảo trì công trình có trách nhiệm chi trả chi phí thực hiện điều chỉnh quy trình bảo trì công trình trong trường hợp việc phải thực hiện điều chỉnh này do lỗi của mình gây ra.

Điều 22. Dự toán bảo trì công trình

1. Dự toán bảo trì công trình (sau đây gọi tắt là dự toán bảo trì) được xác định theo công việc bảo trì cụ thể và là căn cứ để chủ sở hữu hoặc người quản lý, sử dụng công trình được chủ sở hữu ủy quyền quản lý chi phí bảo trì công trình.

2. Dự toán bảo trì được lập căn cứ trên cơ sở khối lượng các công việc xác định theo kế hoạch bảo trì và đơn giá xây dựng phục vụ bảo trì công trình để thực hiện khối lượng công việc đó.

3. Chủ sở hữu hoặc người được ủy quyền có trách nhiệm tổ chức lập, thẩm định và phê duyệt dự toán bảo trì theo quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều 22 và Điều 23 Nghị định này đối với các công trình sử dụng nguồn vốn ngân sách nhà nước để thực hiện.

Đối với các công trình sử dụng nguồn vốn khác, khuyến khích chủ sở hữu hoặc người được ủy quyền tổ chức lập, thẩm định và phê duyệt dự toán chi phí bảo trì theo quy định khoản 1, khoản 2 Điều 22 và Điều 23 Nghị định này.

4. Các cơ quan quy định tại khoản 1 Điều 26 Nghị định này và Ủy ban nhân dân cấp tỉnh căn cứ phương pháp lập định mức xây dựng phục vụ bảo trì công trình do Bộ Xây dựng hướng dẫn, tổ chức xây dựng và công bố các định mức xây dựng phục vụ bảo trì cho các công trình phù hợp với đặc thù của Bộ, địa phương và gửi về Bộ Xây dựng để theo dõi, quản lý.

Điều 23. Thẩm định, phê duyệt dự toán bảo trì

1. Chủ sở hữu công trình hoặc người được ủy quyền phê duyệt dự toán bảo trì sau khi đã thẩm định hoặc thẩm tra và chịu trách nhiệm trước pháp luật về kết quả phê duyệt dự toán bảo trì công trình khác có liên quan. Nội dung thẩm định bao gồm:

a) Kiểm tra sự phù hợp giữa khối lượng chủ yếu của dự toán với khối lượng thực hiện;

b) Kiểm tra tính đúng đắn, hợp lý của việc áp dụng, vận dụng đơn giá xây dựng phục vụ bảo trì công trình, định mức chi phí tỷ lệ, dự toán chi phí tư vấn và dự toán các khoản mục chi phí khác trong dự toán bảo trì;

c) Xác định giá trị dự toán bảo trì.

2. Trường hợp chủ sở hữu công trình hoặc người được ủy quyền không đủ điều kiện, năng lực thẩm định thì được phép thuê tổ chức, cá nhân tư vấn đủ điều kiện năng lực, kinh nghiệm chuyên môn để thẩm tra dự toán công trình. Tổ chức, cá nhân tư vấn thực hiện thẩm tra dự toán bảo trì chịu trách nhiệm trước pháp luật và chủ sở hữu công trình hoặc người được ủy quyền về kết quả thẩm tra.

Điều 24. Quản lý, thanh toán, quyết toán chi phí bảo trì công trình

1. Đối với công trình xây dựng sử dụng nguồn vốn ngân sách Nhà nước, chủ sở hữu hoặc người được ủy quyền có trách nhiệm quản lý, thanh toán, quyết toán kinh phí bảo trì công trình theo quy định của Luật Ngân sách Nhà nước và các quy định của pháp luật.

2. Đối với công trình xây dựng không sử dụng vốn từ nguồn ngân sách Nhà nước để thực hiện bảo trì, chủ sở hữu hoặc người được ủy quyền chịu trách nhiệm quản lý kinh phí thực hiện bảo trì và thanh toán, quyết toán chi phí bảo trì trên cơ sở thỏa thuận với tổ chức, cá nhân thực hiện công việc bảo trì công trình.

nd114-2010 bao tri cong trinh xay dung.pdf

653.29 KB, Lượt tải về: 2910

Số người tham gia 2Uy Tín: +8 Thưởng +8 Thanked +2 Thu lại Lý do
pk_19681 + 3 + 3 + 1 Viết rất hay. Thanks!
fubi + 5 + 5 + 1 Rất chuyên nghiệp. Cảm ơn!

