Hãy đăng nhập để có nhiều chức năng hữu dụng hơn và xem ảnh rõ hơn!
Bạn phải đăng nhập để xem được nội dung, nếu bạn chưa có tài khoản? hãy Đăng ký mới
x
LỜI NÓI ĐẦU
Các bạn thân mến!
Trong cuộc sống giang hồ thường kháo nhau: "Tiền là tiên là Phật, là sức bật của con người, là nụ cười của tuổi trẻ, là sức khỏe của ông già..".
TRong giới nghề quản lý dự án thì thường tám lá rằng: "TIỀN KHÔNG CÓ thì dự án CÓ mà KHÔNG TIẾN".
Cổ nhân cũng đã dạy rằng: "ĐỒNG TIỀN liền KHÚC RUỘT".
Vậy nên, đã nói đến tham gia dự án xây dựng, dân trong nghề không thể xem thường đến cái gọi là TIỀN - CHI PHÍ của dự án.
- Phạm vi của Chủ đầu tư: dự án là cái sản phẩm công trình cuối cùng họ cần mua từ các "nhà tư vấn + nhà thầu thi công lắp đặt" cùng nhau tham gia vào dây chuyền sản xuất, bầu thai mang nặng đẻ đau ra cái CÔNG TRÌNH. Chủ đầu tư là Người mua. Đã phàm người mua thì không ai bỏ qua cái gọi là chi phí: "Thơm - Ngon - Bổ - Rẻ" "Xứng với đồng tiền bát gạo bỏ ra". Vậy nên dù có nêu ra phạm trù quản lý mảng gì đi chăng nữa (Chất lượng, tiến độ, an toàn..) thì bản chất chung quy vẫn là: CHI PHÍ.
- Phạm vi của Nhà thầu: dự án chính là đơn đặt hàng của Chủ đầu tư đối với họ thông qua hợp đồng. Sản phẩm đơn đặt hàng đó là: bản vẽ, đó là tư vấn chất lượng, đó là công trình xây dựng... Tức họ đóng vai trò nhà sản xuất. Đã phàm sản xuất tức là phải đặt lợi nhuận trên hàng đầu. Đã là lợi nhuận, đừng nói là không biết quản lý CHI PHÍ.
... Nói tóm lại: "Mọi con đường đều dẫn đến chi phí". Nhưng trên thực tế, rất rất nhiều anh chị em trong nghề hầu như chỉ mới biết chú trọng về vấn đề kỹ thuật, rất kém về quản lý chi phí. Không tin, các bạn hãy cùng mình kiểm tra xem thử nhé:
- Bạn là bên chủ đầu tư vậy bạn có biết những yếu tố nào ảnh hưởng đến tiến trình dự án? Những nội dung nào bạn cần phải nắm để có thể được kiểm toán thông qua, cấp có thẩm quyền phê duyệt? Hay là để rồi "Cầu xây xong đã lâu thế mà hồ sơ rối tung.", "Tiền thì có mà không cách gì thanh khoản được".
- Bạn là nhà thầu, bạn có biết vì sao nhiều dự án lúc hối thì làm thì hứa hay lắm, nhưng để rồi "Cầu xây xong đã lâu mà tiền thì chẳng thấy đâu" Thế rồi vỡ nợ phá sản vì lời trên giấy. Chung chung là vậy còn đây là câu hỏi cụ thể:
- Bạn có phân biệt được: "THế nào là Tổng mức đầu tư? Mục đích để làm gì? Nguyên tắc của nó là gì? Nội dung gồm những gì? Ai thẩm quyền phê duỵet? Khi nào được phép thay đổi điều chỉnh?...
- Thế nào là "Dự toán xây dựng công trình?" Mục đích lập để làm gì? Lập khi nào? Nguyên tắc của nó là gì? Nội dung gồm những gì? Ai thẩm quyền phê duỵet? Khi nào được phép thay đổi điều chỉnh?...
- THế nào là "Dự toán gói thầu xây dựng?" Mục đích lập để làm gì? Nguyên tắc của nó là gì? Nội dung gồm những gì? Ai thẩm quyền phê duỵet? Khi nào được phép thay đổi điều chỉnh?...
