XD360 KÍNH CHÚC CHO MỌI NHÀ VẠN SỰ AN LÀNH!

Phần mềm ôn thi sát hạch chứng chỉ hành nghề xây dựng

 Quên mật khẩu
 Đăng ký mới
Anh Trần HòeBùi Quốc Hưng
Xem: 10215|Trả lời: 15
In Chủ đề trước Tiếp theo
Thu gọn cột thông tin

Nghiệm thu Điều hòa, bình nước nóng có cần CO, CQ

[Lấy địa chỉ]

Hãy đăng nhập để có nhiều chức năng hữu dụng hơn và xem ảnh rõ hơn!

Bạn phải đăng nhập để xem được nội dung, nếu bạn chưa có tài khoản? hãy Đăng ký mới

x
Xin chào tất cả mọi người, mình mới tham gia diễn đàn, rất mong các ace cho ý kiến với trường hợp của mình: Hiện tại mình đang phụ trách mảng hồ sơ thanh quyết toán 1 công trình bệnh viện. Trong hồ sơ quản lý chất lượng các thiết bị lắp đặt sử dụng trong công trình (Điều hòa, bình nóng lạnh, thiết bị vệ sinh, thiết bị điện,...), đơn vị tư vấn QLDA yêu cầu phải có giấy chứng nhận xuất xứ (CO) và giấy chứng nhận chất lượng (CQ) riêng cho lô sản phẩm nhà thầu lắp đặt, chứ không chấp nhận giấy chứng nhận chất lượng chung cho từng loại sản phẩm do nhà sản xuất cung cấp: Điều hòa, bình nóng lạnh, thiết bị vệ sinh, thiết bị điện,... kèm theo catalogue. Khổ lỗi những thiết bị như vậy, nhà thầu bên em thường mua qua đại lý phân phối, hơn nữa các sản phẩm thì không cùng 1 lô sản xuất (Giả sử có 10 cái điều hòa ở 10 lô khác nhau). Mong các ace đóng góp ý kiến cho trường hợp của mình.

Đánh giá

Tất cả hàng nhập khẩu không phải sản xuất lắp đặt trong nước sao?  Đăng lúc 27/10/2014 14:38

www.xaydung360.vn XÂY TÂM, DỰNG TẦM CHUYÊN NGHIỆP

Đề cử
fubi Đăng lúc 27/10/2014 21:49 | Chỉ xem của tác giả
fubi gửi lúc 27/10/2014 21:40
Nếu là hàng trong nước thì họ yêu cầu bị "dở hơi" vì họ chưa hiểu gì về CO, CQ c ...

Đọc thêm thông tin sưu tầm sau:

Nếu công ty bạn cung cấp lắp đặt các máy móc thiết bị cho các dự án xây dụng, vật tư hạ tầng, chắc chắn đã đôi lần bạn nghe đến thuật ngữ CO, CQ. Vậy CO, CQ là gì mà các nhà đầu tư yêu cầu các sản phẩm hàng hóa phải có chúng ?


