XD360 KÍNH CHÚC CHO MỌI NHÀ VẠN SỰ AN LÀNH!

Phần mềm ôn thi sát hạch chứng chỉ hành nghề xây dựng

 Quên mật khẩu
 Đăng ký mới
Anh Trần HòeBùi Quốc Hưng
Xem: 35965|Trả lời: 16
Thu gọn cột thông tin

Chi phí đền bù giải phóng mặt bằng của dự án

  [Lấy địa chỉ]
lcdanhktxd Đăng lúc 10/5/2012 22:00 | Xem tất |Chế độ đọc

Hãy đăng nhập để có nhiều chức năng hữu dụng hơn và xem ảnh rõ hơn!

Bạn phải đăng nhập để xem được nội dung, nếu bạn chưa có tài khoản? hãy Đăng ký mới

x
Em có thắc mắc như sau mong mọi người chia sẻ kinh nghiệm:
- Ví dụ: bên CĐT được giao đất năm 2007 để xây dựng làm nơi kinh doanh và đã tiến hành đền bù giải phóng mặt bằng. Nhưng đến năm 2010 mới tiến hành lập dự án khả thi cho công trình đó. Cho em hỏi là cái chi phí dự phòng trong TMĐT có tính luôn cả chi phí đền bù giải phóng mặt bằng hay ko?


www.xaydung360.vn XÂY TÂM, DỰNG TẦM CHUYÊN NGHIỆP

fubi Đăng lúc 10/5/2012 22:20 | Xem tất
Chi phí đền bù giải phóng mặt bằng là 1 cấu thành trong tổng mức đầu tư. Nó được quyết toán để sau này gắn vào giá trị tài sản hình thành sau đầu tư.

Nếu là nguồn vốn nhà nước, thì theo quy định phương án đền bù giải phóng mặt bằng cùng chi phí này được lập trong dự án và phê duyệt cùng với dự án.
Ở đây bên bạn lại làm ngược lại. Đền bù trước rồi mới làm dự án. Lỡ khi tính toán hiệu quả, với chi phí đền bù như vậy thì dự án không hiẹu quả thì sao? Vậy đền bù thành vô ích rồi.

Do đó, đúng ra cần làm theo chuẩn là phương án và chi phí đền bù được lập tính toán kèm theo dự án. Duyệt dự án thì mới tiến hành đền bù.

Tuy nhiên, dù thực hiện trước hay sau thì đều phải ghi vào giá trị tổng mức đầu tư để duyệt để làm căn cứ quyết toán sau này, và tính toán hiệu quả dự án mới được chính xác.

2. Chi phí dự phòng là 1 khoản mục chi phí riêng: dự phòng cho yếu tố trượt giá và dự phòng cho yếu tố phát sinh.
Chi phí giải phóng mặt bằng cũng là 1 khoản mục chi phí riêng nằm trong tổng mức đầu tư như trên đã nói.

Đánh giá

Hữu ích lắm! Thanks!: 5.0
Hữu ích lắm! Thanks!: 5
  Đăng lúc 19/12/2012 22:30

Số người tham gia 3Uy Tín: +5 Thưởng +6 Thanked +3 Thu lại Lý do
truong300886 + 1 + 1 + 1
minhco08 + 2 + 2 + 1 Đồng tình. Thanks!
lcdanhktxd + 2 + 3 + 1 Rất hữu ích. Thanks!

Xem tất cả

www.xaydung360.vn XÂY TÂM, DỰNG TẦM CHUYÊN NGHIỆP

ndchien304 Đăng lúc 11/5/2012 00:23 | Xem tất

Về nguyên tắc như anh nói là đúng nhưng có ngoại lệ: đó là tp HCM. Hiện tại thì ko biết đã thay đổi không? nhưng trước đây (trước khi ra NĐ 71) thì CĐT đã phải tự đền bù >80% thì tp mới duyệt thỏa thuận địa điểm . Cho nên ở tp HCM, toàn đền bù trước không à

Trong trường hợp này thi khi tính DP phí không tính cho tiền đền bù GPMB

Đánh giá

ở TP.HCM vẫn còn bác ạ, bên em cũng toàn phải đền bù trước và chưa có gì thay đổi.  Đăng lúc 11/5/2012 07:44

Số người tham gia 1Uy Tín: +3 Thưởng +2 Thanked +1 Thu lại Lý do
lcdanhktxd + 3 + 2 + 1 Rất hữu ích. Thanks!

Xem tất cả

www.xaydung360.vn XÂY TÂM, DỰNG TẦM CHUYÊN NGHIỆP

fubi Đăng lúc 11/5/2012 04:57 | Xem tất
ndchien304 gửi lúc 11/5/2012 00:23
Về nguyên tắc như anh nói là đúng nhưng có ngoại lệ: đó là tp HCM. Hiện tại thì k ...

