XD360 KÍNH CHÚC CHO MỌI NHÀ VẠN SỰ AN LÀNH!

Phần mềm ôn thi sát hạch chứng chỉ hành nghề xây dựng

 Quên mật khẩu
 Đăng ký mới
Anh Trần HòeBùi Quốc Hưng
Xem: 62869|Trả lời: 16
In Chủ đề trước Tiếp theo
Thu gọn cột thông tin

[Chuyên đề] Phân biệt thế nào là sửa chữa nhỏ (sửa chữa thường xuyên)? Sửa chữa lớn?

[Lấy địa chỉ]
Nhảy đến trang chỉ định
1#

Hãy đăng nhập để có nhiều chức năng hữu dụng hơn và xem ảnh rõ hơn!

Bạn phải đăng nhập để xem được nội dung, nếu bạn chưa có tài khoản? hãy Đăng ký mới

x
Bên em gặp trường hợp sau:
Chủ đầu tư gửi 3 công trình lập Thiết kế + dự toán để trình thẩm định và phê duyệt (công trình khẩn cấp khắc phục lũ lụt), trong đó có 1 công trình 1,2 tỷ, hai công trình còn lại mỗi công trình 100 triệu.
Sếp em bảo công trình 100triệu thì chuyển qua cấp phát thanh toán (chi thường xuyên), còn công trình 1 tỷ là sửa chữa lớn thì phê duyệt Thiết kế và dự toán như bình thường.
Em thì không tìm đâu ra hạn mức cho hai loại công trình "sửa chữa nhỏ" và "sửa chữa lớn".
Mọi người có ai biết xin chỉ giùm định nghĩa về "sửa chữa nhỏ" và "sửa chữa lớn". Công trình giá trị bao nhiêu thì được coi là sửa chữa lớn ạ?
Xin chân thành cảm ơn!

Số người tham gia 1Thưởng +3 Thanked +1 Thu lại Lý do
nghia1988 + 3 + 1

Xem tất cả

www.xaydung360.vn XÂY TÂM, DỰNG TẦM CHUYÊN NGHIỆP

Từ 4#
fubi Đăng lúc 14/3/2014 09:12 | Chỉ xem của tác giả


1. Sửa chữa thường xuyên (không ai nói là sửa chữa nhỏ đâu), sửa chữa lớn là 2 khái niệm thuộc về phạm trù lĩnh vực ngành kế toán chứ không phải xây dựng.
Tất nhiên sửa chữa thường xuyên, sửa chữa lớn đối với dân xây dựng chỉ nói về sửa chữa công trình xây dựng mà thôi (k nói đến máy móc thiết bị nha).
Hiện nay, theo mình biết không có bất cứ văn bản Nhà nước (Nghị định, Thông tư) định nghĩa 2 khái niệm này đâu. Bởi 2 khái niệm này nó gần tương tự như khái niệm móng đơn và móng bè BTCT trong xây dựng vậy đó. Không Nhà nước nào lại đi định nghĩa khái niệm danh từ riêng đặc thù "kinh điển, cơ bản". Nó sẽ nằm trong giáo trình học chuyên ngành mà thôi.

Tra tìm giáo trình chuyên ngành kế toán có định nghĩa như sau:

2. Định nghĩa trong giáo trình ngành kế toán:

a. Sửa chữa thường xuyên TSCĐ:
- Là công việc sửa chữa nhỏ có tính chất bảo dưỡng hoặc thay thế những bộ phận, chi tiết nhỏ của TSCĐ.
Việc sửa chữa này nhằm giữ cho TSCĐ có trạng thái tốt, bình thường đảm bảo an toàn lao động trong quá trình sản xuất kinh doanh.
Thí dụ, để duy trì trạng thái tốt cho toà nhà văn phòng, nhà xưởng cần phải định kỳ quét sơn, sửa chữa mái nhà. Máy móc, thiết bị công nghệ cần phải thường xuyên lau chùi, bơm dầu, điều chỉnh và nếu có bộ phận hay chi tiết nào bị hư hỏng thì phải được thay thế.
- Đặc điểm của loại hình sửa chữa này là thời gian tiến hành sửa chữa ngắn, chi phí sửa chữa chiếm một tỉ trọng nhỏ không đáng kể so với tổng chi phí kinh doanh trong kỳ.
- Vì vậy chi phí sửa chữa thường xuyên được tập hợp trực tiếp vào chi phí kinh doanh của kỳ hạch toán mà nghiệp vụ sửa chữa diễn ra. Chi phí sửa chữa này được phản ánh trên báo cáo kết quả kinh doanh của kỳ hiện hành.