1/ Ý nghĩa và mục đích của CO, CQ?
- C/O (certificate of origin):giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa, cấp bởi cơ quan có thẩm quyền của nước xuất khẩu cho hàng hóa xuất khẩu được sản xuất tại nước đó. C/O phải tuân thủ theo quy định của nước xuất khẩu và cả nước nhập khẩu, thành ra có nhiều loại CO ( miễn thuế, ưu đãi thuế quan, có hạn ngạch,…). Do đó mục đích của C/O là chứng minh hàng hóa có xuất xứ rõ ràng, hợp pháp về thuế quan và các quy định khác của pháp luật về XNK của hai nước nhập và xuất khẩu (nói nôm na là không phải hàng lậu hay hàng trôi nổi không có nhà sản xuất rõ ràng).
- C/Q (certificate of quality): là giấy chứng nhận chất lượng hàng hóa phù hợp với tiêu chuẩn của nước sản xuất hoặc các tiêu chuẩn quốc tế. Mục đích của CQ là chứng minh hàng hóa đạt chất lượng phù hợp tiêu chuẩn công bố kèm theo hàng hoá.
2/ Các đơn vị khi phát hành CQ cho sản phẩm của mình có cần sự cho phép của cơ quan nào hay không ?
Đơn vị sản xuất chỉ có quyền công bố tiêu chuẩn áp dụng cho hàng hóa của mình sản xuất, hoặc cấp giấy chứng chỉ xuất xưởng (tức là giấy chứng tỏ hàng hóa này là đợn vị đó sản xuất theo tiêu chuẩn X, vào ngày tháng năm,…, không phải là hàng giả, đơn vị đó chịu trách nhiệm về chất lượng hàng hóa đó . Còn giấy CQ phải do cơ quan độc lập có chức năng cấp cho hàng hóa đó.
3/ Sự cần thiết của giám định của chất lượng hàng hóa của đơn vị giám định độc lập?
Cái này thì tùy thuộc vào cơ sở bỏ tiền ra mua hàng hóa có muốn giám định hay không. Về nguyên tắc có C/O, CQ là đã đầy đủ theo thông lệ quốc tế. Tuy nhiên đối với một số mặt hàng hóa khi có yêu cầu giám định của cơ quan có thẩm quyền (hải quan, bộ thương mại,..) thì cơ sở mua hàng hóa phải đem giám định độc lập bắt buộc (chẳng hạn : nghi ngờ rác thải, xăng dầu, ….).
4/ Đối với các thiết bị đặc thù, chỉ được sản xuất bởi các nhà sản xuất lớn thì việc giám định chất lượng của đơn vị độc lập có cần thiết (vì có thể không đủ khả năng để giám định)?
Đối với thiết bị đặc thù thì việc cần thiết có giám định hay không đã nói rõ ở mục 3 ở trên. Về khả năng giám định, nếu trong nước không đủ khả năng , có thể thuê tổ chức giám định nước ngoài. Chẳng hạn hàng hóa là máy bay, máy MRI, máy chụp CT, thiết bị sản xuất điện hạt nhân…thì rõ ràng trong nước không đủ khả năng giám định, do đó thì có thể thuê cơ quan giám định của Pháp, USA,… chẳng hạn, tuy nhiên vấn đề là kinh phí.

www.xaydung360.vn XÂY TÂM, DỰNG TẦM CHUYÊN NGHIỆP

2#
 Tác giả| khuongnguyenduc Đăng lúc 27/10/2014 20:55 | Chỉ xem của tác giả
Chào anh Fubi. Tất cả đều là hàng trong nước! Nhà sản xuất cũng đã cung cấp cho bên e giấy chứng nhận sản phẩm đạt tiêu chuẩn chất lượng. Nhưng TVQLDA yêu cầu phải có giấy chứng nhận xuất xứ của nhà sản xuất cho các thiết bị đó để chứng minh các thiết bị đã được sản xuất chính hãng và được kiểm định chất lượng khi còn ở trong nhà máy.

www.xaydung360.vn XÂY TÂM, DỰNG TẦM CHUYÊN NGHIỆP

3#
fubi Đăng lúc 27/10/2014 21:40 | Chỉ xem của tác giả
khuongnguyenduc gửi lúc 27/10/2014 20:55
Chào anh Fubi. Tất cả đều là hàng trong nước! Nhà sản xuất cũng đã cung cấp cho bên ...