- THế nào là "Tổng dự toán"? Mục đích lập để làm gì? Lập khi nào? Nguyên tắc của nó là gì? Khi nào cần lập nó, khi nào không cần?
- Tại sao đã có "Tổng mức đầu tư" và "Dự toán gói thầu xây dựng" lại đi lập "Dự toán xây dựng công trình" để làm gì? Nội dung chứa đựng chúng đều gần gần giống nhau vậy lập gì mà lằng nhằng chồng chéo để làm cái gì? Có thể bỏ bớt khâu lập lằng nhằng ấy không, bởi xét cho cùng đều là triển khai theo gói thầu thì "Dự toán gói thầu" là đủ rồi cần gì "Dự toán xây dựng công trình" nữa nhỉ?
....... v.v...
- CHưa kể hiện nay, vô số đồng nghiệp hiểu sai, làm sai và rất rất rất rất nhiều phần mềm dự toán phỉnh dụ người dùng là sản phẩm hay nhất nhưng lại "bày" sai be bét người dùng so với hướng dẫn của Nghị định 32 hiện hành. Chưa kể nhièu đồng nghiệp "râu ông nọ cắm cằm bà kia" khi lập dự toán vẫn theo cái cổ lỗ sỹ Thông tư 04 mà không chịu hiểu về Nghị định 32 để có sự điều chỉnh hợp lý và phù hợp. Sự thật là tất cả các đơn vị tư vấn khi làm việc với mình về chi phí đều sốc khi mình nói họ làm sai be bét, chẳng hiểu gì về các khái niệm chi phí, dùng phần mềm bậy bạ mà không chịu nghiên cứu dến bản chất dẫn đến kết quả kém, lạc lối. Nhưng khi nghe mình chỉ ra phân tích rồi họ mới Ngộ: ah hóa ra lâu nay họ đã di theo vết bùn mà không hay, họ chỉ nắm ngọn mà chưa rõ gốc nên nhầm lẫn lung tung mà không hay biết. THưa tất cả các bạn, mình nói vậy k phải để tự cao, mình k nói mình giỏi, mà chỉ tự tin rằng mình đã dành thời gian dài để nghiên cứu, đào sâu, phân tích và kiểm chứng. Kiến thức mình tổng hợp có được không phải của mình mà từ cộng đồng. Nên mình thấy có trách nhiệm chia sẻ lại mà thôi. Mình xin khẳng định rằng: chủ đề này chính là giúp các bạn cầm được chiếc chìa khóa vàng để mở cánh cửa bước vào vị trí Nhà quản lý dự án XD trong tương lai.
Với tất cả nỗ lực: "CHUNG TAY VÌ 1 CỘNG ĐỒNG XÂY DỰNG VIỆT NAM CHUYÊN NGHIỆP", cùng nhau "LÀM VIỆC THÔNG MINH HƠN THAY VÌ CHĂM CHỈ HƠN", mình sẽ dùng tất cả các tiểu xảo, kỹ năng, xảo thuật kinh nghiệm trong truyền giảng để cùng mổ xẻ đến tận cùng gốc rễ, đến "thâm sâu cùng cốc" đến cái gọi là quản lý chi phí trong xây dựng để từ đó mỗi chúng ta lĩnh hội dễ dàng mọi quy định mà không cần phải đọc, mà có đọc các bạn cũng không tìm ra cái gốc rễ đâu. Bởi không văn bản nào nói đến gốc rễ vấn đề, chưa kể chằng chéo đan xen nhau rối tinh như đống tơ vò. Từ chia sẻ, mình hy vọng sẽ đem đến cho các bạn sự hứng khởi trong công việc, tự tin trong xử lý vấn đề, cơ hội sẽ ồ ập đến, thương hiệu cá nhân sẽ phát triển mạnh mẽ.
