XD360 KÍNH CHÚC CHO MỌI NHÀ VẠN SỰ AN LÀNH!

Phần mềm ôn thi sát hạch chứng chỉ hành nghề xây dựng

 Quên mật khẩu
 Đăng ký mới
Anh Trần HòeBùi Quốc Hưng
Xem: 29651|Trả lời: 19
In Chủ đề trước Tiếp theo
Thu gọn cột thông tin

Phân loại các loại Cọc và cọc bê tông cốt thép và phạm vi ứng dụng

[Lấy địa chỉ]

Hãy đăng nhập để có nhiều chức năng hữu dụng hơn và xem ảnh rõ hơn!

Bạn phải đăng nhập để xem được nội dung, nếu bạn chưa có tài khoản? hãy Đăng ký mới

x
Xin hỏi có phải cọc bê tông cốt thép có hai loại là nhồi và ép? Nhồi là thợ làm thủ công tại chỗ, đóng ván, bỏ sắt vào, đổ cement. Còn ép là họ bán sẵn cọc? Loại nào tối ưu hơn, nói chung là tốt cho nhà hơn? Loại nào tốn kém hơn? Xin hỏi thêm, sắt bỏ vào cọc không được thẳng ngay chính giữa thì có ảnh hưởng gì không?

Không biết mình hỏi nhiều và linh tinh vậy có phiền mọi người không?

Đánh giá

Tuy nhiên đó cũng là cách chia sẻ để nhiều bạn quên mất có chỗ tra cứu lại kiến thức cho tiện. Thanks!  Đăng lúc 27/1/2013 21:59
Không biết thì hỏi, muốn giỏi phải học. Nhưng câu bạn hỏi Toàn là kiến thức sơ đẳng trong nghề xd.  Đăng lúc 27/1/2013 21:23

www.xaydung360.vn XÂY TÂM, DỰNG TẦM CHUYÊN NGHIỆP

2#
fubi Đăng lúc 27/1/2013 21:46 | Chỉ xem của tác giả
Copy từ giáo trình:

Phân loại cọc

Cọc có nhiều loại để phục vụ cho những công trình khác nhau với nhiệm vụ để gia cố nền đất hoặc truyền tải cho móng.

Phân loại theo vật liệu:

    * Cọc gỗ (Cọc tre,Cọc cừ tràm...)
    * Cọc bê tông cốt thép
    * Cọc thép
    * Cọc cát
    * Cọc xi măng đất

Phân loại theo đài cọc

    * Cọc đài thấp, cọc đài cao
    * Móng băng cọc, Móng bè cọc

Phân loại theo chiều dài cọc:

    * Cọc ngắn chiều dài dưới 6m;
    * Cọc vừa chiều dài khoảng 20÷25m;
    * Cọc dài trên 25m có thể tới 50, 60m hoặc hơn nữa.

Riêng đối với loại cọc bê tông cốt thép thường dùng phổ biến thì còn chia ra các loại cọc: Cọc ống (cọc rỗng), cọc đặc, cọc bê tông cốt thép thường và cọc bê tông cốt thép dự ứng lực.

Phân loại theo cách chế tạo cọc:

Cọc bê tông cốt thép đúc sẵn và cọc bê tông cốt thép đổ tại chỗ,...

Cọc bê tông cốt thép đổ tại chỗ có thể chia ra làm hai loại:

    * Cọc nhồi (Cọc khoan nhồi), cọc khoan nhồi tiết diện nhỏ
    * Cọc barrette

Phân loại theo biện pháp thi công cọc

    * Cọc đóng
    * Cọc ép

Ngoài ra còn có cọc cừ ván thép và cừ ván bê tông cốt thép sử dụng để làm tường chắn đất.

Đánh giá

thêm nữa: cọc khoan nhồi lõi cọc tròn ly tâm UST nữa.  Đăng lúc 27/1/2013 21:51

www.xaydung360.vn XÂY TÂM, DỰNG TẦM CHUYÊN NGHIỆP

3#
fubi Đăng lúc 27/1/2013 21:49 | Chỉ xem của tác giả

Copy từ giáo trình:

Ứng dụng các loại cọc trong công trình

Cọc tre, cọc cừ tràm

    * Được sử dụng để gia cố nền đất cho những công trình có tải trọng truyền xuống không lớn hoặc để gia cố cừ kè vách hố đào.

    * Được sử dụng ở những vùng đất luôn luôn ẩm ướt, ngập nước. Nếu cọc làm việc trong đất luôn ẩm ướt thì tuổi thọ sẽ khá cao (50-60 năm và lâu hơn: ông cha ta thường ngâm tre dưới bùn, khi vớt lên đen vàng óng nhưng chống được mối mọt, dùng làm mái nhà ngày xưa hoặc cột nhà tranh). Nếu cọc tre làm việc trong vùng đất khô ướt thất thường thì cọc rất nhanh chóng bị ải hoặc mục (lúc này lại gây nguy hại cho nền móng).

    * Thích hợp cho công trình xây chen.

    * Có đủ khả năng chịu tải trọng của công trình từ 3 đến 5 tầng.

Cọc ép, Cọc khoan nhồi tiết diện nhỏ

Được sử dụng khi phương án móng nông không đáp ứng được về mặt kỹ thuật (không ổn định, biến dạng nhiều) hoặc chi phí xử lý nền trong móng nông quá tốn kém. Có thể do địa tầng chủ yếu gồm các lớp đất yếu phân bố ở phía trên, đất tốt lại nằm sâu phía dưới, hoặc bề dày lớp đất tốt phía trên không đủ lớn, bề dày không ổn định, đất yếu lại phân bố ngay phía dưới với bề dày lớn. Việc chọn giải pháp móng cọc phải có cơ sở, khi tính toán móng nông không đảm bảo kỹ thuật. Sử dụng trong các công trình xây chen, tải trọng không lớn lắm

Cọc xi măng đất, cọc cát

Cọc xi măng đất, cọc cát được dùng trong gia cố nền đất, xử lý đất yếu, chống thấm cho các công trình thuỷ lợi, đặc biệt là nền đất yếu rất dày.

Cọc đóng

Cọc đóng tương tự như Cọc ép nhưng sử dụng trong các công trình xa điểm dân cư, cần thời gian thi công nhanh. Sức chịu tải không lớn lắm.

