XD360 KÍNH CHÚC CHO MỌI NHÀ VẠN SỰ AN LÀNH!

Phần mềm ôn thi sát hạch chứng chỉ hành nghề xây dựng

 Quên mật khẩu
 Đăng ký mới
Anh Trần HòeBùi Quốc Hưng
Xem: 52609|Trả lời: 129
Thu gọn cột thông tin

Hầu hết đã hiểu và tính sai Công việc tạm tính trong dự toán xây dựng!!!

  [Lấy địa chỉ]
fubi Đăng lúc 2/7/2013 10:29 | Xem tất |Chế độ đọc

Hãy đăng nhập để có nhiều chức năng hữu dụng hơn và xem ảnh rõ hơn!

Bạn phải đăng nhập để xem được nội dung, nếu bạn chưa có tài khoản? hãy Đăng ký mới

x
Nếu các bạn đã từng lập và quan tâm tới dự toán xây dựng thì chắc sẽ không xa lạ với công việc có mã là "TT' hoặc "Tạm tính".

Nhưng trên thực tế mình thấy rằng: đại số số hiểu sai, làm sai về cái gọi là công việc tạm tính này. Nhưng nguy hiểm hơn là họ hiểu sai, làm sai mà không hề hay biết, cứ ngỡ rằng mình đúng. Nhiều "thầy" ở các Trung tâm cũng dạy học viên sai bét.

Trước khi mình đi vào phân tích và làm rõ đến từng CHÂN TƠ KẼ TÓC cho nội dung này để các dự toán viên sẽ ngỡ ngàng ngạc nhiên, vỡ òa. , mình nêu ra đây mấy câu hỏi để các bạn cùng tham gia thảo luận:

1. Công tác tạm tính là gì?
2. Khi nào dùng nó?
3. Đơn vị tính của công việc tạm tính lấy ở đâu hay do dự toán viên tự bịa ra?
4. Đơn giá công việc tạm tính ở đâu mà có, phải chăng là do dự toán viên "tạm tính" 1 cục không?
5. Công việc tạm tính có được thanh toán đối với vốn Nhà nước không, hay chỉ để tính dự toán cho vui mà thôi? Nếu thanh toán được thì với điều kiện gì?

Mời các bạn chuyên về quản lý chi phí cùng tham gia nhé!
Thân ái!


Đánh giá

Rất hữu ích! Thanks!: 5.0 Mong bạn tiếp tục chia sẻ. Thanks!: 2.5
Chia sẻ hay! Thanks bạn nhé!: 5.0
Chia sẻ hay! Thanks bạn nhé!: 5
  Đăng lúc 7/11/2017 20:24
Mong bạn tiếp tục chia sẻ. Thanks!: 0
  Đăng lúc 8/1/2014 13:54
Rất hữu ích! Thanks!: 5
  Đăng lúc 14/9/2013 09:08
Rất hữu ích! Thanks!: 5
  Đăng lúc 5/7/2013 17:30
Rất hữu ích! Thanks!: 5 Mong bạn tiếp tục chia sẻ. Thanks!: 5
  Đăng lúc 2/7/2013 15:25

Số người tham gia 12Uy Tín: +18 Thưởng +13 Thanked +11 Thu lại Lý do
DUCKAWA + 2 Bài hay. Cảm ơn!
vandu87 + 2 Bài hay. Cảm ơn!
pvtan + 3 + 1 Rất kinh nghiệm. Cảm ơn!
lengoc1490 + 3 + 1 Bài hay quá. Cảm ơn!
donghanh85 + 2 Bài hay quá. Cảm ơn!

Xem tất cả

Nằm trong bộ sư tập

www.xaydung360.vn XÂY TÂM, DỰNG TẦM CHUYÊN NGHIỆP

 Tác giả| fubi Đăng lúc 6/7/2013 21:45 | Xem tất
Không bạn nào thảo luận nữa sao?
Mình tham gia và các bạn phản biện nhé:

A. Nhắc lại chủ đề:
- Hiểu rõ về công việc "TT" dịch nghĩa là "Tạm tính" hay "thực tế" trong dự toán xây dựng. Nhấn mạnh lại ở đây chỉ đề cấp đến dự toán giai đoạn thiết kế hay giai đoạn thi công (tức dự toán đi liền với bản vẽ thiết kế thi công), không nói gì đến dự toán khái toán tính Tổng mức nhé.

B. Thảo luận:
Mình sẽ phân tích theo phương pháp logic học. Luận điểm bước trước sẽ làm tiiền đề cho bước phân tích ở luận điểm bước sau.
Do đó nếu bạn nào phản biện, chỉ cần phản biện bác bỏ luận điểm trong bất kỳ bước phân tích nào thì cả hệ thống phân tích của mình sẽ bị sụp đổ.
* Mình Bắt đầu nhé:

1. Luận điểm 1:
* Mục đích Dự toán:
- Dự toán dành cho Chủ đầu tư mục đích tại hiện tại dự kiến trước số tiền sẽ phải chi trả cho nhà thầu (ở thì tương lai) để thi công (sản xuất) hoàn thành công trình. ==> Người mua dự đoán trước Giá bán công trình trên thị trường sẽ khoảng ở múc bình quân hợp lý sẽ là bao nhiêu.
- Dự toán thầu: của Nhà thầu là bảng chào giá bán thành phẩm công trình cho Người mua là chủ đầu tư. Là chi phí thật mà nhà thầu phải bỏ ra + lợi nhuận mong muốn.

==> 2. Luận điểm 2:
Chính vì dự đoán giá bán của Nhà thầu, nên dự toán của CĐt phải càng sát giá THỊ TRƯỜNG thì càng đúng. "Hệ quy chiếu" ĐÚNG SAI của dự toán CĐT chính là có phản ánh chính xác giá thị trường thực tế hay không.

- Điều này mang tính NGUYÊN LÝ nên hiển nhiên đúng: Người mua trước khi mua hàng dự trù trước (dự toán) giá trị món hàng mình định mua, thì tất nhiên dự trù đó đúng hay sai chính là có sát đúng giá thị trường hay không. Bởi nếu dự tính 1 đàng, đi mua giá lại 1 nẻo thì sao mà mua hàng đúng yêu cầu được.
- Và chính vì nguyên lý này mà tinh thần "phản ánh đúng giá thị trường" luôn xuyên suốt trong Nghị định số 112/2009/NĐ-CP ngày 14/12/2009 của Chính Phủ quy định về hướng dẫn quản lý chi phí đấu tư xây dựng. Nổi bật nhất là điều 3, Nguyên tắc quản lý chi phí:
Điều 3. Nguyên tắc quản lý chi phí  đầu tư xây dựng công trình
1. Quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình (sau đây gọi tắt là quản lý chi phí) phải bảo đảm mục tiêu, hiệu quả dự án đầu tư xây dựng công trình và phù hợp với cơ chế kinh tế thị trường.


Đồng thời tinh thần "thị trường" trong lập dự toán cũng được thể hiện rõ ở Thông tư 04:
Phương pháp lập đơn giá xây dựng công trình trên cơ sở hệ thống định mức dự toán xây dựng công trình các yếu tố chi phí có liên quan theo giá thị trường

=> 3. Luận điểm 3:
- Nếu ai đã rành về dự toán (nếu chưa rành thì nên đọc bài giảng dự toán trên xaydung360) thì đều hiểu rất rõ 1 điều:
+ Tổng giá thành 1 công trình phần xây dựng (XD) = Tổng giá trị các công việc XD
  XD  = (Tổng giá trị VL)      + (Tổng giá trị NC) + (Tổng giá trị ca máy) + (các chi phí...)
  XD = (KL VL x đơn giá VL) + (KL NC x đơn giá NC) + (KL ca máy x đơn giá CM) + (các chi phí..)

Vậy ở công thức trên:
- Như đã biết: để có khối lượng (VL+NC+M) thì trước hết phải dựa vào hao phí định mức công tác.
Nhưng đáng chú ý nhất vẫn là:
+ Đơn giá VL, Đơn giá NC, đơn giá ca máy lấy ở đâu?
Như đã KHẲNG ĐỊNH RÕ ở luận điểm 2, muốn chính xác thì phải lấy theo ĐƠN GIÁ THỊ TRƯỜNG tại thời điểm lập dự toán.
Nguyên tắc này được 1 lần nữa (nhiều lần) khẳng định rõ tại Nghị định số 112/2009/NĐ-CP ngày 14/12/2009 của Chính Phủ quy định về hướng dẫn quản lý chi phí đấu tư xây dựng:
Điều 15. Lập đơn giá xây dựng công trình
1. Đơn giá xây dựng công trình được lập trên cơ sở giá thị trường hoặc mức hao phí cần thiết về vật liệu, nhân công và máy thi công để hoàn thành một đơn vị khối lượng công tác xây dựng và các yếu tố chi phí có liên quan cụ thể đến công trình như sau:
a) Giá vật liệu xây dựng được xác định phù hợp với tiêu chuẩn, chủng loại và chất lượng vật liệu sử dụng cho công trình xây dựng cụ thể. Giá vật liệu xây dựng xác định trên cơ sở giá thị trường do tổ chức có chức năng cung cấp, báo giá của nhà sản xuất, thông tin giá của nhà cung cấp hoặc giá đã được áp dụng cho công trình khác có tiêu chuẩn, chất lượng tương tự. Giá vật liệu đến hiện trường xây lắp được tính theo phương pháp lập đơn giá xây dựng công trình;
b) Giá nhân công xây dựng được xác định trên cơ sở tính đúng, tính đủ tiền lương nhân công và phù hợp với mặt bằng thị trường lao động phổ biến của từng khu vực, tỉnh theo từng ngành nghề cần sử dụng;
c) Giá ca máy và thiết bị thi công được xác định theo công trình cụ thể và theo phương pháp do Bộ Xây dựng hướng dẫn hoặc theo mặt bằng thị trường giá ca máy phổ biến.