b. Sửa chữa lớn TSCĐ:
- Là công việc sửa chữa có tính chất khôi phục năng lực hoạt động của TSCĐ, được thực hiện khi TSCĐ bị hư hỏng nhiều phải thay thế các bộ phận quan trọng hoặc thay thế phần lớn các bộ phận, chi tiết của nó.
Đặc điểm của loại hình sửa chữa này là thời gian sửa chữa thường kéo dài đòi hỏi phải ngừng sử dụng tài sản, chi phí sửa chữa lớn chiếm tỉ trọng đáng kể so với tổng chi phí kinh doanh của một kỳ hạch toán.
- Vì vậy theo nguyên tắc phù hợp chi phí sửa chữa lớn TSCĐ phải được phân bổ vào chi phí kinh doanh của nhiều kỳ khác nhau.

* Ngoài ra cách phân biệt của mình được biết rõ nhất qua thực tế đó là:
- Chi phí sửa chữa thường xuyên: trong sổ kế toán sẽ không ghi tăng giá trị tài sản (nguyên giá, và giá trị còn lại của tài sản trước và sau khi sửa chữa không thay đổi).
==> Chi phí sửa chữa thường xuyên thì thủ tục đơn giản, đỡ bị kiểm toán nhòm ngó.
- Chi phí sửa chữa lớn: trong sổ kết toán sẽ ghi tăng giá trị  tài sản (nguyên giá, và giá trị còn lại của tài sản sau khi sửa chữa sẽ được tăng tương ứng với giá trị sửa chữa quyết toán).
==> Chi phí sửa chữa  lớn thì thủ tục phức tạp gần như dự án (thường là Báo cáo KTKT) , dễ bị kiểm toán nhòm ngó.

* Giữa 2 loại sửa chữa này không bị ràng buộc bởi giá trị sửa chữa theo kiểu: "giá trị nhỏ nên là thường xuyên, giá trị lớn nên là sửa chữa lớn" hiểu như vậy là chưa toàn vẹn. Mà chúng phân biệt bởi các dòng màu đỏ ở trên (có sửa chữa thường xuyên giá trị 2 tỷ, nhưng có sửa chữa lớn giá trị 1 tỷ).
Tức có nghĩa là do chủ quan của từng đơn vị, do thủ trưởng quyết định phân biệt nó vào chi phí nào trên nguyên tắc định nghĩa ở trên.
Tuy nhiên:
- Đối với vốn Nhà nước quản lý: Sửa chữa lớn hay sửa chữa nhỏ thì đều phải được xác định trước ngay trong kế hoạch năm được phê duyệt bởi cấp có thẩm quyền. Chứ không được tùy tiện khi thực hiện triển khai mới phân loại. Chúng phải được phân loại ngay từ ban đầu trong kế hoạch xin vốn đầu năm.

Đánh giá

Rất hữu ích! Thanks!: 5.0
Rất hữu ích! Thanks!: 5
  Đăng lúc 14/3/2014 20:26
Tuy nhiên nếu là chỉ sửa cái ổ trâu ổ voi thì không phải là sửa chữa lớn mặc dù có thay cấp phối.  Đăng lúc 14/3/2014 12:04
Việc sửa chữa như bạn nêu có khi chục năm mới có 1 lần thì k thể gọi là sửa chữa thường xuyên được.  Đăng lúc 14/3/2014 12:03
Nếu là mình là sếp: mình cho đó là sửa chữa lớn vì đã làm thay thế kết cấu cấu rồi. Và đoạn đường đó phải dừng sử dụng khi sửa.  Đăng lúc 14/3/2014 12:02
Rất hữu ích! Thanks!: 5
Anh cho em hỏi, nếu sửa chữa đường, đắp cấp phối cho xe qua lại (khắc phục lụt bão khẩn cấp) thì gọi là sửa chữa lớn hay sửa chữa thư   Đăng lúc 14/3/2014 11:48

Số người tham gia 2Uy Tín: +3 Thưởng +3 Thanked +2 Thu lại Lý do
Saykk + 1 Thích bài này! Thanks!
phuongnt + 3 + 3 + 1 Bài hay quá. Cảm ơn!