Mình chỉ lưu ý với một số bạn rằng: vì mình dùng "tiểu xảo" trong ngôn từ nhằm tác động mạnh đến trí não các bạn, kích động não bộ đang trì trệ của các bạn, kích hoạt nơ tron thần kinh bạn phóng thích để hy vọng các bạn ham thích đọc, thích tìm hiểu sâu vấn đề, chứ mình tuyệt nhiên tinh thần "bình chân như vại", "không thắng thua, không đả kích, không phân định". Tóm lại "Tinh thần chia sẻ là trên hết", các bạn đừng "lấy lời lẽ mà suy bụng người": "Thằng cha này đang hổ báo, thằng cha này đang tinh tướng xem trời bằng vung".
Có như vậy mình mới an tâm! Vài lời nói đầu như vậy, ngày mai sẽ bắt đầu.... Mong các bạn tiếp tục theo dõi và đón xem! "Không bổ bề ngang thì cũng nở nang bề dọc". Đây là tất cả tâm huyết, sự đam mê và cam đoan với các bạn rằng cho đến thời điểm này chưa có bất cứ giáo trình, văn bản, diễn đàn trên mạng lẫn ngoài đời chia sẻ cho các bạn những kiến thức, kinh nghiệm tổng hợp lẫn chi tiết như chủ đề này. Dám cá với các bạn, hầu hết bây giờ đều đang hiểu sai làm sai về chi phí XD mà không hề hay biết bới không ai nói cho họ gốc rễ của các nội dung này. Đây là những kiến thức cực kỳ hữu ích cho những ai tham gia dự án xây dựng từ chủ đầu tư, đến tư vấn lẫn nhà thầu. Nếu không tin, các bạn hãy theo dõi và sẽ nhận ra: ngay cả những ai tưởng là lão làng kinh nghiệm trong lập và quản lý chi phí Xd cũng thấy rằng hóa ra lâu nay mình hiểu chưa tới, thậm chí hiểu sai làm sai mà không biết.
Vậy nên rất hy vọng các bạn đón nhận nó như là món quà đầu năm XD360 dành cho tất cả các bạn!
Thân ái!
Sơ đồ quản lý chi phí dự án đầu tư xây dựng - Bí kíp kim chỉ nam
Lời Mở đầu dông dài như bão táp mưa sa rồi, thì nay đột ngột trời quang mây tạnh để lồ lộ ra cái sơ đồ "Bí kíp kim chỉ nam" toàn tập về
Sơ đồ quản lý chi phí dự án đầu tư xây dựng như sau:
1. Sơ đồ Tổng thể
Các bạn nhìn ngắm thật kỹ để rồi xem tiếp các bài phân tích tiếp theo sẽ rõ ngọn ngành.
CHờ xem...! Thanks!
p/s: Nếu có chỗ nào cần rõ nhanh bạn hãy gọi cho tôi. Tôi không dám chắc mạng có bị đứt liên lạc hay không nhưng tôi chắc chắn 1 điều tôi sẽ "Luôn luôn lắng nghe, lâu lâu mới hiểu".
Mình thấy điều 10 nói "Dự toán xây dựng công trình được phê duyệt là cơ sở xác định giá gói thầu trong kế hoạch lựa chọn nhà thầu...", ko hiểu ntn. Fubi có sđt hay fb
Đăng lúc 4/2/2016 05:42
1. Có những công trình chỉ cần 1 bước: Lập "Báo cáo kinh tế kỹ thuật".
2. Có những công trình chỉ cần 1 bước: lập "Báo cáo nghiên cứu khả thi".
3. Có những công trình phải qua 2 bước: Lập "báo cáo nghiên cứu tiền khả thi" ==> sau đó mới chuyển qua bước lập "Báo cáo nghiên cứu khả thi".
Để tập trung chuyên môn, mình lưu ý 1 số nguyên tắc thống nhất sau:
"Chữ ít - Ý nhiều": nên các bạn đừng trách câu văn cụt lủn. => Tiết kiệm thời gian cho các bạn.
Câu chữ về khái niệm chứa trong dấu nháy kép phải gọi chuẩn xác đến từng milimet: (ví dụ: "Tổng mức đầu tư") vì nó được ví như họ và tên của con người. => Gọi sai tên không ai hiểu, chẳng ai nghe.
Commnet cảm ơn chỉ được dùng nút "Cảm ơn" hoặc nút 'Đánh giá". KHông được viết ở dạng trả lời => Loãng bài viết, khó theo dõi.