Chi phí đền bù GPMB không thuộc chi phí dự phòng trong Tổng mức mà nó là 1 koản mục chi phí riêng trong tổng mức như sơ đồ tư duy sau:

                               
Đăng nhập/Đăng ký mở rộng



                               
Đăng nhập/Đăng ký mở rộng



                               
Đăng nhập/Đăng ký mở rộng


Số người tham gia 1Uy Tín: +3 Thưởng +3 Thanked +1 Thu lại Lý do
minhco08 + 3 + 3 + 1 Bài hay quá. Thanks!

Xem tất cả

www.xaydung360.vn XÂY TÂM, DỰNG TẦM CHUYÊN NGHIỆP

ndchien304 Đăng lúc 11/5/2012 08:00 | Xem tất
fubi gửi lúc 11/5/2012 04:57
Chi phí đền bù GPMB không thuộc chi phí dự phòng trong Tổng mức mà nó là 1 koản mụ ...

Ý em là: trong trường hợp đã đền bù giải tỏa MB xong rồi, sau đó mới lập TMĐT thì khi tính dự fòng phí of TMĐT sẽ không tính đến % chi phí bối thường.

Mặc dù không đúng với TT 04 về tính DPP nhưng do DA làm ngược đã đền bù xong trước khi lập TMĐT, nên nếu tính % đền bù GPMB  trong Dự fòng phí sẽ không hợp lý (xong xuôi hết rồi thì dự phòng làm gì?)  và khi tính hiệu quả dự án sẽ không còn chính xác nữa (vì thường giá trị đền bù GPMB = 30% TMĐT rồi).



Số người tham gia 1Uy Tín: +3 Thưởng +3 Thanked +1 Thu lại Lý do
lcdanhktxd + 3 + 3 + 1 Đồng tình. Thanks!

Xem tất cả

www.xaydung360.vn XÂY TÂM, DỰNG TẦM CHUYÊN NGHIỆP

mynhule Đăng lúc 11/5/2012 10:55 | Xem tất
Em cũng có một thắc mắc trong thông tư 04/2010/BXD là chổ chi phí dự phòng phát sinh =10%(CPXD+CPTB+CPQLDA+CPTV+CPK) (trong chi phí khác có phẫn lãi vay trong thời gian xây dựng nhưng lãi vay có được khi biêt được tất cả các khoản mục chi phí trên mới biết vay bao nhiêu vào lúc nào dựa vào tiến độ nhu cầu vốn của dự án). Như vậy khi tính dự phong phát sinh không có dự phòng cho lãi vay như trong thông tư quy định.
mynhule trong 11/5/2012 22:34 đã trả lời thêm:
Anh ndchien304 xem tại khoản 3.6 điều 4 TT04/2010/TT-BXD chi phí lãi vay là lãi vay trong thời gian xây dựng, liên quan đến chi phí sử dụng vốn của CĐT chứ không liên quan gì đến nhà thầu.

Đánh giá

Khi đó, CĐT sẽ trích tiền từ CPK thanh toán cho nhà thầu.  Đăng lúc 11/5/2012 19:00
Chi phí lãi vay trong chi phí # chỉ là chi phí CĐT phải trả cho nhà thầu trong trường hợp thanh toán chậm khiến nhà thầu phải đi vay.  Đăng lúc 11/5/2012 18:57
Theo mình thấy là khi tính DPP thì ko tính cho lãi vay trong thời gian xây dựng. Mong mọi người góp ý!!!  Đăng lúc 11/5/2012 11:38

www.xaydung360.vn XÂY TÂM, DỰNG TẦM CHUYÊN NGHIỆP

vantham Đăng lúc 13/6/2012 11:28 | Xem tất
Chào cả nhà,
Nhân tiện cho mình hỏi V/v liên quan đến chi phí GPMB. trong 1 dự án đầu tư kinh doanh hạ tầng Khu công nghiệp (khác dự án đất nền). Thì:
1. Giá trị đầu Công trình hạ tầng và các chi phí khác: khấu hao theo quy định.
2. Chi phí GPMB được phân bổ như thế nào, có phải cũng được phân bổ tuong tự như khấu hao công trình  không vậy. Lưu ý đây llà kinh doanh cho thuê.
3. Thông quy định hiện hành thì chi phí GPMB được khấu trừ vào tiền thuê đất, hay sử dụng đất.

Như vậy khi đưa vào bảng tính "Kết quả kinh doanh" thì sẽ xử lý chi phí GPMB như thế nào ?

