XD360 KÍNH CHÚC CHO MỌI NHÀ VẠN SỰ AN LÀNH!

Phần mềm ôn thi sát hạch chứng chỉ hành nghề xây dựng

 Quên mật khẩu
 Đăng ký mới
Anh Trần HòeBùi Quốc Hưng
Tác giả: sauriengbuon
Thu gọn cột thông tin

Lập dự toán theo đơn giá "cứng" và đơn giá "mềm"

  [Lấy địa chỉ]
sauriengbuon Đăng lúc 24/7/2012 08:24 | Xem tất |Chế độ đọc

Hãy đăng nhập để có nhiều chức năng hữu dụng hơn và xem ảnh rõ hơn!

Bạn phải đăng nhập để xem được nội dung, nếu bạn chưa có tài khoản? hãy Đăng ký mới

x
Em đang làm một dự án trên Hà Giang. Khi em lập tổng mức đầu tư có dùng 2 phương pháp để lựa chọn suất vốn đầu tư. Một là dựa vào suất vốn đầu tư của BXD công bố, 2 là dùng suất vốn đầu tư của công trình tương tự. Khi em lập dự toán, đã dùng đơn giá của địa phương, sau đó tính chênh lệch vật liệu, bù giá trực tiếp nhân công và ca máy. Sở Hà Giang có nếu ý kiên là em làm theo đơn giá "cứng" là đơn giá địa phương là sai. Phải làm theo đơn giá công trình là đơn giá mềm.

Theo như em thấy trong TT 04-2010 PL3 có ghi bảng biểu đơn giá k đầy đủ thì vẫn có tính chênh lệch vật liệu.
Và từ trước đến giờ em lập theo cái này cũng k có khiếu nại gì. Hiện em đang dùng acitt, muốn chiết tính đơn giá thì phải xuất sang dự thầu, như thế có phù hợp với em làm tư vấn thiết kế k ạ.

Em phải làm thế nào cho đúng, mong các anh tư vấn dùm ạ, Em xin cảm ơn.

Số người tham gia 1Thanked +1 Thu lại Lý do
hoangsonxzc5514 + 1 Đồng tình. Cảm ơn!

Xem tất cả

www.xaydung360.vn XÂY TÂM, DỰNG TẦM CHUYÊN NGHIỆP

fubi Đăng lúc 24/7/2012 08:49 | Xem tất
1. Không có cái gọi là đơn giá cứng hay đơn giá mềm.
2. Phương pháp lập dự toán về bản chất chỉ là 1:
Khối lượng x đơn giá THỊ TRƯỜNG tại thời điểm hiện tại = thành tiền.

a. Phương pháp bù giá:
Là phương pháp áp dụng bộ đơn giá tỉnh thành công bố, tương ứng với đơn giá tại thời điểm quá khứ. Nó không đúng giá hiện tại. Nên phải bù chênh lệch.
Phương pháp này mình đã nói nhiều lần, đây là 1 phương pháp CỰC KỲ NGU DỐT, ĐẦN ĐỘN (nói về phương pháp, không nói bạn đâu nha). Nó vừa lằng nhằng, phi toán học lại không phản ánh đúng giá thị trường, và sai số nhiều.

Câu hỏi thêm:
- Tỉnh thành tính đơn giá công việc (VL-NC-M) trong bộ đơn giá công bố cách nào?
Đáp:
Họ dùng phương pháp đơn giá trực tiếp ở mục b để tính ra được đơn giá VL-NC-M của 1 công tác rồi đem công bố. (bạn thấy lằng nhằng chưa?).

b. Phương pháp đơn giá trực tiếp:
Là phương pháp dùng định mức công việc x đơn giá (VL-NC-M) tại thời điểm hiện tại + chi phí đuôi để có được ĐƠN GIÁ ĐẦY ĐỦ CỦA 1 CÔNG TÁC XD.
Có đơn giá rồi x KL = Thành tiền.
==> Đây là phương pháp khoa học, tường minh, đơn giản, rõ ràng, chính xác.THÔNG TƯ 04 CỦA BỘ XD ĐÃ HƯỚNG DẪN RẤT RÕ RỒI. CHỈ LÀ CÁC BẠN KHÔNG CHỊU ĐỌC ĐỂ LÀM THEO MÀ THÔI. CỨ ĐI THEO PP BÙ GIÁ LỐI MÒN CỔ LỖ SỸ TỪ THỜI BAO CẤP ĐỂ LẠI.

Kết luận:
- Phương pháp bù giá bản chất của nó là dùng phương pháp trực tiếp để tính ra đơn giá ở quá khứ sau đó bù giá để tính ra được đơn giá hiện tại.
Vậy thì làm đơn giá trực tiếp luôn cho khỏe. Đỡ lằng nhằng.