Tóm lại ở luận điểm 3 ta có kết luận:
- Khi lập dự toán trước hết dựa vào Định mức công tác để tính được khối lượng hao phí công việc về (VL) + (NC) + (M) để rồi nhân với đơn giá thị trường của (VL) + (NC) + (M) thì ta mới DỰ TÍNH ĐƯỢC THÀNH TIỀN CÔNG VIỆC THEO MẶT BẰNG THỊ TRƯỜNG.

==> 4. Luận điểm 4:
* Nhưng thực tế, nhiều công việc công có định mức ban hành sẵn. Nên để lập dự toán cho các công tác này nếu chúng ta không có định mức thì sẽ không biết được hao phí về (VL+NC+M) để từ đó có được đơn giá tổng của 1 đơn vị công tác.
Vậy nên có 2 cách:
a. cách 1: Tự xây dựng định mức:
- Theo phương pháp khoa học mà Thông tư 04 hướng dẫn rất rõ hoặc các giáo trình định mức.
- Hoặc dùng phương pháp "ma giáo" định mức. Phương pháp này rất phổ biến trên thực tế:  Dùng định mức công việc gần giống rồi sửa thêm bớt hao phí (một cách đầy cảm tính và chủ quan của cá nhân người lập dự toán) cho nó "hợp lý".
Nhưng cách này nếu bị người khác "truy sát" đến cùng với câu hỏi: tại sao lại có hao phí như vậy? thì thường chẳng có dự toán viên nào trả lời được.
* Sau đó nhân đơn giá theo mặt bằng thị trường (VL+NC+M) để có được đơn giá tổng của 1 công tác.

b. Cách 2: không cần định mức mà tính "đơn giá 1 cục". Cách này thường được ghi mã công tác là "TT" hiểu nôm na theo nghĩa của đại đa số phổ thông là "tạm tính" hay "Thực tế".
Ví dụ:
Công tác l"àm trần thạch cao khung xương chìm giật cấp bo tròn". Do không có định mức nên người lập dự toán ghì mã là "TT" với đơn vị tính là m2 kèm theo đơn giá "1 cục" là 140.000 đồng/m2 (Tất nhiên ở đây chưa tính đuôi dự toán- tính đuôi sẽ nói sau).

Câu hỏi chất vấn sẽ là: đơn giá 140.000 đồng/m2 ở đâu mà có?.

* Ghi chú thêm: Trên thực tế có trường hợp người lập dự toán (do không hiểu đến nơi đến chốn) nên với loại công việc "TT" họ làm 1 việc rất hài hước là ghi 1 cục thành tiền từ trên trời rơi xuống cho 1 công việc nào đó k có định mức để tính.
Ví dụ: "TT - Trần thạch caokhung chìm giật cấp bo tròn: 50.000.000 đ). Tức có nghĩa họ nghĩ rằng: muốn làm trần thạch cao cho toàn bộ công trình này sẽ chẳng biết chính xác là bao nhiêu tiền cả nên "tạm tính" đại khái khoảng 50.000.000 đồng.

Trở lại câu hỏi: đơn giá công việc "TT" ở đâu mà có:
Câu trả lời là: theo kết luận luận điểm 3, ta dễ dàng trả lời ngay rằng: đó là ĐƠN GIÁ THỊ TRƯỜNG. Tức ta lấy báo giá thực tế thị trường làm hoàn thành 1 đơn vị công việc (như ví dụ trên là hoàn thành 1m2 trần) sẽ mất bao nhiêu tiền để đưa vào dự toán (phần chưa có đuôi) dự toán).
* Trên thực tế: cũng nhiều dự toán viên (do không hiểu bản chất vấn đề) nên lấy ĐƠN GIÁ ĐẠI KHÁI CHỦ QUAN CỦA NGƯỜI LẬP DỰ TOÁN. Nhiều dự án vượt tổng mức đầu tư khóc dở mếu dở cũng vì trường hợp tắc trách này của dự toán viên. Bởi "đơn giá đại khái" này quá thấp hơn so với đơn giá thị trường nên khi dự thầu, các nhà thầu đều chào giá dự thầu cao hơn giá dự toán. (ví dụ: bê tông trương nở, hay tự chảy có đơn giá thị trường khoảng 22 triệu/m3 nhưng khi dự toán, người lập lại chỉ lập 1,6 triệu/m3).

Từ phân tích trên kết luận:
- Công việc "TT" dịch chính xác phải là công việc THỰC TẾ. Tức có nghĩa đơn giá của nó lấy theo đơn giá thực tế báo giá của thị trường. Và tất nhiên đồng nghĩa với việc:
- Đơn vị tính của nó là phải theo thông lệ báo giá của thị trường. Ví dụ: trần báo giá là m2 chứ không ai đi tính đơn vị là 100m2.

==> 5. Luận điểm 5:
- "Giá trọn gói của công việc TT" đưa vào chi phí trực tiếp hay là đã bao gồm tính đuôi dự toán?
Hãy nhớ nguyên tắc ở luận điểm 1:
- Kể cả chúng ta đang tính dự toán  cho chủ đầu tư thì cũng là đang đóng vai trò là Nhà thầu tính mức giá bình quân thị trường cho 1 sản phẩm xây dựng.
Mà Nhà thầu thì khi thi công, trường hợp thuê 1 đơn vị khác thi công trọn gói công tác nào đó bất kỳ (ví dụ như trần thạch cao) thì Nhà thầu vẫn phải tốn: trực tiếp phí khác, chi phí quan lý (chi phí chung), thu nhập chịu thuế tính trước, vẫn bị thu thuế VAT đối với công tác đó. Nên đương nhiên, dù có lấy báo giá trọn gói 1 đơn vị sản phần công việc hoàn thành để tính dự toán thì vẫn phải tính đuôi chi phí cho công tác đó.

Tóm lại:
- "TT" là công tác thực tế không dùng phân tích định mức để tính đơn giá tổng. Mà lấy báo giá trọn gói thực tế trên thị trường cho 1 đơn vị công tác đó. Đơn vị tính là do báo giá thông lệ của chính các đơn vị làm công tác này trên thị trường, chứ không phải ý thích chủ quan của dự toán viên.
- Đơn giá công tác "TT" phải được tính thêm chi phí đuôi dự toán như các công tác XD khác.

p/s:
Đến đây, chắc các bạn tự trả lời được câu 5. Và mình sẽ tiếp tục làm rõ câu 5 ở bài viết tiếp theo: đơn giá tạm tính có được thanh toán không? Và điều kiện để được thanh toán.

Đánh giá

Rất hữu ích! Thanks!: 5.0 Chia sẻ hay! Thanks bạn nhé!: 2.5
Chia sẻ hay! Thanks bạn nhé!: 5
  Đăng lúc 1/7/2016 16:09
HAY TKS BẠN NHÉ  Đăng lúc 24/3/2016 10:47
Chia sẻ hay! Thanks bạn nhé!: 0
  Đăng lúc 24/3/2016 10:45
Rất hữu ích! Thanks!: 5
Thanks!  Đăng lúc 7/7/2013 01:04

Số người tham gia 23Uy Tín: +46 Thưởng +45 Thanked +24 Thu lại Lý do
vantori + 2 Thích bài này! Thanks!
hiepquang + 2 Bài hay. Cảm ơn!
vandu87 + 2
lengoc1490 + 3 + 3 + 1
viokute + 3 Rất kinh nghiệm. Cảm ơn!

Xem tất cả

www.xaydung360.vn XÂY TÂM, DỰNG TẦM CHUYÊN NGHIỆP

brightdawn Đăng lúc 2/7/2013 11:02 | Xem tất
Thảo luận vấn đề đưa ra trước tiên hiểu rõ từ " Tạm tính " là gì :
_ Tạm tính ( TT ) có nghĩa là mượn tạm tên mã vật tư và định mức của một công tác khác, công tác tương tự thì càng tốt, từ công tác của phần mượn tạm đó phân tích đơn giá chi tiết sao cho các thành phần VL, NC, M phù hợp với đầu công việc bóc ra từ bản vẽ.
1,Tạm tính được dùng đến khi đầu công việc không có trong bộ định mức bộ xây dựng ban hành ( Nếu dùng định mức nội bộ tự đặt tên đầu công việc , mã hiệu định mức của công ty thì không bàn đến )
2, Đơn vị tính từ việc bóc tính bản vẽ mà ra phù hợp với khối lượng công việc, đơn vị tính toán, cái nào bóc m2 thì ghi m2, m3 ghi m3, nếu dùng công tác máy thi công có thể ghi 100m3, hoặc 100m2 tùy người lập tạm tính quyết định
3, Đơn giá tạm tính phải phù hợp với khối lượng công việc, hao phí nhân công và vật liệu, tính đúng, đủ phù hợp với giá thị trường theo tinh thần của NĐ 112/2009/NĐ-CP và TT 04/2010/TT-BXD,công tác tạm tính nào có : VL + NC +M, cách tốt nhất là giấy báo giá thị trường đối với đơn giá Vật liệu, NC tùy theo việc thi công phức tạp hay đơn giản để chọn bậc nhân công, tính đơn giá theo giá nhân công thị trường hoặc tính theo Lương được tính toán trong phòng máy bao gồm các phụ cấp theo các TT hướng dẫn, giá Ca máy tính toán theo giá của thị trường hoặc tính theo tinh thần TT 06/2010/TT-BXD, từ đó suy ra được đơn giá công tác tạm tính phù hợp.
4, Công tác tạm tính vẫn được thanh toán bình thường nếu bạn bảo vệ được cơ sở tính ra công tác Tạm tính của mình dựa trên những điều mình đã phân tích ở câu 3.
Mong Anh em góp ý thêm để chúng ta cùng hiểu rõ về công tác TT này !

