XD360 KÍNH CHÚC CHO MỌI NHÀ VẠN SỰ AN LÀNH!

Phần mềm ôn thi sát hạch chứng chỉ hành nghề xây dựng

 Quên mật khẩu
 Đăng ký mới
Anh Trần HòeBùi Quốc Hưng
Xem: 7432|Trả lời: 26
Thu gọn cột thông tin

Hết rồi ranh giới phương pháp dự toán đấu thầu và dự toán THiết kế

  [Lấy địa chỉ]
fubi Đăng lúc 21/10/2011 08:47 | Xem tất |Chế độ đọc

Hãy đăng nhập để có nhiều chức năng hữu dụng hơn và xem ảnh rõ hơn!

Bạn phải đăng nhập để xem được nội dung, nếu bạn chưa có tài khoản? hãy Đăng ký mới

x
Lâu nay nghe trong giới định giá xây dựng chúng ta tách bạch rất rõ 2 phương pháp:
- Lập dự toán thiết kế và lập dự toán đấu thầu.

Nôm na:
- Dự toán thiết kế: sau khi có bản vẽ thiết kế, chúng ta áp dụng Bộ đơn giá XDCB công bố của tỉnh thành áp giá và tính dự toán.
- Dự toán đấu thầu: dựa trên KL mời thầu, bản vẽ thiết kế, chúng ta áp dụng định mức và ráp đơn giá VL-NC-M để tính giá thành.

Thế nhưng, đó là cách hiểu CỔ LỖ SỸ THỜI XA XƯA. Bây giờ chúng ta còn phân định như vậy là lạc hậu rồi. Lạc hậu ngay cả so với Nghị định 112 và thông tư 04. Với quy định mới, Nhà nước đã bỏ đi phân biệt 2 phương pháp phân cách trên rồi.

Chúng không còn ranh giới nữa. Phương pháp lập dự toán thiết kế dùng cho cả được lập dự toán đấu thầu và ngược lại.

Nói chung, chúng ta hãy "Tẩy não" ngay tư duy phân định: phương pháp lập dự toán thiết kế và phương pháp lập dự toán đấu thầu là 2 phương pháp khác nhau.

Hết rồi ranh giới phân cách phương pháp lập dự toán đấu thầu và phương pháp lập dự toán THiết kế.

Tại sao nói vậy? Chúng ta cùng phân tích thử xem.

CÁC PHẦN MỀM DỰ TOÁN CŨNG CẦN THAY ĐỔI CÁCH QUẢNG CÁO KHÔNG PHÙ HỢP NÀY ĐỂ CÁC BẠN MỚI VÀO NGHỀ ĐỪNG NHẦM LẪN TƯ DUY CŨ NỮA.

Đánh giá

Tuyệt vời! Cảm ơn!: 5.0 Hữu ích lắm! Thanks!: 5.0
Tuyệt vời! Cảm ơn!: 5 Hữu ích lắm! Thanks!: 5
  Đăng lúc 3/12/2011 16:14

Số người tham gia 7Uy Tín: +13 Thưởng +14 Thanked +7 Thu lại Lý do
phamnga2010tb + 1 Mong chờ bài tiếp theo. Thanks!
vietphuong_gt06 + 2 + 3 + 1 Đồng tình. Cảm ơn!
dung0009 + 3 + 3 + 1 Mong chờ bài tiếp theo. Thanks!
nguyenvannang + 1 + 1 + 1 Ý kiến sau. Thanks!
binhtnbk + 1

Xem tất cả

www.xaydung360.vn XÂY TÂM, DỰNG TẦM CHUYÊN NGHIỆP

mom4587 Đăng lúc 14/12/2011 21:43 | Xem tất
Từ khi vào http://www.xaydung360.vn đọc các bài của anh fubi em thấy rất hay, chia sẻ nhiều kinh nghiệm của anh cho mọi người.Em đang là SV năm cuối và muốn làm về mảng dự toán.Mong anh có nhiều bài viết hay chia sẻ với mọi người

www.xaydung360.vn XÂY TÂM, DỰNG TẦM CHUYÊN NGHIỆP

tranghuyen510 Đăng lúc 30/12/2011 16:27 | Xem tất
Theo em nghĩ, có sự tách bạch giữa dự toán thiết kế và dự toán đấu thầu vì trước nay đa số đều quan niệm rằng:
- Dự toán trong đấu thầu không cần phải tính lại phần khối lượng vì đã được cung cấp trong HSMT rồi, chỉ áp phần đơn giá để dự thầu thôi => khi bỏ thầu thiếu khối lượng, dẫn đến khi thi công thì xin phát sinh, xử lý,...
- Còn dự toán thiết kế thì chỉ đảm bảo về mặt khối lượng, giá cả thì chỉ mang tính chất tạm tính hoặc giá không sát với thực tế,... => giá trị được duyệt cho gói thầu không phù hợp, nếu giá thấp sẽ thiệt cho nhà thầu, nếu giá cao thì gây lãng phí,...
Do vậy, việc "tẩy não" tư duy phân định: phương pháp lập dự toán thiết kế và phương pháp lập dự toán đấu thầu là 2 phương pháp khác nhau" như fubi đã nói là rất phù hợp. Các anh chị cho ý kiến nhé! :)