P/S:
Trong phạm vi bài ngắn không thể mô tả hết bvanr chất cho bạn. Cái bạn đang thiếu chính là HIỂU RÕ VỀ BẢN CHẤT CÁC PHƯƠNG PHÁP DỰ TOÁN. cHÍNH VÌ KHÔNG HIỂU NÊN BẠN KHÔNG BIẾT LÀM NHƯ THẾ NÀO MỚI ĐÚNG. BẠN NÊN ĐỌC CÁC BÀI GIẢNG (CẢ BÀI VIẾT, LẪN VIDEO) trên diễn đàn xd360 mà mình đã đăng tải để hiểu tường tận BẢN CHẤT bạn nhé. Hiểu BẢN CHẤT THÌ BẠN MUỐN LÀM GÌ, TÙY BIẾN GÌ CŨNG ĐƯỢC. KHÔNG AI BẮT BẺ BẠN ĐƯỢC ĐÂU.

Đánh giá

Hữu ích lắm! Thanks!: 5.0
Anh Fubi cho em hỏi...mấy topic ở đầu thì e đọc được..nhưng mấy topic bị trôi xuống dưới làm sao để tìm được theo thứ tự thời gian bây giờ?  Đăng lúc 24/7/2012 15:32
Tại em đang cần làm gấp, nên muốn hỏi nhanh để làm còn kịp nộp. Em cảm ơn anh Fubi ạ.^^  Đăng lúc 24/7/2012 14:06
Em đã tham gia vào diễn đàn thì nên tìm đọc tất cả những bài của anh Fubi về phương pháp dự toán để hiểu. Anh lúc trước cũng như em giờ dấy.Cảm ơn XD360  Đăng lúc 24/7/2012 10:44
Hữu ích lắm! Thanks!: 5
  Đăng lúc 24/7/2012 09:32
" phương pháp CỰC KỲ NGU DỐT, ĐẦN ĐỘN " kết nhất câu này @@  Đăng lúc 24/7/2012 09:10

www.xaydung360.vn XÂY TÂM, DỰNG TẦM CHUYÊN NGHIỆP

dinhgiaa Đăng lúc 10/9/2012 21:54 | Xem tất
Theo tôi, các phương pháp đó không đáng bị chê như vậy đâu. Cái gì cũng có ưu nhược điểm của nó. Bản chất của các phương pháp đều giống nhau. Tuy nhiên, các bạn cũng nên xét đến yếu tố vĩ mô. Nhà nước quản lý phải làm sao cho đơn giản trong quản lý nhưng xác thực tế. dựa vào  cái căn bản, sau đó dùng các coogn thức điều chỉnh cho xác thực tế mỗi khi có biến động lớn. Không lẽ mỗi lần thay đổi giá thì cả nước phát hành lại toàn bộ các bộ định mức, đơn giá hay sau, Chi phí này rất tốn kém.  chưa tính mỗi lần ra một điều chỉnh phải thông qua bộ này, bộ nọ thẩm định trước khi ra quyết định.
Trong khi phương pháp bù giá thì cũng có sao đâu. nó đảm bảo phần lớn bộ đơn giá gần đúng với giá thị trường trong điều kiện dễ quản lý nhất. Moi người đều hiểu và đồng ý. Bây giò phần mềm hỗ trợ , chỉ cần nhập giá hiện tại như phương pháp trực tiếp , phần mềm sẽ tính ra phần bù giá , những việc đó dễ như tầm tay vói phần mềm.  


Phương pháp đơn giá trực tiếp thì hay rồi nhưng cúng như admin phân tích là gây khó khăn trong thẩm định. Ai dám đảm bảo đơn giá đó đúng nhất để ký phê duyệt dự toan. chi thích hợp các dự án vốn khác ngoài ngân sách rất linh hoạt trong  việc ra quyết định.

