XD360 KÍNH CHÚC CHO MỌI NHÀ VẠN SỰ AN LÀNH!

Phần mềm ôn thi sát hạch chứng chỉ hành nghề xây dựng

 Quên mật khẩu
 Đăng ký mới
Anh Trần HòeBùi Quốc Hưng
Xem: 84828|Trả lời: 82
Thu gọn cột thông tin

[Kết cấu] sự làm việc của dầm móng và giằng móng

  [Lấy địa chỉ]
vuongxdkt1991 Đăng lúc 10/8/2013 11:50 | Xem tất |Chế độ đọc

Hãy đăng nhập để có nhiều chức năng hữu dụng hơn và xem ảnh rõ hơn!

Bạn phải đăng nhập để xem được nội dung, nếu bạn chưa có tài khoản? hãy Đăng ký mới

x
e còn mơ hồ chỗ dầm món và giằng móng quá, mong các tiền bối giải thích hộ, nếu có hình vẽ minh họa thì tốt quá. Trong các giáo trình e không thấy hướng dẫn tinh toán thê nào, k biết thực tế làm theo kinh nghiệm hay có tiêu chuẩn hẳn hoi.
Chân thành cảm ơn!!

Số người tham gia 1Thanked +1 Thu lại Lý do
mr_sunshine + 1 Thích bài này! Thanks!

Xem tất cả

Nằm trong bộ sư tập

  • · DFD|Chủ đề: 1, Theo dõi : 0

www.xaydung360.vn XÂY TÂM, DỰNG TẦM CHUYÊN NGHIỆP

atuanxd Đăng lúc 13/8/2013 07:04 | Xem tất
Theo khái niệm dân gian thì:
Dầm: là tất cả những gì dùng để gánh, đỡ. như đòn gánh, xà, rường, cầu tre ....
Giằng: là những gì níu kéo, chống. như chống gằng dứng, chống neo, dây neo kéo ...
Từ lâu gằng móng chủ yếu để níu kéo khối móng xây đặc, cứng (cũng đã được xem là móng băng) để chống dãn nức móng và thường dùng kiều kết cấu mềm mỏng điển hình 200x100 với 2 cây thép (thậm chí cốt tre) làm cấu tạo.
Về sau để tăng độ cứng của móng, người ta tăng độ cứng của giằng để phân bố các tải trọng ra đều trên móng hơn và lúc này gằng đã làm thêm nhiệm vụ nữa là gánh đỡ như dầm.
Trong kết cấu nhà khung sườn BTCT thì:
Giằng móng: có tác dụng cố định chống chuyển vị ngang của các cột móng và các khối móng xây như kè chắn chống xô ngang. nếu được tăng cường độ cứng giằng như nói trên thì sẽ là dầm giằng
Dầm móng: nếu làm việc độc lập (thường là tại cốt nền nhà chỉ lót sơ bên dưới) thì không có gì nói thêm.
dầm móng ở đây thường được hiểu là dầm + móng (nằm trong móng) tạo thành khối móng cứng đến mức tới hạn chịu tải của đất bên dưới và cao nhất là hình thành móng bè luôn.

Đánh giá

Rất hữu ích! Thanks!: 5.0
Rất hữu ích! Thanks!: 5
  Đăng lúc 16/8/2013 08:46

Số người tham gia 2Uy Tín: +6 Thưởng +6 Thanked +4 Thu lại Lý do
hoangdoan0101 + 2 Đồng tình. Cảm ơn!
vuongxdkt1991 + 6 + 6 + 2

Xem tất cả

www.xaydung360.vn XÂY TÂM, DỰNG TẦM CHUYÊN NGHIỆP

fubi Đăng lúc 10/8/2013 20:07 | Xem tất

Các bạn lưu ý:
- Chủ topic đang hỏi về SỰ LÀM VIỆC của giằng móng và dầm móng.

* Thảo luận:
Đã nói về kết cấu: thì GIẰNG và DẦM không thể là 1 bởi chúng có 2 trạng thái kết cấu làm việc khác nhau.  Tuy vẻ bề ngoài của chúng rất giống nhau (ví dụ đều là cấu kiện hình chữ nhật) hoặc cùng vị trí giống nhau (đều nối tại các cổ móng với nhau). Có thể vì giống giống nhau như vậy nên các bạn đang nói về ý MÔ TẢ BÊN NGOÀI là chúng là một.
Tuy nhiên, mình khẳng định lại, chúng hoàn toàn khác nhau. Tùy thuộc vào kết cấu, trạng thái làm việc trong tính toán kết cấu mà chúng có tên gọi khác nhau:

+ Nếu chỉ chịu kéo, nén (không chịu uốn) thì lúc đó được gọi là giằng. Thường là k chịu tải trọng tác động đè lên trên (tường...).
+ Nếu ngoài chịu kéo, nén còn phải chịu uốn thì lúc đó gọi là dầm. Thường là chịu tải trọng tác động đè lên trên (tường...).
Đây chính là mấu chốt để phân biệt SỰ LÀM VIỆC của giằng móng và dầm móng

