XD360 KÍNH CHÚC CHO MỌI NHÀ VẠN SỰ AN LÀNH!

Phần mềm ôn thi sát hạch chứng chỉ hành nghề xây dựng

 Quên mật khẩu
 Đăng ký mới
Anh Trần HòeBùi Quốc Hưng
Xem: 35563|Trả lời: 7
Thu gọn cột thông tin

Thiết kế và thử cấp phối bê tông theo TCVN

[Lấy địa chỉ]
donquichotte Đăng lúc 20/8/2013 10:14 | Xem tất |Chế độ đọc

Hãy đăng nhập để có nhiều chức năng hữu dụng hơn và xem ảnh rõ hơn!

Bạn phải đăng nhập để xem được nội dung, nếu bạn chưa có tài khoản? hãy Đăng ký mới

x
Thấy diễn đàn chưa có mấy bài viết về chủ đề này nên mình lập để mọi người cùng thảo luận.

Chung quy các bước thiết kế/thử cấp phối bê tông được tiến hành theo các bước sau:
  • Thí nghiệm các vật liệu đầu vào: xi măng, cát, cát nghiền – phối cát (nếu có), đá, phụ gia (nếu có), nước.
  • Dựa vào KQTN trên và theo “Chỉ dẫn kỹ thuật chọn thành phần bê tông các loại” xác định được 3 thành phần bê tông: thành phần cơ sở, thành phần giảm 10% lượng xi măng, thành phần tăng 10% lượng xi măng.
  • Thử cả 3 thành phần trên trong PTN/trên trạm trộn.
  • Dựa trên kết quả cường độ chịu nén ở tuổi thiết kế (yếu tố chủ yếu) để chọn thành phần bê tông phù hợp.
  • Phê duyệt thiết kế cấp phối phục vụ cho thi công.

Bài viết xin được bỏ qua các bước 1, 2 và bắt đầu từ bước 3.

Bước 3:
Mình cũng đã làm một số DA và cách thức thực hiện ở bước này có khác biệt. Chỗ thì chỉ thử trong PTN; chỗ lại chỉ thử trên trạm trộn; có chỗ lại kết hợp cả 2, thử trong PTN xong đạt kết quả mới thử tiếp trên trạm trộn.
Xin hỏi mọi người cách thức nào là đúng và phù hợp nhất theo quy định hiện nay? Theo quan điểm của mình thì thử trên trạm trộn sẽ phản ánh chính xác tình huống thực tế hơn.

Bước 4:
Hiện trong các TCVN tham chiếu không hề đề cập đến số lượng mẫu thử cụ thể cần lấy trong việc thử cấp phối là bao nhiêu ngoài việc tối thiểu 1 tổ 3 mẫu ở tuổi thiết kế (thường là R28). Tuy nhiên theo mình số tổ nên lấy là 3 tổ: 1 tổ R3, 1 tổ R7, 1tổ R28. R3 và R7 sẽ là thông số tham chiếu cho việc dỡ ván khuôn, thực hiện các công tác tiếp theo… trong thi công sau này.
Thuyết minh kỹ thuật (specification) ở 1 số DA/công trình vẫn sử dụng khái niệm mác bê tông, và có đề cập khi thử cấp phối, cường độ chịu nén phải đạt 1,15-1,2 lần cường độ thiết kế thì việc thử mới đạt. Vậy số gia 15%-20% này bắt nguồn từ cơ sở nào, phải chăng từ công thức R = Rn x (1-1,64v) trong TCVN 5574:1991?
Hiện tại TCXDVN 356:2005 và mới đây TCVN 5574:2012 (thực chất là đổi tên của TCXDVN 356:2005) đã được áp dụng với khái niệm cấp độ bền (chịu nén); nhưng thực chất là vẫn đánh giá trên mác bê tông.
Theo phụ lục A, cấp độ bền được xác định theo công thức B = Bm x (1-1,64v)file:///C:\Users\QUANGC~1\AppData\Local\Temp\msohtmlclip1\01\clip_image002.gif. Giả sử cấp độ bền thiết kế là B30. Vậy theo công thức này, khi ta nén R28 (3 mẫu hoặc nhiều hơn) được giá trị ít nhất Bm=38,53 MPa mới đạt trong trường hợp áp dụng v = 0,135? Công thức này áp dụng dùng để đánh giá cho cả việc thử cấp phối và thi công đại trà có đúng không?