Đánh giá

và cuối cùng: BẠN CŨNG HIỂU SAI NHẤM NGHIÊM TRỌNG VỀ PP ĐƠN GIÁ TRỰC TIẾP MÀ ADMIN ĐÃ TRÌNH BÀY. Thẩm định thẩm tra vô tư. Rất nhiều tỉnh thành dùng rồi bạn   Đăng lúc 10/9/2012 22:19
Và 1 điều nữa: BẠN ĐÃ HIỂU SAI VỀ QUY TRÌNH VÀ PP QUẢN LÝ CHI PHÍ TRONG XÂY DỰNG của nhà nước.  Đăng lúc 10/9/2012 22:10
Xin lỗi bạn vì dùng từ mạnh. Bởi mong muốn sẽ tác động mạnh kích thích tâm lý bạn tìm hiểu sâu hơn về PP dự toán BÙ GIÁ NGU DỐT NHẤT HIỆN NAY.  Đăng lúc 10/9/2012 22:08
Bạn nên đọc thêm bài "TẤN CÔNG TOÀN DIỆN CÁC PP LẬP DỰ TOÁN" đang đăng tải trên diễn đàn sẽ rõ. Thân ái!  Đăng lúc 10/9/2012 22:06
LÝ LUẬN NÀY KHÔNG ĐÚNG! VÀ SAI NHẦM NGHIÊM TRỌNG VỀ BẢN CHẤT PP BÙ GIÁ.  Đăng lúc 10/9/2012 22:05

www.xaydung360.vn XÂY TÂM, DỰNG TẦM CHUYÊN NGHIỆP

soixich_hp4 Đăng lúc 11/9/2012 14:25 | Xem tất
Ỏ nước ta có nhiều cái đau đầu lắm:
1 .Khi làm dự toán mà áp dụng đơn giá tỉnh thành thì phải bù giá. Cái này cũng bình thường chỉ tội hơi lâu tí thui.
2. Khi đâu thầu thì sử dụng đơn giá trực tiếp (đầy đủ hay không đầy đủ).
3. Khi thẩm tra quyết toán thì cơ quan có thẩm quyền yêu cầu cả 2:
- vừa đơn giá ban đầu (bù giá)
- vừa đơn giá chi tiết.(trực tiếp) .........đau đầu
4. Mà các Pm hiện nay chủ yếu xây dựng trên bộ đơn giá tỉnh.
5. Bọn thẩm định nhà nước thường cổ hủ, ngu lâu, dốt bền, sợ sệt ... nên ko dám thẩm định theo kiểu đó. HJcPM xaydung360 có thiết kế mục lập dự toán theo phương pháp trực tiếp ko bác Fu bi

Số người tham gia 2Uy Tín: +1 Thưởng +1 Thanked +2 Thu lại Lý do
TuyenSh + 1
slna_fc + 1 + 1 + 1

Xem tất cả

www.xaydung360.vn XÂY TÂM, DỰNG TẦM CHUYÊN NGHIỆP

nguyenhaita Đăng lúc 11/9/2012 15:49 | Xem tất
- MÌnh có vài ý kiến:
+ Đơn giá "cứng" (không thay đổi được) là đơn giá được ban hành của mỗi tỉnh thành.
+ Đơn giá "mềm" (thay đổi được) là đơn giá thị trường được cung cấp bởi nhà sản xuất.
+ Điều 15 của thông tư 112 quy định rõ về giá vật liêu, nhân công, máy thi công.
Vì vậy phương pháp bù giá tuy không sai về bản chất nhưng nó không phản ánh đúng giá hiện tại mà lằng nhằng: giá mới - giá cũ = bù giá.
                      bù giá + giá cũ = quyết toán
                      ==> quyết toán = giá mới  

www.xaydung360.vn XÂY TÂM, DỰNG TẦM CHUYÊN NGHIỆP

dinhgiaa Đăng lúc 11/9/2012 22:14 | Xem tất
Theo tôi hiểu thì để tính giá thành thì lấy định mức x đơn giá x khối lượng.
Để tính đúng giá thị trường thì ai có thể xác định chính xác 100% được để dám thẩm định.
Ví dụ như công tác ván khuôn. Theo giá thành trung bình của 100 công trình giá là 100k/m2. Đối với công trình tôi lập dự toán, tôi lập luận là Nhà này nhịp ngắn nhiều dầm, ô sàn nhỏ nên phải cắt ván nhỏ ra nên tốn vật liệu hơn, tốn nhân công hơn, tính thêm 5k/m2, Nhịp nhỏ nhưng nhà diện tích lớn ví dụ biệt thự 300m2 sàn thì lấy khối lượng và sử dụng lại vật liệu cũ làm lại cho sàn trên bù lại nhịp nhỏ tốn kém vật tư không sao. Nhưng nhịp nhà ngắn mà nhà lại nhỏ, ngang 3m, dài 2m ( ví dụ để thấy chênh lệch thôi) thì không bù được mà còn phải  tính thêm 5k/m2. Công trình thi công trong hẻm nhỏ, khó khăn vận chuyển tính thêm 2k/m2. Theo tiến độ, thi công mùa mưa bão, cộng thêm đơn giá 5k/m2. Tổng cộng 117k/m2. và nhiều vấn đề khác ảnh hưởng đến giá nũa. Và ngược lại thì phải giảm giá nếu nhà ván khuôn dễ làm, diện tích lớn, nhiều tầng luân chuyển cao. Nếu muốn tính giá thị trường thì phải tính như thế đấy.
Vậy nếu bạn là thẩm định, bạn duyệt giá nào. bạn đồng ý phát sinh chi phí nào, giảm chi phí nào trong một số loại chi phí kia. dựa vào đâu bạn phê duyệt. Nhà nước quản lý như thế nào với mức độ phân tích chi tiết công việc như vậy nếu nhà nước không áp dụng đơn giá trung bình là 100k/m2.