Đánh giá

Rất hữu ích! Thanks!: 2.5 Mong bạn tiếp tục chia sẻ. Thanks!: 5.0
Chia sẻ hay! Thanks bạn nhé!: 4.0
Bài rất hay! Cảm ơn!  Đăng lúc 20/7/2016 15:33
Chia sẻ hay! Thanks bạn nhé!: 4
  Đăng lúc 14/9/2015 00:42
chính xác rồi  Đăng lúc 1/11/2013 10:44
bac noi chính xác  Đăng lúc 17/8/2013 00:03
Rất hữu ích! Thanks!: 0
  Đăng lúc 16/8/2013 08:45

Số người tham gia 7Uy Tín: +9 Thưởng +11 Thanked +7 Thu lại Lý do
TùngXuân + 2 Đồng tình. Cảm ơn!
kijiking + 2
PhanTanTai + 1 Bài hay quá. Cảm ơn!
LeVanBaoqQB89 + 3 + 3 + 1 Bài hay quá. Cảm ơn!
pvrock77 + 1 bổ ích. Tks

Xem tất cả

www.xaydung360.vn XÂY TÂM, DỰNG TẦM CHUYÊN NGHIỆP

maihau Đăng lúc 23/6/2017 10:42 Từ di động | Xem tất
Những người nói giằng móng và dầm móng như nhau thì nên bỏ nghề đi. Hoặc là tiêp xúc những cấu kiện to lớn hơn nữa chứ đừng đem mấy kiến thức làm nhà dân ra

www.xaydung360.vn XÂY TÂM, DỰNG TẦM CHUYÊN NGHIỆP

trinhkxc Đăng lúc 27/8/2017 08:30 | Xem tất
DẦM MÓNG VÀ GIẰNG MÓNG VẪN LÀ MỘT, CHẲNG QUA KHÁC NHAU Ở TÊN GỌI THÔI, NƠI THÌ GỌI LÀ DẦM, NƠI GỌI LÀ GIẰNG, CÒN DẦM GIẰNG NHƯ NHAU THÔI

Đánh giá

Giằng thì chịu kéo là chính. Các bạn đừng quên kiến thức kết cấu cơ bản rồi tranh luận bừa bãi.  Đăng lúc 27/8/2017 13:35
Dầm là dầm - Giằng là giằng. Ông Nọ không thể là Bà Kia được. Dầm được định nghĩa là cấu kiện nằm ngang và chỉ chịu tác dụng của mô men uốn và lực cắt. Còn giằng   Đăng lúc 27/8/2017 13:35
Tào lao. Học lại kiến thức cơ bản XD.  Đăng lúc 27/8/2017 13:28

www.xaydung360.vn XÂY TÂM, DỰNG TẦM CHUYÊN NGHIỆP

taiga1985 Đăng lúc 10/8/2013 22:17 | Xem tất
Theo mình dầm móng đó là cái gì đó lớn hơn, nó liên kết các móng với nhau lại thành một khối hay tạo ra một mạng lưới giúp móng làm việc tốt hơn. Còn giằng móng cũng như giằng tường vậy nó có tác dụng liên kết kết cấu ở dưới nó và phân bố đều tải trọng ở phần phía trên nó (Vd: như là tường). Như vậy rõ ràng dầm móng và giằng móng là khác nhau.

Số người tham gia 1Uy Tín: +3 Thưởng +3 Thanked +1 Thu lại Lý do
vuongxdkt1991 + 3 + 3 + 1

Xem tất cả

www.xaydung360.vn XÂY TÂM, DỰNG TẦM CHUYÊN NGHIỆP

ngochihuy Đăng lúc 10/8/2013 15:12 | Xem tất
vuongxdkt1991 gửi lúc 10/8/2013 14:58
giưa giằng tường và giằng móng thì quá rõ ràng rồi, nhưng mà giằng móng và dầm mó ...

dầm móng có khả năng chịu kéo còn Giằng móng có khả năng chịu nén bạn ak

Đánh giá

Quan niệm sai rồi  Đăng lúc 16/4/2016 22:52
Không phải, dầm móng chịu kéo nén uốn, giằng móng chịu kéo nén.  Đăng lúc 25/8/2013 09:08
Ai nói bạn vậy?Ở đây mình không đồng tình với câu trả lời của bạn.  Đăng lúc 10/8/2013 15:25

Số người tham gia 1Thưởng +3 Thu lại Lý do
dinhhanh91 + 3 Rất kinh nghiệm. Cảm ơn!

Xem tất cả

www.xaydung360.vn XÂY TÂM, DỰNG TẦM CHUYÊN NGHIỆP

nam06x1bxd Đăng lúc 10/8/2013 14:25 | Xem tất
Chào bạn, bạn tham khảo bài này nhé.
http://www.xaydung360.vn/thuvien ... hlight=giang%2Bmong