Nếu muốn theo dõi bài viết được liên tục thì bấm vào nút "Chỉ xem tác giả" ==> Đọc bài không bị ngắt quãng.
Từ "Dự án" trong các bài viết phải được hiểu đó là "Dự án đầu tư xây dựng công trình" ==> Chứ k phải dự án không có XD.
* Sau đây là bài tiếp theo:
Dẫn nhập:
- Nhìn vào sơ đồ trên nhận định ngay không cần lăn tăn suy nghĩ: (Các bạn hãy nhớ kỹ và tạc dạ ghi tâm)
Ý 1: Dự án có 3 giai đoạn (3 mũi tên xanh lá cây ở dưới cùng sơ đồ): CHuẩn bị - THực hiện - Kết thúc XD.
Ý 2: Quản lý chi phí trong dự án gắn liền với 3 giai đoạn trên.
Ý 3: Quản lý chi phí dự án gắn chặt với các bước bản vẽ thiết kế (dãy sơ đồ màu tím ở giữa). (đương nhiên là vậy rồi - Vì đó là dự án XD. Không có bản vẽ thì sao mà xây dựng đây).
Ý 4: Dòng chảy chi phí dự án gắn chặt với các khái niệm ở dãy sơ đồ hình tròn có gai màu đỏ (như virut HIV).
* Bây giờ giải quyết vào từng ý:
BÀI 2: CÁC GIAI ĐOẠN CỦA DỰ ÁN
1. - Ý 1: Dự án có 3 giai đoạn (3 mũi tên xanh lá cây ở dưới cùng sơ đồ): CHuẩn bị - THực hiện - Kết thúc XD.
==> * Ở đây phải đặt ra câu hỏi:
1. Ranh giới nào để phân định giữa các giai đoạn (1. Gđoạn CHuẩn bị - Thựchiện; 2. GĐoạn Thực hiện - Kết thúc XD)?
* Ai chưa trả lời được xem như còn "mù dự án". Giống như tham gia đường đua mà không biết đâu là điểm xuất phát đâu là đích đến thì chạy làm sao? Đáp án:
Ranh giới giữa"giai đoạn CHuẩn bị" và "Giai Đoạn Thực hiện": là Quyết định phê duyệt dự án (QĐ phê duyệt: "Báo cáo nghiên cứu khả thi" hoặc "Báo cáo kinh tế kỹ thuật" - Các khái niệm này nói rõ ở bài sau).
Ranh giới giữa "giai đoạn Thực hiện" và "Giai đoạn Kết thúc XD": là Biên bản nghiệm thu bàn giao công trình đưa vào sử dụng.
2. Nội dung của từng giai đoạn là gì? Đáp án: Xem sơ đồ trên đã rõ. Cán bộ coi thi không cần giải thích gì thêm.
2. Ý 2: Quản lý chi phí trong dự án gắn liền với 3 giai đoạn trên
Đương nhiên. Dự án là cả 1 quá trình 3 giai đoạn. Không ai quản lý chi phí dự án nửa chừng xuân rồi lơ là (chỉ tổ tiền mất tật mang). ==> Phải hiểu hết 3 giai đoạn dự án ở mặt tổng thể để đặng còn biết cách quản lý tốt chi phí. Nếu chỉ biết hờ hững, lưng chừng đồi thì tiền chi phí sẽ như nước trôi qua cầu mà thôi (mình sẽ giúp các bạn hiểu ở các bài sau)./.
3. Quản lý chi phí dự án gắn chặt với các bước bản vẽ thiết kế (dãy sơ đồ màu tím ở giữa)
==> * Ở đây phải đặt ra câu hỏi:
* Thấy trên sơ đồ có các loại thiết kế: "THiết kế sơ bộ", "Thiết kế cơ sở", "Thiết kế kỹ thuật", "THiết kế bản vẽ thi công", "Bản vẽ hoàn công". Vậy chúng là gì? Nội dung thể hiện và phân biệt chúng? Mục đích lập để làm gì? Có cần thiết phải lập không? Trả lời: Xem sơ đồ tư duy cập nhật vào ngày mai...
fubi gửi lúc 28/1/2016 00:18
* Sau đây là bài tiếp theoẫn nhập:
* Bây giờ giải quyết vào từng ý:BÀI 2: CÁC GIA ...