Mong các bạn chia sẻ !

www.xaydung360.vn XÂY TÂM, DỰNG TẦM CHUYÊN NGHIỆP

fubi Đăng lúc 13/6/2012 11:40 | Xem tất
vantham gửi lúc 13/6/2012 11:28
Chào cả nhà,
Nhân tiện cho mình hỏi V/v liên quan đến chi phí GPMB. trong 1 dự án đầu ...


Theo mình chỉ là cách đặt vấn đề. Dự án đầu tư xây dựng thực chất là hoạt động sản xuất làm ra sản phẩm như bao món hàng trên thị trường (như xà phòng, quần áo..).
Với trường hợp của bạn, sản phẩm ở đây chính là "hạ tầng khu công nghiệp". Việc bán sản phẩm (ở đây là bạn cho thuê) sẽ được tính toán trên cơ sở:
- Đầu vào tạo nên sản phẩm (dòng tiền chi ra) và đầu ra cho thuê sản phẩm (dòng tiền thu về).
Với tiền chi ra tất yếu phải bao gồm: GPMB, chi phí xây dựng...
Việc phân bổ nó vào đơn giá sản phẩm như thế nào tùy thuộc vào cách thức tính toán kinh doanh của bên bạn: thu hồi vốn sau mấy năm, lợi nhuận mong muốn,...
- Khấu hao: thường chỉ tính với sản phẩm bị hao mòn sau 1 quá trình sử dụng: công trình xây dựng nhà cửa, cầu cống, đường.. Thời gian Khấu hao phụ thuộc vào thời hạn sử dụng công trình và chiến lược kinh doanh (thu hồi vốn sau mấy năm..)

Tóm lại: phần tiền chi ra (GPMB, xây dựng..) tạo nên sản phẩm phải được cấu thành vào đơn giá sản phẩm. Cấu thành như thế nào là do cách thức kinh doanh của bên bạn.

Số người tham gia 2Uy Tín: +3 Thưởng +3 Thanked +2 Thu lại Lý do
tranhungdao12a3 + 3 + 3 + 1 Đồng tình. Thanks!
vantham + 1 Viết rất hay. Thanks!

Xem tất cả

www.xaydung360.vn XÂY TÂM, DỰNG TẦM CHUYÊN NGHIỆP

vantham Đăng lúc 13/6/2012 12:44 | Xem tất
Chào anh Fubi,
Em chi tiết hơn về ý của em:
Lợi nhuận sau thuế = Lợi nhuận trước thuế - Thuế TNDN
Lợi nhuân trước thuế = Doanh thu "-"
                                - Chi phí điều hành
                                -  Lãi vay
                                -  Khấu hao công trình.
                                -  Tiền thuê đất hàng năm (được khấu trừ vào tiền GPMB) xem như ko nộp.
                                - Phân bổ tiền GPMB.                             
Thì tiền GPMB có được phân bổ để giảm doanh thu chịu thuế hay không.



Đánh giá

Tuyệt vời! Cảm ơn!: 5.0 Hữu ích lắm! Thanks!: 5.0
Tuyệt vời! Cảm ơn!: 5 Hữu ích lắm! Thanks!: 5
Rất thực tế! Nhiều người gặp TH này mà chưa có cách diễn giải triệt để.  Đăng lúc 13/6/2012 13:07

Số người tham gia 1Uy Tín: +5 Thưởng +5 Thanked +1 Thu lại Lý do
fubi + 5 + 5 + 1 Đặt vấn đề rất hay và thực tiễn.

Xem tất cả

www.xaydung360.vn XÂY TÂM, DỰNG TẦM CHUYÊN NGHIỆP

tranhungdao12a3 Đăng lúc 13/6/2012 13:39 | Xem tất
vantham gửi lúc 13/6/2012 12:44
Chào anh Fubi,
Em chi tiết hơn về ý của em:
Lợi nhuận sau thuế = Doanh thu chịu thuế - Th ...

Bạn được phép phân bổ chi phí đền bù GPMB và san nền vào chi phí để giảm trừ thuế TNDN.
Còn việc phân bổ như thế nào do phương thức kinh doanh của bên bạn đặt ra.!

Số người tham gia 2Uy Tín: +5 Thưởng +5 Thanked +2 Thu lại Lý do
vantham + 1 Viết rất hay. Thanks!
fubi + 5 + 5 + 1 Đồng tình. Thanks!

