XD360 KÍNH CHÚC CHO MỌI NHÀ VẠN SỰ AN LÀNH!

Phần mềm ôn thi sát hạch chứng chỉ hành nghề xây dựng

 Quên mật khẩu
 Đăng ký mới
Anh Trần HòeBùi Quốc Hưng
Xem: 10034|Trả lời: 11
Thu gọn cột thông tin

[Quy định chung] Dự phòng của giá gói thầu Kế hoạch đấu thầu và chấm thầu

[Lấy địa chỉ]
tam1979 Đăng lúc 17/10/2014 16:34 | Xem tất |Chế độ đọc

Hãy đăng nhập để có nhiều chức năng hữu dụng hơn và xem ảnh rõ hơn!

Bạn phải đăng nhập để xem được nội dung, nếu bạn chưa có tài khoản? hãy Đăng ký mới

x
ACE cho tôi hỏi?
Có một dự án X, bao gồm 8 gói thầu. Trong đó đã lựa chọn xong 7 gói (từ gói thầu số 01-gói thầu số 07). Theo Kế hoạch đấu thầu đã được phê duyệt thì gói thầu còn lại (số 08  thi công xây dựng công trình) thời gian lựa chọn là quý II/2015 (lưu ý KHĐT được phê duyệt trước khi Luật đấu thầu số 43 có hiệu lực "5/2014"; giá gói thầu chưa bao gồm dự phòng, rủi ro...), tuy nhiên đến nay người quyết định đầu tư đã yêu cầu chủ đầu tư (có văn bản yêu cầu) phải tổ chức lựa chọn nhà thầu trong quý IV/2014, hỏi?
- Chủ đầu có phải làm các thủ tục để điều chỉnh thời gian lựa chọn nhà thầu không từ (quý II/2015 về quý IV/2014)?
- Có phải điều chỉnh giá gói thầu số 08 ghi trong KHLCNT hay không? (bổ sung phần giá dự phòng, rủi ro cho gói thầu số 08);
- Cách tính giá trị dự phòng cho gói thầu số 08 như thế nào? (Dự toán được phê duyệt có tính DP=DP1+DP2, DP1 là phát sinh KL, DP2 trượt giá) vậy khi phân bổ dự phòng trượt giá cho gói thầu số 08 nêu trên thì ta lấy DP/ (8 gói thầu theo tỷ lệ tương ứng hay là chỉ lấy DP2/8 gói thầu theo tỷ lệ tương ứng). Gói thầu số 08, hình thức hợp đồng là theo đơn giá điều chỉnh

Số người tham gia 1Thanked +2 Thu lại Lý do
khktth + 2 Mong chờ bài tiếp theo. Thanks!

Xem tất cả

www.xaydung360.vn XÂY TÂM, DỰNG TẦM CHUYÊN NGHIỆP

Nokia89i Đăng lúc 30/12/2014 14:08 | Xem tất
sirlinh gửi lúc 20/11/2014 14:49
Mình xin hỏi thêm một số vấn đề như sau:
1. Việc tính dự phòng cho gói thầu: trường ...

