XD360 KÍNH CHÚC CHO MỌI NHÀ VẠN SỰ AN LÀNH!

Phần mềm ôn thi sát hạch chứng chỉ hành nghề xây dựng

 Quên mật khẩu
 Đăng ký mới
Anh Trần HòeBùi Quốc Hưng
Xem: 2805|Trả lời: 11
Thu gọn cột thông tin

[Trao đổi] về Lập Tổng mức đầu tư

[Lấy địa chỉ]
cetuananh Đăng lúc 3/6/2015 10:42 | Xem tất |Chế độ đọc

Hãy đăng nhập để có nhiều chức năng hữu dụng hơn và xem ảnh rõ hơn!

Bạn phải đăng nhập để xem được nội dung, nếu bạn chưa có tài khoản? hãy Đăng ký mới

x
Mình mạo muội xin hỏi mọi người về cách lập Tổng mức đầu tư:
- Theo phụ lục 01, TT 04/2010/TT-BXD Hướng dẫn lập và quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình:
Thì cách xác định TỔNG MỨC ĐẦU TƯ đc xác định theo thiết kế cơ sở của Dự án, tức là phải lập DỰ TOÁN => Các chi phí
- Cũng trong mục 2 của TT04 có ghi về cách lập dự toán : Dự toán công trình được tính toán và xác định theo công trình xây dựng cụ thể, trên cơ sở khối lượng các công việc, thiết kế kỹ thuật hoặc thiết kế bản vẽ thi công ( tức là không có thiết kế cơ sở) “
- Trong Nghị định 12/2009/NĐ CP có ghi: Nội dung của thiết kế cơ sở: Thuyết minh + bản vẽ ( không có dự toán, tức là nó phù hợp với mục 2 TT04)
Mình cảm thấy vó sự vô lý giữa các TT, NĐ với nhau. Mọi người uyên thâm có thể giải thích dùm mình đc không?

Đánh giá

Bạn nên đọc luật và phân biệt: TKCS - Baocao KTKT - BV ThiCong, khi đó bạn sẽ biết cách xác định TMĐT  Đăng lúc 4/6/2015 17:27

Số người tham gia 1Thanked +1 Thu lại Lý do
Thuanminh123 + 1

Xem tất cả

www.xaydung360.vn XÂY TÂM, DỰNG TẦM CHUYÊN NGHIỆP

Bắc Đăng lúc 4/6/2015 17:06 | Xem tất
Bạn thân mến, để trả lời câu hỏi này trước hết bạn phải phân biệt thế nào là TỔNG MỨC ĐẦU TƯ, thế nào là DỰ TOÁN. Có lẽ bạn chưa đọc kỹ, ngay trong Tt 04 cũng có ghi:
"1. Tổng mức đầu tư là chi phí dự tính để thực hiện dự án đầu tư xây dựng công trình, được tính toán và xác định trong giai đoạn lập dự án đầu tư xây dựng công trình phù hợp với nội dung dự án và thiết kế cơ sở; đối với trường hợp chỉ lập báo cáo kinh tế - kỹ thuật, tổng mức đầu tư đồng thời là dự toán xây dựng công trình được xác định phù hợp với nội dung báo cáo kinh tế - kỹ thuật và thiết kế bản vẽ thi công.
2. Tổng mức đầu tư là một trong những cơ sở để đánh giá hiệu quả kinh tế và lựa chọn phương án đầu tư; là cơ sở để chủ đầu tư lập kế hoạch và quản lý vốn khi thực hiện đầu tư xây dựng công trình.
DỰ TOÁN:"1. Dự toán công trình được tính toán và xác định theo công trình xây dựng cụ thể, trên cơ sở khối lượng các công việc, thiết kế kỹ thuật hoặc thiết kế bản vẽ thi công, nhiệm vụ công việc phải thực hiện của công trình, hạng mục công trình và hệ thống định mức xây dựng, giá xây dựng công trình.
2. Dự toán công trình là cơ sở để xác định giá gói thầu, giá xây dựng công trình, là căn cứ để đàm phán, ký kết hợp đồng, thanh toán với nhà thầu trong trường hợp chỉ định thầu. "

Như vậy, đối vối Công trình chỉ lập BCKTKT: Tổng mức đầu tư đồng thời cũng là dự toán.
Đối với công trình phải lập dự án (2 hoặc 3 bước): Tổng mức đầu tư ở giai đoạn thiết kế cơ sở, và được xác định một cách khái quát dựa vào các phương pháp đã ghi trong TT 04.