Đánh giá

Rất hữu ích! Thanks!: 5.0 Mong bạn tiếp tục chia sẻ. Thanks!: 5.0
Rất hữu ích! Thanks!: 5 Mong bạn tiếp tục chia sẻ. Thanks!: 5
  Đăng lúc 10/8/2013 14:55

www.xaydung360.vn XÂY TÂM, DỰNG TẦM CHUYÊN NGHIỆP

 Tác giả| vuongxdkt1991 Đăng lúc 10/8/2013 14:58 | Xem tất
giưa giằng tường và giằng móng thì quá rõ ràng rồi, nhưng mà giằng móng và dầm móng lại là một sao anh, sao e thấy trong đồ án có phân biệt giằng móng và dầm móng ? anh có thể giải thích thêm không ạ!
cảm ơn nhiều ạ

www.xaydung360.vn XÂY TÂM, DỰNG TẦM CHUYÊN NGHIỆP

nam06x1bxd Đăng lúc 10/8/2013 15:42 | Xem tất
Ở đây có thể khẳng định lại một lần nữa là dầm móng và giằng móng chính là một. Nhưng vấn đề thắc mắc ở chỗ là khi nào gọi là dầm móng, khi nào gọi là giằng móng.Lưu ý chỉ khác nhau về tên gọi:
Vậy do đâu có sự khác nhau về tên gọi: tức là do nội lực sinh ra trong nó khi làm việc:
- Khi giằng móng không xây tường trên giằng, tức khi đó giằng làm việc như cấu kiện chịu kéo nén đúng tâm.
- Khi giằng móng chịu tải trọng của tường lên trên nó, tức khi đó giằng làm việc như cấu kiện chịu kéo,uốn đồng thời lúc này giằng móng gọi là dầm móng (lúc này việc tính toán nó như tính toán dầm khung vậy)

Đánh giá

Rất hữu ích! Thanks!: 3.3 Mong bạn tiếp tục chia sẻ. Thanks!: 5.0
Rất hay!  Đăng lúc 29/4/2017 20:18
rat huu ich  Đăng lúc 15/4/2016 16:06
rất hay  Đăng lúc 23/11/2013 20:47
Rất hữu ích! Thanks!: 0
  Đăng lúc 12/11/2013 23:18
Rất hữu ích! Thanks!: 5 Mong bạn tiếp tục chia sẻ. Thanks!: 5
  Đăng lúc 13/8/2013 15:11

Số người tham gia 4Uy Tín: +2 Thưởng +2 Thanked +7 Thu lại Lý do
Nosananolife + 2 Kinh nghiệm. Cảm ơn!
ducnm131 + 2 Bài hay. Cảm ơn!
kujikoeri + 2 Thích bài này! Thanks!
hason91 + 2 + 2 + 1

Xem tất cả

www.xaydung360.vn XÂY TÂM, DỰNG TẦM CHUYÊN NGHIỆP

trungxd7 Đăng lúc 10/8/2013 17:00 | Xem tất
theo mình thì giằng với dầm gần như là như nhau, chỉ khác nhau cách nó chịu tải trọng thôi
giằng theo dân gian gọi thì có nghĩa là chịu kéo cái gì đó, chính vị thế nếu không có tường xây trên giằng thì có thể gọi là giằng
còn nếu có tường xây trên thì giằng chịu thêm cả uốn, có thể gọi là dầm móng
nói chung dầm hay giằng là một mà thôi, gọi thế nào cũng được

Đánh giá

Chia sẻ hay! Thanks bạn nhé!: 0.0
Chia sẻ hay! Thanks bạn nhé!: 0
Quan niệm đơn giản-dễ hiểu cho mọi người. Good boy  Đăng lúc 16/4/2016 22:54

Số người tham gia 1Uy Tín: +3 Thưởng +3 Thanked +1 Thu lại Lý do
vuongxdkt1991 + 3 + 3 + 1

Xem tất cả

www.xaydung360.vn XÂY TÂM, DỰNG TẦM CHUYÊN NGHIỆP

0906036737 Đăng lúc 10/8/2013 19:35 | Xem tất
giằng móng là khi có sự lún lệnh và tham gia chụi lực cùng với móng,còn dầm móng nhiệm vụ chính chỉ là đỡ tường mà thôi.

Số người tham gia 1Uy Tín: +3 Thưởng +3 Thanked +1 Thu lại Lý do
vuongxdkt1991 + 3 + 3 + 1

Xem tất cả

www.xaydung360.vn XÂY TÂM, DỰNG TẦM CHUYÊN NGHIỆP

dinhhieuks Đăng lúc 10/8/2013 20:23 | Xem tất
Bố trí   thép trên 1 mặt phẳng nằm ngang gọi là giằng,, bố trí thép trên 2 mặt phẵng sông song gọi là dầm

Đánh giá

cái này nghe chưa that sự đúng bản chất kết cấu. Bạn mô tả thêm bằng 1 ví dụ hình vẽ điều bạn nói k?  Đăng lúc 10/8/2013 20:40

Số người tham gia 1Uy Tín: +3 Thưởng +3 Thanked +1 Thu lại Lý do
vuongxdkt1991 + 3 + 3 + 1

Xem tất cả

www.xaydung360.vn XÂY TÂM, DỰNG TẦM CHUYÊN NGHIỆP

quocluong83 Đăng lúc 10/8/2013 21:05 | Xem tất
Bố trí   thép trên 1 mặt phẳng nằm ngang gọi là giằng,, bố trí thép trên 2 mặt phẵng sông song gọi là dầm

Cái này là không phải nha! Giằng cũng có thể bố trí thép giống như dầm đó bạn. Tùy theo lực kéo chống lún lệnh mà người ta bố trí thép trên mặt phẳng hoặc thép như dầm.
Hai từ DầmGiằng nó đã nói rõ cả rồi. Giằng là liên kết néo giữ...(sach nền móng người ta còn gọi giằng là Đà kiềng)
Còn dầm ngoài khả năng như giằng ra nó còn có thể chịu mô men(giằng cũng có nhưng rất nhỏ)

