Anh fubi nói rất chuẩn việc ra các mẫu văn bản là do thỏa thuận giữa Chủ đầu tư và Nhà thầu + tư vấn giám sát nữa ! vì khi có ông TVGS lập đề cương thường có các mẫu biên bản trình chủ đầu tư chấp thuận để đưa vào thực hiện.
Còn nội dung căn cứ nghị định 15 và TT10 nhưng phải đầy đủ các thông tin quy định như sau:
Điều 20. Nghiệm thu công việc xây dựng 1. Căn cứ nghiệm thu công việc xây dựng: a) Quy trình kiểm tra, giám sát, nghiệm thu đã được thống nhất giữa chủ đầu tư và các nhà thầu cóliên quan; b) Phiếu yêu cầu nghiệm thu của nhà thầu; c) Biên bản kiểm tra, nghiệm thu nội bộ của nhà thầu (nếu có); d) Hồ sơ thiết kế bản vẽ thi công và những thayđổi thiết kế đã được chủ đầu tư chấp thuận liênquan đến đối tượng nghiệm thu; đ) Phần chỉ dẫn kỹ thuật có liên quan; e) Các kết quả quan trắc, đo đạc, thí nghiệm có liên quan; g) Nhật ký thi công xây dựng công trình và các văn bản kháccó liên quan đến đối tượng nghiệm thu. 2. Nội dung và trình tự nghiệm thu công việc xây dựng: a) Kiểm tra công việc xây dựng đã thực hiện tại hiện trường; b) Kiểm tra các số liệu quan trắc, đo đạc thực tế, so sánh với yêu cầu của thiết kế; c) Kiểm tra các kết quả thí nghiệm, đolường; d) Đánh giá sự phù hợp của công việc xây dựng với yêu cầu của thiết kế; đ) Kết luận về việc nghiệm thu công việc xây dựng để chuyển bước thicông. Trường hợp côngviệc xây dựngkhông nghiệm thu được, người giám sát thi công xây dựng của chủ đầu tư hoặc của tổng thầu phải nêurõ lý do bằng văn bản hoặc ghi vào nhật kýthi công xây dựng công trình. 3. Thành phần trực tiếp nghiệm thu công việc xây dựng: a) Người giám sát thi công xây dựng công trình của chủ đầu tư hoặc của tổng thầu đối với hìnhthức hợp đồng tổng thầu thi công xây dựng; b) Người trực tiếp phụ tráchthi công của nhà thầu thicông xây dựng công trình hoặc của nhà thầu phụ đối với hợp đồng tổng thầu thi công xây dựng; c) Đối với các hợp đồng tổng thầu thicông xây dựng, người giámsát thi công xây dựng công trình của chủ đầu tư có thể chứng kiến côngtác nghiệm thu hoặc trực tiếp thamgia nghiệm thu khi cần thiết. 4. Biên bản nghiệm thu công việc xây dựng: a) Nội dung biên bản nghiệm thu bao gồm: - Đối tượng nghiệm thu (ghi rõ tên công việc được nghiệm thu); - Thành phần trực tiếp nghiệm thu; - Thời gian và địa điểm nghiệm thu; - Kết luận nghiệm thu (chấp nhận hay không chấp nhận nghiệm thu,đồng ý cho triển khaicác công việc xây dựng tiếp theo; yêu cầu sửa chữa, hoànthiện công việc đã thực hiện và các yêu cầu khác,nếu có); - Chữ ký, họ và tên, chức vụ của những người trực tiếp nghiệm thu; b) Biên bản nghiệm thu có thể kèm theo các phụ lục, nếu có; c) Biên bản nghiệm thu công việc xây dựng có thể được lập cho từng công việcxây dựng hoặc lập chungcho nhiều công việc xây dựng của một hạng mục công trình theo trình tự thi công. 5. Người có trách nhiệm của chủ đầu tư hoặc của tổng thầuphải tổ chức nghiệm thu kịp thời, tối đa không