XD360 KÍNH CHÚC CHO MỌI NHÀ VẠN SỰ AN LÀNH!

Phần mềm ôn thi sát hạch chứng chỉ hành nghề xây dựng

 Quên mật khẩu
 Đăng ký mới
Anh Trần HòeBùi Quốc Hưng
Xem: 31443|Trả lời: 1
In Chủ đề trước Tiếp theo
Thu gọn cột thông tin

Lưu ý khi sử dụng móng cừ tràm

[Lấy địa chỉ]
Nhảy đến trang chỉ định
1#
sinhvienxd Đăng lúc 13/7/2011 11:56 | Xem tất Trả lời thưởng |Xem ngược lại |Chế độ đọc

Hãy đăng nhập để có nhiều chức năng hữu dụng hơn và xem ảnh rõ hơn!

Bạn phải đăng nhập để xem được nội dung, nếu bạn chưa có tài khoản? hãy Đăng ký mới

x
Lưu ý khi sử dụng móng cừ tràm

                               
Đăng nhập/Đăng ký mở rộng
Sau bài về chống lún do kỹ sư Nguyễn Văn Ðực - tác giả cuốn "Mấy quan điểm về nền móng” NXB Khoa học Kỹ thuật - tư vấn đăng trên số báo 25, SGTT nhận được thêm một số ý kiến về sử dụng cừ tràm làm móng và so sánh với cọc bê tông. Kỹ sư Nguyễn Văn Ðực sẽ tư vấn tiếp về vấn đề này.