Đánh giá

Rất hữu ích! Thanks!: 5.0
Rất hữu ích! Thanks!: 5
chuẩn k cần chỉnh!  Đăng lúc 10/8/2013 21:12

Số người tham gia 1Uy Tín: +3 Thưởng +3 Thanked +1 Thu lại Lý do
vuongxdkt1991 + 3 + 3 + 1

Xem tất cả

www.xaydung360.vn XÂY TÂM, DỰNG TẦM CHUYÊN NGHIỆP

 Tác giả| vuongxdkt1991 Đăng lúc 10/8/2013 21:07 | Xem tất
cảm ơn các anh chị rất nhiều! Bây giờ thì e đã hiểu! hjhjhj

www.xaydung360.vn XÂY TÂM, DỰNG TẦM CHUYÊN NGHIỆP

 Tác giả| vuongxdkt1991 Đăng lúc 10/8/2013 22:29 | Xem tất
theo như e thấy giải thích như anh fubi là hợp lí nhất,mấu chốt để phân biệt dầm móng và giằng móng là cấu kiện đó có chịu uốn không

www.xaydung360.vn XÂY TÂM, DỰNG TẦM CHUYÊN NGHIỆP

aomathuc Đăng lúc 11/8/2013 00:04 | Xem tất
giằng móng chịu kéo-nén.dầm móng chịu kéo -nén-uốn.thường thì dầm móng có tiết diện lớn hơn.dầm móng có tác dụng đỡ tường ,giảm sự lún lệch cùa móng và triệt tiêu bớt mômem truyền xuống đáy móng.không biết đúng không

Số người tham gia 1Thưởng +3 Thanked +1 Thu lại Lý do
taiga1985 + 3 + 1 Đồng tình. Cảm ơn!

Xem tất cả

www.xaydung360.vn XÂY TÂM, DỰNG TẦM CHUYÊN NGHIỆP

phamhung_a3 Đăng lúc 11/8/2013 14:38 | Xem tất
Dầm móng vừa chịu kéo nén, và cả chịu uốn nữa nên theo mình dầm móng sẽ lớn hơn giằng móng chút.

Số người tham gia 1Uy Tín: +3 Thưởng +2 Thanked +1 Thu lại Lý do
vuongxdkt1991 + 3 + 2 + 1

Xem tất cả

www.xaydung360.vn XÂY TÂM, DỰNG TẦM CHUYÊN NGHIỆP

housedesign Đăng lúc 12/8/2013 23:29 | Xem tất
Bạn chú ý đến từ ngữ bạn sẽ hiểu:
GIẰNG MÓNG: là cấu kiện giằng các móng lại với nhau ( hệ móng ). để định vị và phân bố lực giữa các móng.
DẦM MÓNG : là cấu kiện thuộc về móng mà thôi , và Dầm móng chỉ có ở móng băng ( móng đơn thì có dầm móng làm gì )

Vài lời chia sẻ.

Số người tham gia 1Uy Tín: +6 Thưởng +6 Thanked +2 Thu lại Lý do
vuongxdkt1991 + 6 + 6 + 2

Xem tất cả

www.xaydung360.vn XÂY TÂM, DỰNG TẦM CHUYÊN NGHIỆP

 Tác giả| vuongxdkt1991 Đăng lúc 12/8/2013 23:40 | Xem tất
e thấy anh housedesign nói hơi ngược thì phải, theo như e biết thì trong móng đơn mới phù hợp dùng dầm móng chứ, còn móng băng thì dùng giằng móng mới hợp lí chứ, mà móng băng một phương chứ móng băng hai phương cũng không cần giăng móng làm gì. Xin anh thêm ý kiến ạ!!

www.xaydung360.vn XÂY TÂM, DỰNG TẦM CHUYÊN NGHIỆP

housedesign Đăng lúc 12/8/2013 23:53 | Xem tất
Dầm móng là cấu kiện thuộc về móng băng thôi bạn, cho nên nó nằm sâu dưới đất so với code 0.000
Giằng móng thì có thể đưa lên cao, thấp hơn code 0.000 vừa có chức năng giằng các móng, xây tường, và đổ sàn.

www.xaydung360.vn XÂY TÂM, DỰNG TẦM CHUYÊN NGHIỆP

quynhquangtri Đăng lúc 13/8/2013 08:59 | Xem tất
nói nôm na cho dể hiểu:dầm móng nó sẽ ăn liền với đài móng sẻ chịu toàn bộ tải trọng của công trình truyền vào móng còn giằng móng sẽ liên kết các cột lại với nhau và sẻ chịu tải trọng trên nó trước khi truyền vào dầm móng

DUONG 42 07 - 05.rar

1.41 MB, Lượt tải về: 10407

Số người tham gia 2Uy Tín: +3 Thưởng +3 Thanked +3 Thu lại Lý do
dophuchinhtb + 2 Thích bài này! Thanks!
vuongxdkt1991 + 3 + 3 + 1