Cọc nhồi, cọc barrette

Cọc nhồi, cọc barrette được sử dụng trong các công trình có tải trọng lớn. Phương án móng cọc nhồi thường được với nhà cao tầng (thường trên 10 tầng). Cọc barrette có sức chịu tải lớn hơn nhiều so với cọc nhồi (có thể lên hơn 1000T) nên dùng cho những công trình có tải trọng dưới móng rất lớn. Móng barrette thường sử dụng khi kết hợp làm tường vây và thường dùng cho loại nhà có 2 tầng hầm trở lên tuy nhiên giá thành thi công loại móng này thường đắt hơn nhiều(do công nghệ thi công) so với dùng cọc khoan nhồi.

Cọc cừ ván thép, cừ ván bê tông cốt thép

Sử dụng làm tường chắn đất, tường chắn tầng hầm, kè bờ sông, ...

Đánh giá

Mong bạn tiếp tục chia sẻ. Thanks!: 5.0
Mong bạn tiếp tục chia sẻ. Thanks!: 5
cho em xin tên cái giáo trình để em lấy dẫn chứng với  Đăng lúc 24/9/2015 10:37

Số người tham gia 1Thanked +2 Thu lại Lý do
lacknn + 2 Bài hay. Cảm ơn!

Xem tất cả

www.xaydung360.vn XÂY TÂM, DỰNG TẦM CHUYÊN NGHIỆP

4#
fubi Đăng lúc 27/1/2013 21:50 | Chỉ xem của tác giả
fubi gửi lúc 27/1/2013 21:49
Copy từ giáo trình:

Ứng dụng các loại cọc trong công trình

Biện pháp thi công móng cọc

Cọc đóng và cọc ép

Trước đây thường dùng "búa" công nghiệp để đóng cọc nhưng vì gây tiếng ồn và chấn động nên đã bị cấm dùng ở nội thành và các khu vực đông dân cư. Cọc ép cũng là cọc bê tông cốt thép nhưng sử dụng máy ép dạng "con đội" để ép cọc xuống lòng đất nhờ đối trọng là những khối bê tông nặng nên tránh được nhược điểm nói trên.

Ngày nay, công nghệ ép cọc có thể tạo được lực ép lên đến 200 tấn thì sức chịu tải (Qa) của cọc đến hơn 100 tấn. Do đó, các công trình xây dựng nhà khoảng 30 tầng đều có thể dùng cọc ép. Với công trình xây chen hay nhà dân dụng thì nên dùng cọc 20x20cm và chiều dài vừa đủ để Qa đạt 10 - 20 tấn là được. Sử dụng cọc nhỏ vừa đủ như vậy là ta dùng đối trọng nhỏ ép, tránh được việc gây ảnh hưởng cho những công trình lân cận. Về chiều dài cọc cũng nên lưu ý là cọc ép không thể xuyên qua lớp cát chặt, đắt sét chặt lẫn laterit dày hơn 2m. Ðã có vài công trình thiết kế cọc dài hơn 20m, đến khi thi công chỉ ép được 5 - 7m rồi phải tìm cách khoan qua lớp đất tốt để đưa cọc xuống theo chủ quan của thiết kế. Thực chất có thể chọn cọc dài 5 - 7m là đủ. Thời gian chờ cọc "nghỉ" nên chọn hơn 30 ngày kể từ khi ép cho đến khi thử tĩnh (ép chậm để thử lực chịu tải của cọc). Phải thử tĩnh cho đến khi cọc tụt hoặc lún hơn 40cm; không nên tự chọn một lực giới hạn nào rồi chủ quan dừng lại ở lực này dù cọc lún rất ít. Sau khi có kết quả thử tĩnh, ta xác định được sức chịu tải của cọc và chiều dài cọc, từ đó mới làm và ép cọc chính xác, hợp lý.

Cọc khoan nhồi, cọc barrette

Công nghệ thi công cọc nhồi bê tông hay bê tông cốt thép là công nghệ đúc cọc bê tông tại chỗ vào trong nền đất (cast-in-place concrete pile).

Trong hơn mười năm qua, công nghệ cọc khoan nhồi đã được áp dụng mạnh mẽ trong xây dựng công trình ở nước ta

www.xaydung360.vn XÂY TÂM, DỰNG TẦM CHUYÊN NGHIỆP

5#
fubi Đăng lúc 27/1/2013 21:52 | Chỉ xem của tác giả
fubi gửi lúc 27/1/2013 21:50
Biện pháp thi công móng cọc

Cọc đóng và cọc ép

Copy từ giáo trình:

Cọc là vật thể dạng thanh hoặc bản được cắm vào đất theo phương trục của nó. Cọc là kết cấu có chiều dài lớn so với bề rộng tiết diện ngang, được đóng hay thi công tại chỗ vào lòng đất, đá, để truyền tải trọng công trình xuống các tầng đất, đá, sâu hơn nhằm cho công trình bên trên đạt các yêu cầu của trạng thái giới hạn quy định(TCXD 205:1998). Trong xây dựng, cọc được dùng với nhiều mục đích khác nhau như để gia cố nền đất (cọc tre, cọc tràm, cọc cát, vv.); làm móng cho công trình (cọc bê tông, cọc thép, vv.); làm vách đứng ngăn đất hoặc nước (cọc ván, cọc cừ, ví dụ:cừ ván bê tông cốt thép, cừ ván thép); để định vị trên mặt đất (cọc tiêu, cọc mốc, vv.). Cắm cọc vào đất thường dùng các cách: đóng cọc nhờ lực va chạm của búa đóng cọc; búa rung và ấn cọc nhờ thiết bị chuyên dùng; ép cọc bằng các lực tĩnh, khoan đất rồi nhồi vật liệu vào thành dạng cọc nhồi.
Dùng móng cọc khi gặp nền đất yếu (bùn, cát chảy...) không chịu được trực tiếp tải trọng từ công trình. Tuỳ theo cách làm việc, chia cọc thành hai loại: cọc chống và cọc ma sát. Cọc chống truyền tải trọng qua đầu cọc lên lớp đất cứng hoặc đá. Cọc ma sát (cọc treo) có đầu cọc tựa lên lớp đất bị nén co, truyền tải trọng vào đất một phần lớn qua ma sát ở các mặt bên và một phần qua đầu cọc. [1]
1. Cọc treo
Còn gọi là cọc nêm. Là loại cọc đóng lưng chừng trong lớp đất xấu, sức chống đỡ chính là lực ma sát quanh thân cọc và có tác dụng nêm chặt đất.
Dùng trong trường hợp lớp đất phía trên dày hơn 10m. Loại cọc này thi công phức tạp, giá thành cao hơn cọc cột. Vật liệu thường dùng là tre, gỗ, cát, bêtông cốt thép.
2. Cọc tre
Là loại cọc nêm, thường dùng cho nhà dân dụng ít tầng
Dùng loại tre tươi, già, loại tre đực, chọn đoạn gốc có đường kính 70-100, dài 1500-2500, chặt vát ở mũi cọc. Thông thường đóng 20-25 cọc/m2.
Cọc tre phải đóng trong đất ẩm, dưới mực ngầm. Nếu nền đất khô, tre sẽ mau bị phá huỷ.
Hình. cọc tre và cọc gỗ
Added by Ketcau
3. Cọc gỗ
Là loại cọc cột hay cọc nêm, thường dùng cho nhà dân dụng lớn hay nhà công nghiệp. Được dùng chủ yếu trong giải pháp gia cố nền hoặc trong các công trình phụ tạm. Cọc gỗ thường gặp trong các công trình phụ tạm, vì khả năng chịu tải của vật liệu của gỗ không lớn và cọc gỗ chỉ giữ được chất lượng khi nằm hoàn toàn dưới mực nước ngầm.
a. Phạm vi ứng dụng
Cọc gỗ được sử dụng ở những vùng đất luôn luôn ẩm ướt, luôn luôn ngập nước. Cọc gỗ còn thường dùng cho những móng trụ cầu gỗ nhỏ, được sử dụng để gia cố nền cho những công trình có tải trọng truyền xuống không lớn.
Dùng gỗ nhóm 4 hoặc 5 như dẻ, muồng, trầm... tiết diện 150×150, 200×200 hay gỗ tròn Φ160-320. Có thể nối cọc bằng bulông hoặc đinh đỉa. Đầu cọc bọc bằng đai thép, mũi cọc có bịt bằng thép nhọn. Cọc gỗ đóng nơi ẩm ướt để khỏi mục.
-Về mặt thi công ưu điểm của cọc gỗ là nhẹ,dễ chế tạo, búa và các thiết bị hạ cọc khá đơn giản.
-Cọc gỗ được làm bằng các loại gỗ thông, gỗ lim vv..
b. Đặc điểm, yêu cầu của cọc gỗ
Khi chế tạo cần chú ý 1 số điểm sau:
+ Gỗ làm cọc phải là gỗ tốt, còn tươi. Nhóm gỗ càng cao càng tốt.
+ Cây gỗ làm cọc phải thân thẳng, đồng đều, cường độ cao, trục thẳng, độ cong cho phép là < 1% chiều dài, và không quá 12cm.
+ Đường kính cọc 18 - 30cm, độ chênh không quá 10mm/m, chiều dài cọc phụ  12m. Khi chế tạo cần làm cọc dài hơn thiết kế¸thuộc vào thiết kế và từ 4,5m  khoảng 0,5m đề phòng trong quá trình đóng, đầu cọc bị dập nát và cần cắt bỏ sau khi đóng xong. Khi yêu cầu cọc dài có thể nối cọc.
+ Mũi cọc được vót nhọn thành hình chóp ba cạnh hay bốn cạnh, có khi vót 2 lần đường kính cọc. Vót tày một đoạn 10cm ở¸tròn, có độ dài đoạn vót từ 1,5 đầu mũi cọc để tránh dập nát khi đóng.
-Nếu là cọc lớn đường cong đường kính thường từ 18-30cm, chiều dài từ 4,5 đến 12m, nếu ghép 3,hoặc 4 cây thì chiều dài có thể đến 20-25cm
+ Nếu cọc phải đóng qua những lớp đất rắn hoặc có lẫn sỏi cuội rễ cây... thì mũi cọc phải được vát nhọn và bịt thép (mũ thép gắn vào mặt vát bằng đinh)để không bị toa khi đóng cọc.
+ Để tránh nứt vỡ đầu cọc khi đóng, ta lồng một vòng đai làm bằng thép tấm hoặc tấm thép đệm hình tròn trên đầu cọc.
-Việc chế tạo tốt nhất là dùng cơ giới, rọc bỏ hết vỏ cây, cưa đầu cọc và vát mũi cọc. Đỉnh cọc phải được được bảo vệ bằng đai thép để bảo vệ đầu cọc.
-Khi chiều dài lớn có thể nối cọc, khi cần tiết diện lớn có thể ghép 3,4 cây lại với nhau.[2]
4. Cọc bê tông cốt thép
Là loại cọc chống hoặc treo, thường dùng cho nhà dân dụng nhiều tầng hoặc nhà công nghiệp có tải trọng lớn. Cọc bêtông cốt thép bền vững chống được sự xâm thực của các hóa chất hoà tan trong nước dưới nền.
Kích thước cọc tuỳ theo yêu cầu tính toán, tiết diện có thể hình vuông hoặc tam giác, dài từ 6-20m và hơn nữa. Có thể nối cọc bêtông cốt thép để phù hợp với phương tiện vận chuyển và máy đóng cọc
+ Vận chuyển và cẩu lắp cọc chỉ khi cọc đã đạt đủ cường độ, tránh gây sứt mẻ, va chạm giữa cọc và các vật khác.
