XD360 KÍNH CHÚC CHO MỌI NHÀ VẠN SỰ AN LÀNH!

Phần mềm ôn thi sát hạch chứng chỉ hành nghề xây dựng

 Quên mật khẩu
 Đăng ký mới
Anh Trần HòeBùi Quốc Hưng
Xem: 41335|Trả lời: 6
In Chủ đề trước Tiếp theo
Thu gọn cột thông tin

Chiều dày đắp cát nền móng đường

[Lấy địa chỉ]

Hãy đăng nhập để có nhiều chức năng hữu dụng hơn và xem ảnh rõ hơn!

Bạn phải đăng nhập để xem được nội dung, nếu bạn chưa có tài khoản? hãy Đăng ký mới

x
Mọi người cho giúp em tiêu chuẩn nào về chiều dày đắp cát  với, em tìm đọc, và hỏi nhiều nhiều nơi nhưng vẫn chưa thỏa mãn với câu trả lời lắm.
Trong TNVN 4447-2012 về công tác đất, có nêu về thi công đất đắp ( cát cũng là là 1 dạng cấp đất) nhưng không có nói cụ thể về chiều dày khống chế của lớp đắp cát
Theo như tìm hiểu thì em được biết, chiều dày tối đa của lớp đắp cát là 30cm, nhưng lại ko nêu theo tiêu chuẩn nào, cũng như theo thí nghiệm kiểm tra độ chặt của cát, đất bằng phương pháp dao vòng thì chiều sâu kiểm tra là 45cm, vậy có thể lấy đó làm căn cứ để thực hiện chiều dày lớp đắp ko?
Cũng như quan điểm lên phương án thi công. ta tính chiều dày lớp đắp cát theo chiều sâu tác dụng của máy thi công có được ko?
Về phương diện thi công thi em không ngại nhưng trong công tác nghiệm thu và hồ sơ sau này thì ta khống chế chiều dày lớp đắp đó ntn là hợp lý. Có tiêu chuẩn nào nêu chính xác cụ thể bằng số học hay phương pháp tính logic hoàn toàn thuyết phục ko? mong mọi người cho em ý kiếm chỉ đạo thuyết phục, hay do có mà em tìm chưa ra thì mọi người mách em cái, cám ơn mn rất nhiều.

www.xaydung360.vn XÂY TÂM, DỰNG TẦM CHUYÊN NGHIỆP

Trong cuốn sách "Xây dựng nền đường" của  trường đại học Bách Khoa Tp HCM nói rất rõ bạn ah.
Chiều dày đầm nèn hiệu quả dựa trên loại đất dùng để đắp nền đường và loại  phương tiện đầm nén.
-Mình có thể giới thiệu cho bạn một số công thức để xác định chiều dày đầm nén tốt nhất như sau:
+Đối với lu bánh nhẵn:
H=0.25*(W1/W0)*(qR)^0.5 (Đất dính)
H=0.35*(W1/W0)*(qR)^0.5 (Đất không dính)
+Đối với lu chân cừu:
H=0.65(L+0.2b-hx) (Đất dính)
+Đối với lu bánh lốp:
H=0.53*(W1/W0)*(Q)^0.5 (đất dính và đất không dính)
+Đối với đầm xung kích:
H=0.7*(W1/W0)*Hgh (đất dính và không dính)
Trong đó:
H:chiều dày đầm nén tốt nhất(cm)
q:áp lực đầm nén trên đơn vị chiều dài(kg/cm)
R:bán kính bánh lu(cm)
Q:tải trọng trên bánh lu(kg)
W1,W0: độ ẩm thực tế và độ ẩm tốt nhất của đất (%)
L: chiều dài chân cừu (cm)
b:Kích thước nhỏ nhất của mặt núm chân cừu(cm)
hx:chiều sâu bị xốp của lớp đất được đầm(Lấy gần bằng 5cm)
Hgh:chiều dày giới hạn đầm đất (40-120mm)
Mình chia sẽ như vậy thôi,


Số người tham gia 4Uy Tín: +9 Thưởng +9 Thanked +4 Thu lại Lý do
M.Hung + 1 + 1 + 1 Đồng tình. Cảm ơn!
toinguyen115 + 3 + 3 + 1 Cảm ơn sự quan tâm của bạn nhiều!.
kimthanh_jsc + 3 + 3 + 1 Mong chờ bài tiếp theo. Thanks!
quocluong83 + 2 + 2 + 1 Đồng tình. Cảm ơn!