Tôi có ý kiến với bạn "sirlinh" và các ace trên diễn đàn thế này. Vấn đề đưa dự phòng vào giá gói thầu là đúng theo Luật đấu thầu và và NĐ63. Tuy nhiên đến nay có rất nhiều thắc mắc là tính thế nào cái số tiền Dự phòng kia? Nếu cứ bê 10% vào giá gói thầu thì liệu sau này nhỡ bị thanh tra thì giải thích sao được con số 10% đó (Nếu áp dụng hợp đồng trọn gói thì mới được đưa 10% vào). Tôi đã gặp trường hợp thế này: Phê duyệt gói thầu 8,1 tỷ và dự phòng là 880 triệu, khi mở thầu nhà thầu cho biết công trình thiếu hẳn khối lượng 1 hạng mục - không có trong khối lượng mời thầu và dự toán thiết kế, thẩm tra (giá hạng mục này = 350 triệu), khi lên phòng tài chính hỏi về chuyên môn thì họ nói như sau " Theo luật đấu thầu và NDD thì: Trước khi ký hợp đồng thì các bên gồm Chủ đầu tư, nhà thầu tư vấn, nhà thầu thi công phải ngồi lại bóc khối lượng theo bản vẽ thi công, được kết quả rồi mời đưa vào thương thảo hợp đồng rồi.... ký hợp đồng. Như vậy giá trúng thầu =8,1+0,35=8,45 tỷ sẽ lớn hơn 8,1 tỷ, như thế là vượt giá trong kế hoạch đấu thầu. Nhưng nếu ngưới và chuyên viên của người ký quyết định kế hoạch đấu thầu có đọc đến điều 35/LĐT 43 thì sẽ đưa giá gói thầu =8,1+0,88=8,98 tỷ và như vậy nhà thầu vẫn trúng thầu. Nhưng khổ một nỗi văn bản của ta ra cũng kèm theo hướng dẫn rồi nhưng vẫn mù mờ, cấp dưới sợ không giải thích được với lãnh đạo nền...cắt...cắt là thượng sách. Bao nhiêu con người mệt mỏi và đợi cái 10%dự phòng này rồi mà chẳng thấy cơ quan nào ra tay. Thôi thì đành làm theo cách này cho an toàn bạn ơi, không phải lo lấy 10% sau này thanh tra hỏi mệt lắm: " Giá để đánh giá hồ sơ thầu = A (giá phê duyệt trong kế hoạch đấu thầu), sau đó nhà thầu bớt thời gian bóc lại khối lượng, nếu thấy thiếu thì...hehe thôi im im, còn nếu thấy tăng thì tính vào một bảng =B (ta hiểu phát sinh KL). Nếu A+B< A + dự phòng (10%) thì "Nhờ" Chủ đầu tư ra văn bản Điều chuyển từ dự phòng sang. Nếu A+B> A + Dự phòng (10%) thì.... lại phải nhờ vào quan hệ để Chủ đầu tư Phê duyệt lại Tổng mức đầu tư (gồm : lên gặp thiết kế, thẩm tra... xin xác nhận, gửi văn bản về tư vấn chấm thầu, chủ đầu tư). Như vậy thì yên tâm chỉ thi công không phải lo sau thanh tra cái 10% kia. Nói thật mình không thể cãi cơ quan chức năng được, thanh tra họ chỉ cần hỏi "Căn cứ vào đâu mà anh lấy 10% dự phòng vào, nó tính như thế nào, nó bao gồm những thứ gì? Có chăng mình chỉ trả lời được: Theo QĐ 957, Luật đấu thầu 43, nghị định 63, 112... nhưng để thuyết phục được họ thì ôi thôi... về cho nhanh hôm sau mang cặp đến, keke

Số người tham gia 3Thưởng +5 Thanked +4 Thu lại Lý do
kirikoutiny + 2 Kinh nghiệm. Cảm ơn!
sirlinh + 1 Đồng tình. Cảm ơn!
fubi + 5 + 1 Kinh nghiệm. Cảm ơn!

Xem tất cả

www.xaydung360.vn XÂY TÂM, DỰNG TẦM CHUYÊN NGHIỆP

fubi Đăng lúc 18/10/2014 22:15 | Xem tất
tam1979 gửi lúc 18/10/2014 21:01
Trước tiên tôi xin cám ơn các ACE đã có ý kiến, đặc biệt là của anh fubi. Tuy nhiê ...

Vấn đề bạn nêu mình chốt lại như sau:
1. Giá dự toán gói thầu phải bao gồm chi phí dự phòng là điều hiển nhiên phải làm theo đúng điều 35 luật đấu thầu. Quy mô gói thầu (các mức giá trị lớn, nhỏ: 5 tỷ, 20 tỷ...) nêu trong luật đấu thầu là đã có cả chi phí dự phòng.  Do đó bạn không nên phân vân việc phân định quy mô gói thầu dựa trên chưa có dự phòng hay là có dự phòng. Việc phân định quy mô gói thầu dựa trên giá gói thầu chưa có chi phí dự phòng là sai với định nghĩa cách tính "giá gói thầu" trong luật đấu thầu rồi đó bạn.
Điều 35. Nội dung kế hoạch lựa chọn nhà thầuđối với từng gói thầu
2. Giá gói thầu:
a) Giá gói thầu được xác định trên cơ sở tổng mức đầutư hoặc dự toán (nếu có) đối với dự án; dự toán mua sắm đối vớimua sắm thường xuyên. Giá gói thầu được tính đúng, tính đủ toàn bộchi phí để thực hiện gói thầu, kể cả chi phí dự phòng, phí,lệ phí và thuế. Giá gói thầu được cập nhật trong thời hạn 28 ngày trước ngày mởthầu nếu cần thiết;