Vấn đề của bạn mình thấy ko có gì vô lý. Mà bạn hiểu sai, để xác định TMĐT người ta dựa theo thiết kế cơ sở, ko phải lập dự toán bạn nhé. (tất nhiên là đối với công trình phải lập dự án, còn công trình chỉ lập BCKTKT thì TMĐT cũng là dự toán rồi nên ko bàn tới).

Số người tham gia 1Thanked +1 Thu lại Lý do
cetuananh + 1

Xem tất cả

www.xaydung360.vn XÂY TÂM, DỰNG TẦM CHUYÊN NGHIỆP

lyngockubi Đăng lúc 3/6/2015 14:09 | Xem tất
- trong mục 2 của TT04 có ghi về cách lập dự toán : Dự toán công trình được tính toán và xác định theo công trình xây dựng cụ thể, trên cơ sở khối lượng các công việc, thiết kế kỹ thuật hoặc thiết kế bản vẽ thi công.
- Trong Nghị định 12/2009/NĐ CP có ghi: Nội dung của thiết kế cơ sở: Thuyết minh + bản vẽ ( không có dự toán, tức là nó phù hợp với mục 2 TT04).
=> Trong nghị định 12 có ghi nội dung của thiết kế cơ sở được chia làm 2.
1. thuyết minh (trong đó sẽ bao gồm)
   - Sự cần thiết và mục tiêu đầu tư.
   - Quy mô và diện tích xây dựng.
   - Các giải pháp thực hiện
   - Đánh giá tác động môi trường.
   - Tổng mức đầu tư của dự án.
2. Thiết kế cơ sở
   - Thuyết minh
   - Bản vẽ.
=> Trong giai đoạn TKCS không có dự toán mà là Tổng mức đầu tư.
em nêu như vậy không biết có j sai không, mong mọi người chỉ bảo

www.xaydung360.vn XÂY TÂM, DỰNG TẦM CHUYÊN NGHIỆP

 Tác giả| cetuananh Đăng lúc 3/6/2015 14:18 | Xem tất
lyngockubi gửi lúc 3/6/2015 14:09
- trong mục 2 của TT04 có ghi về cách lập dự toán : Dự toán công trình được tính to ...

Tổng mức đầu tư có nhiều cách xác định. Nhưng trong đó có cách XĐ theo KL của thiết kế cơ sở, thì có vẻ đi ngược lại TT04 ( mục 2) và NĐ 112/2009

Đánh giá

không ngược lại gì cả vì xác định theo KL TKCS là đối với TK 2 bước, còn lập dự toán là với TK 1 bước  Đăng lúc 4/6/2015 17:09

www.xaydung360.vn XÂY TÂM, DỰNG TẦM CHUYÊN NGHIỆP

hoanghakx Đăng lúc 4/6/2015 13:54 | Xem tất
Để có Tổng mức đầu tư người ta lập Khái toán, một dạng dự toán nhưng làm sơ sài hơn. Nhìn chung để giải đáp thắc mắc của bạn ở đây có lẽ khó có câu trả lời nào hợp lý.

www.xaydung360.vn XÂY TÂM, DỰNG TẦM CHUYÊN NGHIỆP

 Tác giả| cetuananh Đăng lúc 5/6/2015 16:05 | Xem tất
Bắc gửi lúc 4/6/2015 17:06
Bạn thân mến, để trả lời câu hỏi này trước hết bạn phải phân biệt thế nào là TỔ ...