Đánh giá

Mong bạn tiếp tục chia sẻ. Thanks!: 4.0 Rất hữu ích! Thanks!: 5.0
Chia sẻ hay! Thanks bạn nhé!: 2.5
Chia sẻ hay! Thanks bạn nhé!: 5
  Đăng lúc 13/7/2020 16:13
Chia sẻ hay! Thanks bạn nhé!: 0
  Đăng lúc 24/3/2016 10:47
Rất hữu ích! Thanks!: 5
  Đăng lúc 6/7/2013 09:40
Rất hữu ích! Thanks!: 5
  Đăng lúc 4/7/2013 08:37
Mong bạn tiếp tục chia sẻ. Thanks!: 5
  Đăng lúc 4/7/2013 08:14

Số người tham gia 7Uy Tín: +14 Thưởng +14 Thanked +8 Thu lại Lý do
DUCKAWA + 2 Kinh nghiệm. Cảm ơn!
Nguyettom + 1 Bài hay quá. Cảm ơn!
thaicuong1807 + 3 + 3 + 1 Đồng tình. Cảm ơn!
emc2 + 1 Đồng tình. Cảm ơn!
HatinhPro + 3 Rất kinh nghiệm. Cảm ơn!

Xem tất cả

www.xaydung360.vn XÂY TÂM, DỰNG TẦM CHUYÊN NGHIỆP

Estimator Đăng lúc 3/7/2013 08:38 | Xem tất
- Nhiều bạn nói dùng mã TT khi định mức không phù hợp với thực tế thì có thể đúng nhưng theo TT04/2010 thì ta có thể điều chỉnh trực tiếp hao phí VL, NC, MTC vì theo mục 2 của Phụ lục 05 cho phép điều chỉnh định mức.

- Riêng câu hỏi của Anh tranhoe " không đưa hao phí những công tác TT vào chi phí trực tiếp" Vậy thì đưa vào đâu? Cuối chi phí xây dựng hay ở đâu trong các khoản mục chi phí?

+ Giá TT tùy theo công việc mà có cách tính phù hợp. Ví dụ trường hợp báo giá của một thành phầm thì nếu đưa vào chi phí trực tiếp và các hệ số đuôi thì sẽ bị trùng lặp và bị dôi ra rất nhiều. Cách giải quyết thì có thể truy ngược giá trị bằng cách dùng chức năng Goal Seek trong excel. Cách khác là chèn thêm dòng vào bảng tổng hợp dự toán, chèn dưới dòng Chi phí xây dựng trước thuế hoặc sau thuế các giá trị của hạng mục TT- Theo TT04/2010 và NĐ 112/2009 thì Định mức là tham khảo chứ không bắt buộc áp dụng, Chủ đầu tư là người quyết định vận dụng định mức của bộ hay đã điều chỉnh. Nếu chủ đầu tư không có năng lực thì thuê các đơn vị / cá nhân có năng lực để xây dựng, điều chỉnh định mức

Đánh giá

nhiều cái đmức ko thực tế vẫn ko chỉnh ở mã định mức đâu? Do bản chất mã định mức đã bị sai rồi.  Đăng lúc 3/7/2013 11:28

Số người tham gia 2Uy Tín: +3 Thưởng +3 Thanked +2 Thu lại Lý do
DUCKAWA + 1 Thực tiễn. Cám ơn!
DoubleN + 3 + 3 + 1 Bài hay quá. Cảm ơn!

Xem tất cả

www.xaydung360.vn XÂY TÂM, DỰNG TẦM CHUYÊN NGHIỆP

hoangthinh_hbt Đăng lúc 3/7/2013 15:40 | Xem tất
1. Công tác tạm tính là gì?
- Tạm tính về khối lượng: Khi không xác định được khối lượng và định mức cụ thể cho công tác đó.
- Tạm tính về đơn giá: Không có đơn giá cho công tác đó hoặc không có đơn giá gần giống cho công tác đó
2. Khi nào dùng nó?
- Khi không xác định được đơn giá được công bố
- Khi không đủ cơ sở để tính toán khối lượng hoặc có biến đổi theo thi công thực tế.
3. Đơn vị tính của công việc tạm tính lấy ở đâu hay do dự toán viên tự bịa ra?
- Đơn vị tính lấy theo đơn vị khối lượng mà công việc sẽ áp cho đơn giá TT như m, m2, m3, 100m2, 100m3, chiếc, bộ, công.....
4. Đơn giá công việc tạm tính ở đâu mà có, phải chăng là do dự toán viên "tạm tính" 1 cục không?
- Đơn giá đưa ra là đơn giá thực tế để hoàn thành công việc đó bao gồm nhân công, vật tư vật liệu, máy thi công như 1 định mức đơn giá bình thường
(Phần này các dự toán viên thường gộp vào 1 để thẩm định giá cho đỡ phải giải thích câu chữ)
5. Công việc tạm tính có được thanh toán đối với vốn Nhà nước không, hay chỉ để tính dự toán cho vui mà thôi? Nếu thanh toán được thì với điều kiện gì?
- Công việc TT được thanh toán đối với vốn nhà nước như mọi công việc được áp đơn giá định mức nhà nước hoặc tỉnh công bố.
- Điều kiện:
+ Qua 1 đơn vị có chức năng thẩm định giá đã thẩm định giá (có chức năng được bộ tài chính công nhận) cho công tác TT đó chứng thực và xác nhận tính chính xác giá đó.
+ Hoặc chào hàng của 3 đơn vị độc lập thông qua báo giá chào hàng của 3 đơn vị đó.

Đánh giá

Mong bạn tiếp tục chia sẻ. Thanks!: 5.0 Rất hữu ích! Thanks!: 0.0
Chia sẻ hay! Thanks bạn nhé!: 2.0
Chia sẻ hay! Thanks bạn nhé!: 2
  Đăng lúc 24/3/2016 11:01
Rất hữu ích! Thanks!: 0
  Đăng lúc 26/8/2013 10:04
Mong bạn tiếp tục chia sẻ. Thanks!: 5
  Đăng lúc 7/7/2013 21:04
Mong bạn tiếp tục chia sẻ. Thanks!: 5
  Đăng lúc 6/7/2013 16:44
Mong bạn tiếp tục chia sẻ. Thanks!: 5
  Đăng lúc 3/7/2013 15:57

Số người tham gia 4Uy Tín: +3 Thưởng +3 Thanked +5 Thu lại Lý do
DUCKAWA + 1 Thực tiễn. Cám ơn!
nguyenhoanbte + 1
vandu87 + 2 Đồng tình. Cảm ơn!
kimthanh_jsc + 3 + 3 + 1 Cảm ơn sự quan tâm của bạn nhiều!.

Xem tất cả

www.xaydung360.vn XÂY TÂM, DỰNG TẦM CHUYÊN NGHIỆP

tranhoe Đăng lúc 3/7/2013 14:16 | Xem tất

"+ Giá TT tùy theo công việc mà có cách tính phù hợp. Ví dụ trường hợp báo giá của một thành phầm thì nếu đưa vào chi phí trực tiếp và các hệ số đuôi thì sẽ bị trùng lặp và bị dôi ra rất nhiều. Cách giải quyết thì có thể truy ngược giá trị bằng cách dùng chức năng Goal Seek trong excel. Cách khác là chèn thêm dòng vào bảng tổng hợp dự toán, chèn dưới dòng Chi phí xây dựng trước thuế hoặc sau thuế các giá trị của hạng mục TT".

Nói như vậy thì Bạn đã xem các công việc TT giống như chi phí mua sắm thiết bị rồi.
Về nguyên tắc đã làm 1 công việc thì phải có đầy đủ các yếu tố chi phí trong đó, tức là công việc TT cũng có trực tiếp phí khác, chi phí chung, thu nhập chịu thuế tính trước, .v.v.

Đánh giá

Rất hữu ích! Thanks!: 3.0 Mong bạn tiếp tục chia sẻ. Thanks!: 5.0
Rất hữu ích! Thanks!: 1
  Đăng lúc 26/9/2013 09:38
Mong bạn tiếp tục chia sẻ. Thanks!: 5
  Đăng lúc 6/7/2013 16:37
Rất hữu ích! Thanks!: 5
Chuẩn xác!  Đăng lúc 3/7/2013 14:18

Số người tham gia 1Uy Tín: +3 Thưởng +3 Thanked +1 Thu lại Lý do
DoubleN + 3 + 3 + 1 Mong chờ bài tiếp theo. Thanks!

Xem tất cả

www.xaydung360.vn XÂY TÂM, DỰNG TẦM CHUYÊN NGHIỆP

secret85 Đăng lúc 2/7/2013 16:42 | Xem tất
- Định mức "TT" được dùng trong trường hợp đầu việc không có trong ĐM bộ xây dựng ban hành và không thể vận dụng bất kỳ một định mức tương tự nào.
- Một công việc không có trong ĐM nhưng đã được thi công ở những công trình khác (có hồ sơ được phê duyệt) thì có thể vận dụng làm cơ sở để bảo vệ.
Mong mọi người góp ý thêm về các công việc tạm tính này!

Đánh giá

Mong bạn tiếp tục chia sẻ. Thanks!: 5.0 Chia sẻ hay! Thanks bạn nhé!: 1.0
Chia sẻ hay! Thanks bạn nhé!: 0
Thích bài này! Thanks!  Đăng lúc 24/3/2016 10:51
Chia sẻ hay! Thanks bạn nhé!: 2
  Đăng lúc 5/11/2015 22:32
rat cam on! mong ban tiep tuc  Đăng lúc 23/8/2013 09:20
Mong bạn tiếp tục chia sẻ. Thanks!: 5
  Đăng lúc 6/7/2013 16:26
Mong bạn tiếp tục chia sẻ. Thanks!: 5
  Đăng lúc 2/7/2013 16:48

Số người tham gia 3Uy Tín: +8 Thưởng +5 Thanked +2 Thu lại Lý do
kendysad + 1 Thích bài này! Thanks!
caoquyeny + 3 Mong chờ bài tiếp theo. Thanks!
fubi + 5 + 5 + 1 Rất kinh nghiệm. Cảm ơn!