                               
Đăng nhập/Đăng ký mở rộng
So sánh cừ tràm với cọc bê tông cốt thép
Cọc bê tông cốt thép ví như xe ô-tô, cừ tràm ví như xe gắn máy. Ôtô có ưu điểm chở được nhiều người, dễ đi xa hơn; xe gắn máy nhỏ gọn, cơ động trên đường nhỏ hẹp, chi phí thấp. Do đó, tùy trường hợp mà dùng ôtô hay xe máy để đạt hiệu quả hơn. Khi "tai nạn" xảy ra thì cần xem lại năng lực, sự cẩn trọng của người lái hơn là phương tiện.
Khi dùng móng cừ tràm phải tính toán kỹ thiết kế và cấu tạo đúng, dứt khoát không được gian dối trong thi công. Bởi tất cả các “tai nạn” lún sụt là do con người chứ không vì cừ tràm. Thường với các công trình dưới 5 tầng, xây chen trong các hẻm nhỏ thì việc đóng, ép cọc bê tông cốt thép sẽ khó khăn và tốn kém hơn dùng cừ tràm. Nếu công trình lớn, giao thông thuận tiện thì cọc bê tông kinh tế hơn.
Ứng dụng cừ tràm
Theo kinh nghiệm, nên sử dụng cừ tràm ở những vùng đất yếu, đất bùn, có sức chịu tải thấp. Với cừ dài 4 - 5m, đường kính gốc 10 - 12cm, ngọn 6 - 8cm và mật độ 25 cây/m² thì sức chịu tải của đất đạt từ 0,6 - 0,9 kg/cm². Về mặt lý thuyết, có nhiều ý kiến khác nhau nhưng nên làm cho móng và cừ tràm kết hợp thành một khối "rắn". Vì trong đất bùn, cừ tràm có tác dụng liên kết với móng tạo thành một khối để chuyển lực xuống sâu hơn 4 - 5m (đáy của khối cừ tràm). Từ đó khối cừ tràm đủ sức chịu lực, chống cắt do các cung trượt gây ra ngay tại đáy móng. Khi móng bị phá, đất dưới đáy móng hình thành cung trượt, do đó số lượng và đường kính cừ tràm phải đủ để chịu lực cắt của cung trượt này (xem hình 1)
Cách đóng cừ tràm
Cần thiết phải đóng cừ rộng ra ngoài diện tích móng, mỗi cạnh từ 0,1 - 0,2m để tăng sức chống cắt của cung trượt. Thí dụ điển hình là tại công trình chợ Tân Quy Tây, trụ sở một công ty xây dựng ở đường Xô Viết Nghệ Tĩnh và nhất là lô IV cư xá Thanh Ða, diện tích đóng cừ tràm bị thu hẹp đáng kể, đóng lùi sâu vào bên trong cạnh móng dẫn đến lún và lún lệch (xem hình 2)
Có người “cầu kỳ” đóng chung quanh trước rồi mới đóng dần vào trong - ý muốn tạo sự nén chặt đất trong phạm vi đóng cừ. Thực chất không tác dụng gì mà chỉ cực cho việc thi công, vì cừ không lèn chặt được đất bùn.
Về độ sâu của móng cừ tràm, nhiều người có thói quen đặt đầu cừ tràm phải nằm dưới mực nước ngầm thấp nhất. Ðiều này đưa đến việc phải đặt đáy móng khá sâu, gây bất lợi cho thi công, nhất là vào mùa mưa. Các tài liệu địa chất cho thấy: ở vị trí cao hơn mạch nước ngầm, đất vẫn ẩm ướt, độ bão hòa cao, do đó đủ độ ẩm để đầu cừ tràm không bị khô và sẽ không bị mục. Vì vậy, tùy theo chất đất bên trên mực nước ngầm, có thể chọn đầu cừ tràm cao hơn mực nước ngầm, miễn sao đầu cừ luôn ẩm ướt. Ở đất sét, nước mao dẫn có thể lên đến 5 - 6m.
Một thói quen cần tránh khi thi công là lấy cát phủ lên đầu cừ sau khi đóng. Nhiều người đóng xong cừ là phủ lên đầu cừ một lớp cát dày. Khi làm như vậy, dưới áp lực đáy móng, cát có thể chui xuống bùn hay len vào các kẽ rỗng bên trên của lớp bê tông lót. Theo dòng chảy, cát cũng có thể chuyển dịch. Hoặc khi công trình kề bên đào móng, cát sụt lở... đều là những nguyên nhân gây lún hay lún không đều. Cách khác cũng thường gây lún do “xem thường” lớp bê tông lót, cứ sắp đá 4 - 6 xuống và trải hồ vữa xi măng bên trên, cán đều. Lúc này, dưới áp lực đáy móng, dẫn đến kết cấu của lớp lót này không vững, biến dạng và gây lún sụt. Như vậy cần thiết phải tạo lớp lót bằng bê tông đá 1-2 và đổ trực tiếp trên đầu cừ để tạo liên kết thành một khối.
Ng.Tâm

Đánh giá

Hữu ích lắm! Thanks!: 5.0
Hữu ích lắm! Thanks!: 5
  Đăng lúc 16/2/2012 13:22

Số người tham gia 3Uy Tín: +9 Thưởng +9 Thanked +2 Thu lại Lý do
Hathao1988 + 3 + 3 + 1
thanhthao1 + 3 + 3 Bài hay quá. Thanks!
ACCEN_sherven + 3 + 3 + 1 Bài hay quá. Thanks!

Xem tất cả

www.xaydung360.vn XÂY TÂM, DỰNG TẦM CHUYÊN NGHIỆP

Phiên bản Mobile|Phần mềm ôn thi sát hạch chứng chỉ hành nghề xây dựng  

Phần mềm dự toán xây dựng excel | Hướng dẫn lập dự toán xây dựng | Phần mềm tư vấn giám sát | Phần mềm quản lý chất lượng xây dựng |

Phần mềm ôn thi sát hạch chứng chỉ hành nghề xây dựng

Phần mềm ôn thi sát hạch chứng chỉ hành nghề Kiến Trúc sư

Phần mềm ôn thi sát hạch chứng chỉ hành nghề Đấu thầu

GMT+7, 20/4/2024 01:23 , Processed in 0.102580 second(s), 25 queries .

Powered by Discuz! X3.2

© 2001-2013 Kiso Comsenz Inc.