Xem tất cả

www.xaydung360.vn XÂY TÂM, DỰNG TẦM CHUYÊN NGHIỆP

fubi Đăng lúc 13/6/2012 13:47 | Xem tất
vantham gửi lúc 13/6/2012 12:44
Chào anh Fubi,
Em chi tiết hơn về ý của em:
Lợi nhuận sau thuế = Doanh thu chịu thuế - Th ...
Bạn tranhungdao12a đã trả lời rõ rồi. Bạn tham khảo thêm trường hợp này:

Hỏi: Khấu hao nhanh, nhân công thuê ngoài vượt định mức có được tính vào chi phí hợp lý để tính thuế thu nhập không?. Tiền phân bổ chi phí đền bù, giải phóng mặt bằng có được tính là chi phí hợp lý không?. Hàng chưa bán được có phải hoàn nhập để tăng phần thu nhập chịu thuế không?...

Hỏi: Tôi xin hỏi Bộ Tài chính một số vấn đề sau:

1. Năm 2004 – Đơn vị có đăng ký phương pháp khấu hao TSCĐ với cơ quan thuế địa phương là khấu hao theo phương pháp đường thẳng theo mẫu do cơ quan thuế cấp.

- Đến cuối năm: Đơn vị làm ăn có lãi nên kế toán đã trích khấu hao nhanh là 140.000.000 cho các loại TSCĐ được phép trích khấu hao nhanh. (Số khấu hao nhanh này đơn vị không đăng ký với cơ quan thuế đầu năm). Hỏi số khấu hao nhanh này có được tính vào chi phí hợp lý để tính thuế thu nhập không?

2. Là công ty TNHH có kinh doanh trong lĩnh vực XDCB, phần nhân công các công trình đơn vị đều phải thuê ngoài. Trong việc thuê nhân công có gặp khó khăn như thời vụ, địa điểm thi công, mức độ phức tạp công việc... Nên trong năm đơn vị có thuê ngoài phần nhân công lớn hơn định mức nhân công nhà nước là 279.000.000 để đảm bảo chất lượng công trình và tiến độ thi công (Doanh thu XDCB 2004 là 8 tỷ đồng các công trình hạch toán đều có lãi). Hỏi phần nhân công thuê ngoài vượt định mức 279.000.000 có được coi là chi phí hợp lý để tính thuế thu nhập không?

3. Trong năm 2004 do nhu cầu mở rộng sản xuất, quy hoạch các DN của Thành phố, đơn vị đã phải góp 70% số kinh phí giải phóng mặt bằng cho Nhà nước để phục vụ cho công tác giải phóng đền bù mặt bằng với số tiền là 600.000.000. Trong năm kế toán đơn vị đã phân bổ một phần số tiền đó (126.000.000) vào chi phí sản xuất kinh doanh trong kỳ. Hỏi 126 triệu tiền phân bổ chi phí đền bù, giải phóng mặt bằng có được tính là chi phí hợp lý không?

4. Cuối năm 2003 Đơn vị có lập dự phòng giảm giá cho hàng tồn kho cho năm 2004, trong năm 2004 số hàng được lập dự phòng đó được tiêu thụ một phần, đơn vị đã hoàn nhập dự phòng cho số hàng tiêu thụ đó còn lại 11 triệu là số hàng hoá được lập dự phòng từ cuối năm 2003 chưa tiêu thụ được vẫn treo trên TK 159 – các khoản dự phòng. Hỏi 11 triệu hàng chưa bán được có phải hoàn nhập để tăng phần thu nhập chịu thuế không?

Trả lời:Về 4 nội dung Bạn hỏi, chúng tôi không được phép đi vào số liệu cụ thể mà trả lời theo nguyên tắc đã được pháp luật hiện hành quy định, cụ thể như sau:

1. Về trích khấu hao nhanh
Theo quy định tại điểm 1.2, mục III, phần B Thông tư số 128/2003 ngày 22/12/2003 của Bộ Tài chính hướng dẫn thi hành Luật thuế TNDN (sửa đổi); quy định tại khoản 2 Điều 13 của Chế độ quản lý, sử dụng và trích khấu hao TSCĐ ban hành kèm theo Quyết định số 206/2003/QĐ-BTC ngày 12/12/2003 của Bộ trưởng Bộ Tài chính thì kể từ kỳ tính thuế TNDN năm   2004 trở đi các DN được thực hiện các quy định:
- Được khấu hao nhanh tối đa không quá 2 lần mức khấu hao theo đường thẳng đối với các TSCĐ là máy móc thiết bị, dụng cụ đo lường, thí nghiệm, thiết bị và phương tiện vận tải, dụng cụ quản lý, suc vật, vườn cây lâu năm nếu DN thoả mãn các điều kiện: Áp dụng phương pháp khấu hao theo đường thẳng, làm ăn có hiệu quả kinh tế cao; khi tăng mức trích khấu hao vẫn đảm bảo kinh doanh có lãi.
- DN tự đăng ký với cơ quan thuế về phương pháp khấu hao TSCĐ mà cơ sở áp dụng. Bộ Tài chính không có văn bản nào quy định DN bắt buộc phải đăng ký số khấu hao nhanh ngay từ đầu năm.
- DN thực hiện chế độ tự khai, tự quyết toán thuế TNDN theo các mẫu tờ khai ban hành kèm theo Thông tư số 128/2004/TT-BTC ngày 27/12/2004 của Bộ Tài chính. Theo đó số khấu hao nhanh được trích theo quy định đương nhiên được tính vào chi phí hợp lý để tính thuế TNDN.
2. Về Chi phí nhân công thuê ngoài trong xây dựng cơ bản vượt định mức nhà nước
Trước hết cần phải khẳng định nguyên tắc: Chi phí nhân công trong đơn giá công trình XDCB khác với chi phí tiền lương, tiền công trong chi phí hợp lý để xác định thu nhập chịu thuế. Cụ thể là:
- Chi phí nhân công theo đơn giá nhà nước được dùng làm cơ sở để lập dự toán công trình XDCB. Trong nhiều trường hợp giá trúng đấu thầu cũng khác với giá dự toán công trình được lập ra theo đơn giá do nhà nước quy định.
- Đối với các doanh nghiệp xây lắp, cơ quan thuế không quản lý chi phí nhân công theo dự toán mà thực hiện kiểm soát chi phí tiền lương, tiền công theo quy định của Bộ luật lao động và hướng dẫn về thuế TNDN. Trong việc thuê nhân công, tuỳ thuộc vào điều kiện cụ thể của DN, phương thức tổ chức thi công phù hợp mà tự quyết định phương án sử dụng lao động, mức tiền lương, tiền công trả cho người lao động căn cứ vào hợp đồng lao động hoặc thoả ước lao động tập thể. DN có thể trả tiền thuê lao động cao gấp nhiều lần chi phí nhân công tính theo dự toán đơn giá của Nhà nước trên cơ sở tiết giảm các chi phí trực tiếp hoặc gián tiếp khác, miễn là đảm bảo chất lượng, tiến độ công trình, kinh doanh có lãi. Các khoản chi trả về tiền lương, tiền công, tiền thuê lao động theo thời vụ hoặc vụ việc theo quy định của pháp luật về lao động thì đương nhiên được tính vào chi phí hợp lý để xác định thu nhập chịu thuế.
3. Về phân bổ chi phí đền bù giải phóng mặt bằng
- Từ năm 2004, thực hiện quy định của Luật đất đai (2003), Nhà nước có chủ trương hỗ trợ cho các DN thuộc diện phải di dời theo quy hoạch sử dụng đất của địa phương, tối đa không quá 30% chi phí đền bù, giải phóng mặt bằng để DN đến địa điểm kinh doanh mới hoặc mở rộng mặt bằng kinh doanh. Số còn lại, DN tự chịu trách nhiệm chi trả và được hạch toán vào chi phí SX kinh doanh theo phương thức trích khấu hao TSCĐ vô hình (đối với tiền sử dụng đất phải nộp nếu được giao đất có nộp tiền, chi phí đền bù, giải toả, san lấp mặt bằng, lệ phí trước bạ...) hoặc phân bổ dần vào chi phí kinh doanh (nếu DN thuê đất).
- Trong trường hợp chính quyền địa phương trợ giúp DN về đất đai qua việc thực hiện giải toả, thu xếp mặt bằng và yêu cầu DN đóng 70% thì số tiền đó được coi như DN đã thực hiện việc đền bù, giải phóng mặt bằng và được phân bổ dần vào chi phí hợp lý khi xác định thu nhập chịu thuế tương tự như trường hợp đã nêu trên.
4. Xử lý khoản dự  phòng giảm giá tồn kho
Về nguyên tắc, khoản trích lập dự phòng giảm giá cho hàng tồn kho được tính trên cơ sở số lượng (khối lượng) hàng hoá, vật tư tồn kho vào thời điểm lập báo cáo quyết toán và dự báo giảm giá trong kỳ tới.
Đối với dự phòng giảm giá cho hàng tồn kho cho năm 2004 đã được trích lập trong quyết toán năm 2003 thì trong năm 2004 phải xử lý hoàn nhập dự phòng (nếu không phát sinh việc giảm giá) hoặc xử lý kết chuyển theo thực tế giảm giá.
Đến cuối năm 2004 nếu số hàng mua vào trong năm 2003 vẫn còn tồn kho, chuyển sang năm 2005 thì DN có thể thực hiện theo 1 trong 2 cách:
- Hoàn nhập dự phòng năm 2004 số đã trích năm 2003 đối với hàng còn tồn lại, sau đó lại trích lập dự phòng khi lên quyết toán năm 2004 cho phù hợp với mặt bằng giá mới.
- Chỉ điều chỉnh số chênh lệch dự phòng giảm giá hàng tồn kho nếu mức giá đang hạch toán trong dự phòng đã trích lập chưa xử lý có sự chênh lệch với mặt bằng giá mới. Cả 2 cách tính đều dẫn đến một số liệu chung là số dự phòng cần lập cho hàng hoá, vật tư thực tế tồn kho thời điểm quyết toán 31/12/2004./.
Website-BTC