Bước 5:
Thủ tục

Xin ý kiến của mọi người để:
- Làm rõ thêm các vấn đề liên quan.
- Giải thích nếu mình có hiểu sai chỗ nào.

Xin cám ơn!

Số người tham gia 1Thưởng +2 Thanked +1 Thu lại Lý do
hason91 + 2 + 1 Rất kinh nghiệm. Cảm ơn!

Xem tất cả

www.xaydung360.vn XÂY TÂM, DỰNG TẦM CHUYÊN NGHIỆP

khanhmytho Đăng lúc 31/10/2014 08:09 | Xem tất
_ Bạn @nam.transon tải file rất hay mình từng làm thí nghiệm thế mà hỏi mấy anh về cái chỉ dẫn này tất cả điều không có file , hôm nay mới thấy được nội dung của chỉ dẫn kỹ thuật này, rất cám ơn. Bạn có thể up thêm "Quyết định số 778/1998/QĐ-BXD ngày 5/9/1998" luôn được không. Với chủ đề Cấp, Mác bê tông mình xin thảo luận cùng quí anh em các vấn đề sau.
1) Cấp (Mác) bê tông sử dụng trong TCVN 5574-2012 áp dụng cho mẫu lập phương 15x15x15 kí hiệu là B và các phần mềm dự toán, định mức, đơn giá áp cho mẫu này trong khi đó bên Cầu Cấp (Mác) bê tông sử dụng trong 22TCN 272-2005 áp dụng cho mẫu hình trụ 15x30. Chính vì thế có nhiều đơn vị đã chạy dự toán sai là áp cấp bê tông mẫu lập phương cho mẫu hình trụ. Như vậy có tài liệu nào hướng dẫn về cách qui đổi từ mẫu hình trụ qua mẫu lập phương và ngược lại hay không?
2) Trong thiết kế cầu sử dụng mẫu hình trụ và khi thi công kiểm tra cũng đã kiểm tra theo mẫu hình trụ vậy cường độ chịu nén đó chiếu theo qui định nào?

Anh em nào quan tâm vấn đề này xin cho thêm ý kiến

www.xaydung360.vn XÂY TÂM, DỰNG TẦM CHUYÊN NGHIỆP

nam.transon Đăng lúc 30/10/2014 21:26 | Xem tất
Quyết định số 778/1998/QĐ-BXD ngày 5/9/1998 "Chỉ dẫn kỹ thuật chọn thành phần bê tông" tham khảo nhé

QD 778 - Chi dan chon thanh phan CPBT.pdf

678.53 KB, Lượt tải về: 8008

Số người tham gia 3Thanked +5 Thu lại Lý do
HungNho + 2 Thích bài này! Thanks!
vidoicoem + 1 Thực tiễn. Cám ơn!
khanhmytho + 2 Bài hay. Cảm ơn!

