XD360 KÍNH CHÚC CHO MỌI NHÀ VẠN SỰ AN LÀNH!

Phần mềm ôn thi sát hạch chứng chỉ hành nghề xây dựng

 Quên mật khẩu
 Đăng ký mới
Anh Trần HòeBùi Quốc Hưng
Xem: 3647|Trả lời: 0
In Chủ đề trước Tiếp theo
Thu gọn cột thông tin

[Quản lý DA Qtế] 10 lĩnh vực kiến thức cơ bản của PMBOK5

[Lấy địa chỉ]
Nhảy đến trang chỉ định
1#

Hãy đăng nhập để có nhiều chức năng hữu dụng hơn và xem ảnh rõ hơn!

Bạn phải đăng nhập để xem được nội dung, nếu bạn chưa có tài khoản? hãy Đăng ký mới

x
PMBOK viết tắt của Project Management Body of Knowledge, tạm dịch là bộ kiến thức quản lý dự án, bao gồm 5 nhóm quy trình (Khởi Tạo, Lập Kế Hoạch, Thực Thi, Kiểm Tra và Giám Sát, Kết Thúc) và 10 lĩnh vực kiến thức (quản lý tích hợp dự án, quản lý phạm vi dự án, quản lý thời gian dự án, quản lý chi phí dự án, quản lý chất lượng dự án, quản lý nhân sự dự án, quản lý giao tiếp dự án, quản lý rủi ro dự án, quản lý mua sắm dự án, quản lý các bên liên quan). Năng lực của nhà quản lý dự án được mô tả trong 10 lĩnh vực kiến thức có thể tạm chia làm 2 nhóm: nhóm kỹ năng cứng và nhóm kỹ năng mềm.


                               
Đăng nhập/Đăng ký mở rộng

Phân loại 10 lĩnh vực kiến thức quản lý dự án trên hình Âm-Dương

Các lĩnh vực kiến thức quản lý dự án thuộc nhóm kỹ năng cứng tập trung vào các quy trình và công cụ để khởi tạo, lập kế hoạch, thực thi, kiểm tra và giám sát, và đóng dự án trong suốt vòng đời dự án.

·      Quản lý tích hợp dự án (Project Integration Management): phát triển điều lệ dự án, tích hợp các kế hoạch quản lý dự của các lĩnh vực kiến thức khác thành kế hoạch quản lý dự án hoàn chỉnh, và quản lý các yêu cầu thay đổi trong suốt vòng đời dự án.

·      Quản lý phạm vi dự án (Project Scope Management): xác định và quản lý yêu cầu, tạo đường cơ sở phạm vi, kiểm tra phạm vi, và kiểm tra phạm vi.

·    Quản lý thời gian dự án (Project Time Management): chia nhỏ đường cơ sở phạm vi thành những thành phần dễ quản lý hơn gọi là hoạt động, phát triển lịch trình dự án cũng được gọi là đường cơ sở lịch trình, và kiểm soát lịch trình.

·      Quản lý chi phí dự án(Project Cost Management): ước lượng chi phí, xác định đường cơ sở chi phí bao gồm dự phòng rủi ro và dự phòng quản lý, và kiểm soát chi phí.

·      Quản lý chất lượng dự án (Project Quality Management): lập kế hoạch quản lý chất lượng bao gồm tiêu chuẩn chất lượng, chỉ số chất lượng, và kế hoạch liên tục cải tiến; các hoạt động đảm bảo chất lượng nhằm đảm bảo kế hoạch quản lý dự án và tiêu chuẩn chất lượng được tuân thủ; và kiểm soát chất lượng tất cả các sản phẩm bàn giao và kiểm tra tất cả các thay đổi đã được phê duyệt.

·     Quản lý rủi ro dự án (Project Risk Management): xác định rủi ro, phân tích định tính và phân tích định lượng rủi ro nhằm phân loại thành nhóm rủi ro được quản lý và nhóm rủi ro vào danh sách chờ, phát triển kế hoạch phản ứng khi rủi ro xảy ra, và kiển soát rủi ro trong suốt quá trình thực thi dự án.