Xem tất cả

www.xaydung360.vn XÂY TÂM, DỰNG TẦM CHUYÊN NGHIỆP

 Tác giả| vuongxdkt1991 Đăng lúc 13/8/2013 09:32 | Xem tất
theo như cách nói của anh quynhquangtri thì em hiểu là giằng móng được đổ ngay tại vị trí cổ móng, còn dầm móng thì được đổ ăn vào vào trong đài.Vậy thì tuy hai cấu kiện này khác nhau nhưng sự làm việc của hai cấu kiện này gioongsnhau ah (đều chịu kéo,nén và uốn), và nếu đã làm việc giống nhau thì tại sao lúc phải là chỗ này là giằng móng, chỗ kia lại là dầm móng.Đúng là vai trò của giằng móng là ngăn cản chuyển vị ngang của cột, các khối xây nhưng dầm móng được đổ tại vị trí ăn liền với đài móng vẫn làm nhiệm vụ của giằng  móng. Nếu như nói:giằng móng sẽ liên kết các cột lại với nhau và sẻ chịu tải trọng trên nó trước khi truyền vào dầm móng như anh quynhquangtri thì tại ví trí dầm móng có cả hai cấu loại cấu kiện là dầm và giăng luôn sao,và nếu như vậy thì e thấy có vẻ không hợp lí lắm. Mong được các anh chị chỉ bảo thêm.
e cảm ơn ạ!


vuongxdkt1991 trong 13/8/2013 09:47 đã trả lời thêm:
e còn có chỗ không hiểu, theo e thì giằng móng là để ngăn cản sự lún lệch giữa các móng,còn nếu như nói là để ngăn cản sự chuyển vị ngang của cột thì sự có mặt của giằng móng thig thừa thãi quá bởi vì khi nhiệm vụ ngăn cản chuyển vị của cột thì tường đã làm rồi. Mong được góp ý them ạ

www.xaydung360.vn XÂY TÂM, DỰNG TẦM CHUYÊN NGHIỆP

housedesign Đăng lúc 13/8/2013 13:30 | Xem tất
quynhquangtri gửi lúc 13/8/2013 08:59
nói nôm na cho dể hiểu:dầm móng nó sẽ ăn liền với đài móng sẻ chịu toàn bộ tải tr ...

Bạn nói chuẩn đó.

Số người tham gia 1Uy Tín: +3 Thưởng +3 Thanked +1 Thu lại Lý do
vuongxdkt1991 + 3 + 3 + 1

Xem tất cả

www.xaydung360.vn XÂY TÂM, DỰNG TẦM CHUYÊN NGHIỆP

quynhquangtri Đăng lúc 13/8/2013 14:39 | Xem tất
anh có đưa  file đó,2 bộ phận nó làm việc riêng chứ ko thể là một được,thực tế ngoài công trường có khi giắng móng sẻ nằm luôn vào trong đài móng dọc theo chiều của nhà và có khi là gác trên đài còn dầm móng bạn cứ nghĩ nó là một móng cứng.giằng móng chẳng qua là đà kiềng thui.nói tóm lại dầm móng chịu toàn bộ công trình còn đà kiềng(giằng móng) liên kết các cột lại.

Số người tham gia 1Uy Tín: +3 Thưởng +3 Thanked +1 Thu lại Lý do
vuongxdkt1991 + 3 + 3 + 1

Xem tất cả

www.xaydung360.vn XÂY TÂM, DỰNG TẦM CHUYÊN NGHIỆP

nvhung89 Đăng lúc 14/8/2013 21:54 | Xem tất
dầm móng chỉ được gọi khi no làm việc chịu kéo và chịu nén đồng thời cùng với bản móng,được gọi khi móng đó được thiết kế là móng đôi hoặc móng băng liền khối

www.xaydung360.vn XÂY TÂM, DỰNG TẦM CHUYÊN NGHIỆP

vanphong141 Đăng lúc 25/8/2013 02:09 | Xem tất
Tải trọng lấy để tính toán cho hai trường hợp trên như thể nào? mong các tiền bối chỉ giáo?


vanphong141 trong 25/8/2013 02:11 đã trả lời thêm:
Tải trọng dùng để tính toán cho hai trường hợp trên lấy như thế nào vậy? Mong các tiền bối chỉ giáo.