Đánh giá

Chia sẻ hay! Thanks bạn nhé!: 1.0
Chia sẻ hay! Thanks bạn nhé!: 1
Không tính lại khối lượng , nếu hợp đồng trọn gói thì lại kêu...  Đăng lúc 16/1/2016 10:51
' Dự toán trong đấu thầu..xin phát sinh, xử lý..' bạn hiểu ko đúng. Tại sao ko tính lại KL nếu thiếu thì đề xuat phat sinh KL voi CĐT trc khi ĐT. Luat quy định vây   Đăng lúc 8/3/2013 14:08

Số người tham gia 2Uy Tín: +5 Thưởng +6 Thanked +2 Thu lại Lý do
dangvanhoan + 2 + 3 + 1
manhthai_9x + 3 + 3 + 1 Viết rất hay. Thanks!

Xem tất cả

www.xaydung360.vn XÂY TÂM, DỰNG TẦM CHUYÊN NGHIỆP

Bắc Đăng lúc 9/3/2012 10:04 | Xem tất
Theo em, ngay từ những ngày đầu mới ra trường, em đã thấy ngạc nhiên khi người ta phân biệt 2 cách tính như vậy..Tất cả chỉ vì Bên mời thầu căn cứ theo Đơn giá tỉnh thành (có thể biết là ko đúng, nhưng tiện cho việc kiểm tra, kiểm toán), còn bên Dự thầu thì căn cứ theo giá thực tế (tất nhiên là phải "chỉnh" sao cho giá dự thầu thấp hơn mới trúng thầu..dẫn đến sau này phải rút ruột công trình mới bù đắp lại chi phí, vì thường đơn giá của tỉnh thành thấp hơn thực tế, chậm cập nhật)..
Hiện nay, với phương pháp chiết tính, 2 cái này có thể nhập làm 1...
Tiện đây cho em hỏi a Fubi: Trong trường hợp gặp bên thẩm định họ kiên quyết làm theo pp bù giá, lý do: Sau này kiểm toán vào cuộc họ bắt làm theo pp bù giá "như vẫn làm từ trc đến giờ" thì a sẽ nói sao với ông này?
Em gặp trường hợp này một lần, dù có thuyết phục kiểu nào, bên thẩm định vẫn không đồng ý, vì đơn giản, họ nói: "tôi thẩm định hàng chục năm rồi, nếu bây giờ thay đổi, kiểm toán vào thì họ gõ đầu tôi chứ anh chịu à"

Đánh giá

Vậy đã chấp nhận giá thực tế thì việc gì không áp vào PP chiết tính mà đi đường vòng.  Đăng lúc 8/3/2013 08:50
Trả lời ngắn gọn: Bù giá phải có giá chênh lệch. Giá chênh lệch từ Giá thức tế trừ giá định mức.(Tỉnh-Thành).Chấp nhận chênh lệch tức là chấp nhận thực tế   Đăng lúc 8/3/2013 08:49
Anh em nhà mình nên lấy thông tư - nghị định và tiêu chuẩn ra để cãi nhau bất kể đó là ai.  Đăng lúc 9/3/2012 10:59
K có ông kiểm toán nào nói trái với quy định pháp lý đâu. TT04 là pháp lý để bảo vệ cách làm của chúng ta. Mình bảo vệ nhiều rồi.  Đăng lúc 9/3/2012 10:51

www.xaydung360.vn XÂY TÂM, DỰNG TẦM CHUYÊN NGHIỆP

 Tác giả| fubi Đăng lúc 25/1/2013 12:20 | Xem tất


Trên thực tế nếu không đi sâu vào bản chất của quản lý chi phí chỉ nghe cái tên "dự toán" "dự thầu" thì cứ tưởng là 2 cái riêng biệt khác nhau.

Nếu bạn nào đi sâu vào bản chất, nghiên cứu kỹ các văn bản về quản lý chi phí của Nhà nước hiện hành (trong đó có Thông tư 04) thì sẽ dễ dàng hiểu rằng: Dự toán và dự thầu tuy 2 mà 1 mà thôi. Nó chỉ khác nhau ở đối tượng lập dự toán và mục đích sử dụng.