  • Cọc bê tông cốt thép đúc sẵn là loại cọc được sử dụng rộng rãi nhất trong các móng sâu chịu lực ngang lớn
  • Cọc được làm bằng bê tông cốt thép thường M>200,chiều dài cố thể 5 đén 25m có khi đạt đến 45m, chiều dài của cọc đúc phụ thuộc vào điều kiện thi công(thiết bị chế tạo, lắp đặt, vận chuyển…)và liên quan đến tiết diện chịu lực,
a. Phạm vi ứng dụng
Cọc bê tông cốt thép có độ bền cao, có khả năng chịu tải trọng lớn từ công trình truyền xuống, do đó nó được ứng dụng rộng rãi trong các loại móng của các công trình dân dụng và công nghiệp.
b. Một số tiết diện đặc trưng
Tiết diện cọc: Cọc bê tông cốt thép có nhiều loại tiết diện khác nhau như: Tròn, vuông, chữ nhật,tam giác, chữ T…
  • Loại cọc tiết diện vuông được dùng nhiều hơn cả vì có cấ tạo đơn giản và có thể tạo ngay tại công trường. Kích thứơc ngang của loại cọc này thường là 20x20;25x25;30x30;35x35;40x40
  • Cọc tiết diện 20x20 đến 30x30 cm có chiều dài bé hơn 10m
  • Cọc tiết diện 30x30 40x40 cm co chiều dài >10m
Đối với cọc tiết diện thường hạn chế trong bảng sau
Kích thước tiết diện(cm) 20 25 30 35 Chiều dài tối đa(m) 5 12 15 18
c. Đặc điểm, yêu cầu
+ Được chế tạo bằng bê tông cốt thép đúc sẵn (có thể tại xưởng hoặc ngay tại công trường) và dùng thiết bị đóng, hoặc ép xuống đất. Mác bê tông chế tạo cọc từ 250 trở lên.
+ Loại cọc phổ biến thường có tiết diện vuông, có kích thước từ 200x200 đến 400x400. Chiều dài và tiết diện cọc phụ thuộc vào thiết kế. Nếu chiều dài cọc quá lớn, có thể chia cọc thành những đoạn cọc ngắn để thuận tiện cho việc chế tạo và phù hợp với thiết bị chuyên chở, và thiết bị hạ cọc.
+ Cọc phải chế tạo đúng theo thiết kế, đảm bảo chiều dày lớp bảo vệ (tối thiểu là 3cm) để chống bong tách khi đóng cọc và chống rỉ cho cốt thép sau này.
+ Bãi đúc cọc phải phẳng, không gồ ghề.
+ Khuôn đúc cọc phải thẳng, phẳng cần được bôi trơn chống dính, tránh mất nước xi măng khi đổ bê tông.
+ Đổ bê tông phải liên tục từ mũi đến đỉnh cọc, đầm bê tông bằng đầm dùi cỡ nhỏ. Trong quá trình thi công đúc cọc cần đánh dấu cọc và ghi rõ lý lịch để tránh nhầm lẫn khi thi công.
d. Đặt thép thân cọc
a1) Mật độ thép: Cọc đóng bằng búa không nhỏ hơn 0,8%, cọc ép không nhỏ hơn 0,5%, cọc ép mà thân cọc nhỏ và dài không nên nhỏ hơn 0,8%.
Trong các trường hợp sau đây, mật độ thép phải nâng cao tới 1%-2%:
- Mũi cọc phải xuyên qua lớp đất rắn có độ dày nhất định;
- Tỷ số dài đường kính L/D của cọc lớn hơn 60;
- Cọc bố trí dày trên một khoảng lớn.
Khi L/D lớn hơn hoặc bằng 80, khả năng chịu lực của cọc đơn rất lớn mà số lượng cọc dưới đài rất ít hoặc là cọc chỉ có 1 hàng, thì mật độ thép phải được tăng thêm
a2) Đường kính và số thanh
Đường kính cốt dọc không nên nhỏ hơn 14mm, khi bề rộng hoặc đường kính cọc lớn hơn 350mm thì số thanh không dưới 8.
a3) Các trường hợp sau đây nên đặt thép tăng thêm
- Khi dùng 1-2 cây cọc và hàng cọc đơn, nếu có tải trọng lệch tâm thì phải tăng thêm đặt thép ở phần đầu thân cọc.
- Khi thân cọc chỉ đặt thép theo ứng suất cẩu cọc thì phải tăng thêm đặt thép ở vùng móc cẩu.
e. Bê tông thân cọc
Cường độ bê tông thân cọc không thấp hơn C30. Độ dày lớp bảo vệ cốt thép dọc không nhỏ hơn 30mm.
f. Mối nối của cọc
Số lượng đầu nối của cọc không nên quá hai. Khi trong tầng nông có tồn tại tầng đất khó
xuyên qua dày trên 3m thì đầu nối phải bố trí ở phía bên dưới của tầng đất ấy.
Mối nối bằng keo có thể sử dụng trong trường hợp dự tính là cọc dễ xuyên vào đất.
Khi tải trọng thiết kế lớn cọc nhỏ và dài, phải xuyên qua tầng đất cứng có độ dày nhất định; trong vùng có động đất hoặc nơi tập trung nhiều cọc thì phải dùng phương pháp nối hàn.
5. Cọc khoan nhồi
Cọc nhồi có đường kính ≥ 60cm, thường ường kính cọc từ 60 đến 300 cm, được khoan tạo lỗ(chiều dài lỗ khoan có thể dài đến hàng trăm mét) trong dung dịch bentonite để chống sập vách hố khoan và đổ bê tông ngay vị trí của nó tại sau khi đã khoan. Cọc nhồi có cốt thép toàn bộ chiều dài cọc hoặc chỉ có ở một chiều dài nhất định tuỳ theo thiết kế.
Cọc nhồi có khả năng chịu tải trọng rất lớn nên được ứng dụng trong thiết kế móng của các công trình cao tầng, công trình có tải trọng truyền xuống lớn...
-Đây là loại cọc thịnh hành nhất nước ta trong xây dựng của nứoc ta 10 năm trở lại đây
-Quy trình thi công cọc khoan nhồi gồm các bước chủ yếu sau:
  • Chuẩn bị thi công
  • Khoan tạo lỗ
  • Làm sạch hố khoan
  • Gia công lắp dựng lồng thép
  • Thi công đổ bê tông bằng cọc khoan nhồi
  • Đập đầu cọc
  • Thi công bệ móng
Ưu điểm:
  • Rút ngắn được thời gian đúc cọc
  • Sủ dụng trong mọi đạ tầng khác nhau bằng máy phá đá, nổ mìn
  • Không gây tiếng ồn, và tác động đến môi trường xung quanh
  • Có đường kính lớn áp dụng để thi công cầu lớn
Nhược điểm:
  • Không kiểm soát được chất lượng của cọc trong lòng đất
  • Thi công ngoai ngoài trơi phụ thuộc vao thời tiết