Theo tôi, tôi chỉ cần biết phương pháp bù giá có phản ánh đúng giá thị trường không. Xét tại thời điểm thị trường lúc ban hành đơn giá, kể cả thời điểm ban hành điều chỉnh dự toán.  Vì sau khi ban hành có thể thị trường thay đổi.  Sau khi +-*/ để bù giá, giảm giá ( Máy tính làm hết) ra đơn giá VL/NC/MTC có đơn giá phù hợp với thời điểm lập dự toán là được.  Vấn đề còn lại là xem báo giá liên sở có sát với giá thị trường không. Nếu đúng thì áp dụng không sao, tuy nhiên, việc lạm phát thay đổi biên độ lớn như hiện nay thì phải liên tục cập nhật hệ số điều chỉnh mới theo kịp thị trường. Chỉ việc bù giá nó rất rối nhưng bây giò phần mềm hỗ trợ không thành vấn đề. Tuy nhiên được cái quản lý dễ dàng chỉ bằng 1 vài hệ số điều chỉnh. Có thể phương pháp này không chính xác bằng phương pháp đơn giá trực tiếp nhưng chấp nhận được và dễ quản lý hơn cấp độ vĩ mô của nhà nước thì vẫn nên dùng. Nếu vậy thì phương pháp bù giá có đáng bị lên án như vậy không.
Còn nếu sai thì tôi chưa tìm hiểu. Sai vì sai bản chất phương pháp đó sai, hay sai do khách quan là sự biến động thị trường sau khi ban hành các hệ số điều chỉnh, do mẫu số lớn quá nên hệ số phù hợp với đơn giá này nhưng không phù hợp với đơn giá kia nhưng trung bình cho toàn bộ các coogn tác vẫn phù hợp. Nếu sai do biến động thị trường thị bản thân phơng pháp đơn giá trực tiếp theo thị trường cũng sẽ sai sau khi quyết định  vì trong thời gian để đưa công tác ra thi công sẽ có biến động giá thị trường. Vậy không có phương pháp nào chính xác nếu xét đến yếu tố thị trường theo thời gian. Nếu muốn chính xác phải xác định được thời điểm thi công và hệ số lạm phát , giảm phát trượt giá trong thời gian đến khi thi công công tác đó. Theo tôi, về phương diện quản lý nhà nước Chỉ xét đến phương pháp nào gần sát với giá thị trường và dễ quản lý về vĩ mô nhất thì áp dụng. Còn về phương diện cá nhân thì mỗi người quản lý được mấy công trình cùng một thời điểm nên có nhiều thời gian, để làm chi tiết. Anh FIBI có thể chỉ ra cái sai về bản chất +-*/ sai, chứ sai mà do khuyết điểm mẫu số lớn không thể áp dụng cho toàn bộ các coogn việc, làm nhiều bước bù giá thì chỉ mất thời gian, sai do mấy ông thực hiện ngồi phán giá (không phải bản chất của phương pháp) có thể chấp nhận được

Theo tôi được biết, các dự toán hiện nay phàn lớn là làm theo định mức , tuy nhiên có 1 số công tác không có trong bộ định mức thì lấy theo báo giá của các công ty. Đây chính là giá thị trường theo đơn giá trực tiếp, chính xác nhất tại thời điểm lập dự toán thôi. tới thời điểm thi công thì chưa biết.  Tuy nhiên, thường số lượng đơn giá này không nhiều nên không ảnh hưởng đến tổng mức đầu tư nhiều nên dễ thẩm định phê duyệt hơn.
Tôi chỉ suy luận theo logic. phương pháp nào cũng được miễn sao +-*/, bù giá, giảm giá ra đơn giá VL/NC/MTC đúng với thời điểm lập dự toán là được. Khối lượng, định mức thì xem như khoogn bàn.

Thực ra, bạn fubi nói đúng, tôi chưa từng học qua lớp dự toán, chưa từng lập để người khác thẩm định, chỉ đọc các dự toán được lập ra có áp khối lượng, định mức, dơn giá đúng theo thoogn báo gia liên sở không thôi. Lên trao đổi để hiểu thêm vấn đề thôi .