2. Còn việc khi dự toán có chi phí dự phòng làm thay đổi quy mô gói thầu so với trong kế hoạch đấu thầu ban đầu đã duyệt thì xử lý:
Điều 117. Xử lý tình huốngtrong đấu thầu
1.Trường hợp có lý do cần điều chỉnh giá gói thầu hoặc nội dung gói thầu, phải điềuchỉnh kế hoạch lựa chọn nhà thầu theo các quy định của pháp luật trước thời điểmmở thầu, trừ trường hợp quy định tại Khoản 2 và Khoản 8 Điều này.
2.Trường hợp dự toán được phê duyệt của gói thầu cao hơn hoặc thấp hơn giá gói thầughi trong kế hoạch lựa chọn nhà thầu đã duyệt thì dự toán đó sẽ thay thế giágói thầu trong kế hoạch lựa chọn nhà thầu theo nguyên tắc sau đây:
a)Trường hợp dự toán được duyệt cao hơn giá gói thầu trong kế hoạch lựa chọn nhàthầu nhưng bảo đảm giá trị cao hơn đó không làm vượt tổng mức đầu tư của dự án,dự toán mua sắm được duyệt thì không phải điều chỉnh kế hoạch lựa chọn nhà thầu.Trường hợp giá trị cao hơn đó làm vượt tổng mức đầu tư của dự án, dự toán mua sắmđược duyệt thì phải điều chỉnh kế hoạch lựa chọn nhà thầu; nếu hình thức lựa chọnnhà thầu trong kế hoạch lựa chọn nhà thầu đã duyệt không còn phù hợp thì phải điềuchỉnh hình thức lựa chọn nhà thầu;
b) Trường hợp dự toán được duyệt thấp hơn giá gói thầu trong kế hoạch lựa chọn nhà thầu mà không làm thay đổi hình thức lựa chọn nhà thầu trongkế hoạch lựa chọn nhà thầu đã duyệt thì không phải điều chỉnh kế hoạch lựa chọnnhà thầu; trường hợp cần điều chỉnh hình thức lựa chọn nhà thầu cho phù hợp vớigiá trị mới của gói thầu theo dự toán được duyệt thì phải tiến hành điều chỉnhkế hoạch lựa chọn nhà thầu.

3. Trường hợp bạn nêu:
- Giá gói thầu chưa có dự phòng là 17 tỷ. Thì dự phòng chỉ tối đa 10%, tức giá gói thầu bao gồm dự phòng chỉ là: 17 x 1,1 = 18,7 tỷ. Không thể lớn hơn 20 tỷ được.
- Việc phân định loại hợp đồng trong kế hoạch lựa chọn nhà thầu ngoài luật đấu thầu phải tham chiếu thêm luật xây dựng (Nghị định 48).
Loại hợp đồng về bản chất k phụ thuộc vào quy mô gói thầu. Mà phụ thuộc vào tính chất gói thầu:
+ Tại thời điểm ký hợp đồng đã xác định được chính xác khối lượng hay chưa?
+ Thời gian thi công có kéo dài trên 12 tháng không?
==> Trọn gói khi: ký hợp đồng đã biết chính xác KL. Thời gian thi công thường áp dụng khi <= 12 tháng (thường quy mô nhỏ thì thời gian thi công ngắn hơn 1 năm). Tuy nhiên vì có dự phòng trượt giá, phát sinh nên theo luật đấu thầu thì điều kiện trọn gói áp dụng cho cả các gói thầu thi công thời gian kéo dài trên 1 năm.
==> Điều chỉnh giá khi: ký hợp đồng chưa biết chính xác khối lượng. Việc bù giá thường áp dụng đối với giá VL-NC-M từ tháng 13 trở đi.

Bởi vậy, dù gói thầu có quy mô không nhỏ thì nếu nó đủ điều kiện để trọn gói thì nên áp dụng hợp đồng trọn gói đó là tinh thần xuyên suốt của Luật đấu thầu mới 43.

TÓM LẠI:
Trường hợp bạn nêu:
- Dự toán gói thầu phải được tính lại bao gồm có cả chi phí dự phòng trước khi mời thầu.
- Đồng thời Bên bạn nên xem xét kỹ hình thức hợp đồng cho phù hợp. Đừng lệ thuộc vào quy mô gói thầu lớn hay nhỏ dựa trên việc thêm vào hay cắt đi chi phí dự phòng trong giá gói thầu. Bởi bản chất tính chất gói thầu không hề thay đổi (KL, thời gian thi công, thành phần công việc, độ phức tạp..) dù có thêm hay bớt chi phí dự phòng vào giá gói thầu.
Theo mình nên: điều chỉnh lại kế hoạch đấu thầu theo điều 117 trích dẫn ở trên (màu đỏ).

Số người tham gia 2Thanked +3 Thu lại Lý do
nhantony + 2 Chuyên nghiệp. Cảm ơn!
sirlinh + 1 Thích bài này! Thanks!