Xem tất cả

www.xaydung360.vn XÂY TÂM, DỰNG TẦM CHUYÊN NGHIỆP

nam.transon Đăng lúc 29/9/2013 13:18 | Xem tất
Chào donquichotte,
Thật ra những gì bạn hỏi thì cũng gần như là lời giải đáp rồi, mình chỉ bổ sung một vài ý kiến của mình như sau:
- Việc tính toán số liệu thành phần cấp phối bê tông chỉ là phần sơ bộ, dùng số liệu này trộn trong phòng thử nghiệm để điều chỉnh lại thành phần đủ cho 1m3 bê tông, đảm bảo độ sụt, duy trì độ sụt,  hàm lượng khí, thời gian đông kết...Trong bước trộn thử trong phòng thử nghiệm thì nên sử dụng thùng trộn cưỡng bức nếu cấp phối bê tông M50 trở lên có độ sụt thấp hơn 8cm, có sử dụng phụ gia, hoặc trộn thử cấp phối bê tông thường độ sụt < 5cm, vì thùng trộn cưỡng bức thì mới tối ưu hết các tính năng vật liệu bê tông, tính chất của phụ gia và gần giống như trạm trộn để khi triển khai ở trạm bê tông ít phải điều chỉnh lại. Số liệu cân đong ở bước này gần như đúng 100% số liệu thiết kế.
- Sau khi trộn xong trong phòng thử nghiệm, thử các tính chất bê tông theo yêu cầu dự án ,tiến hành đúc mẫu, số lượng mẫu, ngày tuổi theo yêu cầu của dự án, cấu kiện hạng mục, cấu kiện mà bê tông làm việc. Sau đó sẽ tiến hành triển khai trộn bê tông ở trạm trộn, việc này nhằm kiểm tra số liệu trộn trong PTN, khi trộn ở trạm trộn bao gồm cả việc nghiệm thu độ chính xác của trạm trộn như sai số cho phép cân cốt liệu là 3%, xi măng, phụ gia, nước là 1%. Tiến hành thử các tính chất của hỗn hợp bê tông và đúc mẫu như trong PTN. Tóm lại, ở bước này nên kết hợp cả trộn trong PTN và trên trạm trộn, còn nếu như trạm trộn bê tông tươi đã trộn nhiều lần trong PTN thì chỉ cần các bên liên quan của dự án chứng kiến trộn ở trạm trộn là đủ rối, sau đó đúc mẫu và thử nghiệm như bình thường
- Để xác định độ dư mác bê tông thì theo ACI 318 thì phải đánh giá dựa trên số lượng mẫu thử, nếu < 15 set mẫu thì lấy hệ số cho sẵn:
+ Cường độ đến 21 MPa thì dư mác là 7 MPa
+ Cường độ từ 21- 35 MPa thì dư mác là 8.5 MPa
+ Cường độ > 35 MPa thì 1.1x mác + 4.5 MPa
Còn nếu số lượng > 15 thì có thể xác định được độ lệch chuẩn của trạm BT, mỗ trạm có độ lệch chuẩn khác nhau tùy trạm xịn hay dỏm, sau đó lấy độ lệch chuẩn nhân với hệ số tổ mẫu đánh giá sẽ ra hệ số dư mác yêu cầu, hệ số tổ mẫu như sau:
+ Đến 15 tổ h/số 1.16
+ Đến 20 tổ h/số 1.08
+ Đến 25 tổ h/số 1.03
+ Đến 30 hoặc hơn h/số 1.00
Tuy nhiên TCVN hiện hành không hề đề cập một cách rõ ràng đến điều này, nếu tham khảo thì cũng chỉ neo như sau ( rất chung chung và chưa đảm bảo kỹ thuật):
Tùy theo từng công trình cụ thể, bên đặt hàng sẽ đưa ra yêucầu về Rn, các phòng thí nghiệm cần đáp ứng yêu cầu đó. Trong trườnghợp không có các yêu cầu cụ thể từ phía khách hàng thì tạm tính Rntheo công thức sau:
Rn = Ryc x K               
trong đó:
K là hệ số an toàn, K = 1,10 đối với các nơi trộn bê tông cóhệ thống tự động cân đong định lượng và có nguồn cung cấp vật liệu tương đối ổnđịnh. K = 1,15 ứng với các nơi trộn bê tông phải cân đong thủ công và nguồncung cấp vật liệu kém ổn định.
Rn là cường độ bê tông trong phòng thí nghiệm ứngvới mẫu lập phương cạnh 15 cm ở tuổi 28 ngày, tính bằng megapascan (MPa). Nếumẫu là hình trụ cần quy đổi theo các quy định hiện hành.
Ryc là cường độ yêu cầu, tính bằng megapascan(MPa). ( Trích TCVN 9382 Chon thành phần BT..)
Do đó, nếu lấy TCVN hiện hành làm cơ sở pháp lý thì chỉ dư mác 15% là OK rồi, còn theo TCXDVN 356 thì mác hay cấp BT yêu cầu thì sẽ lấy bằng hệ số biến động v=0.135 ( tức 13.5%) và thêm câu thòng là phụ thuộc công nghệ sản xuất bê tông nữa. Và tóm lại theo TCVN là đề mở nhé, nếu tôi là CĐT thì sẽ tham khảo theo ACI cho chắc, ví dụ thiết kết mác 40 MPa, trạm trộn BT tự động cũng OK, bạn không thực hiện đánh giá độ  lệch chuẩn thì tôi yêu cầu dư mác tối thiểu là 8.9 MPa. Còn bạn theo TCVN thì dư 6 MPa là OK rồi
Trân trọng