Xem tất cả

www.xaydung360.vn XÂY TÂM, DỰNG TẦM CHUYÊN NGHIỆP

Estimator Đăng lúc 2/7/2013 17:02 | Xem tất
TT hiện tại không được gọi là "Tạm tính" mà phải gọi là "Thực tế". TT được dùng cho những công tác không có trong định mức.

Khi áp dụng mã hiệu TT thì giá cho thành phần công tác thường là giá cho nguyên một thành phẩm. Do đó, bảng tổng hợp chi phí sẽ không đưa hao phí những công tác TT vào chi phí trực tiếp.

Đánh giá

"Estimator" nếu Tôi Dịch ra là: "Ước tính" hay là "Người định giá"?  Đăng lúc 2/7/2013 21:57

www.xaydung360.vn XÂY TÂM, DỰNG TẦM CHUYÊN NGHIỆP

ndchien304 Đăng lúc 2/7/2013 17:16 | Xem tất
1.Tạm tính được dùngđến khi đầu công việc

+ Không có trong bộ định mức bộ xây dựng ban hành.
+ Định mức tách ra lắt nhắt trong khi thực tế có sản phẩm
+ Định mức giá trị sai khác quá nhiều so với thực tế.

2. Đơn vị tính:

+ Theo bản vẽ hoặc thực tế: điều chỉnh cho phù hợp.

3. Đơn giá tạm tính

Nguyên tắc nếu côngtác tạm tính là công tác thi công (1 cục bao gồm VL, NC, MTC) thì phải xem xét dự toán đó lập theo cách nào? dự kiến giao thầu theo kiểu nào để có phương án nên tách ra hay ko?

+ Nếu dự kiến giao riêng vật tư hoặc nc, or mtc VÀ lập dự toán x hệ số điều chỉnh nc, mtc như các tỉnh thành  thì phải tách ra.(Chia giá TT cho hệ số tổng hợp khi áp giá vào BẢNG phân tích đơn giá chi tiết).
+ Nếu ký hợp đồng đơn giá tổng hợp đầy đủ thì tách ra cũng được, ko cũng ko sao.

4. Thanh toán Công tác tạm tính:

+ Về công tác tạm tính trong 1 dự toán giá trị nhỏ hoặc giátrị công tác tạm tính nhỏ hơn áp dụng định mức thì dễ (bỏ qua).

Thực tế thi công, có 1 số  hạng mục (có giátrị lớn) ko thể lấy theo định mức, dù định mức có mã áp dụng nhưng đơn giá quáthấp so với thực tế có thể thi công. Vì vậy, phải áp dụng công tác tạm tính, ko áp dụng mã định mức nhà nước thìcần xin ý kiến cấp trên cho quyết định trước khi thực hiện.

Để giải trình cho lãnh đạo, có thể bằng
+ Phương pháp so sánh với đơn giá công tác thi công hạng mục1 số dự án lân cận tương đồng;
+ Tại sao khi áp dụng định mức thì ko thể thi công? Tại saoko phù hợp với thị trường?
+ Báo giá các công tác tạm tính đó?


Đánh giá

Mong bạn tiếp tục chia sẻ. Thanks!: 4.0
Cảm ơn bạn  Đăng lúc 24/3/2016 10:56
Thanks alot!  Đăng lúc 27/8/2013 19:36
Mong bạn tiếp tục chia sẻ. Thanks!: 0
  Đăng lúc 26/8/2013 10:01
Mong bạn tiếp tục chia sẻ. Thanks!: 5
  Đăng lúc 7/7/2013 20:37
Mong bạn tiếp tục chia sẻ. Thanks!: 5
  Đăng lúc 6/7/2013 16:32

Số người tham gia 2Thanked +3 Thu lại Lý do
DUCKAWA + 2 Đồng tình. Cảm ơn!
stenven2009 + 1 Thật thú vị! Thanks!

Xem tất cả

www.xaydung360.vn XÂY TÂM, DỰNG TẦM CHUYÊN NGHIỆP

tranhoe Đăng lúc 2/7/2013 17:24 | Xem tất
Estimator gửi lúc 2/7/2013 17:02
TT hiện tại không được gọi là "Tạm tính" mà phải gọi là "Thực tế". TT được dùng  ...

" không đưa hao phí những công tác TT vào chi phí trực tiếp" Vậy thì đưa vào đâu? Cuối chi phí xây dựng hay ở đâu trong các khoản mục chi phí?

Đánh giá

Mong bạn tiếp tục chia sẻ. Thanks!: 5.0
Mong bạn tiếp tục chia sẻ. Thanks!: 5
  Đăng lúc 2/7/2013 17:33

www.xaydung360.vn XÂY TÂM, DỰNG TẦM CHUYÊN NGHIỆP

 Tác giả| fubi Đăng lúc 2/7/2013 20:34 | Xem tất
Qua các thảo luận cho thấy rõ 1 thực trạng thưc tế: công tác "tạm tính" hay "thực tế" được mỗi nơi hiểu mỗi kiểu, mỗi người hiểu mỗi cách rồi đó.
Vậy hiểu thế nào mới đúng? Và căn cứ vào đâu mà biết đúng hay sai? Đúng hay sai là so với hệ quy chiếu nào?

Mong các bạn tiếp tục chia sẻ, nhất là các anh chị em chuyên về quản lý chi phí.

Thanks!

Đánh giá

Mong bạn tiếp tục chia sẻ. Thanks!: 5.0
Mong bạn tiếp tục chia sẻ. Thanks!: 5
câu hỏi rất hay và cô đọng!  Đăng lúc 7/7/2013 20:44
Mong bạn tiếp tục chia sẻ. Thanks!: 5
  Đăng lúc 6/7/2013 16:34
Mong bạn tiếp tục chia sẻ. Thanks!: 5
Mình ghiền nhất là câu: "Đúng hay sai là so với hệ quy chiếu nào?"  Đăng lúc 2/7/2013 21:50

www.xaydung360.vn XÂY TÂM, DỰNG TẦM CHUYÊN NGHIỆP

viet_quangvt Đăng lúc 3/7/2013 16:56 | Xem tất
Muốn lập được công tác TT ta cần hiểu như sau :

- Hiểu công việc TT đó là gì? Khối lượng gọi theo ngoài thực tế người ta gọi như thế nào ?
- Công việc đó khi thực hiện bao gồm những trình tự thực hiện thành phần công việc trước sau như nào?
Sau đó cũng chỉ xoay quanh 4 mục chính : Vật liệu ; Nhân công ; Ca máy ; Chi phí khác
=> Đối với vật liệu : Cần ít nhất 03 báo giá nhà cung cấp tại thời điểm lập dự toán
=> Đối với nhân công : Theo trình tự thực hiện trước, sau của thành phần công tác trong công việc TT cần áp dụng trên cơ sở ĐM nhà nước ban hành tại thời điểm đó :
+ Ông nào làm công tác này ?
+ Tay nghề như thế nào ?
+ Bậc thợ mấy mới làm được công việc này?
=> Đối với máy móc thi công :
+ Làm công việc đó tương ứng với các công tác trước sau ta dùng những loại máy móc dụng cụ thi công gì ?
+ Công suất từng loại máy như thế nào ?
+ Cần khoảng bao nhiêu ca mới làm xong ?
+ Ông nào lái loại máy nào để tính lương?
=> Đối với chi phí khác : làm như bình thường

Đánh giá

Rất hữu ích! Thanks!: 0.0
Rất hữu ích! Thanks!: 0
  Đăng lúc 6/7/2013 16:46

Số người tham gia 1Thanked +1 Thu lại Lý do
hiepquang + 1 Thích bài này! Thanks!

Xem tất cả

www.xaydung360.vn XÂY TÂM, DỰNG TẦM CHUYÊN NGHIỆP

 Tác giả| fubi Đăng lúc 3/7/2013 17:02 | Xem tất
viet_quangvt gửi lúc 3/7/2013 16:56
Muốn lập được công tác TT ta cần hiểu như sau :

- Hiểu công việc TT đó là gì? Khố ...

Cảm ơn tất cả các bạn đã tham gia cùng thảo luận và chia sẻ kinh nghiệm.
Qua các thảo luận vẫn tiếp tục minh chứng thấy rõ: công việc tạm tính khi lập dự toán thì mỗi người hiểu mỗi kiểu.

Điều mình muốn là: các bạn đưa ra 1 phân tích để tâm phục khẩu phục cách các bạn làm là đúng. Và QUAN TRỌNG NHẤT VẪN LÀ: ĐÚNG SO VỚI HỆ QUY CHIẾU NÀO? Cho đến nay chưa có thảo luận nào đi vào trọng tâm và giải quyết được câu hỏi này cả. Do đó, cách tính tạm tính của các bạn nêu chưa đủ tính thuyết phục.

Rất mong tiếp tục chia sẻ!

Đánh giá

Rất hữu ích! Thanks!: 0.0
Rất hữu ích! Thanks!: 0
  Đăng lúc 6/7/2013 16:47

www.xaydung360.vn XÂY TÂM, DỰNG TẦM CHUYÊN NGHIỆP

Estimator Đăng lúc 4/7/2013 08:14 | Xem tất
tranhoe gửi lúc 3/7/2013 14:16
Nói như vậy thì Bạn đã xem các công việc TT giống như chi phí mua sắm thiết bị r ...

Đâu phải dự toán thiết bị mới làm như vậy anh. Công trình nhà ở dân dụng bình thường thôi thì đã có nhiều công tác TT rồi. Ví dụ như công tác cửa nhựa lõi thép, lan can kính cường lực,...