Nếu là hàng trong nước thì họ yêu cầu bị "dở hơi" vì họ chưa hiểu gì về CO cả.
Bạn đọc thông tin sau:
1.Tìm hiểu CO CQ là gì cũng là một việc cần thiết đối với những ai làm thủ tục hải quan cho hàng hóa xuất nhập khẩu.
Thực tế CO CQ là hai chứng từ hoàn toàn khác nhau, và đương nhiên cũng có chức năng khác nhau.
CO là giấy chứng nhận xuất xứ, tiếng Anh là Certificate of Origin. CQ là giấy chứng nhận chất lượng – Certificate of Quality
Hai thuật ngữ này thường được nói liền với nhau chỉ như một thói quen để nói về nguồn gốc chất lượng của sản phẩm. Chúng vừa là tiêu chí quan trọng thường được đề cập tới trong bộ hồ sơ thủ tục, vừa nói cho thuận miệng khi chuẩn bị chứng từ.
Giấy chứng nhận xuất xứ - CO

                               
Đăng nhập/Đăng ký mở rộng

CO cho biết nguồn gốc xuất xứ của hàng hóa được sản xuất tại vùng lãnh thổ hay quốc gia nào đó.
Biết được nguồn gốc, hay xuất xứ của hàng hóa sẽ giúp chủ hàng nhập khẩu xác định xem hàng có được hưởng ưu đãi đặc biệt hay không. Ví dụ: nếu hàng từ các nước ASEAN, có C/O form D, thì có thể được hưởng thuế ưu đãi đặc biệt, nghĩa là thuế thấp hơn mức không có C/O.
Thêm nữa, với một số mặt hàng C/O sẽ quyết định hàng từ nước đó có đủ tiêu chuẩn nhập vào Việt Nam hay không. Chẳng hạn, vào thời điểm đầu năm 2014, máy móc thiết bị đã qua sử dụng có nguồn gốc từ Trung Quốc thì không được nhập khẩu vào Việt Nam, theo quy định trong công văn số 3016/BKHCN-ĐTG ngày 24/9/2013 của Bộ KHCN.

Giấy chứng nhận chất lượng – CQC/Q là loại giấy tờ xác nhận rằng hàng hóa có chất lượng phù hợp với tiêu chuẩn của nhà sản xuất hoặc các tiêu chuẩn quốc tế.
Chứng nhận này để làm gì? Là để người bán thể hiện cam kết của mình với người mua về chất lượng của hàng hóa. Thường CQ  do cơ quan độc lập có chức năng thẩm định cấp cho hàng hóa đó.
Chứng từ này không bắt buộc trong hồ sơ hải quan.
Với một số mặt hàng nhập khẩu, khi bạn làm thủ tục kiểm tra chất lượng nhà nước (chẳng hạn đăng kiểm xe máy chuyên dùng), thì phải nộp C/Q trong hồ sơ đăng ký.

Tóm lại:
- Hàng trong nước mà đòi CO là dở hơi và vô lý. CO chỉ có ý nghĩa khi nhập khẩu. Xem nó đích xác là hàng nước nào.

- Còn CQ: nó là cái giấy chứng nhận chất lượng của nhà sản xuất. Nó không cần theo lô hàng nào cả.
Vì vậy cần phải có cái này là đúng. Nhà cung cấp cần phải yêu cầu nhà SX cung cấp cho họ để họ copy gửi cho khách hàng mua sản phẩm.

                               
Đăng nhập/Đăng ký mở rộng




Số người tham gia 1Thanked +2 Thu lại Lý do
daicapmu + 2 Bài hay. Cảm ơn!

Xem tất cả

www.xaydung360.vn XÂY TÂM, DỰNG TẦM CHUYÊN NGHIỆP

5#
 Tác giả| khuongnguyenduc Đăng lúc 27/10/2014 22:28 | Chỉ xem của tác giả
Cảm ơn những phân tích sâu sắc của anh Fubi! Em nghĩ họ sẽ đồng ý với những lập luận của a.

www.xaydung360.vn XÂY TÂM, DỰNG TẦM CHUYÊN NGHIỆP

6#
housedesign Đăng lúc 28/10/2014 07:01 | Chỉ xem của tác giả
Khi thi công các công trình mình thấy đều yêu cầu CO và CQ.
CO ngoài ý nghĩa xuất xứ hàng hóa không những được sử dụng trong hải quan mà nó còn có ý nghĩa nguồn gốc sản phẩm được sản xuất từ nhà cung cấp nào ( Chủ đầu tư các công trình đều yêu cầu )
Ví dụ khi thi công trần thạch cao sử dụng sản phẩm Vĩnh Tường thì giấy chứng nhận CO - CQ  có ý nghĩa là:

CO = Sản phẩm này đúng là do chúng tôi ( cty Vĩnh Tường ) cung cấp
CQ = Sản phẩm của chúng tôi cung cấp bảo đảm chất lượng theo tiêu chuẩn x.y.z.......( kèm theo chứng chỉ xuất xưởng )

Tóm lại:
CO = Nguồn gốc
CQ = Chất lượng

Vài lời tham gia, mong nhận được góp ý.

Đánh giá

aI YÊU CẦU C/O trường hợp này là không hiểu gì về giấy C/O mà thôi.  Đăng lúc 28/10/2014 07:24
Tóm lại: HÀNG SẢN XUẤT TRONG NƯỚC VIỆT NAM, CUNG CẤP TẠI VIỆT NAM THÌ KHÔNG CẦN C/O.  Đăng lúc 28/10/2014 07:23
bạn hiểu sai hoàn toàn về giấy CO. Nên đọc kỹ bài ở trên để tránh hiểu nhầm bạn nhé. Thân ái!  Đăng lúc 28/10/2014 07:21
Vĩnh tường có vì họ có xuất khẩu bạn nhé. Hàng trong nước không xuất khẩu thì k cần Co.  Đăng lúc 28/10/2014 07:11

www.xaydung360.vn XÂY TÂM, DỰNG TẦM CHUYÊN NGHIỆP

7#
fubi Đăng lúc 28/10/2014 07:18 | Chỉ xem của tác giả
housedesign gửi lúc 28/10/2014 07:01
Khi thi công các công trình mình thấy đều yêu cầu CO và CQ.
CO ngoài ý nghĩa xuất xứ ...


Bạn đọc thông tin sau sẽ hiểu thêm nhé:

BỘ THƯƠNG MẠI-TỔNG CỤC HẢI QUAN
********
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********
Số: 280-TCHQ/GSQL
Hà Nội , ngày 29 tháng 11 năm 1995