Đánh giá

Tuyệt vời! Cảm ơn!: 5.0
Mình sẽ phản biện lại 1 bài để chúng ta cùng rõ: vì bạn hiểu sai nhầm nghiêm trọng về các PP lập dự toán rồi.  Đăng lúc 12/9/2012 11:39
Tuyệt vời! Cảm ơn!: 5
Tán thành phản biện. Có phản biện mới phát triển. Có phản biện mới có sự đồng thuận đúng đắn. Mình sẽ phản biện lại vì bạn hiểu sa   Đăng lúc 12/9/2012 11:38

www.xaydung360.vn XÂY TÂM, DỰNG TẦM CHUYÊN NGHIỆP

ksxd.duonghai Đăng lúc 2/11/2012 23:19 | Xem tất

Bạn trả lời rất đúng bản chất và đó cũng chính là phương pháp tiếp cận 1 công việc mới của mình, nhân tiện mình là linh mới trong lĩnh vực dự toán nên nhờ bạn cho xin file mẫu dự toán gốc và đã điều chỉnh tại 1 thời điểm nao đó để tham khảo nhé, thanks


ksxd.duonghai trong 2/11/2012 23:25 đã trả lời thêm:
Mình là lính mới trong lĩnh vực dự toán nên xin bạn 1file mẫu dự toán cũ và đã được điều chỉnh tại thời điểm bất kỳ nào đó để tham khảo nhé, nếu bạn có chú thích hướng dẫn thi càng tốt, thanks
Địa chỉ gmail của mình là ksxd.duonghai@gmail.com
Mong được bạn hồi âm để học hỏi

Đánh giá

điều chỉnh thì cũng là lập dự toán mới thay đổi so với ban đầu mà. Kiểu kiểu vậy  Đăng lúc 2/11/2012 23:37
trên thư viện đầy. bạn tìm đi.  Đăng lúc 2/11/2012 23:22

www.xaydung360.vn XÂY TÂM, DỰNG TẦM CHUYÊN NGHIỆP

ola1983 Đăng lúc 15/7/2013 21:23 | Xem tất
dinhgiaa gửi lúc 11/9/2012 22:14
Theo tôi hiểu thì để tính giá thành thì lấy định mức x đơn giá x khối lượng.
Để ...

Tôi cũng nghĩ phương pháp lập dự toán cũ không đáng bị lên án như vậy. Khi tôi nghe mọi người phê phán phương  pháp cũ (tôi cũng là người không thường xuyên lập dự toán, nhưng cũng ham học hỏi). Phương pháp cũ và mới nói đúng ra chỉ khác nhau ở chỗ bù giá mà thôi. Ngay cả phương pháp cũ thì trước khi báo cáo chủ đầu tư duyệt thì vẫn phải tham khảo giá thị trường và tính chênh lệch giá (chả cần quan tâm đến báo cáo giá của địa phương làm gì). Phương pháp mới thì áp dụng ngay đơn giá thị trường (nhanh hơn khoảng 2-3 bước). Đơn giá thì không bao giờ cứng cả nó thay đổi liên tục theo thị trường và quy luật cung cầu. Ngay tại thời điểm lập dự toán đến khi phê duyệt đến ký hợp đồng đến bàn giao mặt bằng thi công vv.. một số công tác thì đến khi thi công thật sự thì đã khác rồi.

www.xaydung360.vn XÂY TÂM, DỰNG TẦM CHUYÊN NGHIỆP

hoat2403 Đăng lúc 13/8/2013 16:07 | Xem tất
Cái gì không đúng ,ko phù hợp với hiện tại sẽ tự đào thải theo thời gian thôi

www.xaydung360.vn XÂY TÂM, DỰNG TẦM CHUYÊN NGHIỆP

xuanthuan8881 Đăng lúc 12/11/2013 11:01 | Xem tất
1.. Do lịch sử khi trước không có máy tính, máy in như bây giờ - người lập dự toán phải ngồi kẻ bảng, ghi các con số dự toán bằng tay, tính tay. Ở đâu có điều kiện hơn thì có máy chữ để trình bày. Nếu có sai sót hoặc có thay đổi do thay đổi thiết kế (mà trong xây dựng thì vấn đề này thường xuyên diễn ra) thì việc viết lại hoặc gõ máy chữ lại dù chỉ 1 trang là vô cùng khổ sở và mất thời gian. Mà sai một chỗ thì coi như phải làm lại cả hồ sơ dự toán.
Vì lý do trên, nên khi đó người ta nghĩ ra cách dùng đơn giá tính sẵn làm gốc để tính ra bảng dự toán, sau đó lọc ra danh mục và khối lượng các vật liệu để tính bù giá trị còn thiếu, nhân công và máy dùng hệ số điều chỉnh (theo toán học nhân vào tích cũng như nhân vào từng thừa số rồi cộng kết quả lại).
Với phương pháp này mỗi khi có thay đổi, chỉ việc in lại bảng bù chênh lệch và bảng tổng hợp dự toán. Đây là phương pháp làm rất thông minh của các cụ nhà ta khi đó và làm giảm công sức chứ không phải là tốn công sức như bạn nói. Sau này cả xã hội quen phương pháp đó rồi cứ thế làm.