Các hạng mục hoàn thiện nhất là phần cửa, lan can,... càng dùng nhiều TT thì giá trị dự toán càng tương đối chính xác






Đánh giá

Rồi, tổng hợp bình thường như các dự toán khác  Đăng lúc 4/7/2013 16:47
Lấy đơn giá tạm tính (chi phí đã bao gồm để hoàn thành để 1 công việc đó) chia cho hệ số tổng hợp là ra đơn giá đơn giá chi tiết  Đăng lúc 4/7/2013 16:47
Ý bạn tranhoe mình hiểu, bạn lập công thức tính ra hệ số tổng hợp.  Đăng lúc 4/7/2013 16:46
Bạn hiểu sai ý mình rồi. TT cũng như mọi công việc khác thôi, do đó không thể đưa giá trị của công việc TT về cuối được. Phải có đủ các yếu tố CP.  Đăng lúc 4/7/2013 09:38

Số người tham gia 1Thanked +1 Thu lại Lý do
DUCKAWA + 1 Đồng tình. Cảm ơn!

Xem tất cả

www.xaydung360.vn XÂY TÂM, DỰNG TẦM CHUYÊN NGHIỆP

DoubleN Đăng lúc 7/7/2013 22:42 | Xem tất
Lập luận rất logic từ đầu đến cuối. Ở page 4# bạn Estimator có nói chi phí TT được tính vào trực tiếp phí, đồng nghĩa với việc được tính thêm  chi phí đuôi dự toán. Nhưng ở page 9#, a tranhoe không đồng tình và a fubi cũng có comment đánh giá "chuẩn xác". Như vậy ý a fubi không đồng tình về việc đưa TT vào chi phí trực tiếp? Nhưng page 14# trên, a fubi lại nói cần tính thêm chi phí đuôi dự toán (tương đồng ý kiến với bạn Estimator).

Đánh giá

toán. để đến lúc bị truy vấn k biết bảo vệ thế nào! Vậy là e lại hiểu thêm được vấn đề! Cảm ơn xaydung360.vn nhất là a fubi!  Đăng lúc 8/7/2013 16:51
có báo giá của nhà cung cấp cụ thể (nhà cung cấp gias A, giá B hay giá C). K thể lên Internet Search thấy làm công tác này có giá A, giá B hoặc giá C, vậy là cứ áp vào dự   Đăng lúc 8/7/2013 16:47
một kinh nghiệm nữa cho bản thân nếu mai mốt làm dự toán viên. giá TT trên thị trường cũng cao thấp khác nhau (A,B,C...), muốn áp 1 giá (A, B hoặc C) vào dự toán, phải   Đăng lúc 8/7/2013 16:42
Và tranhoe nói rất đúng với bài mà mình đã phân tích.  Đăng lúc 7/7/2013 23:17
Ý tranhoe là không cần truy ngược gì cả. Cứ lấy báo giá thực tế công việc TT rồi tính đuôi như bình thường không cần truy ngược gì cả.  Đăng lúc 7/7/2013 23:13

www.xaydung360.vn XÂY TÂM, DỰNG TẦM CHUYÊN NGHIỆP

lequyxd47 Đăng lúc 8/7/2013 14:26 | Xem tất
Anh Fubi phân tích từng chân tơ kẻ tóc và ''Tóm lại'' rất chuẩn xác nhưng trên thực tế công tác TT vẫn được xây dựng định mức hao phí cho VL,NC và MTC (thường thì người ta dựa vào các công tác tương tự, hao hao giống công tác TT để xây dựng định mức hao phí cho VL,NC,MTC) còn cái đuôi dự toán thì công tác nào cũng phải có.
Tóm lại cái quan trọng là: khi đi theo con đường xây dựng định mức hao phí cho VL,NC,MTC phải làm sao xây dựng định mức hao phí cho chính xác còn không làm được thì lấy ''báo giá trọn gói thực tế trên thị trường cho công tác TT đó như anh fubi nói ở trên''
Còn những nội dung khác anh Fubi nói rất rõ rồi mình ko lặp lại.
Ai đồng ý, có ý kiến khác xin chia sẽ thêm.

Đánh giá

Rất hữu ích! Thanks!: 0.0
Rất hữu ích! Thanks!: 0
  Đăng lúc 26/8/2013 10:06

Số người tham gia 3Uy Tín: +11 Thưởng +11 Thanked +3 Thu lại Lý do
phuongnt + 3 + 3 + 1 Đồng tình. Cảm ơn!
huynhhien + 3 + 3 + 1
fubi + 5 + 5 + 1 Đồng tình. Cảm ơn!

Xem tất cả

www.xaydung360.vn XÂY TÂM, DỰNG TẦM CHUYÊN NGHIỆP

xuanmanh85 Đăng lúc 21/7/2013 23:30 | Xem tất
Khi đi theo con đường xây dựng định mức hao phí cho VL, NC, MTC khi bù giá nhân công chẳng hạn thì mình có được bù  không .Và dựa vào cơ sở pháp lý nào để được bù?

www.xaydung360.vn XÂY TÂM, DỰNG TẦM CHUYÊN NGHIỆP

zipp0 Đăng lúc 11/8/2013 09:14 | Xem tất
fubi gửi lúc 6/7/2013 21:45
Không bạn nào thảo luận nữa sao?
Mình tham gia và các bạn phản biện nhé:

Chủ đề của anh rất hay và hữu ich.Mong anh có những chia sẻ nhiều hơn để thế hệ sau có những điều quý giá học hỏi.Cám ơn anh nhiều

www.xaydung360.vn XÂY TÂM, DỰNG TẦM CHUYÊN NGHIỆP

thanh.bm Đăng lúc 11/8/2013 11:02 | Xem tất
xuanmanh85 gửi lúc 21/7/2013 23:30
Khi đi theo con đường xây dựng định mức hao phí cho VL, NC, MTC khi bù giá nhân công c ...

Cùng cầu hỏi với đồng nghiệp "xuanmanh85"; nhiều HĐ "Đơn giá điều chỉnh", nhưng công tác TT lấy theo đơn giá thị trường và không có định mức" thì tính bù giá như thế nào.?? Hay lại tính toán theo "Lấy báo giá lại công tác này theo giá thị trường và tính toán lại toàn bộ đơn giá công tác"?

www.xaydung360.vn XÂY TÂM, DỰNG TẦM CHUYÊN NGHIỆP

quocluong83 Đăng lúc 11/8/2013 22:12 | Xem tất
Đúng rồi để được bù giá thì khi ký hợp đồng thì hợp đồng theo đơn giá điều chỉnh. Đùng dại mà ghi hợp đồng trọn gói là ôm đủ luôn nha ba con
Thank you anh fubi!
Lâu nay cũng làm vậy, tuy lấy theo đơn giá thực tế thị trường. Nhưng nhờ anh fubi nên thấy mình hiểu đến hết ngọn nguồn của nó

www.xaydung360.vn XÂY TÂM, DỰNG TẦM CHUYÊN NGHIỆP

thong209 Đăng lúc 21/8/2013 22:42 | Xem tất
Do một số công việc k có trong định mức nên ta thường lấy đơn giá tạm tính (hay thực tế)đơn giá đó thường là 1 cục (kể cả vật tư nhân công máy) ta thường khảo sát giá thực tế trị trường đưa vào. nếu như đơn giá hợp lý thì khi thanh toán chủ đầu tư vẫn chấp nhận

www.xaydung360.vn XÂY TÂM, DỰNG TẦM CHUYÊN NGHIỆP

tiendochatluong Đăng lúc 4/9/2013 15:17 | Xem tất
1. Công tác tạm tính là gì?
    Là công tác không có trong bộ định mức, kể cả mã hiệu công tác tương tự cũng không phù hợp.
2. Khi nào dùng nó?
    Khi lập dự toán.
3. Đơn vị tính của công việc tạm tính lấy ở đâu hay do dự toán viên tự bịa ra?
    Do dự toán viên bóc tách khối lượng theo bản vẽ tùy theo khối lượng công tác đó ứng với mỗi đơn vị đo lường phù hợp (m, m2, m3, kg, tấn...) áp dụng cho vật liệu, nhân công, máy (lưu ý có thể đơn vị là 100 tấn, 100m2...) áp dụng sao cho phù hợp.
4. Đơn giá công việc tạm tính ở đâu mà có, phải chăng là do dự toán viên "tạm tính" 1 cục không?
    Đơn giá tạm tính "TT" được xem như là giá mua thẳng một đơn vị công tác này. Cơ sở tính giá này được cơ chế thị trường khẳng định thông qua nhiều đối tác cung cấp giá, nhưng phải phù hợp với tiêu chí đơn giá vật liệu, đơn giá nhân công, đơn giá máy được thị trường công nhân (tính riêng vật liệu, nhân công, máy và gọi khoảng 5 đối tác cùng chiến đấu về giá từng phần rồi cộng lại là ok)
5. Công việc tạm tính có được thanh toán đối với vốn Nhà nước không, hay chỉ để tính dự toán cho vui mà thôi? Nếu thanh toán được thì với điều kiện gì? Công việc tạm tính "TT" được thanh toán vốn nhà nước. Tôt nhất là khi thi công vào công tác tạm tính "TT" giải trình với CĐT về tính chất công tác này, đệ trình các báo giá hợp lệ, đệ trình cách tính giá phù hợp và lúc này mã hiệu "TT" tạm tính trong dự toán của bạn không phải là tạm tính nữa mà là thực tế "TT". Thực tế công tác tạm tính này là hết A đồng cho một đơn vị là thực tế không khác được chắc chắn CĐT chấp nhận thui.
  Nếu thi công xong để quyết toán bạn phải giải trình các chi tiết đơn giá hao phí hợp lệ bằng các báo giá tại thời điểm thi công đủ sức thuyết phục, bao gồm cả cách tính về nhân công và máy nếu có.

Số người tham gia 1Uy Tín: +3 Thu lại Lý do
caoquyeny + 3 Rất thực tiễn. Cám ơn!