www.xaydung360.vn XÂY TÂM, DỰNG TẦM CHUYÊN NGHIỆP

HANOIADT Đăng lúc 25/8/2013 09:46 | Xem tất
1/ Với móng băng giao thoa; móngbè :
- Dầm móng tiếp nhận tải trọng từ tường, cột và phân phối xuống nền thông qua bản móng; Về bố trí cấu tạo thường đặt cùng cao độ với bản móng; Khi tính toán dầm móng người ta coi dầm chịu tải phân bố đều bằng chính phản lực đất nền, trường hợp thứ hai tính theo chuyển vị (lún lệch) vì vậy dầm móng có đặc điểm bố trí cấu tạo thép hai miền giống hệt nhau
- Giằng móng (lúc này thường rất nhỏ trừ trường hợp người TK có ý đồ khác) làm nhiệm vụ GIẰNG các cổ cột lại với nhau để đảm bảo đúng sơ đồ tính và một yêu cầu cấu tọa khác dùng để ngăn cách nước từ đất nền thấm ngược lên tường theo hiện tượng mao dẫn
2/ Với móng đơn : lúc này không phân biệt dầm móng với giằng móng ; người ta gọi là dầm giằng và chức năng dùng để tiếp nhận tải trọng tường (T1) truyền xuống móng cột đồng thời cũng đẩm bảo đúng sơ đồ tính và chống mao dẫn
(Khi kết hợp móng cột độc lập với mónh băng gạch thì dầm giằng còn có thêm nhiệm vụ tham gia phân phối tải ở cột vào móng băng xây gạch)
3/ Với móng cọc :
- Thường bố trí cùng cao độ đáy đài đó là GIẰNG ĐÀI MÓNG vì đài được giả thuyết là tuyệt đối cứng
tính toán giằng đài cúng là bài toán chuyển vị- nhằm chống lún lệch.; Và cấu tạo thép giằng đầi cũng có đặc điểm giống dầm móng
- Tại vị trí gần cốt 0,00 được bố trí gọi là Dầm Giằng cổ móng nhiệm vụ tiếp nhận tải trọng tường T1 truyền vào cột và đất nền nếu có đồng thời cúng làm nhiệm vụ chống thấm ngược
Thông thường đài móng đặt sâu dưới đất nếu không có hệ dầm giằng cổ móng thì chiều cao tính toán cột T1 sẽ rất lớn dẫn đến nhiều bất lợi khác vì vậy dầm giằng cũng có nhiệm vụ đảm bảo cấu tạo đúng sơ đồ tính khi lấy chiều cao TT cột T1 bằng chiều cao tầng
Đôi điều chia xẻ.


HANOIADT trong 25/8/2013 09:54 đã trả lời thêm:
Đối với móng băng gạch thì không có dầm móng mà chỉ có giằng móng chủ yếu làm nhiệm vụ chống thấm ngược; Nếu có làm giằng lớn hơn cũng chỉ có tác dụng phân phối tải trọng lên móng đều hơn làm giảm khả năng lún lệch chứ không có tác dụng chống lún lệch.

Số người tham gia 1Uy Tín: +2 Thưởng +2 Thanked +1 Thu lại Lý do
happyhouse + 2 + 2 + 1 Đồng tình. Cảm ơn!

Xem tất cả

www.xaydung360.vn XÂY TÂM, DỰNG TẦM CHUYÊN NGHIỆP

ctythhhducchien Đăng lúc 26/8/2013 17:00 | Xem tất
HÌNH NHƯ CẢ NHÀ LẦM RỒI THÌ PHẢI . bạn hiểu nôm na như thế này
+ Dầm móng : cốt của đáy dầm móng bằng với cốt của đế móng
+ còn giằng móng : cốt của mặt trên giằng móng bằng với cốt của cổ móng
nói như vậy bạn có thể hình dung dc rồi nhỉ.
2 CÁI NÀY HOÀN TOÀN KHÁC NHAU - DỄ LẦM TƯỞNG
bạn có thể tham khảo tài liệu nền móng là chắc cú nhất
nhưng mình tin suy nghĩ của mình là đúng
chúc bạn thành công /




ctythhhducchien trong 26/8/2013 20:12 đã trả lời thêm:
mình xin bổ xung thêm ý kiến :
+ Dầm móng chịu kéo và nén là chủ yếu, có thể chịu uốn nếu có tướng hay vách phía trên và giằng móng thì cũng vây bạn ạ
+ tuỳ theo công năng của công trình mà người ta thiết kế dầm móng hay giằng móng
+ nếu công trình là nhà dân dụng ko có tầng hầm thì người ta chỉ thiết kế giằng móng thôi . do có thẻ có tường xây lên nó
+ Nếu công trình có tầng hầm thì thiết kế giằng móng, nhiều ưu điểm hơn , tối ưu hơn
trân trọng



ctythhhducchien trong 27/8/2013 10:36 đã trả lời thêm:
định nghĩa đúng cho mọi trường hợp mà bạn, không phân biệt loại móng
còn sự làm việc chịu kéo, uốn hay nén... thì dễ rồi
:lol:lol:lol

Đánh giá

Trong trường hợp móng cột độc lập thì dầm móng có ở cốt đế móng không hay dầm móng đặt ở cổ móng gần cốt + 0,00 ? "Dầm móng chịu kéo và nén là chủ yếu"???   Đăng lúc 27/8/2013 08:29

www.xaydung360.vn XÂY TÂM, DỰNG TẦM CHUYÊN NGHIỆP

LeVanBaoqQB89 Đăng lúc 27/8/2013 11:29 | Xem tất
fubi gửi lúc 10/8/2013 20:07
Các bạn lưu ý:
- Chủ topic đang hỏi về SỰ LÀM VIỆC của giằng móng và dầm móng.