  • Hiện trường thi công dễ bị lầy lội ảnh hưởng đến môi trường bên ngoài
7Máy khoan cọc nhồi -Những năm gần đây do nhu cầu xây dựng cầu và các công trình nhà cao tầng việc sử dụng cọc khoan nhồi trở nên phổ biến do những ưu điểm của cọc khoan nhồi cho hiệu quả kinh tế rõ rệt -Các phương pháp và thiết bị tạo lỗ hiện nay rất đa dạng:
  • Loại sử dụng ống bằng kim loại có đường kính tới 50cm và dài tới 22m đóng vào nền đất tạo thành cọc, sau đó rót vật liệu vào cọc[2]
6. Cọc ba rét (barrette)
Cũng giống như cọc khoan nhồi, cọc ba rét cũng là cọc bê tông đổ tại chỗ nhưng thay vì phải khoan tạo lỗ người ta tiến hành tạo lỗ cho cọc ba rét bằng cách sử dụng máy đào chuyên dụng đào tạo lỗ trong dung dịch chống sập vách đất hố đào...
Cọc ba rét có khả năng chịu tải trọng rất lớn nên cũng được ứng dụng trong thiết kế móng của các công trình cao tầng, công trình có tải trọng truyền xuống lớn...
7. Cọc thép
+ Cọc thép làm bằng thép ống có đường kính từ 300 đến 600, chiều dài từ 12m đến 18m trong nhiều trường hợp có thể dài tới 40m, chiều dày ống thép từ 10mm trở lên.
+ Cọc thép có trọng lượng nhỏ do đó thuận tiện cho quá trình vận chuyển bốc xếp và hạ cọc.
+ Cọc thép có cường độ cao, có khả năng chịu lực lớn, đặc biệt khi nhồi bê tông vào trong lòng cọc thép theo phương pháp đổ tại chỗ, vì vậy cọc thép được sử dụng làm móng cho các công trình có tái trọng truyền xuống nền lớn. Tuy nhiên giá thành của cọc thép thường rất cao.
+ Tuỳ yêu cầu cụ thể và đặc điểm địa chất nền đất người ta còn sử dụng loại cọc thép có bố trí cánh vít trên thân cọc gọi là cọc vít. Cọc vít cũng có độ bền và khả năng chịu tải trọng lớn.
8. Cọc ống thép nhồi bê tông
-Móng cọc này thường sử dụng khi xây cầu dẫn và cầu trung. Đường kính cọc ống tép có thể đạt đến 0,9 đến 1m, chiều sâu hạ cọc có thể đến 40m. Các bước thi công cọc như sau:
  • Chế tạo ống thép
  • Đóng cọc ống thép bịt mũi xuống độ sâu thiết kế
  • Đặt cốt thép vào lòng cọc
  • Đổ bê tông vào lòng cọc
  • Kiểm tra chất lượng cọc và thử cọc
-Cọc được thi công theo phươngpháp đóng bằng búa rơi tự do. Cọc ống thép được sản xuất tại nhà máy theo công nghệ hàn xoắn ốc, vật liêu làm cọc bằng thép có chiều dày 12-14mm, mũi cọc được bịt kín. Cọc được chia thành 15-20m và khi hạ cọc được nối với nhau bằng các mặt bích.
Nhận xét: Loại cọc này có chất lượng tốt, rất tốt về mặt chịu lực. Áp dụng tốt cho cầu trung và cầu lớn.
9. Cọc cát
Khác với các loại cọc cứng khác(bê tông, bê tông cốt thép, cọc gỗ,cọc tre..)là 1 bộ phận của kết cấu móng, làm nhiệm vụ tiếp nhận và truyền tải trọng xuống đất nền, mạng lưới cọc cát làm nhiệm vụ gia cố nền đất yếu nên còn gọi là nền cọc cát[2].Là loại cọc nêm, thường dùng cho nhà dân dụng ít tầng và khu vực không có nước ngầm. Sử dụng ống bao bằng thép có cửa ở đầu ống, khi đóng ống, cửa đóng lại, khi đạt độ sâu thiết kế rút ống lên cửa mở ra, tiến hành nhồi cát xuống, nhồi đến đâu đầm chặt đến đó và rút dần ống bao lên. Thường dùng gỗ, ống thép có phần mở ở mũi cọc. Nhồi cát từng lớp từ 500-700 rồi tưới nước đầm chặt bằng chày hoặc đầm rung. Cọc cát có đường kính từ 300-500, chiều dài 1000.
Cọc cát được sử dụng như một giải pháp gia cố nền đất yếu.
Việc sử dụng cọc cát để gia cố nền có những ưu điểm nổi bật sau:
  • Cọc cát có ưu điểm như giếng cát, giúp nước lỗ rỗng thoát ra nhanh, làm tăng quá trình cố kết và độ lún của công trình diễn ra nhanh hơn
  • Nền đất được ép chặt do ống thép tạo lỗ,nước bị ép chặt nên bị thấm ra ngoài cọc cát nên tăng cường độ nền khi xử lý bằng cọc cát
  • Cọc cát thi công đơn giản, vật liệu rẻ tiền nên có giá thành rẻ hơn so với các vật liệu khác
  • Cọc cát thường được gia cố cho nền đất yếu lớn hơn 3m[2]
Added by Ketcau
Added by Ketcau
10. Cọc đất vôi, cọc xi măng đất
Vịêc chế tạo cọc vôi, cọc xi măng đất giống như cọc cát nhưng khi thi công phải có máy chuyên dụng (máy alimak của Thuỷ Điển) Các loại ván cừ
11. Ván cừ gỗ (cọc ván gỗ)
a. Mục đích
Ván cừ gỗ thường được dùng để chống sạt lở vách đất, làm hàng rào, tường vây, chống thấm...
b. Yêu cầu chế tạo
+ Phải được chế tạo bằng gỗ tươi. Nếu dùng gỗ khô phải ngâm nước trước khi gia công.
150mm.¸+ Chiều dày tối thiểu của ván 70mm, chiều rộng của mỗi bản cừ là 100   0,5m để đề¸Chiều dài cừ do thiết kế qui định nhưng phải dài hơn thiết kế 0,3  phòng đầu cừ bị dập nát khi hạ cừ.
+ Khi ghép cừ ta làm mộng vuông nếu chiều dày có mộng lớn hơn 100mm và ngược lại ta dùng mộng én.
12. Ván cừ thép (cọc ván thép)
a. Mục đích
+ Hàng cừ thép tạo thành vách tường cừ bảo vệ các hố móng, chống sạt lở cho vách đất.
+ Cừ thép làm tường ngăn nước ngầm, có khả năng chịu đựơc áp lực đất rất lớn.
b. Yêu cầu chế tạo
+ Chiều dày của ván từ 8 - 15mm
+ Chiều dài cừ hiện nay thường từ 12 - 25m.
+ Cừ phải được sơn chống rỉ trước khi đóng.
+ Các loại cừ được sử dụng hiện nay: ván cừ phẳng, ván cừ khum, ván cừ Larssen.