Xem tất cả

www.xaydung360.vn XÂY TÂM, DỰNG TẦM CHUYÊN NGHIỆP

2#
soixich_hp4 Đăng lúc 13/3/2014 11:45 | Chỉ xem của tác giả
- công trình có TMĐT dười 1 tỷ nếu đơn giản có thể lập dự toán thiết kế  nhưng dự toán thiết kế này vẫn do câp QĐ đâu tư phê duyệt (tham khảo thông tư 86 BTC)
- sửa chữa nhỏ dùng nguồn chi thường xuyên bạn có thể dụng thông tư 68/2012/TT-BTC.


soixich_hp4 trong 13/3/2014 11:51 đã trả lời thêm:sửa chữa nhỏ có tính chất thường xuyên bạn đọc trong thông tư 68/TT-BTC

Xin hỏi Bộ Tài chính 2 vấn đề: 1. Trường hợp các đơn vị có sữa chữa nhỏ trụ sở làm việc, sữa chữa tài sản khác như: thay trần nhà, chống dột, thay lót gạch nền nhà, máy móc thiết bị thì có phải áp dụng theo Thông tư 68/TT-BTC hay không, hay theo văn bản nào. 2. Đối với cán bộ công chức, viên chức trên địa bàn huyện Phú Quốc khi nghĩ thai sản theo quy định hiện nay thì ngoài tiền lương và các khoản phụ cấp do cơ quan BHXH chi trả theo quy định thì cơ qun có được vẫn chi trả các khoản phụ cấp khác theo lương như: phụ cấp ưu đãi nghề(giáo dục, y tế), phụ cấp ngành nghề thanh tra, kiểm tra; phụ cấp khu vực, đặc biệt là những khoản phụ cấp mà Phú Quốc hiện đang được hưởng và khoản phụ cấp 30% cơ quan đảng, đoàn thể hay không? Rất mong được Bộ tài chính cho ý kiến vì hiện nay huyện đang vướng mắc 2 vấn đề như đã nêu trên. Xin cám ơm.


Khoản 1 Điều 2 Thông tư  số 68/2012/TT-BTC ngày 26/4/2012  của Bộ Tài chính quy định về noioj dung mua sắm tài sản, gồm:
a) Trang thiết bị, phương tiện làm việc quy định tại Quyết định số 170/2006/QĐ-TTg ngày 18/7/2006 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành Quy định tiêu chuẩn, định mức trang thiết bị và phương tiện làm việc của các cơ quan và cán bộ, công chức, viên chức nhà nước;
b) Vật tư, công cụ, dụng cụ bảo đảm hoạt động thường xuyên;
c) Máy móc, trang thiết bị phục vụ cho công tác chuyên môn, phục vụ an toàn lao động, phòng cháy, chữa cháy;
d) May sắm trang phục ngành (gồm cả mua sắm vật liệu và công may);
đ) Dự án công nghệ thông tin sử dụng vốn sự nghiệp theo quy định tại Nghị định số 102/2009/NĐ-CP ngày 06/11/2009 của Chính phủ quy định về quản lý đầu tư ứng dụng công nghệ thông tin sử dụng nguồn vốn ngân sách nhà nước; các sản phẩm công nghệ thông tin gồm: máy móc, thiết bị, phụ kiện, phần mềm và các sản phẩm, dịch vụ công nghệ thông tin khác, bao gồm cả lắp đặt, chạy thử, bảo hành (nếu có);
e) Phương tiện vận chuyển: ô tô, xe máy, tàu, thuyền, xuồng và các phương tiện vận chuyển khác (nếu có);
g) Sản phẩm in, tài liệu, biểu mẫu, ấn phẩm, ấn chỉ, tem; văn hoá phẩm, sách, tài liệu, phim ảnh và các sản phẩm, dịch vụ để tuyên truyền, quảng bá và phục vụ cho công tác chuyên môn nghiệp vụ;
h) Các dịch vụ bảo trì, bảo dưỡng, sửa chữa máy móc trang thiết bị, phương tiện làm việc, phương tiện vận chuyển; dịch vụ thuê trụ sở làm việc và tài sản khác; dịch vụ thuê đường truyền dẫn; dịch vụ bảo hiểm; dịch vụ cung cấp điện, nước, điện thoại cố định và các dịch vụ khác;
i) Dịch vụ tư vấn (tư vấn lựa chọn công nghệ, tư vấn để phân tích, đánh giá hồ sơ dự thầu và các dịch vụ tư vấn trong mua sắm khác);
k) Bản quyền sở hữu công nghiệp, sở hữu trí tuệ (nếu có);
l) Các loại hàng hóa, tài sản, dịch vụ khác được mua sắm nhằm duy trì hoạt động thường xuyên của cơ quan, đơn vị.
Đồng thời, điều 3 Thông tư số 68 quy định về việc không áp dụng Thông tư số 68 đối với các trường hợp như sau:
1. Mua sắm vật tư, trang thiết bị thuộc dự án đầu tư xây dựng.
2. Mua sắm trang thiết bị, phương tiện đặc thù chuyên dùng cho quốc phòng, an ninh.
Như vậy các nội dugn bạn hỏi về “sửa chữa nhỏ trụ sở làm việc, sửa chữa tài sản khác như: thay trần, chống dột, thay lót gạch nền nhà, máy móc thiết bị” thuộc quy định tại tiết h, tiết l khoản 1 điều 2 Thông tư số 68 của Bộ Tài chính