Thực tế thì giằng móng và dầm móng đều chịu Moment uốn
Phân biệt hai kết cấu này phải chấp nhận giả thiết bỏ qua trọng lượng bản thân kết cấu.
Còn lại là đồng tình với câu trả lời của anh Fubi!!!!

www.xaydung360.vn XÂY TÂM, DỰNG TẦM CHUYÊN NGHIỆP

housedesign Đăng lúc 28/8/2013 00:10 | Xem tất
Mình thêm hình ảnh phân tích DẦM MÓNG và GIẰNG MÓNG theo ý của mình, các bạn xem có đúng ko và góp ý nhé.
Capture 1.JPG

Capture 2.JPG

Capture 3.JPG


Đánh giá

Mong bạn tiếp tục chia sẻ. Thanks!: 3.0
Mong bạn tiếp tục chia sẻ. Thanks!: 3
Mình thích cái có hình ảnh minh họa  Đăng lúc 10/9/2013 11:00

www.xaydung360.vn XÂY TÂM, DỰNG TẦM CHUYÊN NGHIỆP

demcodonvangem Đăng lúc 30/8/2013 16:12 | Xem tất
Giải thích như bác Hanoiadt là hoàn toàn chính xác. Quan niệm của mình cũng giống vậy. Bác có thể chia sẻ thêm cách tính toán dầm móng được không? Giằng móng nhỏ hơn, nên thường bỏ qua.

www.xaydung360.vn XÂY TÂM, DỰNG TẦM CHUYÊN NGHIỆP

huynhngoctien Đăng lúc 5/9/2013 16:52 | Xem tất
Theo mình thì giữa dầm móng và giằng móng thì khả năng làm việc của chúng khác nhau bởi dầm móng ngoài chịu lực kéo và nén của bản thân nó còn chịu thêm tải trọng của các vật đè lên nó (tường..), còn giằng thì chỉ giằng giữa chống sụ sơ dịch hay biến dạng của vật mà nó liên kết cho nên nó chỉ có lực kéo và nén của bản thân nó mà thôi.


huynhngoctien trong 5/9/2013 16:55 đã trả lời thêm:
dầm là vật đỡ (bị đè nén) còn giằng là vật giữ (chống sơ dich)

www.xaydung360.vn XÂY TÂM, DỰNG TẦM CHUYÊN NGHIỆP

PhanTanTai Đăng lúc 24/9/2013 18:00 | Xem tất
fubi gửi lúc 10/8/2013 20:07
Các bạn lưu ý:
- Chủ topic đang hỏi về SỰ LÀM VIỆC của giằng móng và dầm móng.

làm sao biết là cả dầm và giằng đều chịu kéo nén..đã là dầm thì đều chịu uốn chứ anh?
Em không hiểu lắm mong mọi người chỉ thêm

Đánh giá

Dầm khác - giằng khác thi sao lại gọi là d,ầm hết vậy. Bạn nên đọc kỹ chủ đề nhé.  Đăng lúc 24/9/2013 21:33

www.xaydung360.vn XÂY TÂM, DỰNG TẦM CHUYÊN NGHIỆP

HTA Đăng lúc 3/10/2013 09:43 | Xem tất
Mình thấy một số bản vẽ thiết kế phân biệt như thế này:
-Dầm giằng: bố trí tại những chỗ dễ xảy ra lún không đều, gây nứt vỡ như ở trục biên, trục khe lún, những chỗ khoảng cách giữa 2 móng quá nhỏ. Cốt thép DG liên kết với thép móng.
-Đà kiềng: bố trí dưới những trục tường. Cốt thép DK liên kết với thép cổ móng.

www.xaydung360.vn XÂY TÂM, DỰNG TẦM CHUYÊN NGHIỆP

tambuicd Đăng lúc 8/6/2014 20:19 | Xem tất
Em là dân cầu đường nên không rõ lắm, các bác cho em biết vậy có quy định gì về vị trí nối thép của giằng tường không ạ?hay là cốt thép giằng tường nối tại vị trí nào cũng được ạ?em xin cảm ơn

www.xaydung360.vn XÂY TÂM, DỰNG TẦM CHUYÊN NGHIỆP

ksxdpt Đăng lúc 1/12/2015 18:00 | Xem tất
Dầm móng nằm ở cos đáy móng. Giằng móng nằm ở cos đỉnh móng

www.xaydung360.vn XÂY TÂM, DỰNG TẦM CHUYÊN NGHIỆP

nguyenchau0102 Đăng lúc 20/6/2016 21:39 | Xem tất
fubi gửi lúc 10/8/2013 20:07
Các bạn lưu ý:
- Chủ topic đang hỏi về SỰ LÀM VIỆC của giằng móng và dầm móng.

Chào anh, nhân tiện đây anh có thể chia sẽ thêm về cách tính toán dầm móng cọc được không anh. Em cũng đã tìm hiểu rất nhiều rồi nhưng thực sự quan niệm tính toán dầm móng còn quá mung lung. Anh có thể chia sẻ tài liệu hoặc kinh nghiệm về tính toán dầm móng được không ạ? Cảm ơn anh rất nhiều!