THÔNG TƯ LIÊN BỘ
CỦA BỘ THƯƠNG MẠI - TỔNG CỤC HẢI QUAN SỐ 280-TCHQ/GSQL NGÀY 29 THÁNG 11 NĂM 1995 QUY ĐỊNH VỀ GIẤY CHỨNG NHẬN XUẤT XỨ HÀNG HOÁ XUẤT, NHẬP KHẨU
Để đảm bảo thực hiện đúng Luật Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu và các Điều ước quốc tế có liên quan mà Việt Nam tham gia, chống gian lận thương mại;
Để đảm bảo quyền lợi cho người tiêu dùng, đồng thời tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp trong hoạt dộng kinh doanh xuất, nhập khẩu;
Sau khi có ý kiến tham gia của Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Cục Sở hữu Công nghiệp (Bộ khoa học, Công nghệ và Môi trường), Phòng Thương mại và Công nghệ Việt Nam;
Liên Bộ Thương mại - Tổng cục Hải quan quy định về giấy chứng nhận xuất xứ hàng hoá xuất, nhập khẩu (dưới đây gọi tắt là C/O) như sau:
I- NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG
1. Đối với hàng hoá xuất khẩu:
a- Yêu cầu phải có C/O:
- Những hàng hoá liên quan đến các cam kết mà Việt Nam ký với các nước hoặc các tổ chức kinh tế quốc tế, trong đó cà phê nhân, hàng dệt may xuất khẩu sang thị trường EU, Canada và Nauy phải có C/O.
- Đối với hàng hoá khác, nếu trong hợp đồng thương mại có điều khoản quy định phải có C/O.
- C/O của các loại hàng hoá nói trên phải có trong bộ chứng từ thanh toán nhưng trước mắt chưa phải xuất trình cho cơ quan hải quan khi làm thủ tục xuất khẩu.
b- Cơ quan có thẩm quyền cấp C/O của Việt Nam là Phòng Thương mại và công nghiệp Việt Nam.
2. Đối với hàng hoá nhập khẩu:
a- Yêu cầu phải nộp C/O cho cơ quan hải quan đối với các trường hợp sau đây:
- Hàng hoá có xuất xứ từ các nước được hưởng thuế suất ưu đãi theo các quy định của Luật Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu hoặc các Điều ước quốc tế khác mà Việt Nam tham gia, hoặc chủ hàng muốn xin được tính thuế theo mức giá tính thuế tối thiểu thấp hơn mức giá cao nhất của biểu giá tính thuế tối thiểu áp dụng cho chủng loại hàng đó.
- Hợp đồng thương mại quy định phải có C/O.
Tất cả những trường hợp hàng nhập khẩu (hàng mới) cần phải có C/O như đã nói ở trên mà chủ hàng không xuất trình được thì hải quan vẫn làm thủ tục nhập khẩu và áp dụng mức giá tính thuế cao nhất của Biểu giá tính thuế áp dụng cho chủng loại hàng hoá đó.
b- Trường hợp không cần nộp C/O cho cơ quan hải quan:
- Hàng nhập khẩu đã xác định được sản xuất tại nước có mức giá tính thuế cao nhất của loại hàng đó.
- Hàng hoá khác, trên cơ sở các chứng từ do chủ hàng xuất trình và thực tế hàng hoá mà cơ quan hải quan xác định được chính xác xuất xứ.
-Hàng đã qua sử dụng, dựa trên cơ sở chứng từ do chủ hàng cung cấp, nếu phù hợp với thực tế hàng hoá, hải quan sẽ tính thuế nhập (nếu có) theo quy định hiện hành. Trường hợp có nghi vấn thì yêu cầu giám định.
- Hàng có thuế suất bằng không (0%).
c- C/O được chấp nhận trong các trường hợp:
- C/O hàng nhập khẩu phải do tổ chức có thẩm quyền của nước sản xuất cung cấp. Danh sách các tổ chức này do Sứ quán các nước tại Việt nam, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam, Bộ Thương mại Việt Nam cung cấp cho Tổng cục Hải quan.
- Đối với những nước chưa có danh sách này thì chấp nhận C/O mà chủ hàng xuất trình phù hợp với tài liệu liên quan đến lô hàng và thực tế hàng hoá nhập khẩu.
- Đối với những hàng hoá nhập khẩu qua nước thứ 3 chấp nhận C/O của tổ chức có thẩm quyền cấp C/O của nước thứ 3, kèm theo bản sao C/O của nước sản xuất (theo nguyên lô hoặc chia lẻ).
d- Thời điểm nộp C/O cho cơ quan hải quan:
C/O phải nộp cho cơ quan hải quan khi đăng ký mở tờ khai hàng nhập khẩu.
Trường hợp có lý do đặc biệt được Cục trưởng Cục hải quan tỉnh, thành phố chấp thuận thì có thể nộp C/O trong một thời gian hợp lý, phù hợp với lý do chậm trễ, sau khi hoàn thành thủ tục nhập khẩu lô hàng, nhưng tối đa không được quá 30 ngày kể từ ngày hoàn thành thủ tục hải quan.
II- TỔ CHỨC THỰC HIỆN
1. Thông tư này có hiệu lực thi hành từ ngày 01-12-1995.
2. Bộ Thương mại, Tổng cục Hải quan theo chức năng của mình có trách nhiệm thông báo cho các doanh nghiệp biết và thực hiện.