www.xaydung360.vn XÂY TÂM, DỰNG TẦM CHUYÊN NGHIỆP

fubi Đăng lúc 13/6/2012 14:00 | Xem tất
vantham gửi lúc 13/6/2012 12:44
Chào anh Fubi,
Em chi tiết hơn về ý của em:
Lợi nhuận sau thuế = Doanh thu chịu thuế - Th ...

Lợi nhuận sau thuế = Doanh thu chịu thuế - Thuế TNDN

có đúng không vậy?

Theo mình thì:
         Lợi nhuận sau thuế = lợi nhuận trước thuế -  thuế TNDN
Trong đó:
        - lợi nhuận trước thuế= doanh thu - chi phí
       ==> Lợi nhuận sau thuế = (doanh thu - chi phí ) - thuế TNDN
Thì mới đúng chứ!!!

Từ đó:
- Phần chi phí bao gồm cả tiền GPMB. Đưa GPMB vào chi phí thì lợi nhuận sau thuế sẽ giảm. Lợi nhuận giảm thì thuế thu nhập sẽ bị giảm.

Đánh giá

Okie, đã chỉnh lại,  Đăng lúc 13/6/2012 14:13

www.xaydung360.vn XÂY TÂM, DỰNG TẦM CHUYÊN NGHIỆP

fubi Đăng lúc 13/6/2012 14:26 | Xem tất
vantham gửi lúc 13/6/2012 12:44
Chào anh Fubi,
Em chi tiết hơn về ý của em:
Lợi nhuận sau thuế = Lợi nhuận trước thuế  ...


Ngoài ra bạn tham khảo thêm trường hợp này:

BỘ TÀI CHÍNH
TỔNG CỤC THUẾ
-------
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
---------
Số: 2409/TCT-CS
V/v chính sách thuế TNDN
Hà Nội, ngày 06 tháng 07 năm 2010


Kính gửi: Công ty Cổ phần Thương mại và Dịch vụ Thủy sản Tràng An
Trả lời công văn số 09/Tràng An Seacom-CV ngày 25/03/2010 của Công ty Cổ phần Thương mại và Dịch vụ Thủy sản Tràng An hỏi về chính sách thuế TNDN, Tổng cục Thuế có ý kiến như sau:
Điểm đ khoản 2 Điều 4 Quyết định số 206/2003/QĐ-BTC ngày 12/12/2003 của Bộ trưởng Bộ Tài chính hướng dẫn về cách xác định nguyên giá tài sản cố định:
"Nguyên giá của tài sản cố định là quyền sử dụng đất (bao gồm quyền sử dụng đất có thời hạn và quyền sử dụng đất lâu dài): là tiền chi ra để có quyền sử dụng đất hợp pháp cộng (+) chi phí cho đền bù giải phóng mặt bằng, san lấp mặt bằng, lệ phí trước bạ. . . (không bao gồm các chi phí chi ra để xây dựng các công trình trên đất); hoặc là giá trị quyền sử dụng đất nhận góp vốn".
Khoản 6 Điều 9 Quyết định số 206/2003/QĐ-BTC ngày 12/12/2003 của Bộ trưởng Bộ Tài chính hướng dẫn về nguyên tắc trích khấu hao tài sản cố định:
"Quyền sử dụng đất lâu dài là tài sản cố định vô hình đặc biệt, doanh nghiệp ghi nhận là tài sản cố định vô hình theo nguyên giá nhưng không được trích khấu hao ".
Căn cứ vào những quy định trên, trường hợp Công ty cổ phần Thương mại và Dịch vụ Thuỷ sản Tràng An có khoản chi phí giải phóng mặt bằng kinh doanh để đầu tư Siêu thị Thủy sản với đầy đủ hoá đơn, chứng từ hợp pháp nhưng sau đó Công ty chấm dứt vĩnh viễn dự án xây dựng Siêu thị Thuỷ sản, thì do khoản chi phí đền bù giải phóng mặt bằng liên quan đến tài sản cố định là quyền sử dụng đất nên được tính vào nguyên giá quyền sử dụng đất và trích khấu hao theo nguyên tắc sau:
- Trường hợp chi phí đền bù giải phóng mặt bằng gắn với quyền sử dụng đất lâu dài thì Công ty không được trích khấu hao theo quy định tại khoản 6 Điều 9 Quyết định số 206/2003/QĐ-BTC ngày 12/12/2003 của Bộ trưởng Bộ Tài chính.
- Trường hợp chi phí đền bù giải phóng mặt bằng gắn với quyền sử dụng đất có thời hạn thì Công ty được trích khấu hao vào chi phí khi công ty sử dụng mặt bằng đã giải phóng để chuyển đổi sang hoạt động sản xuất, kinh doanh khác và phát sinh doanh thu từ hoạt động sản xuất, kinh doanh này theo đúng quy định của pháp luật.