"Đối với công trình phải lập dự án (2 hoặc 3 bước): Tổng mức đầu tư ở giai đoạn thiết kế cơ sở, và được xác định một cách khái quát dựa vào các phương pháp đã ghi trong TT 04".
Xác đinh khái quát thì cũng phải lập dự toán chứ ạ, cũng phải có Hồ sơ dự toán để xác định đc các Chi phí cần thiết. Do đó nó mâu thuẫn với ND12/2009 Trong Nghị định 12/2009/NĐ CP có ghi: Nội dung của thiết kế cơ sở: Thuyết minh + bản vẽ ( không có dự toán, tức là nó phù hợp với mục 2 TT04)

Ở đây không nói tới lập Báo cáo kinh tế kỹ thuật.

Đánh giá

Nếu không nói tới lập BCKTKT thì ở giai đoạn thiết kế cơ sở không có thuật ngữ:"dự toán" bạn nhé  Đăng lúc 8/6/2015 09:35
Cái mà bạn đề cập gọi là khái toán chứ chưa phải là dự toán xây dựng công trình..  Đăng lúc 8/6/2015 09:23

www.xaydung360.vn XÂY TÂM, DỰNG TẦM CHUYÊN NGHIỆP

conghaidhkt Đăng lúc 25/1/2016 09:45 | Xem tất
Điều 4. Nội dung tổng mức đầu tư xây dựng công trình

1. Tổng mức đầu tư xây dựng công trình (sau đây gọi là tổng mức đầu tư) là chi phí dự tính của dự án được xác định theo quy định tại khoản 1 Điều 5 Nghị định này. Tổng mức đầu tư là cơ sở để chủ đầu tư lập kế hoạch và quản lý vốn khi thực hiện đầu tư xây dựng công trình.

2. Tổng mức đầu tư bao gồm: chi phí xây dựng; chi phí thiết bị; chi phí bồi thường giải phóng mặt bằng, tái định cư; chi phí quản lý dự án, chi phí tư vấn đầu tư xây dựng; chi phí khác và chi phí dự phòng.

3. Các chi phí của tổng mức đầu tư được quy định cụ thể như sau:

a) Chi phí xây dựng bao gồm: chi phí xây dựng các công trình, hạng mục công trình; chi phí phá và tháo dỡ các vật kiến trúc cũ; chi phí san lấp mặt bằng xây dựng; chi phí xây dựng công trình tạm, công trình phụ trợ phục vụ thi công; nhà tạm tại hiện trường để ở và điều hành thi công;

b) Chi phí thiết bị bao gồm: chi phí mua sắm thiết bị công nghệ; chi phí đào tạo và chuyển giao công nghệ, nếu có; chi phí lắp đặt, thí nghiệm, hiệu chỉnh; chi phí vận chuyển, bảo hiểm; thuế và các loại phí liên quan khác;

c) Chi phí bồi thường giải phóng mặt bằng, tái định cư bao gồm: chi phí bồi thường nhà cửa, vật kiến trúc, cây trồng trên đất và các chi phí khác; chi phí thực hiện tái định cư; chi phí tổ chức bồi thường giải phóng mặt bằng; chi phí sử dụng đất trong thời gian xây dựng, nếu có; chi phí đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật, nếu có;

d) Chi phí quản lý dự án bao gồm các chi phí để tổ chức thực hiện công việc quản lý dự án từ khi lập dự án đến khi hoàn thành, nghiệm thu bàn giao, đưa công trình vào khai thác sử dụng;

đ) Chi phí tư vấn đầu tư xây dựng bao gồm: chi phí tư vấn khảo sát, thiết kế, giám sát xây dựng, tư vấn thẩm tra và các chi phí tư vấn đầu tư xây dựng khác;

e) Chi phí khác bao gồm: vốn lưu động trong thời gian sản xuất thử đối với các dự án đầu tư xây dựng nhằm mục đích kinh doanh; lãi vay trong thời gian xây dựng và các chi phí cần thiết khác;

g) Chi phí dự phòng bao gồm: chi phí dự phòng cho khối lượng công việc phát sinh và chi phí dự phòng cho yếu tố trượt giá trong thời gian xây dựng công trình.