Xem tất cả

www.xaydung360.vn XÂY TÂM, DỰNG TẦM CHUYÊN NGHIỆP

thanh.bm Đăng lúc 25/5/2012 22:38 | Xem tất

Chi phí Bảo trì, bảo dưỡng hàng năm của Dự án?

Trong phân tích, đánh giá hiệu quả dự an đầu tư. Khi xác định các thông số của dự án, có phần xác định "Chi phí bảo trì, bảo dưỡng hàng năm (Sửa chữa, bảo dưỡng) của Công trình". Một vài đồng nghiệp có tính chi phí này, một số không tính. Hầu hết các đồng nghiệp đều tính theo phương pháp tỷ lệ % trong suất vốn đầu tư.

1. Vậy chi phí này có được tính là thành phần chi phí hoạt động hàng năm của Dự án? Bỏ hay không bỏ? Trường hợp nào được bỏ? TH nào không được bỏ?
2. Nếu tính thì tính bao nhiêu? (Tỷ lệ %?) hay tính bằng phương pháp nào?
3. Có văn bản nào quy định rõ vẫn đề này không?

Mình thấy có nhiều anh em còn lơ tơ mơ. Chúng ta cùng thảo luận vấn đề này để rõ hơn, anh em cùng thảo luận ?

Thanks all!

P/s: Gửi anh em 1 File tính toán có Chi phí bảo dưỡng, sửa chữa (XD:  2%, Thiết bị 5%.....đúng hay sai ?)
KhachSan9Tang.xls (175.5 KB, Lượt tải về: 3104)

Đánh giá

Hữu ích lắm! Thanks!: 5.0
Hữu ích lắm! Thanks!: 5
  Đăng lúc 26/5/2012 16:34

Số người tham gia 1Uy Tín: +1 Thu lại Lý do
civil_engineer + 1 Rất hữu ích. Thanks!

Xem tất cả

www.xaydung360.vn XÂY TÂM, DỰNG TẦM CHUYÊN NGHIỆP

fubi Đăng lúc 25/5/2012 23:58 | Xem tất
Topic cực hay! Và thể hiện rất rõ 2 bài toán cơ bản cần giải quyết:

1. Có đưa chi phí  bảo dưỡng, bảo trì, sửa chữa hàng năm của công trình sau khi hoàn thành vào đánh giá hiệu quả dự án không? (vì sao có dự án tính, có dự án không tính)
2. Nếu đưa vào thì giá trị chi phí  bảo dưỡng, bảo trì, sửa chữa hàng năm được tính như thế nào là thuyết phục?

* Trước hết, để giúp làm rõ nội dung bài toán 1, mình nêu ra nguyên lý và đưa ra 2 ví dụ như sau để thảo luận:
Nguyên lý:
Bài toán phân tích hiệu quả dự án là bài toán tính toán, phân tích các hệ số đánh giá dự án (NPV,IRR,Thv...) trên cơ sở dòng tiền thu, dòng tiền chi.

- Ví dụ 1: Chủ đầu tư muốn đầu tư xây dựng trụ sở văn phòng làm việc cho chính mình.

- Ví dụ 2: Chủ đầu tư muốn đầu tư xây dựng toà nhà chung cư cao cấp để bán.

==> Vậy khi đánh giá hiệu quả dự án ở 2 ví dụ trên thì dòng tiền thu là gì? Và dòng tiền chi là gì (có chi phí sửa chữa bảo dưỡng hay không)?

Mời các bạn tiếp tục.

Đánh giá

Tuyệt vời! Cảm ơn!: 5.0 Hữu ích lắm! Thanks!: 5.0
Gần như đã rõ vấn đề số 01. Anh em cùng làm rõ hơn & Tìm vấn đề 02 nữa là Ok.  Đăng lúc 26/5/2012 00:10
Tuyệt vời! Cảm ơn!: 5 Hữu ích lắm! Thanks!: 5
Rất rõ ràng. Thanks!  Đăng lúc 26/5/2012 00:05

Số người tham gia 1Uy Tín: +3 Thưởng +3 Thanked +1 Thu lại Lý do
minhco08 + 3 + 3 + 1 Viết rất hay. Thanks!