* Nguyên tắc lựa chọn cọc

(1) Điệu kiện địa chất
Đây thường là nhân tố phải xem xét đầu tiên, cũng là vấn đề tương đối phức tạp. Nguyên tắc chung có 2 điều:
Thứ nhất: Loại cọc được lựa chọn phải kinh tế, hữu hiệu nhất trong điều kiện địa chất cụ thể, phù hợp với yêu cầu của kết cấu bên trên (chịu lực và lún), tức là tính tiên tiến;
Thứ hai: Loại cọc được lựa chọn có thể thi công được trong điều kiện địa chất và môi trường ấy, tức là tính khả thi.
Lấy ví dụ: Khi đá gốc hoặc tầng đá cuội sỏi rắn chắc không nằm sâu quá, trước tiên xét đến cọc chống, để phát huy hết tiềm năng chịu lực ở đầu cọc (tầng chịu lực) thì phải chọn loại cọc có đường kính lớn, cường độ cao, tin cậy về chất lượng (đặc biệt là với móng cọc, cột), lại có thể làm sạch đáy lỗ, ngàm vào đá. Nếu như tải trọng công trình không lớn lắm hoặc không tập trung (cự ly cột tương đối nhỏ), cũng có thể lợi dụng tầng trầm tích làm tầng chịu lực, từ đó lựa chọn loại cọc có đường kính nhỏ hơn.
Khi nham gốc nằm ở rất sâu (ví dụ trên 100m) thì chỉ có thể tính tới cọc ma sát, nhưng nhất thiết phải làm cho cọc được chống tốt vào tầng chịu lực có đủ tính năng và độ dày (tầng cát chặt vừa trở lên hoặc đất sét rắn), để bảo đảm cho nhà cao tầng không bị lún quá lớn. Khi đó, loại cọc để lụa chọn tương đối nhiều, tầng đất có thể làm tầng chịu lực cho móng cọc cũng không phải chỉ là một, khi lựa chọn loai cọc phải chú ý mấy vấn đề sau đây: Khi cọc phải xuyên qua tầng đất cát có độ dày khá lớn, phải phán đoán được khả năng xuyên vào của cọc đóng hoặc hiệu quả giữ thành khi làm lỗ sâu, phải xem xét đến năng lực thi công cọc khoan nhồi hoặc khả năng xuyên và cường độ của thân cọc đóng; nếu tầng chịu lực tốt có đủ độ dầy mà lại ở không sâu quá (tầng cát chặt vừa hoặc đất sét dẻo rắn) thì có thể xem xét dùng cọc ngắn hoặc cọc mở rộng đáy.
(2) Đặc điểm kết cấu
Hình thức kết cấu, bước cột ở tầng trệt (gian rộng), mối quan hệ tầng cao thấp, cùng với độ cứng và tải trọng của nhà cao tầng đều phải được xem xét rất kỹ khi lựa chọn loại cọc. Ví dụ, Đại Lầu ô tô Đông Phong ở Thâm Quyến, nhà chính có một tầng ngầm, 17 tầng trên mặt đất, kết cấu khung - tường lực cắt bằng bê tông cốt thép đổ tại chỗ, nhà vây ba tầng kết cấu khung bê tông cốt thép đổ tại chỗ. Giữa nhà chính và nhà vây không làm khe lún và khe co dãn. Thấy rằng độ cao và tải trọng của hai phần nhà này chênh nhau rõ rệt, đồng thời điều kiện địa chất tương đối tốt nên đã lựa chọn tương ứng hai kiểu cọc khác nhau: Dưới cột khung và tường lực cắt của nhà chính tập trung nên đã chọn cọc nhồi đường kính lớn để chịu tải trọng tập trung (f1400mm và f2200mm), mũi cọc ngàm 800mm vào tầng nham gốc phong hoá nhẹ, đáp ứng yêu cầu về chịu lực và về lún của nhà chính; còn với nhà vây có tải trọng nhẹ thì dùng loại cọc nhồi ống chìm giá rẻ (f480mm) tạo thành móng nhóm cọc nhỏ dưới cột, tuy là cọc ma sát, nhưng mũi cọc nằm trong tầng cát sỏi có lẫn sét mà dưới đó lại không có tầng yếu, nên lún cũng rất nhỏ. Xử lý như vậy bảo đảm cho lún chênh lệch giữa nhà cao với nhà thấp là rất ít. Thực tiễn chứng minh, kiểu cọc đã lựa chọn cho công trình này là kinh tế và hợp lý.
(3) Kỹ thuật thi công và điều kiện môi trường
Bất kỳ một loại cọc nào cũng bắt buộc phải dùng đến thiết bị thi công cơ giới chuyên dụng và một quá trình công nghệ thi công nhất định mới có thể thực hiện được. Do đó, trong những điều kiện địa chất và điều kiện môi trường đã xác định, loại cọc được lựa chọn cần xem xét đã tận dụng năng lực thiết bị và kỹ thuật hiện có để đạt các mục tiêu về đường kính và độ sâu hay không, mặt khác điều kiện môi trường của hiện trường co cho phép công nghệ thi công ấy được tiến hành thuận lợi hay không, những vấn đề này đều phải được tính toán cho kỹ, nếu không thì loại cọc được lựa chọn sẽ không thể biến thành hiện thực được và cũng không hợp lý.
Ví dụ: ở vùng Thượng Hải với cọc bê tông cốt thép đúc sẵn dài trên 50m, do trở lực khi hạ cọc vào đất rất lớn phải tăng lực va đập của búa, sẽ dẫn đến ứng suất kéo khi đánh búa vượt quá cường độ của bê tông nên bắt buộc phải dùng cọc dự ứng lực, nếu không thì nhất thiết phải đổi thành loại cọc khác. Ví dụ khác: xung quanh vùng đất xây dựng công trình, nếu là gần đường phố hoặc công trình xây dựng khác, dưới mặt đường lại có nhiều đường ống đan xen, do đó, cọc đóng chấn động lớn, lại có nhiều ảnh hưởng về chèn đất và tiếng ồn nên thường là không cho phép thực hiện, chỉ có thể dùng loại lọc không chèn đất, không chấn động và ít tiếng ồn.
(4) Hiệu quả kinh tế kỹ thuật
Lựa chọn cuối cùng về loại cọc còn phải phân tích luận chứng về kinh tế kỹ thuật toàn diện đối với phương án thiêt kế. Nếu chỉ nhìn về khả năng chịu lực của cọc hoặc giá thành của một cây cọc mà bỏ qua lợi ích kinh tế tổng hợp của cả công trình, hoặc chỉ xét đến tốc độ thi công mà bỏ qua ảnh hưởng môi trường và hiệu ích xã hội thì cũng đều không thể chọn ra được loại cọc thực sự hợp lý.
Về cấu tạo và tính toán cọc/móng cọc
Ở đây chỉ nêu những vấn đề có tính đặc thù của cọc và móng cọc trong nhà cao tầng còn những vấn đề chung thì theo quy định của tiêu chuẩn thiết kế và thi công cọc tương ứng.
(1) Bố trí cọc
Trong những trường hợp thông thường, khoảng cách của cọc chèn đất (khi làm cọc, đất bị ép chặt) là 3-4d (d là đường kính cọc), cọc không chèn đất là 2-3d, cọc mở đáy là 1,5 - 2 D (D là đường kính mở đáy). Khi áp dụng loại cọc và đất cùng nhau chịu lực thì phải có luận cứ khác.
Bố trí cọc phải làm sao cho trọng tâm của nhóm cọc khớp với điểm tác động của hợp lực tải trọng. Còn về hình thức bố trí cọc thì dưới cột phần nhiều là hình đa giác đối xứng, dưới tường thì là hàng cọc; dưới bè hoặc hộp thì phải cố gắng bố trí men theo đường tim trục của lưới cột, dầm sườn hoặc tường ngăn

