XD360 KÍNH CHÚC CHO MỌI NHÀ VẠN SỰ AN LÀNH!

Phần mềm ôn thi sát hạch chứng chỉ hành nghề xây dựng

 Quên mật khẩu
 Đăng ký mới
Anh Trần HòeBùi Quốc Hưng
Xem: 5250|Trả lời: 5
In Chủ đề trước Tiếp theo
Thu gọn cột thông tin

Phương pháp Lập dự toán sử dụng Bộ đơn giá tỉnh thành là quá lỗi thời?

[Lấy địa chỉ]
Nhảy đến trang chỉ định
1#

Hãy đăng nhập để có nhiều chức năng hữu dụng hơn và xem ảnh rõ hơn!

Bạn phải đăng nhập để xem được nội dung, nếu bạn chưa có tài khoản? hãy Đăng ký mới

x
Phương pháp Lập dự toán sử dụng Bộ đơn giá tỉnh thành là quá lỗi thời?

Hiện nay theo quy định mới (tiệm cận dần với quốc tế) lập dự toán xây dựng cơ bản có 2 cách tính:
* Cách 1: dùng bộ đơn giá tỉnh thành ban hành sẵn áp dụng cho từng công việc, sau đó tính bù trừ chênh lệch giá.
* Cách 2: dùng bộ định mức tính đơn giá chi tiết cho từng công việc.

Vậy cách nào tân tiến hơn? Cái nào nên áp dụng tính dự toán hiện nay?

Đánh giá

anh có thể gửi cho em tài liệu nào đó ngắn gọn ^^ để em hiểu rõ hơn 2 cách trên đc ko ạ  Đăng lúc 21/5/2011 19:20

Số người tham gia 1Uy Tín: +3 Thưởng +3 Thanked +1 Thu lại Lý do
tonggiangbinh + 3 + 3 + 1 Bài hay

Xem tất cả

www.xaydung360.vn XÂY TÂM, DỰNG TẦM CHUYÊN NGHIỆP

2#
tatylic Đăng lúc 21/5/2011 09:42 | Chỉ xem của tác giả
Theo em cách 2 phù hợp hơn cách 1 nhưng yêu cầu Định mức phải cập nhật liên tục.


tatylic trong 21/5/2011 10:28 đã trả lời thêm:
Theo em, gốc của 2 phương pháp đều là định mức nhưng phương pháp 1 trước tiên là làm theo danh mục công việc trong đơn giá, mà đơn giá lại chỉ lập cho đa số công tác trong định mức. Công tác nào chưa được lập đơn giá mà có trong định mức thì lại phải chiết tính. Thế thì làm thẳng theo định mức ngay từ đầu cho nhanh. :D -> Phương pháp 2 hơn.

Hiện tại đa số làm theo phương pháp 1, vì vậy cơ quan quản lý nhà nước đồng thời phải quản lý theo cả Đơn giá và Định mức (Có phân cấp).

Tuy nhiên, nếu thống nhất làm theo phương pháp 2 thì đối tượng quản lý chủ yếu chỉ còn Định mức, như vậy cả Trung ương và địa phương cùng tập trung vào định mức (không phải lo làm/thuê làm đơn giá nữa) như vậy khả năng Định mức sẽ phù hợp hơn, cập nhật hơn chăng?

Vì thế theo em nếu thống nhất theo phương pháp 2 thì vừa đơn giản, thống nhất trong tính toán mà còn kéo theo là được cơ quan quản lý Nhà nước tập trung chăm sóc (định mức) tốt hơn. :D

Đánh giá

Tuyệt vời! Cảm ơn!: 5.0 Hữu ích lắm! Thanks!: 5.0
Tuyệt vời! Cảm ơn!: 5 Hữu ích lắm! Thanks!: 5
Mình sẽ có bài bổ sung thêm để thêm tính đa chiều. Thanks!  Đăng lúc 21/5/2011 10:39
Gốc của cả 2 PP đều là Định mức. Nếu phải cập nhật định mức thì cả 2 đều như nhau. Có khác biệt nào hơn k?  Đăng lúc 21/5/2011 10:06

www.xaydung360.vn XÂY TÂM, DỰNG TẦM CHUYÊN NGHIỆP

3#
 Tác giả| fubi Đăng lúc 21/5/2011 16:08 | Chỉ xem của tác giả
Trả lời tatylic Bài mới