Hy vọng có ích cho bạn.......






Đánh giá

Chia sẻ hay! Thanks bạn nhé!: 0.0
Chia sẻ hay! Thanks bạn nhé!: 0
  Đăng lúc 4/1/2016 09:54
TT 86 không nêu công trình trên 1 tỷ hay dưới 1 tỷ là sửa chữa nhỏ hay sửa chữa lớn bạn ạ :(  Đăng lúc 13/3/2014 11:47

www.xaydung360.vn XÂY TÂM, DỰNG TẦM CHUYÊN NGHIỆP

3#
amye1911 Đăng lúc 13/3/2014 16:37 | Chỉ xem của tác giả
Vấn đề này hình như do từng Tỉnh áp dụng thì phải, ở các tỉnh khác thì mình ko biết nhưng ở nơi mình công tác thì sữa chữa nhỏ là những công trình có TMĐT 50 triệu trở xuống, còn trên 50 triệu thì đưa qua sữa chữa lớn.

www.xaydung360.vn XÂY TÂM, DỰNG TẦM CHUYÊN NGHIỆP

5#
nghia1988 Đăng lúc 14/3/2014 20:34 | Chỉ xem của tác giả
Em cũng đang làm dự toán và quyết toán một công trình "Sửa chữa lớn xây dựng nhỏ''. Bữa giờ cứ thắc mắc tại sao là sửa chữa lớn khi mà chỉ thay đổi kết cấu nhà vệ sinh nhỏ trong công trình lớn bây giờ thì rõ rồi. Và phạm trù xây dựng nhỏ em cũng mới nghe. Cho em hỏi phạm trù này cũng thuộc về kinh tế hay theo phân loại công trình và cấp công trình??

www.xaydung360.vn XÂY TÂM, DỰNG TẦM CHUYÊN NGHIỆP

6#
magicgtvt Đăng lúc 16/3/2014 22:37 | Chỉ xem của tác giả
- Sửa chữa thường xuyên: duy tu, bảo dưỡng thường xuyên (sửa chữa nhỏ thường xuyên hoặc định kỳ).
- Sửa chữa định kỳ: trùng tu, đại từ,.... hoặc theo quy trình quản lý của Công ty bạn quy định dưới 500tr thì tự quyết. trên 500tr thì trình nguoi quyết định đầu tư phê duyệt
- Sửa chữa đột xuất: bão lũ, thiên tai, ..........
Bạn xem kỹ trong NĐ 114/2010/NĐ-CP và Thông tư 52/2014/TT-BGTVTvề quản lý bảo trì công trình  đường bộ

Đánh giá

Rất hữu ích! Thanks!: 5.0
Rất hữu ích! Thanks!: 5
Mình hỏi về sửa chữa nhỏ, sửa chữa lớn, không hỏi về sửa chữa định kỳ, mình hỏi chung cho tất cả các loại công trình, k phải chỉ côn   Đăng lúc 18/3/2014 15:59

www.xaydung360.vn XÂY TÂM, DỰNG TẦM CHUYÊN NGHIỆP

Phiên bản Mobile|Phần mềm ôn thi sát hạch chứng chỉ hành nghề xây dựng  

Phần mềm dự toán xây dựng excel | Hướng dẫn lập dự toán xây dựng | Phần mềm tư vấn giám sát | Phần mềm quản lý chất lượng xây dựng |

Phần mềm ôn thi sát hạch chứng chỉ hành nghề xây dựng

Phần mềm ôn thi sát hạch chứng chỉ hành nghề Kiến Trúc sư

Phần mềm ôn thi sát hạch chứng chỉ hành nghề Đấu thầu

GMT+7, 26/4/2024 02:54 , Processed in 0.121095 second(s), 28 queries .

Powered by Discuz! X3.2

© 2001-2013 Kiso Comsenz Inc.