quá 24 giờ kể từ khi nhậnđược yêu cầu nghiệm thu của nhà thầu thi công xây dựng, hoặc thông báo lý do từ chối nghiệm thu bằng văn bản cho nhà thầu thi côngxây dựng. Trong trường hợp quy định chủ đầu tưchứng kiến công tác nghiệm thu của tổng thầu đối với nhà thầu phụ, nếu người giám sát của chủ đầu tưkhông tham dự nghiệm thu và không có ý kiến bằng văn bản thì tổng thầu vẫn tiến hànhnghiệm thu công việc xây dựng của nhà thầu phụ. Biên bản nghiệm thu trong trường hợp này vẫn có hiệu lực pháp lý. Điều 21. Nghiệm thu giai đoạn thi công xây dựng hoặc bộ phận công trình xây dựng 1. Việc nghiệm thugiai đoạn thi công xây dựng hoặc một bộ phận côngtrình có thể được đặt ra khi các bộ phận công trình này bắt đầu chịu tác động của tải trọng theo thiết kế hoặc phục vụ cho việc thanhtoán khối lượng haykết thúc một góithầu xây dựng. 2. Căn cứ để nghiệm thu bao gồm cáctài liệu như quy định đối với nghiệm thu công việc xây dựng tại Khoản 1 Điều 20Thông tư này và các biên bản nghiệm thu công việc xây dựng có liên quan tới giaiđoạn thi công xây dựng hoặc bộ phận công trình được nghiệm thu. 3. Chủ đầu tư, người giám sát thi công xây dựng công trình của chủ đầu tư, tổng thầu và nhà thầu thicông xây dựng có liên quan thỏa thuận về thời điểm nghiệm thu, trình tự và nội dung nghiệm thu,thành phần tham gia nghiệm thu. 4. Kết quả nghiệm thu được lập thành biên bản bao gồm các nội dung: đối tượng nghiệm thu (ghirõ tên bộ phậncông trình, giai đoạn thicông xây dựng đượcnghiệm thu); thành phầntrực tiếp nghiệmthu; thời gian và địa điểm nghiệm thu; kết luận nghiệm thu (chấpnhận hay không chấp nhậnnghiệm thu và đồngý triển khai giai đoạnthi công xây dựng tiếptheo; yêu cầu sửachữa, hoàn thiện bộphận công trình, giai đoạnthi công xây dựng công trình đã hoàn thành vàcác yêu cầu khác nếucó); chữ ký,tên và chức danh của những người thamgia nghiệm thu. Biên bản nghiệm thucó thể kèm theocác phụ lục cóliên quan. Điều 22. Nghiệm thu hoàn thành hạng mục công trình hoặc công trình xây dựng để đưa vào sử dụng 1. Căn cứ nghiệm thu: a) Các tài liệu quy định tại các Điểm a, Điểm b, Điểm c, Điểm d và Điểm đ Khoản 1 Điều 20Thông tư này liên quan tới đối tượng nghiệm thu; b) Biên bản nghiệm thu các công việc xây dựng, giai đoạn thi công xây dựng hoặc bộ phận côngtrình xây dựng đã thực hiện (nếu có); c) Kết quả quantrắc, đo đạc, thínghiệm, đo lường, hiệu chỉnh, vận hành thử đồng bộ hệ thống thiết bị và kết quả kiểm định chất lượng côngtrình (nếu có); d) Bản vẽ hoàncông công trình xây dựng; đ) Văn bản chấp thuận của cơquan quản lý nhà nước có thẩm quyền về phòng chốngcháy, nổ; an toàn môi trường; an toàn vận hành theo quy định; e) Kết luận của cơ quan chuyên môn về xây dựng về việc kiểm tracông tác nghiệm thu đưa công trình vào sử dụng theoquy định tại Điều 32 Nghị định 15/2013/NĐ-CP. 2. Nội dung và trình tự nghiệm thu: a) Kiểm tra chất lượng công trình, hạng mục công trình tại