Tiếp tục với bài viết này mong muốn cùng mạn đàm với các bạn về tư duy và phương pháp lập dự toán của chúng ta hiện nay và tương lai sắp tới. Mong rằng nó sẽ giúp anh em giới dự toán và các kỹ sư định giá sẽ có định hướng tốt hơn trong công việc của mình.
SƠ LƯỢC NỘI DUNG
1. Thực trạng lịch sử của lập dự toán ở nước ta:
  • - Ở thời kỳ tập trung quan liêu bao cấp (chắc nhiều anh em thế hệ 8x không nhớ nó là gì),  những năm 80 của thế kỷ 20, nhà nước thực hiện chính sách bế quan tỏa cảng, bao cấp từ A-Z, từ khâu sản xuất đến khâu phân phối sản phẩm đều do nhà nước cấp phát bao cấp toàn bộ. Giá cả do nhà nước định đoạt 100% chứ không theo quy luật thị trường cung cầu.
Phần đầu tư xây dựng công trình cũng vậy. Giá cả do Nhà nước ban hành định đoạt bằng cách: ban hành định mức công tác để lấy căn cứ để tính đơn giá và ban hành thống nhất cả nước.
Chính vì thế mà thời kỳ bao cấp mới có Bộ đơn giá trong xây dựng.
  • - Chuyển sang cơ chế đổi mới từ những năm 90 của thế kỷ 20: cơ chế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa có sự quản lý của nhà nước. Lúc này, thị trường bắt đầu mở cửa và đi vào hoạt động. Quy luật cung cầu bắt đầu phát triển. Tuy nhiên, do trình độ quản lý còn thấp kém nên những gì của thời bao cấp về XDCB nhà nước vẫn giữ lại.
Cụ thể trong lập quản lý chi phí, vẫn ban hành định mức bắt buộc, ban hành đơn giá bắt buộc đối với nhân công- ca máy- vật liệu, từ đó các tỉnh thành ban hành bộ đơn giá xây dựng cơ bản để bắt buộc áp dụng.

Tuy nhiên, qua quá trình vận hành theo cơ chế thị trường mà vẫn áp dụng hình thức bao cấp nên trong XDCB thất thoát ngày càng lớn. Phương pháp tính lại phức tạp, bộ máy quản lý lại cồng kềnh.

  • Sơ lược qua lịch sử như vậy để thấy rằng: phương pháp tính theo bộ đơn giá tỉnh thành rồi tính chênh lệch giá đã hằn sâu vào tiềm thức những thế hệ tính dự toán. Tuy rằng nó ngày càng lỗi thời, cồng kềnh nhưng giờ đây vẫn còn được nhắc tới và áp dụng bởi "thói quen" khó bỏ.
2. Hiện tại:
  • - Khi gia nhập WTO, điều kiện bắt buộc mà Nhà nước ký cam kết là phải thị trường hóa, trong đó có XDCB. Hiểu đơn giản: giá cả trong xây dựng là do thị trường cung cầu quyết định. Không do bất kỳ ai ép buộc ban hành đơn giá sẵn có để tính.
Và chúng ta đã thấy hiện nay, các định mức, đơn giá chỉ là công bố để tham khảo áp dụng.
  • - Tuy nhiên, bộ phận quản lý vốn XDCB nhà nước tại các địa phương do năng lực quản lý còn yếu kém, tư duy thời bao cấp vẫn còn hằn sâu như 1 thói quen khó bỏ, nên phương pháp lập dự toán vẫn đa phần theo cách cũ: dùng bộ đơn giá công bố tình chênh lệch giá như thời kỳ bao cấp thế kỷ trước để lại.
3. Nước ngoài tính dự toán như thế nào?
  • - Có thể ngắn gọn: khối lượng x đơn giá = thành tiền.
- Khối lượng đó nó không chi tiết lặt vặt đến từng cái bulong ốc vít, đinh đỉa, đất đền như chúng ta đâu. Mà chỉ đơn giản cho các công tác chính: bê tông, cốt thép...
Đối các thiết kế XD đã hoàn chỉnh, thường là hợp đồng trọn gói. Nên tính chi tiết như thế nào đôi khi không còn quan trọng nữa mà Chủ đầu tư chỉ cần biết làm xong đúng chất lượng tôi phải trả cho Nhà thầu bao nhiêu tiền? Tuyệt đối không có kiểu kiểm duyệt từng chi tiết khối lượng (buloong, ốc vít, đinh đỉa, kg thép buộc..): thấy thừa thì cắt, thiếu thì kệ nhà thầu.
- Đơn giá là do thị trường quyết định tất tần tật kể cả nguồn vốn nhà nước.
==> cách tính đơn giản, ít bảng biểu, rõ ràng, dễ hiểu.

4. Hướng đi của chúng ta?
Hãy thay đổi tư duy lập dự toán ngay từ bây giờ. Thay đổi như thế nào? Hãy so sánh kỹ 2 phương pháp lập dự toán nói trên (bài viết đầu tiên), cùng bàn luận nhé các bạn.