Điều 5. Lập tổng mức đầu tư

1. Tổng mức đầu tư được xác định theo một trong các phương pháp sau đây:

a) Tính theo thiết kế cơ sở của dự án, trong đó, chi phí xây dựng được tính theo khối lượng chủ yếu từ thiết kế cơ sở, các khối lượng khác dự tính và giá xây dựng phù hợp với thị trường; chi phí thiết bị được tính theo số lượng, chủng loại thiết bị phù hợp với thiết kế công nghệ, giá thiết bị trên thị trường và các yếu tố khác, nếu có; chi phí bồi thường giải phóng mặt bằng, tái định cư được tính theo khối lượng phải bồi thường, tái định cư của dự án và các chế độ của nhà nước có liên quan; chi phí khác được xác định bằng cách lập dự toán hoặc tạm tính theo tỷ lệ phần trăm (%) trên tổng chi phí xây dựng và chi phí thiết bị; chi phí dự phòng được xác định theo quy định tại khoản 3 Điều này;

b) Tính theo diện tích hoặc công suất sử dụng của công trình và giá xây dựng tổng hợp theo bộ phận kết cấu, theo diện tích, công năng sử dụng (sau đây gọi là giá xây dựng tổng hợp), suất vốn đầu tư xây dựng công trình tương ứng tại thời điểm lập dự án có điều chỉnh, bổ sung những chi phí chưa tính trong giá xây dựng tổng hợp và suất vốn đầu tư để xác định tổng mức đầu tư;

c) Tính trên cơ sở số liệu của các dự án có chỉ tiêu kinh tế - kỹ thuật tương tự đã thực hiện. Khi áp dụng phương pháp này phải tính quy đổi các số liệu của dự án tương tự về thời điểm lập dự án và điều chỉnh các khoản mục chi phí chưa xác định trong tổng mức đầu tư;

d) Kết hợp các phương pháp quy định tại điểm a, điểm b và điểm c khoản 1 Điều này.

2. Sơ bộ tổng mức đầu tư của các công trình phải lập báo cáo đầu tư và các công trình áp dụng hình thức hợp đồng chìa khoá trao tay được ước tính trên cơ sở suất vốn đầu tư hoặc chi phí các công trình tương tự đã thực hiện và các yếu tố chi phí ảnh hưởng tới tổng mức đầu tư theo độ dài thời gian xây dựng công trình.

3. Dự phòng cho khối lượng công việc phát sinh được tính bằng tỷ lệ phần trăm (%) trên tổng các chi phí quy định tại điểm a, b, c, d, đ và e khoản 3 Điều 4 của Nghị định này. Chi phí dự phòng cho yếu tố trượt giá được tính trên cơ sở độ dài thời gian xây dựng công trình và chỉ số giá xây dựng hàng năm phù hợp với loại công trình xây dựng có tính đến các khả năng biến động giá trong nước và quốc tế.

Điều 6. Thẩm định, phê duyệt tổng mức đầu tư

1. Thẩm định tổng mức đầu tư là một nội dung của việc thẩm định dự án đầu tư xây dựng công trình. Nội dung thẩm định tổng mức đầu tư bao gồm:

a) Sự phù hợp của phương pháp xác định tổng mức đầu tư với đặc điểm, tính chất kỹ thuật và yêu cầu công nghệ của dự án đầu tư xây dựng công trình;

b) Tính đầy đủ, hợp lý và phù hợp với yêu cầu thực tế thị trường của các khoản mục chi phí trong tổng mức đầu tư;

c) Các tính toán về hiệu quả đầu tư xây dựng công trình, các yếu tố rủi ro, phương án tài chính, phương án hoàn trả vốn, nếu có;

d) Xác định giá trị tổng mức đầu tư bảo đảm hiệu quả đầu tư xây dựng công trình.