Xem tất cả

www.xaydung360.vn XÂY TÂM, DỰNG TẦM CHUYÊN NGHIỆP

tranhungdao12a3 Đăng lúc 26/5/2012 08:37 | Xem tất
Chủ đề rất hay và thực tế. Mình tham gia ý kiến:
Thứ nhất, tất cả các chi phí hợp lý của dự án đều được tính và đưa vào khi phân tích hiệu quả của dự án.
Chi phí vận hành và bảo dưỡng hàng năm (O&M) bao gồm chi phí lương công nhân viên quản lý vận hành, chi phí bảo dưỡng, chi phí tu sửa định kỳ và thường xuyên,...Đây là chi phí sản xuất nên đương nhiên là phải tính khi phân tích hiệu quả dự án.

Thứ hai, việc tính chi phí này như thế nào là hợp lý?
Câu cửa miệng vẫn thường được nghe "sống và làm việc theo hiến pháp và pháp luật" thế nên làm theo văn bản luật pháp quy định là tốt nhất.
Thông thường từ trước đến nay khi phân tích hiệu quả dự án thì nhà phân tích tính chi phí này dựa trên % vốn đầu tư(chỉ tính chi phí xây dựng và chi phí thiết bị). Việc tính tỷ lệ % này là có quy định như thế nào? Theo mình được biết thì các dự án nguồn điện thì có quy định chi phí này và có văn bản cụ thể. Tỷ lệ này tùy thuộc vào phân loại và phân cấp công trình. Các dự án xây dựng hoặc các dự án ngành khác thì mình cũng chưa tìm hiểu cụ thể là có văn bản quy định không? phần này bạn nào có văn bản cụ thể trao đổi thêm để anh em rõ.
Theo mình thì việc tính tỷ lệ % này chỉ là làm đơn giản hóa khi tính hiệu quả thôi. Chứ thực chất phải lập dự toán ước lượng và dự báo chi phí này để đưa vào phân tích mới là hợp lý.

Tham gia thêm chút về câu hỏi của anh Fubi:
Phân tích hiệu quả dự án xem xét dòng thu và dòng chi cho dự án.
Dòng thu của dự án gồm: Dòng thu từ bán sản phẩm đầu ra và thu khác từ việc hình thành dự án.
Dòng chi cho dự án bao gồm: Chi vốn tự có, chi phí đầu tư ban đầu, chi trả tiền gốc và lãi vay, chi phí vận hành và bảo dưỡng(O&M) và chi trả các loại thuế theo quy định.
Xem xét đẳng thức cơ bản(Tiếp cận theo kế toán): Tài sản = Nợ phải trả + Vốn chủ sở hữu
Khi này dòng tiền tổng đầu tư = Dòng tiền dành cho chủ nợ + dòng tiền dành cho chủ sở hữu
Ta cứ bóc tách theo ý này thì vai trò của từng thành phần trong dự án ở chỗ nào thì sẽ biết được dòng tiền dành cho họ.
Các bạn trao đổi thêm để hoàn thiện! Thân gửi!

Số người tham gia 1Uy Tín: +1 Thưởng +1 Thanked +1 Thu lại Lý do
thanh.bm + 1 + 1 + 1 Thanks!

Xem tất cả

www.xaydung360.vn XÂY TÂM, DỰNG TẦM CHUYÊN NGHIỆP

huynhbmt85 Đăng lúc 26/5/2012 10:32 | Xem tất
Về vấn đề chi phí Bảo trì mình xin có 1 số ý kiến như sau:
1. về "Chi phí bảo trì, bảo dưỡng hàng năm (Sửa chữa, bảo dưỡng) của Công trình"  có được tính là thành phần chi phí hoạt động hàng năm của Dự án? Bỏ hay không bỏ? Trường hợp nào được bỏ? TH nào không được bỏ?