Xem tất cả

www.xaydung360.vn XÂY TÂM, DỰNG TẦM CHUYÊN NGHIỆP

minhvuongbato Đăng lúc 17/9/2013 20:09 | Xem tất
Câu hỏi và câu trả lời của anh fubi rất hay. sao anh không trả lời luôn: đơn giá tạm tính có được thanh toán không? Và điều kiện để được thanh toán.
em làm nhà nước nên cũng đang tìm hiểu vấn đề này.
một lần nữa xin cảm ơn anh nhiều

www.xaydung360.vn XÂY TÂM, DỰNG TẦM CHUYÊN NGHIỆP

sirlinh Đăng lúc 24/9/2013 15:19 | Xem tất
Cơ bản theo thông tư 04/2010 và NĐ 112 đã nói rõ việc tính giá VL-NC-M đều phải phù hợp với tình hình thị trường, đảm bảo tính hiệu quả dự án. Nên khi công việc với mã TT theo mình thì nên phân tích rõ ra là VL-NC-M hao phí và giá cả thế nào, chứ việc mang báo giá của 3 hay nhiều bên báo giá 1 cục thì cũng là không hợp lý khi mang ra thanh toán. Còn nếu không thì với định mức và các bộ đơn giá của Bộ xây dựng, tỉnh ban hành cũng vo thành 1 cục rồi.


sirlinh trong 24/9/2013 15:21 đã trả lời thêm:
Định mức và các bộ đơn giá là để tham khảo được thanh toán bình thường thì các công việc TT có cơ sở giá cả hợp lý thì tất nhiên đc thanh toán. :)

www.xaydung360.vn XÂY TÂM, DỰNG TẦM CHUYÊN NGHIỆP

fast_furious Đăng lúc 2/10/2013 14:54 | Xem tất
Đọc toàn bộ Topic em thấy chưa bác nào xoáy vào vấn đề khi thanh quyết toán công trình các định mức Tạm tính hoặc là vận dụng này phải qua một bước phê duyệt?

Trong thông tư 05/2007/TT-BXD có nêu:
1. Đối với các định mức xây dựng chưa có trong hệ thống định mức xây dựng đã được công bố quy định trong mục 2.1.2 và 2.1.3 nêu trên thì chủ đầu tư căn cứ theo yêu cầu kỹ thuật, điều kiện thi công và phương pháp xây dựng định mức quy định tại Phụ lục số 3 của Thông tư này để tổ chức xây dựng các định mức đó hoặc vận dụng các định mức xây dựng tương tự đã sử dụng ở công trình khác để quyết định áp dụng
2. Trường hợp sử dụng các định mức xây dựng mới chưa có nêu trên làm cơ sở lập đơn giá để thanh toán đối với các gói thầu sử dụng vốn ngân sách nhà nước áp dụng hình thức chỉ định thầu thì chủ đầu tư báo cáo người quyết định đầu tư xem xét quyết định. Riêng công trình xây dựng thuộc dự án đầu tư do Thủ tướng Chính phủ quyết định đầu tư thì Bộ trưởng Bộ quản lý chuyên ngành, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh xem xét quyết định.

3. Chủ đầu tư tự tổ chức hoặc thuê các tổ chức có năng lực, kinh nghiệm để hướng dẫn lập, điều chỉnh định mức xây dựng như nội dung trong mục 2.1.4 và 2.1.5 nêu trên. Tổ chức tư vấn chịu trách nhiệm về tính hợp lý, chính xác của các định mức do mình xây dựng.

4. Chủ đầu tư quyết định việc áp dụng, vận dụng định mức xây dựng được công bố hoặc điều chỉnh để lập và quản lý chi phí đầu tư xây dựng xây dựng công trình.

Tuy nhiên em có 1 thắc mắc nho nhỏ rằng: trước khi thanh quyết toán công trình, các định mức tạm tính được phê duyệt có sự sai khác đáng kể với định mức đã tạm tính như vậy có phải điều chỉnh lại các quyết định phê duyệt các dự toán hay không ? Nếu công trình nhỏ thì không sao, công trình lớn (Ctr thủy điện em đang làm chẳng hạn kéo dài gần 10 năm và có khoảng trên 20 mã định mức Tạm tính ở rất nhiều các hạng mục) thì việc điều chỉnh hẳn sẽ rất phức tạp.

www.xaydung360.vn XÂY TÂM, DỰNG TẦM CHUYÊN NGHIỆP

phuongnt Đăng lúc 26/11/2013 15:29 | Xem tất
Chủ đề anh Fubi đưa ra rất hữu ích, thiết thực. Bản thân em cũng vướng một tình huống tương tự tại Chủ đề http://xaydung360.vn/diendan/thr ... a-sxd-9264-1-1.html rất mong anh tiếp tục chia sẻ kinh nghiệm của mình để giúp mọi người sáng tỏ, hiểu vấn đề sâu hơn.


phuongnt trong 27/11/2013 14:31 đã trả lời thêm:
Thật tuyệt vời, rất mong anh chia sẻ thêm về thanh toán công việc TT

www.xaydung360.vn XÂY TÂM, DỰNG TẦM CHUYÊN NGHIỆP

trai_gtvt_256 Đăng lúc 7/4/2014 10:46 | Xem tất
Em có ý kiến ngây ngô sau: Theo bài viết của anh FUBi:
Tóm lại:
- "TT" là công tác thực tế không dùng phân tích định mức để tính đơn giá tổng. Mà lấy báo giá trọn gói thực tế trên thị trường cho 1 đơn vị công tác đó. Đơn vị tính là do báo giá thông lệ của chính các đơn vị làm công tác này trên thị trường, chứ không phải ý thích chủ quan của dự toán viên.
- Đơn giá công tác "TT" phải được tính thêm chi phí đuôi dự toán như các công tác XD khác

Giá 1 cục đó áp vào phần vật liệu hay nhân công hay máy. Ví dụ có mã "TT" (là đắp chữ nổi tên bằng vữa xi măng M75) thì có cả công và vật liệu.vậy áp giá 1 cục vào phần nhân công hay vật liệu.vì khi tính Chi phí xây dựng, phần nhân công có nhânvới hệ số bù lương nhân công. Rất mong anh góp ý

www.xaydung360.vn XÂY TÂM, DỰNG TẦM CHUYÊN NGHIỆP

Hung-Thinh Đăng lúc 23/6/2014 15:33 | Xem tất
Chủ đề hay nhưng hình như có vẻ kết thúc ở đây hay sao nhỉ? Ở địa phương các anh chị, đối với các đơn giá TT trong các gói thầu chỉ định thầu (vốn NSNN) có thực hiện việc xin người QĐ đầu tư cho phép trước khi áp dụng chưa? Tôi nghĩ hầu hết là chưa. Vì vậy, để được thanh toán thì phải làm theo đúng quy định của NĐ 112/2009/NĐ-CP đối với các đơn giá không có trong định mức của Bộ XD.

www.xaydung360.vn XÂY TÂM, DỰNG TẦM CHUYÊN NGHIỆP

viokute Đăng lúc 29/7/2014 08:38 | Xem tất
trai_gtvt_256 gửi lúc 7/4/2014 10:46
Em có ý kiến ngây ngô sau: Theo bài viết của anh FUBi:

Giá 1 cục đó áp vào phần vật ...

Bạn cho giá ấy vào vật liệu. Sẽ không phải sợ nhân hệ số gì hết.

www.xaydung360.vn XÂY TÂM, DỰNG TẦM CHUYÊN NGHIỆP

duclong26xd Đăng lúc 5/1/2015 13:05 | Xem tất
xuanmanh85 gửi lúc 21/7/2013 23:30
Khi đi theo con đường xây dựng định mức hao phí cho VL, NC, MTC khi bù giá nhân công c ...

Nếu bạn xây dựng định mức hao phí cho VL, NC, MTC mà bạn áp giá gốc cho NC và MTC tại thời điểm lập đơn giá ( đơn giá mà bạn đang ap dụng làm dự toán) thì vẫn được tính bù giá như công việc khác.
Còn nếu bạn áp giá gốc cho NC và MTC tại thời điểm làm dự toán thì không được tính bù giá NC và MTC cho công việc này "ko được nhân với hệ số NC và hệ số MTC"( làm theo kiểu nay rất hay sai nhé)

www.xaydung360.vn XÂY TÂM, DỰNG TẦM CHUYÊN NGHIỆP

duclong26xd Đăng lúc 5/1/2015 13:10 | Xem tất
trai_gtvt_256 gửi lúc 7/4/2014 10:46
Em có ý kiến ngây ngô sau: Theo bài viết của anh FUBi:

Giá 1 cục đó áp vào phần vật ...

Để tránh sai cho đơn giá trong công việc TT thì nên để 1 cục vào vật liệu là chính xác.

www.xaydung360.vn XÂY TÂM, DỰNG TẦM CHUYÊN NGHIỆP

vandu87 Đăng lúc 13/3/2015 15:34 | Xem tất
Đọc mấy bài viết của a fubi và ae trên đây mới hiểu ra nhiều vấn đề của dự toán, chứ như lúc đi học chỉ hiểu lơ mơ vài phần

www.xaydung360.vn XÂY TÂM, DỰNG TẦM CHUYÊN NGHIỆP

goodfriends009 Đăng lúc 10/4/2015 09:04 | Xem tất
Thế nếu tạm tính cả về khối lượng lẫn đơn giá thì sao ạ? Trước em làm 1 công trình vốn nhà nước có hệ thống điều hòa trung tâm VRV, có khối lượng môi chất lạnh nạp bổ sung. Do không tính được khối lượng môi chất lạnh này nên tạm tính 1 cục khối lượng là 1500kg, VL 400.000 đồng/kg, tạm tính thêm NC, M (hình như "chế" từ 1 mã hiệu nào đó ra). Dự toán trình CĐT duyệt, mời thầu, dự thầu, ký hợp đồng và thanh toán... Nói chung ngon lành, ko vấn đề gì. Hôm nay vô tình đọc được bài này, tự dưng nhớ lại em cũng thấy hơi rùng mình. Tính ra hơn 1 tỷ đồng gắn với chữ "TT". Mà em nghe nói, nhà cung cấp thiết bị điều hòa sẽ nạp đủ môi chất lạnh cho lần chạy đầu tiên, tức là nhà thầu nghiễm nhiên bỏ túi khoản kia.