Xem tất cả

www.xaydung360.vn XÂY TÂM, DỰNG TẦM CHUYÊN NGHIỆP

vanphamcong Đăng lúc 17/10/2014 21:21 | Xem tất
Ban không nói rõ nhưng theo mình nghĩ gói thầu số 08: là gói thầu xây lắp và như vậy thì:
Phải có quyết định phê duyệt điều chỉnh KHĐT và hiển nhiên lúc này kế hoạch đấu thầu năm trong phạm vi áp dụng luật đấu thầu mới ( luật 43)---> việc xác định giá gói thầu theo luật đấu thầu mới( bao gồm dự phòng trượt giá, rủi ro,...) ---> cách xác định giá gói thầu ( mình cũng đang lăn tăn ( vì gói thầu quy mô nhỏ hơn 20 tỷ thì áp dụng hợp đồng trọn gói)

www.xaydung360.vn XÂY TÂM, DỰNG TẦM CHUYÊN NGHIỆP

fubi Đăng lúc 18/10/2014 00:47 | Xem tất
vanphamcong gửi lúc 17/10/2014 21:21
Ban không nói rõ nhưng theo mình nghĩ gói thầu số 08: là gói thầu xây lắp và như vậ ...

I. GIÁ GÓI THẦU LẤY ĐỂ SO SÁNH KHI CHẤM THẦU:
Theo luật đấu thầu 43:
Điều 65.Hợp đồng với nhà thầu được lựa chọn
4. Giá hợp đồng không được vượt giá trúng thầu. Trường hợp bổ sung khốilượng công việc ngoài hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu dẫn đến giá hợp đồng vượtgiá trúng thầu thì phải bảo đảm giá hợp đồng không được vượt giá gói thầu hoặcdự toán được phê duyệt; nếu dự án, dự toán mua sắm gồm nhiều gói thầu, tổng giáhợp đồng phải bảo đảm không vượt tổng mức đầu tư, dự toán mua sắm được phê duyệt.

=> Tức là có điều kiện: Giá hợp đồng/giá trúng thầu <= giá gói thầu.

- Nói đến giá trúng thầu phải nói đến xếp hạng trên cơ sở giá đánh giá. Về cơ bản, chính là so sánh với giá gói thầu. Tuy nhiên muốn so sánh thì phải cùng mặt bằng mới so được. Tức giá đánh giá và " giá gói thầu lấy để so sánh" cũng phải cùng 1 mặt bằng.

- Vậy thế nào là cùng 1 mặt bằng thì ta phải xét cách nhà thầu chào giá đối với từng loại hợp đồng:

1. Hợp đồng trọn gói:
- Nhà thầu lời ăn lỗ chịu. Vì thanh toán 1 cục theo đúng giá trị HĐ đối với phần việc theo đúng thiết kế ban đầu. Tức KL và đơn giá hợp đồng ký thế nào thanh toán thế ấy. Không điều chỉnh thừa thiếu so với thực tế.
==> Giá dự thầu = Chi phí đủ theo KL định trước + (phí + lệ phí + thuế) + Dự phòng trượt giá + dự phòng phát sinh
Vậy để cùng 1 mặt bằng thì lúc đó "giá gói thầu lấy để so sánh"  đối với HĐ trọn gói cũng phải cấu trúc y chang:
==> Giá gói thầu để so sánh = Chi phí đủ theo KL định trước + (phí + lệ phí + thuế) + Dự phòng trượt giá + dự phòng phát sinh.
* Nhận định quan trọng:
- Đối với hợp đồng trọn gói: yêu cầu nhà thầu chào từng phần riêng biệt cấu thành các chi phí như công thức trên và "giá gói thầu lấy để so sánh" cũng lập tách biệt từng phần chi phí y như vậy để việc so sánh đánh giá khi chấm thầu từng mục được dễ dàng.