2. Do đặc điểm của sản xuất xây dựng nên công trình xây dựng, dự án xây dựng thường kéo dài. Việc kéo dài này qua nhiều giai đoạn thay đổi chế độ chính sách, giá cả. Mỗi đợt thay đổi giá cả đó (do yêu cầu thực tế, do điều kiện hợp đồng, do văn bản hướng dẫn làm như vậy...) phải có sự điều chỉnh, bù trừ chênh lệch chứ không thể tính lại đơn giá mới. Cho nên phương pháp bù trừ chênh lệch gắn liền với đặc điểm, tính chất của sản xuất xây dựng, ngành xây dựng. Và đã làm công tác lập và quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình buộc phải nắm bắt được phương pháp này.

3. Phương pháp 2, hiện nay các văn bản của Nhà nước, Bộ Xây dựng khuyến khích, nhưng phải có nhờ có máy tính, máy in và bảng tính liên hoàn mới làm tốt được. Nhưng mỗi lần chỉnh sửa 1 đầu việc trong dự toán hoặc trong đơn giá, có thể phải in lại toàn bộ hồ sơ, hoặc phải chọn các trang in để thay thế khá vất vả. Nói chung PP nào cũng có ưu, nhược khác nhau.

4. Những người tham gia vào: Bạn để ý là không chỉ riêng những người xây dựng, những người lập dự toán chuyên nghiệp mà cả những người thuộc khối ngành khác: Kinh tế, Tài chính, kế toán, kiểm toán... làm ở các cơ quan kiểm duyệt như Bộ (sở) Kế hoạch đầu tư, Xây dựng, Tài chính, Ngân hàng... đều làm công việc liên quan. Trình độ ở các cơ quan, địa phương chưa đồng đều. Dự án xây dựng sử dụng vốn ngân sách Nhà nước (chiếm chủ yếu) cần có công cụ quản lý (kiểu như barem hay giá niêm yết) để các đối tượng nói trên căn cứ vào đó xét duyệt, thẩm tra... Họ đã có thói quen sử dụng đơn giá địa phương, bù trừ chênh lệch rồi nên yêu cầu họ thay đổi ngay sang PP2 là điều khó khăn (có lẽ phải có lộ trình). Việc bạn nói pp2 hay và đứng ra kêu gọi mọi người theo pp2 cũng giống như bạn đi đường phố Hà Nội hay tp HCM và kêu gọi các cửa hàng và người bán rong đừng lấn chiếm vỉa hè, điểm trông xe đừng xếp xe hết chỗ người đi bộ nữa.

Tóm lại bạn đừng nghe mấy ông "hâm hâm" không hiểu bản chất Kinh tế xây dựng (không học đúng chuyên ngành, không được đào tạo bài bản, căn cứ mấy cái kinh nghiệm ếch ngồi đáy giếng) lớn tiếng kêu gọi bỏ phương pháp 1. Nhưng không hiểu bản chất định giá xây dựng: công trình thi công kéo dài, trải qua nhiều sự biến đổi về giá cả, nhiều người tham gia vào quá trình này, trình độ mặt bằng khác nhau, sử dụng nhiều loại vật tư, vật liệu... Không có phương pháp 1 này thì đến lúc bù, điều chỉnh giá khi thanh quyết toán theo các thời đoạn, các loại hợp đồng thế nào? Có phải ai cũng được đào tạo bài bản hết đâu mà bắt người ta theo 1 cách được?

Ngoài ra, bạn có thể liên tưởng vấn đề sau: Người Miền Bắc nói là chụp ảnh, gọi bố mẹ, đi ra đi vào... Người Miền Nam nói là chụp hình, gọi ba má, đi ra đi vô... Câu hỏi của bạn giống như hỏi: Không hiểu tại sao người ta không gọi thống nhất là chụp ảnh, bố mẹ, đi ra đi vào? Hay giống như một anh chàng yêu một cô mắt chột, để nịnh người yêu anh ta nói: Sao người ta lại cứ phải có 2 mắt nhỉ ?