Vậy các bác tiền bối cho em hỏi mấy điều sau nhé:
1) Khối lượng tạm tính thì xử lý thế nào ở các khâu mời thầu, dự thầu, chấm thầu, ký HĐ, thanh quyết toán xử lý ra sao ạ? Pháp luật quy định ntn? Có khác gì với những công việc thông thường đã bóc tiên lượng được ko ạ?
2) Tương tự với tạm tính giá, PL quy định ntn ạ?
Em cảm ơn

Đánh giá

Đề nghị bạn đọc kỹ lại bài phân tích trong topic này nhé.  Đăng lúc 10/4/2015 10:26
Quy định đầy đủ trong Thông tư 04 về việc lập dự toán.  Đăng lúc 10/4/2015 10:25
Luật không quy định cái kiểu tạm tính trời ơi như bạn nêu ở dự án trên đâu. Tạm tính chẳng qua là ngôn từ. Bản chất nó là PHẢI CÓ CƠ SỞ KHOA HỌC.  Đăng lúc 10/4/2015 10:24

www.xaydung360.vn XÂY TÂM, DỰNG TẦM CHUYÊN NGHIỆP

landau Đăng lúc 10/4/2015 10:58 | Xem tất
+ Vấn đề bây giờ là phải quy về một hệ quy chiếu.
1. Là nguyên tắc của việc làm dự toán là phải bám sát giá thị trường.
2. Nhà thầu phải có chi phí tổ chức thực hiện công tác, lãi sau khi thực hiện xong công tác đó, thuế nộp cho nhà nước.
Vì vậy khi lấy báo giá cho tạm tính nếu đã bao gồm các chi phí đuôi rồi thì không tính cho phần đuôi nữa vì ông thi công phải thực hiện hạng mục công tác đó mới có được lãi. nếu thuê người khác làm phần lãi sau thuế sẽ không được tính nữa do không thể tính hai lần chi phí đuôi cho một công tác được. Và vì vậy nếu không thể làm được công tác đó mà phải thuê thì nhà thầu không có lãi trong công tác đó.

www.xaydung360.vn XÂY TÂM, DỰNG TẦM CHUYÊN NGHIỆP

 Tác giả| fubi Đăng lúc 10/4/2015 11:09 | Xem tất
landau gửi lúc 10/4/2015 10:58
+ Vấn đề bây giờ là phải quy về một hệ quy chiếu.
1. Là nguyên tắc của việc làm dự ...

Theo mình quan điểm như vậy chưa toàn vẹn phù hợp với cơ chế thị trường.

Thực tế không có bất cứ nhà thầu xây dựng nào có thể ôm sô tự làm từ A-Z. Đối với 1 số công việc họ đi thuê lại 1 nhóm thợ, hoặc 1 đơn vị khác (thầu phụ) vào làm. Nhà thầu tuy có thuê thì danh chính ngôn thuận đối với CĐt họ vẫn phải chịu trách nhiệm toàn bộ, họ vẫn phải quan lý, tổ chức thi công chứ không phải đơn vị thuê lại thích làm gì thì làm. Vì vậy Nhà thầu dù có đi thuê lại vẫn phải tốn chi phí quản lý, vẫn phải đảm bảo có lãi thì mới làm. Vì vậy, với công tác tạm tính không có định mức khi lấy báo giá thị trường:
+ Nếu là công việc thông thường phổ biến, Nhà thầu bình thường cũng có thể tự làm được thì lấy báo giá trừ đi chi phí đuôi rồi đưa vào dự toán sau đó mới tính chi phí đuôi bình thường..
+ Nếu công việc đặc thù, Nhà thầu thường phải đi thuê lại thì phải để nguyên 1 cục báo giá như vậy đưa vào dự toán sau đó vẫn tính đuôi bình thường.

www.xaydung360.vn XÂY TÂM, DỰNG TẦM CHUYÊN NGHIỆP

landau Đăng lúc 10/4/2015 13:04 | Xem tất
fubi gửi lúc 10/4/2015 11:09
Theo mình quan điểm như vậy chưa toàn vẹn phù hợp với cơ chế thị trường.

Thực t ...

+ Phần hạng mục đặc thù anh fubi nói em không đồng ý lắm, không đúng lắm. Khi tính như vậy rõ ràng nhà nước phải trả >2 lần cho chi phí đuôi của công tác thi công. Và rõ ràng khi lựa chọn nhà thầu phải thi công được hoặc liên doanh với nhà thầu khác thi công được hạng mục đó tôi mới chọn. Chứ không thể lựa chọn sau đó bổ sung thêm phần đuôi do nhà thầu không có khả năng thi công được. Không thi công được thì không thể lấy toàn bộ chi phí đuôi được. Chi phí đó đã trả cho bên nhà thầu phụ chi vào việc quản lý khi ông ấy làm công tác được thuê và phần đuôi đó đã tính vào giá thành hạng mục khi bàn giao cho nhà thầu chính( vì không ông thầu phụ nào làm mà không có chi phí quản lý và lãi cả). Như vậy nhà thầu chính khi không làm được chỉ chiết giảm một phần chi phí đuôi bằng cách thỏa thuận thuê nhà thầu phụ với giá chênh lệch thấp hơn so với giá dự toán được phê duyệt.

www.xaydung360.vn XÂY TÂM, DỰNG TẦM CHUYÊN NGHIỆP

 Tác giả| fubi Đăng lúc 10/4/2015 13:53 | Xem tất
landau gửi lúc 10/4/2015 13:04
+ Phần hạng mục đặc thù anh fubi nói em không đồng ý lắm, không đúng l ...

Bạn nói rất có lý.

Tuy nhiên vấn đề chúng ta đang nói đến là: LẬP DỰ TOÁN. Chứ không phải chọn nhà thầu. Lập dự toán tức là đoán thử trong tương lai Chủ đầu tư sẽ phải mua công trình từ Nhà sản xuất là Nhà thầu với giá bán khoảng bao nhiêu.

Thực tế giá bán sản phẩm công trình phụ thuộc vào trình độ sản xuất của Nhà thầu. Như mình đã nói trên thực tế hầu hết không 1 nhà thầu Xd nào có thể "tự tay" (= 100% nhân công của mình) có thể làm từ A-Z của 1 công trình. Công trình là 1 tập hợp vô số công việc. Thì nhà thầu thường chỉ làm 98-99% là Ok lắm rồi. Còn lại là đi thuê người khác làm rồi trả tiền.
Ví dụ: Nhà thầu có thể làm được hết gói thầu trừ sản xuất lắp dựng cửa cuốn nhôm. Chẳng lẽ khi đó họ liên danh sao? Chính vì vậy, trong giá thành công trình chào bán với Chủ đầu tư, họ sẽ chào luôn phần công việc mà họ đi thuê người khác làm với giá:
        giá thầu =  giá thuê đơn vị khác + chi phí quản lý +  lợi nhuận mong muốn
(tất nhiên giá đơn vị khácmà nhà thầu thuê  họ cũng có cả chi phí quản lý của họ và lợi nhuận mong muốn của họ).
Chính vì điều đó, mà trong dự toán CĐT cũng phải biết cách tính như vậy để DỰ ĐOÁN CHO GẦN GIỐNG VỚI THỊ TRƯỜNG NHẤT.

==> Đối với công tác tạm tính (công việc không có trong định mức):
1. Không được ÁNG CHỪNG ĐẠI KHÁI RA CON SỐ THEO KIỂU nói mò mà phải dựa trên báo giá thị trường.
2. Báo giá thị trường đó đưa vào dự toán trên cơ sở:
- Nếu là công việc phổ dụng, hầu hết các nhà thầu xây dựng tự sản xuất được thì đưa vào dự toán trừ đi chi phí đuôi sau đó tổng hợp có chi phí đuôi bình thường.
- Nếu là công việc không phổ dụng, hầu hết các nhà thầu xây dựng không tự sản xuất được mà họ phải đi thuê (cũng chẳng liên danh làm gì vì Kl quá bé) thì đưa vào dự toán theo đúng báo giá trọn gói của thị trường sau đó tổng hợp có chi phí đuôi bình thường.

Và cách tính trên cũng chỉ là Dự toán = dự đoán mà thôi.
Còn việc chọn thầu khi đấu thầu là 1 việc hoàn toàn khác. Lúc đó các nhà thầu sẽ chào giá bán thực sự với CĐt trên cơ sở thực lực sản xuất của mình sao cho cạnh tranh nhất. Và đó là giá bán thực tế của Nhà thầu chào nó không liên quan đến dự toán của CĐT.

www.xaydung360.vn XÂY TÂM, DỰNG TẦM CHUYÊN NGHIỆP

tuanndx54 Đăng lúc 11/10/2015 22:33 | Xem tất
fubi gửi lúc 10/4/2015 13:53
Bạn nói rất có lý.

Tuy nhiên vấn đề chúng ta đang nói đến là: LẬP DỰ TOÁN. Chứ  ...

Anh Fubi đang nợ mọi người bài phân tích về thanh toán cho công tác tạm tính đấy ạ!

Đánh giá

Chia sẻ hay! Thanks bạn nhé!: 5.0
Chia sẻ hay! Thanks bạn nhé!: 5
  Đăng lúc 24/3/2016 11:18
Chia sẻ hay! Thanks bạn nhé!: 5
Biết rồi! Khổ lắm! Nói mãi!  Đăng lúc 11/10/2015 23:06

Số người tham gia 1Thanked +2 Thu lại Lý do
kiemanh + 2 Chuyên nghiệp. Cảm ơn!

