Mình hỏi kỹ như vậy vì trong tình huống thực tế, nếu thông tin không rõ thì "sai 1 ly, đi 1 dặm".
Về vấn đề bạn nêu, mình chia sẻ nguyên tắc của quy định nhà nước như sau:
1. Hợp đồng đã ký kết là bất di bất dịch, là căn cứ để các bên hành xử với nhau. Phát sinh hay không phát sinh là do điều khoản cụ thể của hợp đồng quy định.
2. Vấn đề bạn nêu nếu thuộc vốn nhà nước quản lý thì phải tuân thủ trước hết là ở hợp đồng, sau đến là theo quy định quản lý chi phí và quản lý hợp đồng của Nhà nước.
- Về quản lý chi phí: nếu phát sinh, thì không thể làm xong mới đi thẩm định giá, mà phải được phê duyệt phát sinh trước khi thực hiện. Cấp thẩm định, phê duyệt bạn đọc Nghị định quản lý chi phí.
Sau khi phát sinh được duyệt, 2 bên A-B mới thương thảo và ký phụ lục hợp đồng rồi mới tiến hành thi công. Thi công xong thanh quyết toán phát sinh theo đúng phụ lục hợp đồng đã ký.
Vì vậy: nếu bên bạn thi công xong mới không biết thanh toán giá nào, kiểu gì tức là chưa xác lập rõ phụ lục hợp đồng. Như vậy là vi phạm nghị định quản lý chi phí. Do đó, sẽ không quyết toán được.
3. Còn về riêng vật liệu, không thể nhầm lẫn giữa công việc và vật liệu được. Công việc là công việc và đã bao gồm VL-NC-Máy. Còn vật liệu chỉ là 1 cấu thành trong công việc mà thôi.
Do đó, việc bạn nêu là do nghiệp vụ của "thẩm định giá" và cả nhà thầu có vấn đề nên chưa phân biệt rạch ròi CÔNG VIỆC và VẬT LIỆU.
Nếu theo như bạn nêu, thì cái gọi là Vật liệu của thẩm định giá chính là CÔNG VIỆC: gồm VL-NC-M.
Còn nhà thầu thì chỉ gọi đơn thuần là VẬT LIỆU: vì họ chỉ mua vật liệu mà thôi. Chưa có NC-M.
2 trường hợp này chẳng liên quan đến nhau.
Tóm lại:
- Vấn đề ở đây là hợp đồng ban đầu thế nào? Phụ lục hợp đồng phát sinh đã ký thanh toán ra sao thì cứ vậy mà làm.
Tất nhiên phần phát sinh trước khi ký hợp đồng phải được thẩm định, phê duyệt đúng thẩm quyền. Sau đó 2 bên thương thảo, ký phụ lục trước khi thi công phần phát sinh.
- Bên bạn đang làm sai quy trình nên bị vướng mắc giữa thẩm định giá và nhà thầu. Do đó sẽ không quyết toán được.
|