Trả lời: Theo như anh Bình đã phân tích :
- TH 1: Chủ đầu tư muốn đầu tư xây dựng trụ sở văn phòng làm việc cho chính mình :
Chúng ta sẽ phải tính chi phí bảo trì này vào tổng mức đầu tư của dự án ( chỉ tính từ năm thứ 5 trở đi sau khi đưa vào khai thác sử dụng, vì 5 năm đầu tiên thường sẽ nằm trong phần bảo hành công trình của nhà thầu).
Nếu chỉ là chi phí nhỏ như Rửa kính, Sơn lại tòa nhà thì có thể không cần tính vì có thể đưa vào chi phí trong kỳ của Doanh nghiệp
- TH 2: Chủ đầu tư muốn đầu tư xây dựng toà nhà VP cho thuê.
Chúng ta cũng sẽ chỉ tính sau 5 năm đưa vào khai thác (trừ chi phí bảo dưỡng nhỏ: rủa kính, sơn, sửa chữa nhỏ)
   Còn các chi phí bảo dưỡng lớn sau 5 năm đưa vào khai thác sẽ được tính tuy nhiên CĐT đã tính trong giá thuê từ trước đó rồi nhé (không có đơn vị nào bỏ chi phí này ra đâu nhé, mà sẽ lấy từ khách hàng).
- TH 3: Chủ đầu tư muốn đầu tư xây dựng toà nhà để bán.
Trường hợp này Chủ đầu tư cũng sẽ không tính vào chi phí đầu tư vì khoản này khách hàng mua nhà đã phải chịu trong hợp đồng (thường là 2%). Do đó việc tính chi phí này là không cần nữa.

2. Nếu tính thì tính bao nhiêu? (Tỷ lệ %?) hay tính bằng phương pháp nào?

Phải xét nguồn vốn đó được lấy từ đâu: Ngân sách  hay Tư nhân:
- Vốn Ngân sách thì phải tuân theo các quy định của nhà nước (mình tìm chưa ra văn bản nào nói, chỉ có được 1 dự thảo thông tư nhưng không biết nó ban hành hay chưa: 387_baotri 11.doc (91.5 KB, Lượt tải về: 2995)

Đánh giá

Tuyệt vời! Cảm ơn!: 1.0 Hữu ích lắm! Thanks!: 1.0
Tuyệt vời! Cảm ơn!: 1 Hữu ích lắm! Thanks!: 1
Đồng ý quan điểm. Hôm nay phải ra kiểm tra Công trình nên chưa có thời gian trả lời anh em. Hẹn hôm sau nhé.   Đăng lúc 26/5/2012 21:19

Số người tham gia 4Uy Tín: +2 Thưởng +2 Thanked +4 Thu lại Lý do
trannguyenqb + 1 + 1 + 1
vantham + 1 Bài hay quá. Thanks!
thanh.bm + 1 + 1 + 1 Đồng tình. Thanks!
fubi + 1 Viết rất hay. Thanks!

Xem tất cả

www.xaydung360.vn XÂY TÂM, DỰNG TẦM CHUYÊN NGHIỆP

thanh.bm Đăng lúc 26/6/2012 09:07 | Xem tất

Chi phí bảo trì, sửa chữa Cho Nhà Chung Cư như sau (Căn cứ NĐ 71/NĐ_CP về việc Quy định chi tiết & Hướng dẫn thi hành luật Nhà ở):
Điều 51. Kinh phí bảo trì phần sở hữu chung của nhà chung cư có nhiều chủ sở hữu
1. Kinh phí bảo trì phần sở hữu chung của nhà chung cư có nhiều chủ sở hữu được quy định như sau:
a) Trường hợp chủ đầu tư ký hợp đồng bán căn hộ kể từ ngày Luật Nhà ở có hiệu lực thi hành thì chủ đầu tư có trách nhiệm nộp các khoản kinh phí sau đây:
- Đối với diện tích nhà bán phải nộp 2% tiền bán, khoản tiền này được tính vào tiền bán căn hộ hoặc diện tích khác mà người mua phải trả và được quy định rõ trong hợp đồng mua bán;
- Đối với phần diện tích nhà mà chủ đầu tư giữ lại, không bán (không tính phần diện tích thuộc sử dụng chung) thì chủ đầu tư phải nộp 2% giá trị của phần diện tích đó; phần giá trị này được tính theo giá bán căn hộ có giá cao nhất của nhà chung cư đó.
b) Khoản kinh phí quy định tại điểm a khoản này được trích trước thuế để nộp (Nhà nước không thu thuế đối với khoản kinh phí này) và được gửi vào ngân hàng thương mại do Ban quản trị nhà chung cư quản lý để phục vụ cho công tác bảo trì phần sở hữu chung theo quy định về quản lý sử dụng nhà chung cư;
c) Trường hợp chủ đầu tư ký hợp đồng bán căn hộ trước ngày Luật Nhà ở có hiệu lực thi hành mà chủ đầu tư chưa thu 2% tiền bán thì các chủ sở hữu căn hộ chung cư có trách nhiệm đóng góp khoản kinh phí để bảo trì phần sở hữu chung. Kinh phí đóng góp chỉ được thu khi phát sinh công tác bảo trì và được xác định đối với từng công việc bảo trì cụ thể.
2. Trường hợp kinh phí bảo trì quy định tại điểm a và điểm b khoản 1 Điều này không đủ để thực hiện bảo trì phần sở hữu chung thì các chủ sở hữu nhà chung cư có trách nhiệm đóng góp thêm kinh phí tương ứng với phần diện tích thuộc sở hữu riêng của từng chủ sở hữu. Trong trường hợp nhà chung cư phải phá dỡ mà kinh phí bảo trì quy định tại khoản 1 Điều này chưa sử dụng hết thì được sử dụng để hỗ trợ tái định cư khi xây dựng lại nhà chung cư hoặc đưa vào quỹ bảo trì nhà chung cư sau khi xây dựng lại.
KL: Đối với dạng dự án Dân dung, Chung cư nhà ở thì Áp dụng tỷ lệ như trên. Trường hợp không xác định được bằng tỷ lệ thì lập dự toán thực tế.