STT
NỘI DUNG
DỰ TOÁN
DỰ THẦU
1
Đối tượng lập
Chủ đầu tư
Nhà thầu
2
Mục đích
CĐT (là Người mua) đóng vai trò là Nhà sản xuất và bán sản phẩm (Nhà thầu) tính xem mức giá trung bình theo THỊ TRƯỜNG tại thời điểm lập dự toán để hoàn thành sản phẩm Công trình: để chuẩn bị trước vốn để trả cho Nhà thầu khi thi công, để so sánh đánh giá Giá dự thầu khi chấm thầu.
Nhà thầu chính là Nhà sản xuất và bán sản phẩm (công trình) cho Người mua (là CĐT). Nhà thầu tính toán chào giá Sản phẩm hoàn thành công trình tương ứng với chi phí mà Nhà thầu phải chi thật + Lợi nhuận mong muốn. Chi thật chính là giá thị trường (VL+NC+M+ chi phí khác)
Ghú thích thêm
Thông tư 04 nói rõ: Chi phí thật mà Nhà thầu phải chi cấu thành vào đơn giá xây dựng bao gồm:
1. Chi phí trực tiếp (gồm cả chi phí trực tiếp khác)
2. Chi phí chung (chi phí quản lý của Nhà thầu..)
3. Thu nhập chịu thuế
4. Chi phí Xd lán trạn (nếu có)
5. Thuế VAT
Đó là những chi phí mà trên thực tế nhà thầu nào cũng phải chi. Còn hệ số từng chi phí sẽ là bao nhiêu thì tùy trình độ từng Nhà thầu sẽ có chi thật khác nhau. TT04 chỉ là nêu ra hệ số để giúp CĐt tính dự toán ~ đoán giá bán của Nhà thầu theo con số hao phí bình quân thông dụng nhất.


Tóm lại:
- Dự toán: là CĐt Tính toán giá bán sản phẩm công trình của Nhà thầu ở mức bình quân theo đúng đơn giá thị trường ở thời điểm lập dự toán.
- Dự thầu: là Nhà thầu chào giá bán sản phẩm công trình của mình phù hợp với đơn giá thị trường, phù hợp với năng lực quản lý và công nghệ thi công mà nhà thầu có.
Tuy 2 mà 1. Chẳng có gì khác nhau ở đây cả. TT04 là hướng dẫn cho CĐT vốn Nhà nước các hệ số chi phí ở mức trung bình của thị trường. Còn Nhà thầu thì tùy ý chào hệ số bao nhiêu là tùy miễn sao phù hợp với năng lực, công nghệ của Nhà thầu đó là được.
Rất mong các bạn đừng phân biệt sai khác giữa chúng nữa.

p/s:
1. Cấu thành đơn giá công việc XD dù dự toán hay dự thầu đều là phần phải chi thật của Nhà thầu nếu thi công thực tế như sau:

                               
Đăng nhập/Đăng ký mở rộng


2. Quản lý chi phí của Chủ đầu tư theo sơ đồ sau:
Giá trị các ô màu xanh ở giao đoạn sau phải <= các giá trị các ô màu xanh ở giai đoạn trước.
Tức NGUYÊN LÝ: giá trị dự tính ban đầu giai đoạn trước >= giá trị thực tế phải chi ra ở các giai đoạn sau.


                               
Đăng nhập/Đăng ký mở rộng



Đánh giá

Tuyệt vời! Cảm ơn!: 5.0 Rất hữu ích! Thanks!: 0.0
Rất hữu ích! Thanks!: 0
  Đăng lúc 8/5/2013 10:12
Tuyệt vời! Cảm ơn!: 5
  Đăng lúc 25/1/2013 13:52
Tuyệt vời! Cảm ơn!: 5
  Đăng lúc 25/1/2013 13:41

Số người tham gia 4Uy Tín: +9 Thưởng +9 Thanked +4 Thu lại Lý do
trungduc198 + 1 Rất chuyên nghiệp! Thanks!
DUCGIANG156 + 3 + 3 + 1 Bài hay quá. Cảm ơn!
kimthanh_jsc + 3 + 3 + 1 Thật thú vị! Thanks!
hdcoffee + 3 + 3 + 1 Bài hay quá. Cảm ơn!

Xem tất cả

www.xaydung360.vn XÂY TÂM, DỰNG TẦM CHUYÊN NGHIỆP

binhtnbk Đăng lúc 28/3/2013 13:00 | Xem tất
hdcoffee gửi lúc 7/3/2013 23:10
càng đọc càng thấy hay

rất hay và bổ ích cho mình khi tìm hiểu cho công việc.