Tổng cục Thuế thông báo để Công ty biết và đề nghị Công ty liên hệ với cơ quan thuế địa phương và cơ quan thuế địa phương căn cứ vào nội dung hướng dẫn trên kiểm tra thực tế hướng dẫn doanh nghiệp thực hiện theo quy định của pháp luật./.

Nơi nhận:
- Như trên;
- Cục thuế Hà Nội;
- Vụ PC- BTC;
- Vụ CST - BTC;
- Lưu: VT, CS (3b).
KT. TỔNG CỤC TRƯỞNG
PHÓ TỔNG CỤC TRƯỞNG




Vũ Thị Mai

Số người tham gia 1Thanked +1 Thu lại Lý do
vantham + 1 Viết rất hay. Thanks!

Xem tất cả

www.xaydung360.vn XÂY TÂM, DỰNG TẦM CHUYÊN NGHIỆP

vantham Đăng lúc 13/6/2012 14:34 | Xem tất
Cảm ơn anh Fubi, tranhungdao về thông tin,
Nếu như vậy tiền GPMB chưa xét đến tiền thuê đất phải nộp thì có thể phân bổ theo ý mình, có thể chi bình quân ra cho 1m2 đất thương phẩm  (dất CN cho thuê) và phân bổ theo số m2 cho thuê hàng năm.
Nhưng ở đây có "tiền thuê đất", được tính theo từng năm một và kéo dài đến 50 năm. Theo:

Điều 15. Chi trả bồi thường, hỗ trợ và tái định cư (Nghị định 69)
1. Tổ chức, cá nhân trong nước; người Việt Nam định cư ở nước ngoài; tổ chức, cá nhân nước ngoài được Nhà nước giao đất có thu tiền sử dụng đất, cho thuê đất theo quy định của pháp luật về đất đai nếu thực hiện ứng trước tiền bồi thường, hỗ trợ, tái định cư và kinh phí tổ chức thực hiện bồi thường, giải phóng mặt bằng theo phương án đã được xét duyệt thì được ngân sách nhà nước hoàn trả bằng hình thức trừ vào tiền sử dụng đất, tiền thuê đất phải nộp.

Theo chính sách của các Tỉnh cũng vậy " được khấu trừ vào tiền thuê đất".

Điểm lưu ý ở đây là chi phí GPMB rất lớn và chi ở 1 thời điểm ban đầu, tiền thuê đất thì nhỏ chỉ từ 0.5%-2% giá đất và theo từ 1-50 năm. Nếu như vậy, xử lý giữa khấu trừ tiền thuê đất và phân bổ tiền GPMB như thế nào.
Chẳng lẻ tiền GPMB không được phân bổ vào chi phí giảm thuế TNDN thu nhập doanh nghiệp mà chỉ để khấu trừ không phải nộp khoản tiền thuê đất (xem như hằng năm không nộp tiền thuê đất) => không được phân bổ., vậy cho nên không đưa chi phí này vào.

Mong chia sẻ thêm !

www.xaydung360.vn XÂY TÂM, DỰNG TẦM CHUYÊN NGHIỆP

fubi Đăng lúc 13/6/2012 14:40 | Xem tất
vantham gửi lúc 13/6/2012 14:34
Cảm ơn anh Fubi, tranhungdao về thông tin,
Nếu như vậy tiền GPMB chưa xét đến tiền thu ...

Bạn đọc tham khảo thêm chủ đề này xem sao:

Tính khấu hao tài sản cố định vô hình

Đánh giá

Hữu ích lắm! Thanks!: 5.0
Hữu ích lắm! Thanks!: 5
  Đăng lúc 13/6/2012 22:05

Số người tham gia 1Thanked +1 Thu lại Lý do
vantham + 1 Thanks!