·      Quản lý mua sắm dự án (Project Procurement Management): chọn loại hợp đồng trong 3 loại hợp đồng phổ biến (giá cố định, hoàn phí, thời gian và vật liệu), đánh giá nhà cung cấp, trao hợp đồng và quản lý các thay đổi, phát sinh và tranh cải trong suốt quá trình thực thi dự án.


                               
Đăng nhập/Đăng ký mở rộng

10 lĩnh vực kiến thức trong quản lý dự án

Các lĩnh vực kiến thức của nhóm kỹ năng mềm gồm:

·      Quản lý giao tiếp dự án (Project Communications Management): cung cấp thông tin dự án cho các bên liên quan và kiểm soát hiệu quả tất cả các kênh giao tiếp trong dự án. Quản lý giao tiếp thật sự rất thách thức với tất cả nhà quản lý dự án bởi vì số kênh giao tiếp trong dự án tăng theo hệ số mũ khi số bên liên quan trong dự án tăng lên (số kênh giao tiếp được tính bằng n*(n-1)/2 với n và số bên liên quan trong dự án) và thời gian chi cho giao tiếp trong dự án chiếm đến 90% tổng thời gian của nhà quản lý dự án (PMBOK Guide, 2013).

·      Quản lý nhân sự dự án (Project HR Management): thành lập đội dự án, xây dựng đội dự án thong qua 5 giai đoạn phát triển đội dự án theo mô hình Tuckman (thành lập, bão tố, bình thường, thực thi, và giải tán) và quản lý các xung đột trong đội dự án. Các nhà quản lý dự án cần chọn lựa kỹ thuật tốt nhất trong 5 kỹ thuật quản lý xung đột phổ biến (Tránh né, Làm dịu, Thoả hiệp, Ép buộc and Đương đầu) để quản lý hiệu quả xung đột từng trường hợp cụ thể.

·      Quản lý các bên liên quan (Project Stakeholder Management): xác định và xếp thứ tự ưu tiên tất cả các bên liên quan có thể ảnh hưởng hoặc bị ảnh hưởng bởi dự án, quản lý mong đợi các bên liên quan và đảm bảo sự can dự của các bên liên quan trong suốt quá trình thực thi dự án. Đặc biệt trong trường hơp một hoặc một số bên liên quan nào đó chưa nhận biết đúng về mức độ can dự cần thiết của chính họ vào dự án và chính sự nhân biết sai này có thể làm cho dự án thất bại do thiếu sư hổ trợ của họ, nhà quản lý dự án cần điều chỉnh mức độ can dự của các bên liên quan cho đúng với mức độ mong đợi.

Số người tham gia 1Uy Tín: +2 Thưởng +2 Thanked +1 Thu lại Lý do
lamduyhanh + 2 + 2 + 1 Đồng tình. Cảm ơn!

Xem tất cả

www.xaydung360.vn XÂY TÂM, DỰNG TẦM CHUYÊN NGHIỆP

Phiên bản Mobile|Phần mềm ôn thi sát hạch chứng chỉ hành nghề xây dựng  

Phần mềm dự toán xây dựng excel | Hướng dẫn lập dự toán xây dựng | Phần mềm tư vấn giám sát | Phần mềm quản lý chất lượng xây dựng |

Phần mềm ôn thi sát hạch chứng chỉ hành nghề xây dựng

Phần mềm ôn thi sát hạch chứng chỉ hành nghề Kiến Trúc sư

Phần mềm ôn thi sát hạch chứng chỉ hành nghề Đấu thầu

GMT+7, 19/4/2024 18:00 , Processed in 0.094738 second(s), 23 queries .

Powered by Discuz! X3.2

© 2001-2013 Kiso Comsenz Inc.