Đánh giá

Mong bạn tiếp tục chia sẻ. Thanks!: 0.0
Mong bạn tiếp tục chia sẻ. Thanks!: 0
  Đăng lúc 8/5/2013 10:11

www.xaydung360.vn XÂY TÂM, DỰNG TẦM CHUYÊN NGHIỆP

IBMT60 Đăng lúc 27/3/2014 02:12 | Xem tất
Tôi thấy khác nhau như vậy mà các bạn nói không là sao, sao lại tuy 2 là 1
Về  bản chất rất khác nhau
+ Môt bên tính giá theo bình quân thị trường, BPTC và thời gian không cạnh tranh
+ Một bên tính giá theo những j mình có thể cạnh tranh được, cái j mình có, cài j cần đi thuê, cái nào mình phải đi mua, BPTC sáng tạo, tạo sản phẩm tốt, thời gian nhanh
=> hoàn toàn khác nhau

Đánh giá

Người ta đang xét đến bản chất phương pháp tính toán đấy bạn. Bản chất phương pháp tính toán giống y hệt nhau.  Đăng lúc 27/3/2014 02:14

www.xaydung360.vn XÂY TÂM, DỰNG TẦM CHUYÊN NGHIỆP

doducdai Đăng lúc 27/3/2014 09:09 | Xem tất
Em vẫn chưa rõ ở bảng phân tích các giai đoạn quản lí dự án của anh Bình.Ở chỗ em không thể phân biệt được cách tính tổng mức đầu tư sơ bộ với tổng mức đầu tư và tổng dự toán với dự toán. Mong các anh chỉ rõ cách tính cho em với. Em xin cảm ơn!

www.xaydung360.vn XÂY TÂM, DỰNG TẦM CHUYÊN NGHIỆP

nvquang118 Đăng lúc 27/3/2014 11:18 | Xem tất
doducdai gửi lúc 27/3/2014 09:09
Em vẫn chưa rõ ở bảng phân tích các giai đoạn quản lí dự án của anh Bình.Ở chỗ em  ...

Bạn đọc kỹ Thông tư 04 và Nghị định 112 về quản lý chi phí. Trong đó nói về phương pháp lập Tổng mức đầu tư và phương pháp lập dự toán công trình.
- Ở bước xin chủ trương để đầu tư xây dựng công trình thì Đơn vị chủ đầu tư lập sơ bộ tổng mức đầu tư dự kiến của dự án đó. cái này chỉ là khái toán, sơ bộ ban đầu để xin chủ trương đầu tư dự án.
- Sau khi được giấy phép đầu tư tức là đã có chủ trương cho phép đầu tư thì chủ đầu tư lập dự án đầu tư kèm theo thiết kế cơ sở để trình thẩm định phê duyệt dự án đầu tư. Ở bước này Tổng mức đầu tư của dự án sẽ được phê duyệt con số cụ thể.
- Sau khi dự án được duyệt, chủ đầu tư triển khai thiết kế sau thiết kế cơ sở để xác định chi tiết, cụ thể về hồ sơ thiết kế và dự toán công trình để làm căn cứ quản lý chi phí theo quy định.
--------------
Sơ đồ của bác fubi lập rất hay, có thể tóm lược được toàn bộ cho dòng đời 1 dự án. nó rất có ích cho dân xây dựng, quản lý dự án bọn em. Chân thành cảm ơn nỗ lực, nhiệt huyết của bác fubi

Số người tham gia 2Uy Tín: +5 Thưởng +5 Thanked +2 Thu lại Lý do
doducdai + 1 Cảm ơn sự quan tâm của bạn nhiều!.
fubi + 5 + 5 + 1 Rất kinh nghiệm. Cảm ơn!

Xem tất cả

www.xaydung360.vn XÂY TÂM, DỰNG TẦM CHUYÊN NGHIỆP

Phiên bản Mobile|Phần mềm ôn thi sát hạch chứng chỉ hành nghề xây dựng  

Phần mềm dự toán xây dựng excel | Hướng dẫn lập dự toán xây dựng | Phần mềm tư vấn giám sát | Phần mềm quản lý chất lượng xây dựng |

Phần mềm ôn thi sát hạch chứng chỉ hành nghề xây dựng

Phần mềm ôn thi sát hạch chứng chỉ hành nghề Kiến Trúc sư

Phần mềm ôn thi sát hạch chứng chỉ hành nghề Đấu thầu

GMT+7, 29/3/2024 05:07 , Processed in 0.149618 second(s), 23 queries .

Powered by Discuz! X3.2

© 2001-2013 Kiso Comsenz Inc.