Tóm lại chuyên nghiệp và giỏi là phải "vũ khí" nào trong tay cũng "chiến đấu" được, sở trường là kiếm, nhưng lúc chiến đấu rơi kiếm vớ được gậy vẫn có thể dùng múa thay côn. Càng biết nhiều phương pháp càng tốt, không thể kêu lười, kêu khó...

Các tỉnh phải khác nhau về trị số đơn giá nhân công, máy thi công bởi: Phụ cấp lương khác nhau, nguyên giá máy khác nhau.... nếu phụ cấp giống nhau, hệ số lương giống nhau thì còn có thể khác nhau là làm tròn trong quá trình tính toán, do người tính sai, in ấn chế bản bị sai...

Đánh giá

Mong bạn tiếp tục chia sẻ. Thanks!: 5.0 Chia sẻ hay! Thanks bạn nhé!: 1.0
Chia sẻ hay! Thanks bạn nhé!: 1
Mình không đồng ý với ý kiến của bạn. Mình đã nêu quan điểm ở bài viết phía dưới.  Đăng lúc 28/7/2016 11:03
Không theo cơ chế thị trường. Nên mới ban hành đơn giá. Sau thời gian điều chỉnh và bù giá. Nay cơ chế thị trường nên lỗi thời thậm chí NGU DỐT VỀ PP.  Đăng lúc 13/7/2016 14:11
Mục 1 không đúng. Không phải là cách hay vì thời đó làm bằng tay mà bản chất là thời đó Nhà nước bao cấp: tự sản xuất tự phân phối.  Đăng lúc 13/7/2016 14:10
Mong bạn tiếp tục chia sẻ. Thanks!: 5
Chủ đề tranh luận hay vậy, mà ko thấy các Bác vào phản biện tiếp nhỉ.  Đăng lúc 30/5/2014 09:45

Số người tham gia 1Uy Tín: +3 Thưởng +3 Thanked +1 Thu lại Lý do
jackcon + 3 + 3 + 1 Bài hay quá. Cảm ơn!

Xem tất cả

www.xaydung360.vn XÂY TÂM, DỰNG TẦM CHUYÊN NGHIỆP

 Tác giả| sauriengbuon Đăng lúc 3/3/2016 11:14 | Xem tất
Lâu lộn lại topic cũ. Thời điểm em đưa ra câu hỏi trên là khi em mới ra trường còn nhiều vấn đề chưa nắm rõ (Giờ thì tàm tạm ơn chút).
Hồi đó em dùng acitt, có thể do non kém nhưng thực sự làm acitt rất vất vả, chưa kể update còn kém. Nhưng nếu ai đã dùng acitt rồi thì biết rằng để làm theo đơn giá công trình phải chạy dự thầu rồi xuất chết đơn giá chi tiết lại bảng dự toán. Việc này đồng nghĩa với việc nếu có bất cứ thay đổi gì thì đều phải chạy lại toàn bộ quá trình ( rất mất thời gian và vất vả). Nếu dùng PP bù trực tiếp nhẹ nhàng hơn rất nhiều vì nếu không phải thêm công tác thì gần như không phải chạy lại.
Có thể phương pháp bù trực tiếp hơi lằng nhằng nhưng lại dễ hiểu dễ kiểm tra cho cả những người có chuyên môn hay không chuyên môn. Thực chất định mức thì vẫn theo nhà nước ban hành, cái thay đổi chủ yếu vẫn là vật liệu, nhân công, máy. Sau này em chuyển sang dùng G8 thì sửa nhẹ nhàng và tiện ích hơn nhiều. So với đơn giá mới và bù trực tiếp thì giá trị cũng không chêch lệch mấy. Giờ suy nghĩ của em không phải phương pháp nào làm đơn giản mà là phần mềm có hỗ trợ đầy đủ hay không. Có thể bây giờ quá phụ thuộc vào máy móc nhưng phải công nhận nó giúp chúng ta tiết kiệm thời gian và công sức. Thế nên việc dùng PP1 hay PP2 cũng chỉ là 1 cú click.
Giờ nhờ sự phát triển của công nghệ, người làm dự toán năng động và nhẹ nhàng hơn rất nhiều. Và cũng tùy vào môi trường hoàn cảnh sử dụng mà sử dụng phương thức phù hợp. Nếu làm dự toán lâu lâu một chút thì người làm dự toán sẽ biết vận dụng để giải quyết công việc của mình sao cho hiệu quả và nhanh nhất.
Cảm ơn mọi người đã vào cmt nhiệt tình ^^