Số người tham gia 1Uy Tín: +3 Thưởng +3 Thanked +1 Thu lại Lý do
huynhbinh + 3 + 3 + 1 Bài hay quá. Thanks!

Xem tất cả

www.xaydung360.vn XÂY TÂM, DỰNG TẦM CHUYÊN NGHIỆP

6#
 Tác giả| tinhtamnguyen Đăng lúc 27/1/2013 22:11 | Chỉ xem của tác giả
Em đã nói từ đầu là dân ngoại đạo rồi mà.

Đánh giá

Tuyệt vời! Cảm ơn!: 5.0
Tuyệt vời! Cảm ơn!: 5
Chúc bạn tìm được kiến thức như mong muốn tại xaydung360.vn. Luôn chào đón bạn và mọi người "ngoại đạo". Thân ái!   Đăng lúc 27/1/2013 22:16

www.xaydung360.vn XÂY TÂM, DỰNG TẦM CHUYÊN NGHIỆP

7#
fubi Đăng lúc 27/1/2013 22:22 | Chỉ xem của tác giả
tinhtamnguyen gửi lúc 27/1/2013 22:11
Em đã nói từ đầu là dân ngoại đạo rồi mà.

  • "Chúng tôi xây dựng nhà máy cần rất nhiều cọc tròn ứng suất trước, cọc vuông ứng suất trước, cọc vuông cổ điển. Xin hỏi: Bê tông Miền Nam về ưu, nhược điểm của móng cọc ?"....
                                                                                      A. MÓNG CỌC

I. ƯU ĐIỂM CỦA MÓNG CỌC.

              - Độ lún của móng cọc nhỏ gần như không đáng kể nên ít gây biến dạng cho công trình.
              - Móng cọc đặt sâu trong nền đất tốt, trong quá trình sử dụng công trình không gây lún ảnh hưởng đáng kể đến công trình lân cận.
              - Quy trình thực hiện móng cọc dễ dàng thay đổi các thông số của cọc (chiều sâu, đường kính…) phù hợp với địa chất công trình.
             - Giá thành hạ so với các loại móng khác trên nền đất yếu.
             - Cao độ của đài móng có thể dễ dàng thay đổi để chọn đặt ở độ cao tùy ý phù hợp với kết cấu và mỹ quan công trình.
             - Đối với móng cọc dùng cọc bê tông đúc sẵn – tiến độ thi công nhanh, chất lượng đảm bảo, thi công ít phụ thuộc vào điều kiện thời tiết đáp ứng yêu cầu xã hội, tạo điều kiện quay vòng vốn nhanh. Đảm bảo điều kiện kinh tế.

           1. Ưu điểm của cọc Bê tông cốt thép.

             - Tốn ít vật liệu hơn do sử dụng bê tông mác cao và thép cường độ cao nên giá thành giảm.
             -  Độ tin cậy và tuổi thọ công trình cao.
             - Áp dụng các phương pháp thi công đóng cọc hàng loạt thay cho cọc bê tông cốt thép cổ điển.
             - Momen uốn nứt lớn vì vậy có thể sản xuất cọc có tiết diện và chiều dài lớn.
             - Chuyển vị khi uốn cọc nhỏ hơn nhiều so với cọc cổ điển do được ứng lực trước.

              2. Ưu điểm của cọc khoan nhồi.

               - Chịu tải lớn . Tải trọng > 500T/1cọc .
               - Không ảnh hưởng đến công trình xung quanh.
               - Có khả năng thi công qua lớp đất cứng, cát dày.