2. Hợp đồng đơn giá cố định:
- Khối lượng thanh toán theo thực tế nghiệm thu x đơn giá cố định. Bởi vậy nhà thầu chào giá thế nào thì cố định thế ấy lời ăn lỗ chịu. Bởi vậy, với đơn giá dự thầu sẽ bao gồm:
==> Giá dự thầu = Chi phí đủ theo KL định trước + (phí + lệ phí + thuế) + Dự phòng trượt giá
(không có dự phòng phát sinh KL. Vì KL được thanh toán theo thực tế rồi, nhà thầu k lo dự trù làm gì).
Vậy để cùng 1 mặt bằng thì lúc đó "giá gói thầu lấy để so sánh" đối với HĐ đơn giá cố định cũng phải cấu trúc y chang:
==> Giá gói thầu để so sánh = Chi phí đủ theo KL định trước + (phí + lệ phí + thuế) + Dự phòng trượt giá.
* Nhận định quan trọng:
- Đối với hợp đồng đơn giá cố định: yêu cầu nhà thầu chào từng phần riêng biệt cấu thành các chi phí như công thức trên và " giá gói thầu lấy để so sánh" cũng lập tách biệt từng phần chi phí y như vậy để việc so sánh đánh giá khi chấm thầu từng mục được dễ dàng. Lưu ý là không có "dự phòng phát sinh KL".

3. Hợp đồng theo đơn giá điều chỉnh:
- Khối lượng thanh toán theo thực tế nghiệm thu x đơn giá được điều chỉnh. Bởi vậy nhà thầu không bị rủi ro.
Bởi vậy, với đơn giá được điều chỉnh vật liệu - nhân công - máy, dự thầu sẽ bao gồm:
==> Giá dự thầu = Chi phí đủ theo KL định trước + (phí + lệ phí + thuế)
(không có dự phòng trượt giá, không có dự phòng phát sinh KL. Vì KL được thanh toán theo thực tế rồi, giá lại được điều chỉnh tăng giảm theo thị trường nên nhà thầu k lo dự trù dự phòng làm gì).
* Vậy để cùng 1 mặt bằng thì lúc đó " giá gói thầu lấy để so sánh" đối với HĐ đơn giá cố định cũng phải cấu trúc y chang:
==> Giá gói thầu để so sánh = Chi phí đủ theo KL định trước + (phí + lệ phí + thuế).
* Nhận định quan trọng:
- Đối với hợp đồng đơn giá điều chỉnh: yêu cầu nhà thầu chào từng phần riêng biệt cấu thành các chi phí như công thức trên và "giá gói thầu lấy để so sánh" cũng lập tách biệt từng phần chi phí y như vậy để việc so sánh đánh giá khi chấm thầu từng mục được dễ dàng. Lưu ý là không có "dự phòng trượt giá", không có "dự phòng phát sinh KL".

Qua phân tích trên thấy rằng:
1. Tùy từng loại hợp đồng mà "giá gói thầu lấy để so sánh" với "giá đánh giá" của nhà thầu sẽ thay đổi linh hoạt khác nhau. Đừng lấy con số tổng cộng của giá gói thầu ghi trong kế hoạch lựa chọn nhà thầu để đem so sánh với giá đánh giá là bị sai nhầm. Nguyên tắc: muốn so sánh phải cùng 1 mặt bằng.
Tóm tắt như sau:


THÀNH PHẦN GIÁ DỰ THẦU  VÀ "GIÁ GÓI THẦU" LẤY ĐỂ SO SÁNH
STT
Loại hợp đồng
Chi  phí đủ theo khối lượng định trước
Phí
Lệ  phí
Thuế
Chi  phí dự phòng trượt giá
Chi  phí dự phòng phát sinh
1
Hợp  đồng trọn gói
x
x
x
x
x
x
2
Hợp  đồng đơn giá cố định
x
x
x
x
x
0
3
Hợp  đồng theo đơn giá điều chỉnh
x
x
x
x
0
0

Tóm lại:
- Khi mời thầu, trong Hồ sơ mời thầu phải lưu ý nhà thầu chào tách biệt từng phần chi phí như bảng trên một cách rõ ràng. Có như vậy khi chấm thầu mới hiệu chỉnh sai lệch chuẩn xác (ví dụ hiệu chỉnh sai lệc về mức phí, lệ phí, thuế: không thể mỗi nhà thầu chào mỗi kiểu được vì mức là do Nhà nước quy định thu nên sẽ giống nhau cho tất cả. Ai chào sai thì khi chấm sẽ hiệu chỉnh), đồng thời mới dễ dàng so sánh trên cùng một mặt bằng được.

II. CẤU THÀNH GIÁ GÓI THẦU GHI TRONG KẾ HOẠCH LỰA CHỌN NHÀ THẦU
(Lưu ý: luật mới không gọi là kế hoạch đấu thầu như luật cũ nữa các bạn nhé).

1. Như ở trên đã nói: khi chấm thầu thì ta linh hoạt "cắt gọt" bớt "giá gói thầu" ghi trong Kế hoạch lựa chọn nhà thầu (giá dự toán) để cùng 1 mặt bằng với "giá đánh giá" của từng nhà thầu thì mới so sánh đúng được.
Nhưng đừng nhầm lẫn là lấy 1 cục 100% "giá gói thầu" đó để đem so sánh là được. Đấy là điều mà trên thực tế hầu như đại đa số chuyên gia chấm thầu đều mắc sai lầm này.