2. Người quyết định đầu tư quyết định việc tổ chức thẩm định tổng mức đầu tư hoặc có thể thuê các tổ chức, cá nhân có đủ điều kiện năng lực, kinh nghiệm để thẩm tra. Lệ phí thẩm định hoặc chi phí thẩm tra được tính vào chi phí khác trong tổng mức đầu tư. Các tổ chức, cá nhân thực hiện việc thẩm định, thẩm tra tổng mức đầu tư phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính hợp lý, chính xác của kết quả thẩm định, thẩm tra.

3. Tổng mức đầu tư được ghi trong quyết định đầu tư do người quyết định đầu tư phê duyệt.

Điều 7. Điều chỉnh tổng mức đầu tư

1. Tổng mức đầu tư đã được phê duyệt chỉ được điều chỉnh trong các trường hợp sau đây:

a) Xuất hiện các yếu tố bất khả kháng: động đất, bão, lũ, lụt, lốc, sóng thần, lở đất; chiến tranh hoặc có nguy cơ xảy ra chiến tranh và có tác động trực tiếp đến công trình xây dựng;

b) Khi quy hoạch đã phê duyệt được điều chỉnh có ảnh hưởng trực tiếp tới tổng mức đầu tư xây dựng công trình;

c) Do người quyết định đầu tư thay đổi, điều chỉnh quy mô công trình khi thấy xuất hiện các yếu tố mới đem lại hiệu quả kinh tế - xã hội cao hơn.

2. Thẩm quyền điều chỉnh tổng mức đầu tư:

a) Đối với các công trình xây dựng sử dụng vốn ngân sách nhà nước: chủ đầu tư phải báo cáo người quyết định đầu tư cho phép trước khi thực hiện điều chỉnh tổng mức đầu tư;

b) Đối với các công trình xây dựng sử dụng nguồn vốn tín dụng do Nhà nước bảo lãnh, vốn tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước và vốn đầu tư khác của Nhà nước: chủ đầu tư tự quyết định và chịu trách nhiệm về việc điều chỉnh tổng mức đầu tư.

3. Phần tổng mức đầu tư điều chỉnh thay đổi so với tổng mức đầu tư đã được phê duyệt phải được tổ chức thẩm định theo quy định tại Điều 6 của Nghị định này.

www.xaydung360.vn XÂY TÂM, DỰNG TẦM CHUYÊN NGHIỆP

levietcuong8899 Đăng lúc 1/2/2016 14:28 | Xem tất
hoanghakx gửi lúc 4/6/2015 13:54
Để có Tổng mức đầu tư người ta lập Khái toán, một dạng dự toán nhưng làm sơ sài ...

Chi phí xây dựng bao gồm: Chi phí trực tiếp, Chi phí chung, Chi phí thu nhập chịu thuế tính trước, Chi phí lán trại, Chi phí công trình tạm (như hàng rào tạm) ...
Xin hỏi chi phí:
- Lán trại và công trình tạm có là hai chi phí khác nhau không?
- Tại sao trong chi phí xây dựng tôi chưa thấy đơn vị nào lập chi phí công trình tạm vào trong chi phí xây dựng để được thanh toán (vd: như hàng rào tạm - mặc dù có làm). Có phải họ bị tính thiếu không?
Thank you!

www.xaydung360.vn XÂY TÂM, DỰNG TẦM CHUYÊN NGHIỆP

Phiên bản Mobile|Phần mềm ôn thi sát hạch chứng chỉ hành nghề xây dựng  

Phần mềm dự toán xây dựng excel | Hướng dẫn lập dự toán xây dựng | Phần mềm tư vấn giám sát | Phần mềm quản lý chất lượng xây dựng |

Phần mềm ôn thi sát hạch chứng chỉ hành nghề xây dựng

Phần mềm ôn thi sát hạch chứng chỉ hành nghề Kiến Trúc sư

Phần mềm ôn thi sát hạch chứng chỉ hành nghề Đấu thầu

GMT+7, 29/3/2024 08:12 , Processed in 0.145954 second(s), 30 queries .

Powered by Discuz! X3.2

© 2001-2013 Kiso Comsenz Inc.