hiện trường đối chiếu với yêu cầu của thiết kế và chỉ dẫn kỹ thuật; b) Kiểm tra bản vẽ hoàn công; c) Kiểm tra các số liệu thí nghiệm, đo đạc, quan trắc, cáckết quả thử nghiệm, đolường, vận hànhthử đồng bộ hệ thống thiết bị; kết quả kiểm định chất lượng công trình (nếu có); d) Kiểm tra các văn bản thỏa thuận, xác nhận hoặc chấp thuận của cơquan nhà nước có thẩm quyền về phòngchống cháy, nổ, antoàn môi trường, an toàn vận hành; kiểm tracông tác nghiệm thu đưa công trình vào sử dụng vàcác văn bản khác có liên quan; đ) Kiểm tra quy trình vận hành và quy trình bảo trìcông trình xây dựng; e) Kết luận về việc nghiệm thu đưa công trình xây dựng vào khai thác sử dụng. Kết quả nghiệm thu được lập thành biên bản theonội dung quy định tại Khoản 4 Điều này. 3. Thành phần trực tiếp nghiệm thu: a) Phía chủ đầu tư: người đại diện theopháp luật hoặc người được ủy quyền của chủ đầu tư, người phụ trách bộ phận giám sát thi công xây dựng công trình của chủ đầu tư; người đại diện theopháp luật và người phụ trách bộ phận giám sát thi công xây dựng công trình của nhà thầu thực hiện giámsát thi công xây dựng công trình (nếu có); b) Phía nhà thầu thi công xây dựng công trình: người đại diện theopháp luật và người phụ trách thi công của tổng thầu, các nhà thầu thi công xây dựng chính có liên quan; c) Phía nhà thầu thiết kế xây dựng công trình tham gia nghiệm thu theo yêu cầu của chủ đầu tư: người đại diện theo pháp luật và chủ nhiệm thiết kế; d) Trường hợp chủ đầu tưkhông phải là chủ quản lý, chủ sử dụng côngtrình thì khi nghiệm thu chủ đầu tư có thể mời chủ quản lý, chủ sử dụng côngtrình tham gia chứng kiến nghiệm thu. 4. Biên bản nghiệm thu hoàn thành hạng mục công trình, côngtrình xây dựng bao gồm các nội dung: a) Đối tượng nghiệm thu (tên hạng mục công trình hoặc công trìnhnghiệm thu); b) Thời gian và địa điểm nghiệm thu; c) Thành phần tham gia nghiệm thu; d) Đánh giá về chất lượng của hạng mục công trìnhxây dựng, công trình xây dựng hoàn thành so với nhiệm vụ thiết kế, chỉ dẫn kỹ thuật và các yêu cầu khác của hợp đồng xây dựng; đ) Kết luận nghiệm thu (chấp nhận hay không chấp nhận nghiệm thu hoànthành hạng mục công trình, công trình xây dựng để đưa vào sử dụng; yêu cầu sửa chữa, hoàn thiện bổ sung và các ýkiến khác nếu có); chữ ký, họ tên, chức vụngười đại diện theo pháp luật và đóng dấu pháp nhân của thành phần trực tiếpnghiệm thu; biên bản nghiệm thu có thể kèm theo các phụ lục nếu cần thiết.
5. Công trình, hạng mục công trình xây dựng vẫn có thể được nghiệm thu đưa vào sử dụng trong trường hợp còn tồn tại một số sai sót của thiết kế hoặc khiếm khuyết trong thi công xây dựng nhưng không làm ảnh hưởng đến khả năng chịu lực, tuổi thọ, công năng, mỹ quan của công trình và không gây cản trở cho việc khai thác, sử dụng công trình theo yêu cầu thiết kế. Các bên có liên quan phải quy định thời hạn sửa chữa các sai sót này và ghi vào biênbản nghiệm thu.
|