2. Nội dung mục này chúng ta nói đến vấn đề: "giá gói thầu" ghi trong kế hoạch đấu thầu hay giá dự toán thì bao gồm những gì?
Để quản lý chi phí, nguyên tắc bất di bất dịch:
Giá gói thầu/giá dự toán = Chi phí đủ theo KL định trước + (phí + lệ phí + thuế) + Dự phòng trượt giá + dự phòng phát sinh.

Điều này đúng cho tất cả các loại hợp đồng. Bởi dù là loại hợp đồng gì đi chăng nữa thì phải có cả 2 dự phòng (trượt giá và phát sinh) bởi khả năng thực tế sẽ có việc điều chỉnh thay đổi thiết kế làm thay đổi phát sinh khối lượng và đơn giá công việc không có trong dự tính ban đầu. Tính dự phòng là để CĐT được chủ động nguồn vốn thanh khoản, chủ động điều phối vốn mà không bị động.
* Câu hỏi đặt ra:
- Tổng mức đầu tư đã có chi phí dự phòng chung cho tất cả gói thầu rồi thì từng gói thầu tính làm gì nữa?
* Đáp:
- Đúng vậy. Dự phòng chỉ tính 1 lần mà thôi. Với quy định mới của luật đấu thầu về "giá gói thầu" ghi trong kế hoạch lựa chọn nhà thầu bao gồm cả chi phí dự phòng vậy nên: "chuyển" cắt bớt chi phí dự phòng của "tổng mức đầu tư" về cho từng gói thầu.
Tóm lại:
- Chi phí dự phòng chỉ được tính 1 lần. Đã đưa vào từng gói thầu thì "cắt chuyển bớt" chi phí dự phòng từ tổng mức về cho chúng.

III. TRƯỜNG HỢP BẠN HỎI:
- Tổng mức đã duyệt có dự phòng chung cho toàn bộ các gói thầu (cả dự án).
- Kế hoạch lựa chọn nhà thầu đã duyệt. Tất nhiên sẽ có giá gói thầu bạn nêu nhưng lại chưa có dự phòng trong gói thầu.
Thì trước khi tổ chức chọn thầu, cần lập dự toán gói thầu bổ sung chi phí dự phòng như đã nêu ở phần I và II nói trên.
Nguồn vốn cho dự toán gói thầu lập mới = nguồn vốn của gói thầu trước đây trong KHĐT + điều chuyển 1 phần chi phí dự phòng trong Tổng mức.
- Cách tính dự phòng cho gói thầu thì tùy từng loại hợp đồng, đặc thù từng gói thầu mà cách tính toán nhiều ít khác nhau. Chuyên đề này thuộc phần lập chi phí nên không chia sẻ cụ thể ở đây được. Hẹn bạn ở chuyên đề khác liên quan chi phí.
Tuy nhiên, với gói thầu điều chỉnh giá thông thường, do chấm thầu không cần chi phí dự phòng nên không cần đưa dự phòng vào giá gói thầu mà chỉ cần xài dự phòng chung của dự án. Khi thực tế vượt giá gói thầu (trong KHĐT hoặc dự toán được duyệt) thì phần tăng lấy từ nguồn chi phí dự phòng của dự án ra chi. Nếu xài hết dự phòng chung của dự án làm tăng tổng mức thì xử lý trình người QĐ đầu tư điều chỉnh tổng mức.

Thân ái!

p/s: cảm ơn đã nêu ra 1 chủ đề mà đã lâu mình muốn chia sẻ mà quên mất.


Đánh giá

Chia sẻ hay! Thanks bạn nhé!: 0.0
Chia sẻ hay! Thanks bạn nhé!: 0
Chia sẻ hay! Thanks bạn nhé  Đăng lúc 18/10/2014 07:14

Số người tham gia 3Thanked +6 Thu lại Lý do
daicapmu + 2 Bài hay. Cảm ơn!
nhantony + 2 Bài hay. Cảm ơn!
tranhoe + 2 Thích bài này! Thanks!