II. KHUYẾT ĐIỂM CỦA MÓNG CỌC.

             1. Cọc Bê tông cốt thép .

               - Chiều sâu thi công chỉ đạt  trung bình , thông thường từ 10 m - 60 m.
               - Tiết diện trung bình thông thường từ 20*20 – 45*45 cho cọc vuông và D25-D70 cho cọc tròn .
               - Sử dụng công trình có tải trọng làm việc dài hạn trung bình, thông thường (từ 40T - 400T/1 cọc).

               2. Cọc khoan nhồi.

               - Giá thành cao.
               - Công nghệ thi công đòi hỏi kỹ thuật cao, công tác kiểm tra chất lượng phức tạp. Ma sát thành giảm, vật tư thất thoát do trong quá trình khoan tạo lỗ .
               - Chất lượng bê tông thường thấp vì không được đầm một số công trình bị khuyết tật này gây hư hỏng cho công trình lân cận .
               - Quá trình kiểm tra chất lượng sau khi thi công là quá trình thụ động nên có khuyết tật thì việc xử lý khó khăn và tốn kém .

                                                                                           B. MÓNG CỪ TRÀM
              1. Ưu điểm của móng cừ tràm.

               - Tận dụng được vật liệu địa phương.
               - Thích hợp cho công trình xây chen, hẹp.
               - Có khả năng chịu tải cho công trình từ 2-3 tầng.
               - Gía thành rẻ do ít tốn chi phí vận chuyển.

               2. Nhược điểm của móng cừ tràm.

               - Không aùp duïng với công trình có tải trọng lôùn như nhà cao tầng .
               - Cừ tràm phải được đóng dưới mực nước ngầm nên thi công gặp khó khăn. Khó kiểm soát được tuổi thọ công trình vì mực nước ngầm thay đổi theo thời gian.
               - Chưa có cơ sở hoặc tiêu chuẩn làm căn cứ tính toán mà chỉ theo kinh nghiệm.
C. KẾT LUẬN
Trong trường hợp của Công ty Ông :

                 1. Phần Nhà Xưởng và Nhà Văn Phòng :Tải trọng là trung bình . Vì Vậy Ông nên dùng loại cọc Bêtông tròn và vuông lọai ứng suất trước để đạt hiệu quả đầu tư .
                 2. Phần bể nước ngầm : do sẽ có lúc công trình phải chịu lực đẩy nổi của nước trong quá trình khai thác . Vì vậy giải pháp tốt nhất là dùng cọc vuông cổ điển cho phần trên kết hợp cọc vuông ứng suất trước cho phần dưới .

                  Rất mong công trình đạt hiệu quả cao trong việc đầu tư và chúc Ông sức khoẻ tốt. Trong quá trình đầu tư có vấn đề gì khó khăn liên quan đến móng cọc vui lòng liên hệ với chúng tôi.

Phòng Kỹ thuật - CTCP.BTMN

Số người tham gia 1Thanked +1 Thu lại Lý do
tinhtamnguyen + 1 Cảm ơn sự quan tâm của bạn nhiều!.

Xem tất cả

www.xaydung360.vn XÂY TÂM, DỰNG TẦM CHUYÊN NGHIỆP

8#
mrlinhmai Đăng lúc 7/9/2013 22:45 | Chỉ xem của tác giả
Bác fubi cho em hỏi, TCXDVN 190:1996 áp dụng cho cọc tiết diện bé (<250mm) vậy những loại cọc lớn hơn ví dụ 400x400 áp dụng tiêu chuẩn nào ạ?? TCXDVN 286:2003 thì ko quy định về tiết diện nhưng nội dung lại ko bao gồm hết nd của TC 190:1996. Mong bác Fubi cùng ae diễn đàn giúp hộ vấn đề này>>>

Đánh giá

Tiêu chuẩn TCVN 205:1998 bạn nhé  Đăng lúc 27/11/2014 11:52

www.xaydung360.vn XÂY TÂM, DỰNG TẦM CHUYÊN NGHIỆP

9#
minhvv06 Đăng lúc 26/11/2014 09:57 | Chỉ xem của tác giả
cho em hỏi là đường kính thép dẫn hướng trong cọc bê tông chọn như thế nào ạ. em cám ơn!!!!

Đánh giá

Thông thường thép gia cường mũi cọc với cọc tiết diện nhỏ (20x20, 25x25) chọn thép d22-25, cọc tiết diện lớn hơn (30x30,35x35) chọn thép >=d25.Thép chọn phải lớn hơn thép c   Đăng lúc 27/11/2014 12:02

www.xaydung360.vn XÂY TÂM, DỰNG TẦM CHUYÊN NGHIỆP

10#
quynhxd88 Đăng lúc 26/11/2014 10:41 | Chỉ xem của tác giả
mrlinhmai gửi lúc 7/9/2013 22:45
Bác fubi cho em hỏi, TCXDVN 190:1996 áp dụng cho cọc tiết diện bé (>>

Đề nghị câu hỏi này bạn nên vào diễn đàn ketcau.com các cao nhân trên đó hướng dẫn cho nhé. Hỏi đúng nơi đúng chỗ. Tìm hiểu tổng hợp biến kiến thức của người ta thành của mình( Tuy vi phạm bản quyền nhưng k sao).Bác Fubi có phải là thánh đâu.

www.xaydung360.vn XÂY TÂM, DỰNG TẦM CHUYÊN NGHIỆP

Phiên bản Mobile|Phần mềm ôn thi sát hạch chứng chỉ hành nghề xây dựng  

Phần mềm dự toán xây dựng excel | Hướng dẫn lập dự toán xây dựng | Phần mềm tư vấn giám sát | Phần mềm quản lý chất lượng xây dựng |

Phần mềm ôn thi sát hạch chứng chỉ hành nghề xây dựng

Phần mềm ôn thi sát hạch chứng chỉ hành nghề Kiến Trúc sư

Phần mềm ôn thi sát hạch chứng chỉ hành nghề Đấu thầu

GMT+7, 19/4/2024 19:47 , Processed in 0.177620 second(s), 32 queries .

Powered by Discuz! X3.2

© 2001-2013 Kiso Comsenz Inc.