BÀI 3: CÁC LOẠI THIẾT KẾ VÀ CÁC BƯỚC THIẾT KẾ XÂY DỰNG
Quản lý chi phí dự án gắn chặt với các bước bản vẽ thiết kế (dãy sơ đồ màu tím ở giữa: ở bài 2)
==> * Ở đây phải đặt ra câu hỏi:
* Thấy trên sơ đồ có các loại thiết kế: "THiết kế sơ bộ", "Thiết kế cơ sở", "Thiết kế kỹ thuật", "THiết kế bản vẽ thi công", "Bản vẽ hoàn công". Vậy chúng là gì? Nội dung thể hiện và phân biệt chúng? Mục đích lập để làm gì? Có cần thiết phải lập không? Trả lời:
Các bạn thân mến!
Như vậy qua bài trên, chúng ta đã hiểu rõ các loại và các bước thiết kế nêu trong sơ đồ bài 1. Bởi muốn quản lý chi phí dự án đầu tư xây dựng thì xuất phát điểm phải từ thiết kế mà ra.
Tuy nhiên, mỗi loại thiết kế lại gắn liền với các bước liên quan đến khái niệm: "Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi", "Báo cáo nghiên cứu khả thi" "Báo cáo kinh tế kỹ thuật". ==> Muốn quản lý tốt chi phí cần phải hiểu rõ cả 3 loại khái niệm trên nó là cái gì?
Ở bài sau chúng ta sẽ giải quyết nội dung này.
Để kết luận cho bài 3, các bạn chỉ cần lưu ý:
TƯƠNG ỨNG MỖI LOẠI THIẾT KẾ SẼ CÓ "DỰ TOÁN" TƯƠNG ỨNG. LOẠI THIẾT KẾ CÀNG CHI TIẾT THÌ DỰ TOÁN CÀNG CHÍNH XÁC SO VỚI THỰC TẾ.
Chào anh Fubi cùng mọi người,
Tôi xin đóng góp một số ý kiến như sau cho topic này của anh Fubi:
1, Trong biểu đồ "SƠ ĐỒ TỔNG THỂ QUẢN LÝ CHI PHÍ DỰ ÁN ĐẦU TƯ XD" ở Bài 1, khâu lập BVTC thường được thực hiện sau khi giao thầu, khâu này thường do nhà thầu thi công lập (nếu đủ tư cách pháp nhân - có chứng chỉ hành nghề thiết kế);
2, Các chi phí xây dựng theo thứ tự nhỏ dần như trong biểu đồ chỉ đúng trong trường hợp "BIỂU GIÁ CỐ ĐỊNH" hay gói thầu bỏ giá "TRỌN GÓI" không đúng trong trường hợp đấu thầu có "BIỂU GIÁ ĐIỀU CHỈNH".
3, Biểu đồ "SƠ ĐỒ TỔNG THỂ QUẢN LÝ CHI PHÍ DỰ ÁN ĐẦU TƯ XD" ở Bài 1 và biểu đồ "CÁC LOẠI THIẾT KẾ TRONG XÂY DƯNG" ở bài 3 mâu thuẫn nhau, vì nếu biểu đồ ở bài 1 đúng thì việc lập BVTC là do CĐT làm không phải Nhà thầu xây dựng lập như đã nêu ở mục "AI LẬP THIẾT KẾ Ở BÀI 3".
Vài góp ý thiển cận mong các anh chỉ giáo.
Trân trọng,
Cám ơn anh Bình, nhìn sơ đồ tư duy gọn, và rất dễ hiểu. Em cũng lập và quản lý ntn, và để quản lý trực tiếp. Mong mọi người chỉ giáo https://xaydung360.vn/diendan/forum.php?mod=attachment&aid=MTQyMzV8YjlhYzliODcxNGYzNGVmMDA4NzBjZTA4OGEwYWUwNmN8MTY3OTU3MDYyNw%3D%3D&request=yes&_f=.xls