Số người tham gia 1Uy Tín: +3 Thưởng +3 Thanked +1 Thu lại Lý do
dung0009 + 3 + 3 + 1

Xem tất cả

www.xaydung360.vn XÂY TÂM, DỰNG TẦM CHUYÊN NGHIỆP

4#
lequangtuan1710 Đăng lúc 22/5/2011 21:37 | Chỉ xem của tác giả

Đồng ý với ý kiến của mọi người! Nhưng em có ý kiến như sau:
Đúng là chúng ta dùng theo cách 1 là nhiều! Cách 2 theo em hiểu là đơn giá tổng hợp. (E cũng chưa thấy dự toán kiểu này. Có khác hơn là họ cập nhật đơn giá vật tư và nhân công thực tế tại thời điểm lập dự toán để khỏi phải bù trù chênh lệch thôi)
- 1. Cách thứ 2 có thể ngắn gọn và dễ hiểu, nhà thầu có thể nhìn vào và chốt hạ một câu cuối  ùng là" VỚI ĐƠN GIÁ NHƯ VẬY, HỌ CÓ THỂ THI CÔNG ĐƯỢC KHÔNG"?
- 2. Việt Nam có cách quản lý rất khác các nước khác trên thế giới, Với đơn giá tổng hợp như vậy, Đơn vị thi công sử dụng hết bao nhiêu vật tư, tiền thuế vật tư và thuế thu nhập doanh nghiệp như thế nào với nhà nước? Ai quản lý (THUẾ LÀ CỦA DÂN, DO DÂN ĐÓNG GÓP....)
- 3. Giả sử đơn giá cách 2 là hợp lý, thì đơn vị thi công có thể đưa chi phí nhân công (bảng lương) cao lên, chi phí vật tư thấp xuống để trốn thuế nhà nước thì thế nào?
4. Đơn giá là do thị trường quyết định tất tần tật kể cả nguồn vốn nhà nước --> Nhưng cách 1 có thể giúp đơn vị thanh tra, kiểm toán và các đơn vị khác có thể kiểm soăt chi phí, định mức đơn giá 1 cách rõ ràng --> VD: 1 Khối bê tông phải gồm có A Cát; B đá, C xi măng, D nước...., Còn nhân công ít hay nhiều thì kệ ông , tôi không quan tâm, Nếu ít thì Công ty lãi suất cao --> Đóng thuế nhà nước nhiều... ; nếu nhiều thì ngượi lại

www.xaydung360.vn XÂY TÂM, DỰNG TẦM CHUYÊN NGHIỆP

5#
tatylic Đăng lúc 23/5/2011 10:47 | Chỉ xem của tác giả
Theo mình hiểu cách 2 nói trên (Dựa vào định mức tính đơn giá chi tiết cho từng công việc) không hẳn là tính theo kiểu đơn giá tổng hợp. Nó cũng có thể là cách tính theo kiểu dự toán Dự thầu bây giờ.

Mình cũng tự hiểu là để mà tính toán như các nhà thầu nước ngoài thì dựa chủ yếu vào đơn giá thi công thực tế. Ta phải có số liệu/đơn giá thi công - việc này người làm dự toán phải liên hệ với người thi công thôi. Đơn giá thi công này có thể tương đương hoặc bao trùm hơn, tổng quát hơn cái mà chúng ta đang định nghĩa là đơn giá tổng hợp. Còn khối lượng thì xác định theo bộ phận kết cấu/hoặc theo cách chia đơn vị khối lượng kiểu suất vốn đầu tư xây dựng (ví dụ theo đơn vị khối lượng của phần mềm Revit tính toán ra chẳng hạn).

Như vậy giữa cách 2 mà chúng ta nêu với cách tính toán của các nhà thầu nước ngoài vẫn còn khác nhau nhiều lắm, khi mà chúng ta vẫn dựa vào bộ định mức có sẵn thì vẫn chưa thể "hội nhập" hoàn toàn được.

Đánh giá

Hữu ích lắm! Thanks!: 2.5
Hữu ích lắm! Thanks!: 0
Chính xác đó bạn nhưng, làm theo đơn giá dễ kiểm tra hơn nên mình nghĩ vẫn còn áp dụng.  Đăng lúc 23/5/2011 14:57
Hữu ích lắm! Thanks!: 5
  Đăng lúc 23/5/2011 11:09

www.xaydung360.vn XÂY TÂM, DỰNG TẦM CHUYÊN NGHIỆP

6#
trungxd7 Đăng lúc 3/4/2013 09:14 | Chỉ xem của tác giả
lequangtuan1710 gửi lúc 22/5/2011 21:37
Đồng ý với ý kiến của mọi người! Nhưng em có ý kiến như sau:
Đúng là chúng ta d ...

bài viết quá chuẩn,

Đánh giá

rấy hay , cần thêm những đóng góp nhiều hơn nữa  Đăng lúc 18/4/2013 20:55

www.xaydung360.vn XÂY TÂM, DỰNG TẦM CHUYÊN NGHIỆP

Phiên bản Mobile|Phần mềm ôn thi sát hạch chứng chỉ hành nghề xây dựng  

Phần mềm dự toán xây dựng excel | Hướng dẫn lập dự toán xây dựng | Phần mềm tư vấn giám sát | Phần mềm quản lý chất lượng xây dựng |

Phần mềm ôn thi sát hạch chứng chỉ hành nghề xây dựng

Phần mềm ôn thi sát hạch chứng chỉ hành nghề Kiến Trúc sư

Phần mềm ôn thi sát hạch chứng chỉ hành nghề Đấu thầu

GMT+7, 26/4/2024 06:49 , Processed in 0.129208 second(s), 30 queries .

Powered by Discuz! X3.2

© 2001-2013 Kiso Comsenz Inc.