Xem tất cả

www.xaydung360.vn XÂY TÂM, DỰNG TẦM CHUYÊN NGHIỆP

ThangThien Đăng lúc 27/8/2016 00:10 | Xem tất
tuanndx54 gửi lúc 11/10/2015 22:33
Anh Fubi đang nợ mọi người bài phân tích về thanh toán cho công tác tạm tính đấy  ...

Có lần tôi gặp phải trường hợp tạm tính giếng khoan để dùng cho công trường nhưng trong định mức không có . Trong định mức Bưu chính Viễn Thông lại có công tác lắp đặt máy bơm nhưng lại không có công tác khoan giếng . Vậy công tác tạm tính này tính như thế nào khi mà định mức 1776 ko có ? mặc dù là giếng khoan rất đơn giản , nó chỉ dùng 3 cây chống chữ A và khoan ruột gà cùng khoảng 10 đoạn thép ống có ren răng chiều dài 2m/cây . Máy bơm chỉ có 2,5 ngựa

www.xaydung360.vn XÂY TÂM, DỰNG TẦM CHUYÊN NGHIỆP

goodfriends009 Đăng lúc 26/3/2018 14:34 | Xem tất
Chủ đề này rất hay, tuy nhiên mấu chốt vẫn là 1 câu hỏi mà tôi thầy chưa có ai trả lời được đúng đầy đủ: Công việc TT thì mời thầu ntn, thanh quyết toán ra sao. Và chúng ta phải phân tích, trả lời dựa trên cơ sở VB QPPL chứ ko phải cứ nói theo ý hiểu, cách hiểu, đây là vấn đề lớn, tồn tại, mỗi người hiểu 1 kiểu và ai cũng "có vẻ có lý", tuy nhiên nếu hỏi ngược lại họ: cơ sở pháp luật nào, điều nào luật nào quy định thì tất cả đều... tịt.

Hai cách xử lý của CĐT với công tác TT.

- C1: Một số CĐT mời thầu công việc TT bình thường. VD công tác "trần thạch cao giật cấp" như anh fubi nêu, Khối Lượng thì chính xác 1.000m2 nhưng đơn giá ko có nên tạm tính 300.000 đ/m2 trong dự toán. Thế nhưng BMT khi mời thầu vẫn mời bình thường, lúc đó bảng tiên lượng ko còn nêu mã hiệu ĐM/ĐG nữa mà đánh số thứ tự công việc 1 đến 100. Công việc TT nằm lẫn với 99 công tác có mã hiệu đầy đủ khác, như kiểu trộn thóc lẫn vào gạo. Nhà thầu bỏ thầu họ đương nhiên ko quan tâm đến dự toán mà chào thầu theo ĐM/ĐG của mình, dựa trên năng lực kinh nghiệm của mình. Vậy khâu thanh/quyết toán có gặp trở lại gì ko, thanh tra, kiểm toán, đơn vị thẩm tra quyết toán... có "bắt lỗi" ko? Rõ ràng nếu có bắt lỗi thì là lỗi của CĐT/BMT, ko phải lỗi của nhà thầu, vì nhà thầu đâu có quan tâm đến dự toán và về nguyên tắc ko được xem dự toán.

- C2: Một số CĐT khéo léo hơn, tách những công việc mã TT để mời thầu riêng, và họ quy định rõ trong HSMT là công việc X, Y, Z này là công việc TT sẽ thanh toán theo thực tế, theo hóa đơn, chứng từ hợp lệ... (xem như trong 1 gói thầu đấu thầu có 1 phần là chỉ định thầu thực hiện theo nguyên tắc thực thanh, thực chi). Cách làm này tránh được rắc rối có thể nảy sinh của cách C1, nhưng vấn đề đặt ra là:

+ Cơ sở pháp lý: Văn bản pháp luật nào quy định công việc TT sẽ phải tách riêng để mời thầu riêng và thanh toán theo thực tế, theo hóa đơn, chứng từ hợp lệ trên nguyên tắc thực thanh, thực chi? Tôi vẫn nghe 1 số người nói về "nguyên tắc" mời thầu này đối với công việc TT nhưng dò tìm tất cả các VB luật hướng dẫn Luật Đấu thầu, Luật XD; các nghị định 85/2009, 63/2014, 112/2009, 32/2015, 48/2010, 37/2015...; các Thông tư 04/2010, 06/2016... đều ko thấy đề cập đến (hay là tôi chưa nhìn thấy hay bỏ lọt?). Anh em nào biết có quy định như vậy thì chỉ giúp tôi với nhé!

+ Nếu ko có VB pháp luật nào yêu cầu như vậy, thì việc CĐT trộn thóc lẫn vào gạo, mời thầu chung, thanh toán theo đúng quy định HĐ, ko cần hóa đơn, chứng từ... thì đâu có gì sai? Như thế, thanh tra, kiểm toán, cơ quan cấp phát vốn làm sao "bắt" được họ?

Mong anh fubi, tranhoe và các anh chị em cùng trao đổi để giải quyết dứt điểm bài toán hóc búa mang tên TT này!

www.xaydung360.vn XÂY TÂM, DỰNG TẦM CHUYÊN NGHIỆP

506509 Đăng lúc 29/3/2018 12:58 | Xem tất
goodfriends009 gửi lúc 26/3/2018 14:34
Chủ đề này rất hay, tuy nhiên mấu chốt vẫn là 1 câu hỏi mà tôi thầy chưa có ai trả ...

Sở dĩ các công tác TT trong mời thầu là do Chủ đầu tư chưa làm hết bài nhé. Nếu chuẩn bài thì các công tác TT này cũng được đơn vị lập dự toán lập định mức sau đó mới lập đơn giá sau đó mang đi thẩm như bình thường. Hiện nay một số đơn vị có chức năng lập định mức dự toán như Viện kinh tế xây dựng chẳng hạn. Nếu Chủ đầu tư là nhà nước và họ muốn khép hồ sơ thì họ vẫn liên hệ với đơn vị này để lập đơn giá và định mức cho công trình mà họ quản lý. Còn lại sau đó thì các công tác này vẫn được quản lý như trong tập công bố định mức của nhà nước.

Đánh giá

Chia sẻ hay! Thanks bạn nhé!: 5.0
Chia sẻ hay! Thanks bạn nhé!: 5
Trường hợp ko lập ĐM, ĐG thì xử lý thế nào ở bước mời thầu, dự thầu, HĐ, nghiệm thu thanh toán?  Đăng lúc 5/4/2018 10:17

www.xaydung360.vn XÂY TÂM, DỰNG TẦM CHUYÊN NGHIỆP

506509 Đăng lúc 5/4/2018 13:50 | Xem tất
506509 gửi lúc 29/3/2018 12:58
Sở dĩ các công tác TT trong mời thầu là do Chủ đầu tư chưa làm hết bài nhé. Nếu  ...

Với các công trình không theo nhà nước thì làm theo phương pháp "Chuyên gia" bạn nhé. Bạn là nhà thầu thì cứ đề xuất định mức và đưa cho chủ đầu tư phê duyệt định mức. sau đó quản lý như các công tác bình thường. hoặc chủ đầu tư sẽ thuê đơn vị thẩm tra để thẩm tra định mức và đơn giá của bạn sau đó mới phê duyệt. Quan trọng nhất là chủ đầu tư phê duyệt đơn giá hoặc định mức cho công tác này là bạn có cớ để làm cơ sở thanh toán rồi. Còn công trình nhà nước thì bắt buộc phải có đơn vị có thẩm quyền về lập định mức để xây dựng định mức cho các công tác TT nay ( nói chung là còn có một số bài để làm công tác này), nếu không thanh tra kiểm toán vào thì họ sẽ cắt ngay. Cái này bao gồm cả các công trình không theo nguồn vốn nhà nước mà theo kiểu đối tác Công- Tư cũng thế nhé. Không có sau này nhà đầu tư cũng sẽ bị cắt các công tác TT, do không có cơ sở xác định.

Số người tham gia 1Thanked +1 Thu lại Lý do
DUCKAWA + 1 Mong chờ bài tiếp theo. Thanks!

Xem tất cả

www.xaydung360.vn XÂY TÂM, DỰNG TẦM CHUYÊN NGHIỆP

phunganh298 Đăng lúc 18/6/2020 09:35 | Xem tất
fubi gửi lúc 6/7/2013 21:45
Không bạn nào thảo luận nữa sao?
Mình tham gia và các bạn phản biện nhé:

Em ko tìm thấy bài tiếp theo này của anh ạ >"<

www.xaydung360.vn XÂY TÂM, DỰNG TẦM CHUYÊN NGHIỆP

NinhManh195 Đăng lúc 13/7/2020 16:07 | Xem tất
Theo em để thanh toán được đơn giá TT này thì cần cơ quan có chức năng như thẩm định giá xác định đơn giá này

www.xaydung360.vn XÂY TÂM, DỰNG TẦM CHUYÊN NGHIỆP

Phiên bản Mobile|Phần mềm ôn thi sát hạch chứng chỉ hành nghề xây dựng  

Phần mềm dự toán xây dựng excel | Hướng dẫn lập dự toán xây dựng | Phần mềm tư vấn giám sát | Phần mềm quản lý chất lượng xây dựng |

Phần mềm ôn thi sát hạch chứng chỉ hành nghề xây dựng

Phần mềm ôn thi sát hạch chứng chỉ hành nghề Kiến Trúc sư

Phần mềm ôn thi sát hạch chứng chỉ hành nghề Đấu thầu

GMT+7, 29/3/2024 13:27 , Processed in 0.251278 second(s), 31 queries .

Powered by Discuz! X3.2

© 2001-2013 Kiso Comsenz Inc.