Số người tham gia 4Uy Tín: +11 Thưởng +11 Thanked +5 Thu lại Lý do
nvduct + 2 Bài hay. Cảm ơn!
quocluong83 + 3 + 3 + 1 Rất kinh nghiệm. Cảm ơn!
donquichotte + 3 + 3 + 1 Rất thực tiễn. Cám ơn!
fubi + 5 + 5 + 1 Rất kinh nghiệm. Cảm ơn!

Xem tất cả

www.xaydung360.vn XÂY TÂM, DỰNG TẦM CHUYÊN NGHIỆP

thanhnc Đăng lúc 22/10/2013 09:54 | Xem tất
Chào các bạn! Mình xin đóng góp 1 số ý kiến, không biết đúng không, xin mọi người góp ý. Bước 3: theo mình nên kết hợp cả 2 bước càng tốt, tuy nhiên bắt buộc phải có ở ptn. Trong TK CPBT, chất lượng BT phụ thuộc rất nhiều yếu tố (biến), do đó bắt buộc phải thử ở PTN để loại bỏ 1 số biến để dễ dàng kiểm soát hơn. Bước 4: theo mình nếu có điều kiện đúc càng nhiều mẫu càng tốt thôi, thông thường mình làm 9 viên, 3 viên của 3 TP bê tông thử ở 1 ngày tuổi (3, 7, 28 ngày). Còn về phần số gia như bạn nói, theo mình đó là hệ số tin cậy hay hs an toàn (theo CDKT, đv trạm trộn tự động là 1,1; thủ công là 1,15). Nguyên do là trong PTN bạn cân đong đo đếm bằng cân điện tử hết, chính xác cực kỳ trong khi ngoài hiện trường thì không được như vậy. Còn vấn đề liên quan giữa cấp độ bền và mác bê tông, theo mình nghĩ, mác bê tông là giá trị nén tức thời của mẫu bê tông, còn cấp độ bền là giá trị cường độ ổn định với 1 độ tin cậy nào đó (chẳng hạn 95%). Do đó tùy trình độ của mỗi nhà sx, cách kiểm soát hệ số biến động khác nhau mà họ thiết kế khác nhau, còn công thức trên chỉ là tham khảo thôi. Mình nghĩ vậy không biết có đúng k, mong các bạn giải thích cho mình rõ hơn. Thân chào

Số người tham gia 1Thưởng +2 Thanked +1 Thu lại Lý do
donquichotte + 2 + 1 Đồng tình. Cảm ơn!