Xem tất cả

www.xaydung360.vn XÂY TÂM, DỰNG TẦM CHUYÊN NGHIỆP

 Tác giả| tam1979 Đăng lúc 18/10/2014 21:01 | Xem tất
Trước tiên tôi xin cám ơn các ACE đã có ý kiến, đặc biệt là của anh fubi. Tuy nhiên, đối với trường hợp của tôi nêu trên, dự toán của gói thầu số 08 nếu chưa phân bổ dự phòng thì chỉ có giá là 17 tỷ. Vấn đề đặt ra là:
- Nếu ta phân bổ dự phòng vào dự toán thì, dự toán gói thầu >20tỷ và được cập nhật vào KHLCNT điều chỉnh đợt này các nội dung khác sẽ giữ nguyên KHLCNT đã phê duyệt (hình thức lựa chọn nhà thầu là 1 giai đoạn 2 túi hồ sơ, hình thức hợp đồng giữ nguyên đơn giá điều chỉnh);
- Nếu ta không phân bổ dự phòng vào dự toán gói thầu thì chỉ có 17 tỷ, lúc này hình thức lựa chọn theo quy trình gói thầu có quy mô nhỏ, hình thức hợp đồng phải áp dụng hình thức trọn gói
Đề nghị các ACE cho quan điểm.

www.xaydung360.vn XÂY TÂM, DỰNG TẦM CHUYÊN NGHIỆP

zizpo_hetxang Đăng lúc 21/10/2014 07:41 | Xem tất
Xin hỏi thêm anh Fubi và các anh chị về việc xác định giá thương thảo hợp đồng.
Sau khi đã đánh giá và xếp hạng. Nhà thầu xếp hạng thứ 1 được mời thương thảo hợp đồng. Giá hợp đồng thi ghi như thế nào cho đúng.
Ghi diễn giải ra như này Giá dự thầu = Chi phí đủ theo KL định trước + (phí + lệ phí + thuế) + Dự phòng trượt giá + dự phòng phát sinh.
Hay là ghi con số = Chi phí đủ theo KL định trước (không bao gồm dự phòng).
Xin chân thành cảm ơn

www.xaydung360.vn XÂY TÂM, DỰNG TẦM CHUYÊN NGHIỆP

sirlinh Đăng lúc 20/11/2014 14:49 | Xem tất
Mình xin hỏi thêm một số vấn đề như sau:
1. Việc tính dự phòng cho gói thầu: trường hợp gói thầu là đơn giá cố định thì dự phòng cho phần khối lượng là bao nhiêu % ? Dự phòng cho dự án giai đoạn TMĐT là 10% nhưng đến giai đoạn gói thầu thì chưa rõ là bao nhiêu.
- Dự phòng trượt giá cho gói thầu là đơn giá cố định thì phần dự phòng này sẽ được thanh toán khi Nhà nước công bố việc có trượt giá như ngày trước hay chỉ việc điều chỉnh giá nhân công theo VB của UBND tỉnh là có thể được thanh toán phần này rồi ?
2. Việc tính dự phòng khối lượng cho hợp đồng trọn gói thì phần dự phòng này sẽ phục vụ cho phần khối lượng phát sinh ngoài hợp đồng hay như thế nào? (Ở đây mình hiểu là với hợp đồng trọn gói nếu là dự phòng 10% KL thì các bác ở trên khi nhìn vào HĐ trọn gói ấy, kể cả có phát sinh ngoài hợp đồng thì các bác ấy cũng khống chế mức phát sinh chỉ là 10% và không muốn cho hơn, theo mọi người thì thế nào ?)
Tương tự việc dự phòng khối lượng cho gói thầu đơn giá cố định thì ví dụ như là dự phòng 10% khối lượng thì phần này để phục vụ cho cả phần khối lượng trong hợp đồng ban đầu chưa được xác định rõ và cả phần KL phát sinh ngoài hợp đồng hay như thế nao ?
3. Trường hợp không có phát sinh khối lượng và trượt giá thì nhà thầu sẽ chỉ được thanh toán phần tiền gốc + thuế + phí ... không bao gồm dự phòng hay sẽ được thanh toán toàn bộ với trường hợp hợp đồng trọn gói, nếu là hợp đồng đơn giá cố định theo mình hiểu thì sẽ không được thanh toán phần dự phòng.
4. Phần dự phòng trượt giá ở đây hiện tại cả nhà đang tính toán thế nào để cho vào dự phòng gói thầu hay % trượt giá ấy cũng lấy theo % trượt giá ở TMĐT?
Mong cả nhà giải đáp giúp. Thanks

www.xaydung360.vn XÂY TÂM, DỰNG TẦM CHUYÊN NGHIỆP

duan1993 Đăng lúc 16/11/2015 11:48 | Xem tất
fubi gửi lúc 18/10/2014 00:47
I. GIÁ GÓI THẦU LẤY ĐỂ SO SÁNH KHI CHẤM THẦU:
Theo luật đấu thầu 43:

Anh ơi tại sao em đọc nghị định 37/2015/NĐ-CP về hợp đồng xây dựng cách tính dự phòng không giống anh nói, theo đó, các loại hợp đồng thì giá gói thầu, giá hợp đồng đều dự phòng khối lượng + Đơn giá
Cụ thể:
5. Điều kiện áp dụng các loại giá hợp đồng xây dựng được quy định như sau:

a) Đối với hợp đồng trọn gói:

Giá hợp đồng trọn gói được áp dụng cho các gói thầu tại thời điểm lựa chọn nhà thầu và đàm phán ký kết hợp đồng đã đủ điều kiện để xác định rõ về khối lượng và đơn giá để thực hiện các công việc theo đúng các yêu cầu của hợp đồng xây dựng hoặc trong một số trường hợp chưa thể xác định được rõ khối lượng, đơn giá (như: Hợp đồng EC, EP, PC, EPC và hợp đồng chìa khóa trao tay) nhưng các bên tham gia hợp đồng có đủ năng lực kinh nghiệm để tính toán, xác định giá hợp đồng trọn gói.

Khi áp dụng giá hợp đồng trọn gói thì giá gói thầu, giá hợp đồng phải tính toán đầy đủ các yếu tố rủi ro liên quan đến giá hợp đồng như rủi ro về khối lượng, trượt giá trong thời gian thực hiện hợp đồng và mỗi bên phải tự chịu trách nhiệm đối với các rủi ro của mình.

b) Đối với hợp đồng theo đơn giá cố định:

Giá hợp đồng theo đơn giá cố định được áp dụng cho các gói thầu tại thời điểm lựa chọn nhà thầu và đàm phán ký kết hợp đồng đã đủ điều kiện để xác định rõ về đơn giá để thực hiện các công việc theo đúng các yêu cầu của hợp đồng xây dựng, nhưng chưa xác định được chính xác khối lượng công việc. Khi đó, đơn giá cho các công việc theo hợp đồng phải tính toán đầy đủ các yếu tố rủi ro liên quan đến giá hợp đồng như trượt giá trong thời gian thực hiện hợp đồng và mỗi bên phải tự chịu trách nhiệm đối với các rủi ro của mình. Khi đó, giá gói thầu, giá hợp đồng các bên phải dự tính trước chi phí dự phòng cho các yếu tố trượt giá và khối lượng.

c) Đối với hợp đồng theo đơn giá điều chỉnh: Được áp dụng cho các gói thầu tại thời điểm lựa chọn nhà thầu và đàm phán ký kết hợp đồng các bên tham gia hợp đồng chưa đủ điều kiện để xác định rõ về khối lượng, đơn giá và các yếu tố rủi ro liên quan đến giá hợp đồng như trượt giá trong thời gian thực hiện hợp đồng. Khi đó, giá gói thầu, giá hợp đồng các bên phải dự tính trước chi phí dự phòng cho các yếu tố trượt giá và khối lượng.

www.xaydung360.vn XÂY TÂM, DỰNG TẦM CHUYÊN NGHIỆP

goodfriends009 Đăng lúc 16/4/2017 11:06 | Xem tất
duan1993 gửi lúc 16/11/2015 11:48
Anh ơi tại sao em đọc nghị định 37/2015/NĐ-CP về hợp đồng xây dựng cách tính dự p ...

Vấn đề này tôi cũng rất băn khoăn chỗ HĐ ĐG cố định, tuy nhiên tôi đã tự giải quyết được vấn đề khi nhìn nhận ra rằng "dự tính trước" ko có nghĩa là phân bổ các khoản dự phòng vào giá bỏ thầu.

www.xaydung360.vn XÂY TÂM, DỰNG TẦM CHUYÊN NGHIỆP

Phiên bản Mobile|Phần mềm ôn thi sát hạch chứng chỉ hành nghề xây dựng  

Phần mềm dự toán xây dựng excel | Hướng dẫn lập dự toán xây dựng | Phần mềm tư vấn giám sát | Phần mềm quản lý chất lượng xây dựng |

Phần mềm ôn thi sát hạch chứng chỉ hành nghề xây dựng

Phần mềm ôn thi sát hạch chứng chỉ hành nghề Kiến Trúc sư

Phần mềm ôn thi sát hạch chứng chỉ hành nghề Đấu thầu

GMT+7, 29/3/2024 01:38 , Processed in 0.164845 second(s), 33 queries .

Powered by Discuz! X3.2

© 2001-2013 Kiso Comsenz Inc.