Còn trường hợp Hạ tầng kỹ thuật, cầu đường... thì có Quy định nào không?

www.xaydung360.vn XÂY TÂM, DỰNG TẦM CHUYÊN NGHIỆP

tranhungdao12a3 Đăng lúc 26/6/2012 10:54 | Xem tất
taynguyen2010 gửi lúc 26/6/2012 09:07
Chi phí bảo trì, sửa chữa Cho Nhà Chung Cư như sau (Căn cứ NĐ 71/NĐ_CP về việc Quy  ...

Bổ sung chi phí O&M của dự án điện theo quyết định 2014/QĐ-BCN ngày 13/6/2007:
chi phi OM du an Dien.JPG

2014 bo cong nghiep.pdf (229.1 KB, Lượt tải về: 2735)

Đánh giá

Tuyệt vời! Cảm ơn!: 5.0 Hữu ích lắm! Thanks!: 5.0
Tuyệt vời! Cảm ơn!: 5 Hữu ích lắm! Thanks!: 5
Thanks!  Đăng lúc 26/6/2012 13:34

www.xaydung360.vn XÂY TÂM, DỰNG TẦM CHUYÊN NGHIỆP

sauriengbuon Đăng lúc 12/7/2012 08:12 | Xem tất
Dự thảo 387_Bảo trì 11 đã được thông qua chưa mọi người, mình có thể tham khảo và áp dụng k. Mình đang làm tư vấn thiết kế cho 1 dự án trên Thái Nguyên, sở Thái Nguyên yêu cầu mình phải thêm chi phí bảo trì  và dự toán bảo trì vào tổng mức đầu tư. Nhưng mình k biết phải làm thế nào và cũng k thấy có thông tư nào chỉ dẫn cụ thể cả, Bạn nào biết thì tư vấn giúp mình với.

387_baotri 11.doc

91.5 KB, Lượt tải về: 2910

Đánh giá

Dự thảo 387_Bảo trì 11: nên ghi rõ ràng. Bạn khác đọc không hiểu. Thnaks!  Đăng lúc 12/7/2012 08:18

www.xaydung360.vn XÂY TÂM, DỰNG TẦM CHUYÊN NGHIỆP

Phiên bản Mobile|Phần mềm ôn thi sát hạch chứng chỉ hành nghề xây dựng  

Phần mềm dự toán xây dựng excel | Hướng dẫn lập dự toán xây dựng | Phần mềm tư vấn giám sát | Phần mềm quản lý chất lượng xây dựng |

Phần mềm ôn thi sát hạch chứng chỉ hành nghề xây dựng

Phần mềm ôn thi sát hạch chứng chỉ hành nghề Kiến Trúc sư

Phần mềm ôn thi sát hạch chứng chỉ hành nghề Đấu thầu

GMT+7, 19/3/2024 15:40 , Processed in 0.122713 second(s), 26 queries .

Powered by Discuz! X3.2

© 2001-2013 Kiso Comsenz Inc.