Xem tất cả

www.xaydung360.vn XÂY TÂM, DỰNG TẦM CHUYÊN NGHIỆP

thanhwb Đăng lúc 1/8/2012 18:20 | Xem tất
Khi lập phương án tổng thể, bồi thường hỗ trợ GPMB và TĐC thì thường đã tính dự phòng 10% nên trong chi phí dự phòng có thể ko tính dự phòng cho Chi phí GPMB, TĐC nữa. Đấy là suy nghĩ của mình


thanhwb trong 1/8/2012 22:56 đã trả lời thêm:
Ý bạn ấy hỏi là "Cho em hỏi là cái chi phí dự phòng trong TMĐT có tính luôn cả chi phí đền bù giải phóng mặt bằng hay ko? " Thường thì sau bước lập dự án đầu tư phần GPMB, TĐC sẽ tách thành dự án riêng giao cho UBND huyện thực hiện, khi lập phương án tổng thể thường tính dự phòng 10%, nếu đã tính 1 lần thì trong phần dự phòng phí (có 2 phần: dự phòng do khối lượng phát sinh và dự phòng do trượt giá, GPMB sẽ được chi trả trước nên có thể ko tính trượt giá mà chỉ tính khối lượng phát sinh là 10% như vậy có thể đã tính ở phương án tổng thể). Như vậy trong Chi phí dự phòng không tính thêm lần nữa

Đánh giá

Tổng mức đầu tư là lập cho toàn dự án. Chi phí dự phòng là khoản mục cuối cùng trong tổng mức và tính cho toàn dự án. Không tính riêng.  Đăng lúc 1/8/2012 21:49

www.xaydung360.vn XÂY TÂM, DỰNG TẦM CHUYÊN NGHIỆP

ducdudl Đăng lúc 25/1/2018 11:45 | Xem tất
fubi gửi lúc 11/5/2012 04:57
Chi phí đền bù GPMB không thuộc chi phí dự phòng trong Tổng mức mà nó là 1 koản mụ ...
ĐÂY NHÉ CÁC BẠN
1.Tổng mức đầu tư của dự án đầu tư xây dựng được tính theo công thức sau:
VTM = GBT,TĐC + GXD + GTB + GQLDA + GTV + GK + GDP (1.1)
Trong đó:
- VTM: tổng mức đầu tư xây dựng của dự án;
- GBT, TĐC: chi phí bồi thường, hỗ trợ và tái định cư;
- GXD: chi phí xây dựng;
- GTB: chi phí thiết bị;
- GQLDA: chi phí quản lý dự án;
- GTV: chi phí tư vấn đầu tư xây dựng;
- GK: chi phí khác;
- GDP: chi phí dự phòng.
2.. Xác định chi phí dự phòng
Chi phí dự phòng (GDP) được xác định bằng tổng của chi phí dự phòng cho yếu tố khối lượng công việc phát sinh (GDP1) và chi phí dự phòng do yếu tố trượt giá (GDP2) theo công thức:
GDP = GDP1 + GDP2                     (1.4)
Chi phí dự phòng cho yếu tố khối lượng công việc phát sinh (GDP1) xác định theo công thức sau:
GDP1 = (GBT, TĐC + GXD + GTB + GQLDA + GTV + GK) x kps       (1.5)
Trong đó:
- kps: tỷ lệ dự phòng cho khối lượng công việc phát sinh, mức tỷ lệ này phụ thuộc vào mức độ phức tạp của công trình thuộc dự án và Điều kiện địa chất công trình nơi xây dựng công trình và mức tỷ lệ là kps ≤ 10%.
Đối với dự án đầu tư xây dựng chỉ lập báo cáo kinh tế - kỹ thuật đầu tư xây dựng thì kps ≤ 5%.

www.xaydung360.vn XÂY TÂM, DỰNG TẦM CHUYÊN NGHIỆP

Phiên bản Mobile|Phần mềm ôn thi sát hạch chứng chỉ hành nghề xây dựng  

Phần mềm dự toán xây dựng excel | Hướng dẫn lập dự toán xây dựng | Phần mềm tư vấn giám sát | Phần mềm quản lý chất lượng xây dựng |

Phần mềm ôn thi sát hạch chứng chỉ hành nghề xây dựng

Phần mềm ôn thi sát hạch chứng chỉ hành nghề Kiến Trúc sư

Phần mềm ôn thi sát hạch chứng chỉ hành nghề Đấu thầu

GMT+7, 28/3/2024 20:50 , Processed in 0.178430 second(s), 23 queries .

Powered by Discuz! X3.2

© 2001-2013 Kiso Comsenz Inc.