Bùi Duy Bảo(Đã ký)
Nguyễn Xuân Quang(Đã ký)

www.xaydung360.vn XÂY TÂM, DỰNG TẦM CHUYÊN NGHIỆP

8#
housedesign Đăng lúc 28/10/2014 16:14 | Chỉ xem của tác giả
Mình làm một vài công trình có khối lượng thi công lớn, không những ban QLDA yêu cầu phải có CO-CQ mà họ có thông tin và mối quan hệ lớn, vì vậy khi họp chuẩn bị cho việc thi công thì có nói chuyện điện thoại trực tiếp với các cấp cao của các nhà cung cấp vật liệu để xác nhận hàng hóa đúng là có nguồn gốc tin cậy.
Họ yêu cầu thì phải làm thôi, tranh luận thì làm người ta không thích mình thì mệt mỏi, công trình kéo dài mấy năm lận.
Chắc có lẽ mỗi nơi mỗi khác, mình có ý kiến vậy thôi.

Bạn khuongnguyenduc nên vào mục hoàn công có mục 2 BỘ HOÀN CÔNG ĐẦY ĐỦ ---> HỒ SƠ HOÀN CÔNG MAI ĐỘNG
Trong đó có phần liên quan đến bạn đó.

http://xaydung360.vn/thuvien/for ... y%2B%C4%91%E1%BB%A7

Đánh giá

Chia sẻ hay! Thanks bạn nhé!: 5.0
Chia sẻ hay! Thanks bạn nhé!: 5
Vấn đề mình muốn chia sẻ trong topic này chính là: BẢN CHẤT CỦA GIẤY C/O là gì để anh chị em XD chúng ta hiểu rõ thôi. Thanks bạn   Đăng lúc 29/10/2014 06:45

Số người tham gia 2Thưởng +5 Thanked +3 Thu lại Lý do
dinhvanviet + 2 Bài hay. Cảm ơn!
fubi + 5 + 1 Thực tiễn. Cám ơn!

Xem tất cả

www.xaydung360.vn XÂY TÂM, DỰNG TẦM CHUYÊN NGHIỆP

9#
vnrapperclubvn Đăng lúc 18/1/2017 10:19 | Chỉ xem của tác giả
fubi gửi lúc 28/10/2014 07:18
Bạn đọc thông tin sau sẽ hiểu thêm nhé:

Anh Fubi cho em hỏi
Em có 01 gói thầu mua sắm hàng hóa (chào hàng cạnh tranh)
Trong Hồ sơ yêu cầu và hợp đồng:
VD: Điều hòa ( ghi xuất xứ Thái Lan) VD: Máy tính để bàn cả bộ Asus (ghi xuất xứ Trung Quốc)
Nhưng khi mua bán thì đều mua tại Việt Nam và đều là hàng chuẩn check imei mã số vỏ hộp khớp với mã số trên web hãng cả rồi ạ.
Đơn vị em là Ban QLDA, Sở tài chính, lúc quyết toán, họ yêu cầu “bắt buộc” phải có CO,CQ như vậy có hợp lý không? Không thì họ không quyết toán. Anh giúp em tháo gỡ vụ này ….

www.xaydung360.vn XÂY TÂM, DỰNG TẦM CHUYÊN NGHIỆP

10#
trugnvip0195 Đăng lúc 2/11/2017 16:34 | Chỉ xem của tác giả
bạn đọc thông tin chi tiết về CO CQ tại đây để hiểu rõ nhé vandientu.org/co-cq-la-gi/

www.xaydung360.vn XÂY TÂM, DỰNG TẦM CHUYÊN NGHIỆP

Phiên bản Mobile|Phần mềm ôn thi sát hạch chứng chỉ hành nghề xây dựng  

Phần mềm dự toán xây dựng excel | Hướng dẫn lập dự toán xây dựng | Phần mềm tư vấn giám sát | Phần mềm quản lý chất lượng xây dựng |

Phần mềm ôn thi sát hạch chứng chỉ hành nghề xây dựng

Phần mềm ôn thi sát hạch chứng chỉ hành nghề Kiến Trúc sư

Phần mềm ôn thi sát hạch chứng chỉ hành nghề Đấu thầu

GMT+7, 24/4/2024 21:50 , Processed in 0.123743 second(s), 24 queries .

Powered by Discuz! X3.2

© 2001-2013 Kiso Comsenz Inc.