www.xaydung360.vn XÂY TÂM, DỰNG TẦM CHUYÊN NGHIỆP

daibangx3 Đăng lúc 3/1/2017 14:34 | Xem tất
Dầm móng là phần khung sườn của móng đôi hoặc móng băng. Tùy móng ở trên dầm móng có móng đá hoặc tường hay không mà có cách tính thích hợp. Còn bình thường dầm móng là 1 dầm lật ngược mà bản thân các cổ móng là các cây cột, lực chịu tác dụng là lực đẩy của đất nền truyền lên tảng móng (Đóng vai trò là sàn côn sơn lật ngược truyền lực đất nền vào dầm móng). Còn muốn có lực đẩy đất nền thì dựa vào lực dọc và moment cột truyền xuống.
Giằng móng là các giằng nằm trên móng đá hoặc móng gạch. Nó giống như là giằng tường, tác dụng chủ yếu của nó là làm cho tải trọng phía trên phân bố đều xuống phía dưới tường hoặc móng đá để tránh bị nứt gãy móng đá hoặc móng gạch.
Còn 1 cái nữa là đà kiền nối giữa các đầu cổ móng với nhau. Cái này bản thân nó 1 nữa giống cái dầm, một nữa giống dầm móng.Nhưng đa số là giống dầm thường. Tác dụng chủ yếu của nó là để xây tường phía trên và giằng đầu cổ móng để giảm độ mảnh của cột. Đồng thời nó hạn chế sự lún lệch giữa các móng đơn với nhau. Khi nó được đặt trên móng đá và liên kết trực tiếp vào vột thì lúc đó nó lại giống như dầm móng.

                               
Đăng nhập/Đăng ký mở rộng

www.xaydung360.vn XÂY TÂM, DỰNG TẦM CHUYÊN NGHIỆP

canhvoxd Đăng lúc 4/1/2017 13:29 | Xem tất
Theo mình ở đây
Giằng móng: sẽ không chịu lực tác động trực tiếp từ cột xuống và nó có tác dụng chính là liên kết các móng lại với nhau thành 1 khối thường thì hay được bốt trí tại móng đơn
Dầm móng: chịu lực tác động của cột xuống thường gặp ở các móng lệch tâm thường nằm cùng với cao độ của móng.

www.xaydung360.vn XÂY TÂM, DỰNG TẦM CHUYÊN NGHIỆP

cohotho Đăng lúc 4/1/2017 15:24 | Xem tất
Giằng móng thì có tác dụng giằng các móng lại  với nhau để khỏi  dịch chuyển, còn dầm móng là ngoài tác dụng giằng còn có tác dụng làm việc như đà kiềng nên khi nối thép có sự khác biệt nhau theo mình là vậy

www.xaydung360.vn XÂY TÂM, DỰNG TẦM CHUYÊN NGHIỆP

minilampard Đăng lúc 6/1/2017 17:03 | Xem tất
Vậy cho em hỏi thế trong mấy bản vẽ này gọi là giằng hay dầm ạ. Đây là bản vẽ bể nước, có cọc và đài cọc.
Tính toán hệ dầm( hoặc giằng) này thì như thế nà, mô hình trong sap2000 ra sao ạ. Mong mọi người giúp đỡ.  Em xin cảm ơn.
2.png
1.png

www.xaydung360.vn XÂY TÂM, DỰNG TẦM CHUYÊN NGHIỆP

pckhanhxdk37 Đăng lúc 21/7/2017 11:14 | Xem tất
minilampard gửi lúc 6/1/2017 17:03
Vậy cho em hỏi thế trong mấy bản vẽ này gọi là giằng hay dầm ạ. Đây là bản vẽ bể n ...

Theo điều 8.18 TCVN 10304:2014 (Móng cọc - Tiêu chuẩn thiết kế) thì đối với móng một cọc như hình cần có hệ giằng theo 2 phương => đây là giằng móng.
Theo mình hiểu là vậy, mong các bạn tiếp tục chia sẽ.

www.xaydung360.vn XÂY TÂM, DỰNG TẦM CHUYÊN NGHIỆP

khaivudinh Đăng lúc 30/1/2018 17:49 | Xem tất
ngochihuy gửi lúc 10/8/2013 15:12
dầm móng có khả năng chịu kéo còn Giằng móng có khả năng chịu nén bạn ak

hình như có gì đó sai sai

www.xaydung360.vn XÂY TÂM, DỰNG TẦM CHUYÊN NGHIỆP

khaivudinh Đăng lúc 30/1/2018 17:53 | Xem tất
nam06x1bxd gửi lúc 10/8/2013 15:42
Ở đây có thể khẳng định lại một lần nữa là dầm móng và giằng móng chính là một. ...

thì ra là vậy

www.xaydung360.vn XÂY TÂM, DỰNG TẦM CHUYÊN NGHIỆP

khaivudinh Đăng lúc 30/1/2018 17:55 | Xem tất
fubi gửi lúc 10/8/2013 20:07
Các bạn lưu ý:
- Chủ topic đang hỏi về SỰ LÀM VIỆC của giằng móng và dầm móng.

giờ mới phân biệt được dầm và giằng cảm ơn anh

www.xaydung360.vn XÂY TÂM, DỰNG TẦM CHUYÊN NGHIỆP

Phiên bản Mobile|Phần mềm ôn thi sát hạch chứng chỉ hành nghề xây dựng  

Phần mềm dự toán xây dựng excel | Hướng dẫn lập dự toán xây dựng | Phần mềm tư vấn giám sát | Phần mềm quản lý chất lượng xây dựng |

Phần mềm ôn thi sát hạch chứng chỉ hành nghề xây dựng

Phần mềm ôn thi sát hạch chứng chỉ hành nghề Kiến Trúc sư

Phần mềm ôn thi sát hạch chứng chỉ hành nghề Đấu thầu

GMT+7, 29/3/2024 14:41 , Processed in 0.183675 second(s), 30 queries .

Powered by Discuz! X3.2

© 2001-2013 Kiso Comsenz Inc.