Xem tất cả

www.xaydung360.vn XÂY TÂM, DỰNG TẦM CHUYÊN NGHIỆP

 Tác giả| donquichotte Đăng lúc 24/10/2013 10:31 | Xem tất

Nhân tiện bạn đề cập tới tiêu chuẩn ACI 318, mình cũng xin nêu vài điểm trong quá trình thử cấp phối đã thực hiện:

Theo lưu đồ được thể hiện tại Fig. R5.3 - ACI 318 thì:
- Với 1 trạm trộn đang hoạt động, có thể xác định được f'cr (cường độ chịu nén trung bình yêu cầu) thông qua độ lệch chuẩn của số lượng tổ mẫu như bạn đã đề cập. Tuy nhiên phải kèm theo yêu cầu là: mác BT chuẩn bị thử cấp phối chỉ được chênh lệch trong khoảng 7 MPa so với mác BT trạm trộn đã sản xuất, đồng thời vật liệu và các điều kiện sản xuất là tương đồng.
- Tuy nhiên với 1 trạm trộn mới hoàn toàn thì chỉ có thể xác định f'cr theo bảng 5.3.2.2 (không thông qua độ lệch chuẩn).

Ba điều kiện sau phải thỏa mãn đồng thời thì kết quả mới được chấp thuận:
1. Cường độ chịu nén trung bình (của n tổ mẫu lấy trong quá trình thử CP) phải >= f'cr.
2. Cường độ chịu nén trung bình của 3 tổ mẫu liên tiếp bất kỳ phải >= f'c (cường độ thiết kế).
3. Cường độ chịu nén trung bình của 1 tổ mẫu bất kỳ không được < 3.5 MPa so với f'c trong trường hợp f'c <= 35 MPa; không < 1.1*f'c trong trường hợp f'c > 35 MPa.

Quá trình thử cấp phối cũng được tiến hành với 3 cấp phối ứng với 3 tỷ lệ N/chất kết dính, mỗi tỷ lệ cần lấy n tổ mẫu. Theo mình, để thỏa mãn các điều kiện trên, n tối thiểu phải là 4 set R28 (nếu f'c được thiết kế theo R28), ngoài ra còn các set khác nếu yêu cầu: R3, R7... Tùy thuộc kết quả thử nghiệm và các yếu tố khác, cấp phối với tỷ lệ nào sẽ được chấp thuận và sử dụng.


www.xaydung360.vn XÂY TÂM, DỰNG TẦM CHUYÊN NGHIỆP

thewhitesand Đăng lúc 12/3/2014 11:25 | Xem tất
Bạn nào có bản"Chỉ dẫn kỹ thuật chọn thành phần bê tông các loại" ban hành theo quyết định số 778/1998/QĐ-BXD ngày 5/9/1998 của bộ trưởng bộ xây dựng không thì up lên diễn đàn cho mình xin.

www.xaydung360.vn XÂY TÂM, DỰNG TẦM CHUYÊN NGHIỆP

anhlong625 Đăng lúc 12/3/2014 13:44 | Xem tất
Mình thì chỉ thử mẫu với yêu câu cường độ nén >= 1.1 R thiết kế. Việc thi công không đạt là do nhà thầu vì trong thành phần bê tông có rất nhiều nguyên do dẫn đến rớt mác như module cát, độ bẩn cát, đá, độ sụt, phụ gia... nên cần phải có một khoảng dự phòng rủi ro.

www.xaydung360.vn XÂY TÂM, DỰNG TẦM CHUYÊN NGHIỆP

Phiên bản Mobile|Phần mềm ôn thi sát hạch chứng chỉ hành nghề xây dựng  

Phần mềm dự toán xây dựng excel | Hướng dẫn lập dự toán xây dựng | Phần mềm tư vấn giám sát | Phần mềm quản lý chất lượng xây dựng |

Phần mềm ôn thi sát hạch chứng chỉ hành nghề xây dựng

Phần mềm ôn thi sát hạch chứng chỉ hành nghề Kiến Trúc sư

Phần mềm ôn thi sát hạch chứng chỉ hành nghề Đấu thầu

GMT+7, 29/3/2024 20:14 , Processed in 0.121020 second(s), 27 queries .

Powered by Discuz! X3.2

© 2001-2013 Kiso Comsenz Inc.