Đánh giá

Trên XD360 đã chia sẻ rất nhiều ngọn ngành về các phương pháp lập dự toán rồi. Trong đó có cả phương pháp NGU DỐT NHẤT đó là bù giá.  Đăng lúc 13/7/2016 10:46
Bạn nói vậy mình dám khẳng định 100%: bạn chưa thật sự hiểu rõ về phương pháp lập dự toán. Bạn nên học cơ bản bản chất đã rồi mới dùng PM.  Đăng lúc 13/7/2016 10:45

www.xaydung360.vn XÂY TÂM, DỰNG TẦM CHUYÊN NGHIỆP

nguoihung_3 Đăng lúc 13/7/2016 10:25 | Xem tất
dinhgiaa gửi lúc 10/9/2012 21:54
Theo tôi, các phương pháp đó không đáng bị chê như vậy đâu. Cái gì cũng có ưu n ...

Bạn không hiểu về bản chất của bù giá và pp tính trực tiếp. Bù giá là phương pháp làm dự toán tôi cực kỳ căm ghét . Nhưng hầu như các tỉnh vẫn dùng. Nhưng chỉ bù giá ca máy thôi . Mong rằng có quy định cấm sử dụng cách lập dự toán bằng pp bù.

Số người tham gia 1Thưởng +5 Thanked +1 Thu lại Lý do
fubi + 5 + 1 Đồng tình. Cảm ơn!

Xem tất cả

www.xaydung360.vn XÂY TÂM, DỰNG TẦM CHUYÊN NGHIỆP

Mr.T Đăng lúc 28/7/2016 10:56 | Xem tất
xuanthuan8881 gửi lúc 12/11/2013 11:01
1.. Do lịch sử khi trước không có máy tính, máy in như bây giờ - người lập dự toán  ...

Đảm bảo nhiều bạn trẻ đọc bài viết sẽ thấy có lý, nhưng mình không đồng ý với tác giả, chỉ đồng ý một điều: cần phải nắm tất cả các phương pháp.  

Các ví dụ, dẫn chứng bạn đưa ra không đúng về mặt bản chất so với những điều bạn đang nói. Không thể lấy các vấn đề mang tính xã hội để ví dụ khi phân tích về phương pháp lập dự toán. Mục tiêu của chúng ta là dự toán phải ra giá trị chính xác nhất so với thực tế.

Việc dự toán cần điều chỉnh thì in lại dự toán, công nghệ hiện nay cho phép làm điều đó rất nhanh và dễ dàng. Còn về chi phí, thì chắc chắn chi phí cho chuyện in lại rất nhỏ, không đáng nói.

Cũng không thể lấy chuyện trình độ những khối ngành khác nhau không đồng đều nên chọn phương pháp dễ để cho mọi người đều làm việc được, đó là cách tư duy con ông cháu cha, trong các ngành đó có nhiều bộ phận, bộ phận nào thì tuyển dụng nhân sự trình độ tương ứng, ai không làm được việc thì bị loại, tuyển kỹ sư kinh tế xây dựng vô làm.

Tóm lại, không thể lấy tình trạng xã hội hiện tại để làm cơ sở mà bao biện, chấp nhận những phương pháp cũ, thiếu chính xác. Giờ là thời đại nào rồi, mọi thứ phát triển lắm rồi. Nếu như thế chúng ta sẽ mãi giậm chân tại chỗ. Mình rất thích và khâm phục anh fubi vì tư duy của anh vượt trước mặt bằng xã hội, không bị xã hội ràng buộc và anh hướng tới những điều tốt đẹp hơn ở tương lai, làm gương cho các bạn trẻ. Mình mong thật nhiều bạn trẻ sẽ không bận tâm tới cái tôi của bản thân, thay vào đó hãy lắng nghe những điều anh fubi muốn chia sẻ.

Thân.

www.xaydung360.vn XÂY TÂM, DỰNG TẦM CHUYÊN NGHIỆP

Phiên bản Mobile|Phần mềm ôn thi sát hạch chứng chỉ hành nghề xây dựng  

Phần mềm dự toán xây dựng excel | Hướng dẫn lập dự toán xây dựng | Phần mềm tư vấn giám sát | Phần mềm quản lý chất lượng xây dựng |

Phần mềm ôn thi sát hạch chứng chỉ hành nghề xây dựng

Phần mềm ôn thi sát hạch chứng chỉ hành nghề Kiến Trúc sư

Phần mềm ôn thi sát hạch chứng chỉ hành nghề Đấu thầu

GMT+7, 29/3/2024 05:15 , Processed in 0.180403 second(s), 30 queries .

Powered by Discuz! X3.2

© 2001-2013 Kiso Comsenz Inc.