|
Mình tham luận thêm một vài ý kiến bạn tham khảo thêm:
Bạn cần hiểu rõ vai trò, quyền/thẩm quyền của các chủ thể trong trình tự thực hiện 1 thủ tục đầu tư bất kỳ: Lập/tổ chức lập - -> thẩm định -> phê duyệt.
Đối với công tác điều chỉnh dự toán công trình:
- CẤP CÓ THẨM QUYỀN TỔ CHỨC LẬP ĐIỀU CHỈNH là Chủ đầu tư (có thể CĐT giao quyền cho Ban QLDA tổ chức lập).
- CẤP CÓ THẨM QUYỀN THẨM ĐỊNH là Cơ quan quản lý nhà nước theo phân cấp. (Khoản 1 Điều 24 NĐ 59)
- CẤP CÓ THẨM QUYỀN PHÊ DUYỆT: Giai đoạn phê duyệt dự toán điều chỉnh có 2 trường hợp xảy ra:
+ Kết quả điều chỉnh dự toán vượt dự toán đã được duyệt: CẤP CÓ THẨM QUYỀN PHÊ DUYỆT trong trường hợp này là Cấp Quyết định đầu tư sẽ phê duyệt điều chỉnh dự toán (mục a, Khoản 1, Điều 30 NĐ 32)
+ Kết quả điều chỉnh dự toán không vượt dự toán đã được duyệt: CẤP CÓ THẨM QUYỀN PHÊ DUYỆT trong trường hợp này là Chủ đầu tư (Mục b, Khoản 1, Điều 31 NĐ 32)
Như vậy bạn cần hiểu rõ khái niệm CẤP CÓ THẨM QUYỀN trong quy trình thực hiện 1 thủ tục đầu tư là gì, vai trò, trách nhiệm, công việc và quyền hạn của từng Chủ thể tham gia trong quy trình đó.
*************
Bước tiếp theo sau khi Dự toán công trình điều chỉnh được phê duyệt là bước xác định lại GIÁ DỰ TOÁN GÓI THẦU để làm căn cứ thực hiện lập HSMT, HSYC, đánh giá lựa chọn nhà thầu.
Phần này thì đã rõ trong quy định tại Mục 2 NĐ 32 và thông tư hướng dẫn cụ thể phần này rồi.
Mình có 1 vài phân tích theo quan điểm, đọc luật của mình. các bác mổ và xẻ thêm
|
|