Xem tất cả

www.xaydung360.vn XÂY TÂM, DỰNG TẦM CHUYÊN NGHIỆP

Mình cũng đồng ý là hiện tại không có 1 tiêu chuân nào quy định cụ thể về chiều dày cát đắp.Tuy nhiên ở đây mình cũng xin chia sẻ với các bạn về thực tế thi công tại dự án mình đang làm  như sau: Dự án mở rộng QL1A đoạn Cần thơ-Phụng hiệp,hồ sơ thiết kế yêu cầu xử lý nền đường bằng cách đào bỏ 1m nền đất thay bằng cát đen với lớp dưới dày 0.7m độ chặt yêu cầu k95 và lớp trên chiều dày 0.3m độ chặt yêu cầu là k98.Với lớp cát k98 thì thi công 1 lớp 0.3m bình thường,còn với lớp k95 theo yêu cầu của TVGS thì chiều dày cát đắp tối đa của 1 lớp sau khi lu lèn không được vượt quá 0.5m,tức là lớp 0.7m k95 sẽ phân thành 2 lớp.Tuy vậy với điều kiện thời tiết thi công không thuận lợi(mưa nhiều..) cộng với yêu cầu về tiến độ thì thực tế thi công đắp cát 0.7m k95 đến cao độ thiết kế luôn chứ không phân lớp nữa.
Đúc kết: +chiều dày cát đắp khi thi công:Tùy thuộc vào điều kiện thực tế thi công+yêu cầu TVGS.
             + Chiều dày cát đắp khi làm HSNThân lớp theo HSTK.

www.xaydung360.vn XÂY TÂM, DỰNG TẦM CHUYÊN NGHIỆP

3#
ductuanductuan Đăng lúc 19/10/2013 17:29 | Chỉ xem của tác giả
''...Trong TNVN 4447-2012 về công tác đất, có nêu về thi công đất đắp ( cát cũng là là 1 dạng cấp đất) nhưng không có nói cụ thể về chiều dày khống chế của lớp đắp cát
Theo như tìm hiểu thì em được biết, chiều dày tối đa của lớp đắp cát là 30cm, nhưng lại ko nêu theo tiêu chuẩn nào...''

Chủ đề này mình cũng quan tâm nhưng chưa tìm đc câu trả lời chính xác.

Sách đọc để hiểu nguyên tắc thôi chứ ko phải CĂN CỨ PHÁP LÝ CỦA DỰ ÁN

www.xaydung360.vn XÂY TÂM, DỰNG TẦM CHUYÊN NGHIỆP

4#
tngage Đăng lúc 20/10/2013 01:28 | Chỉ xem của tác giả
nếu mình không lầm thì bạn đang nhầm lẫn giữa chiều dày lớp cát đắp và chiều dày lớp cát khi thi công lu lèn...

Số người tham gia 1Uy Tín: +2 Thu lại Lý do
toinguyen115 + 2 Đồng tình. Cảm ơn!

Xem tất cả

www.xaydung360.vn XÂY TÂM, DỰNG TẦM CHUYÊN NGHIỆP

5#
 Tác giả| toinguyen115 Đăng lúc 21/10/2013 09:31 | Chỉ xem của tác giả

Đúng rồi đấy anh à, em đang tìm hiểu chiều dày thi công lớp đắp cát, bạn LeVanBao cũng đã nêu về phương pháp tính áp dụng theo máy thi công, và chắc chắn là phải thí nghiệm để kiểm tra, sử dụng theo giáo trình thì khi làm công tác nghiệm thu minh ghi căn cứ theo Giáo trình bài giảng có hợp lý không?
Mong mn cho e thêm ý kiến.

www.xaydung360.vn XÂY TÂM, DỰNG TẦM CHUYÊN NGHIỆP

6#
nguyenkhoavp Đăng lúc 1/7/2014 21:34 | Chỉ xem của tác giả
mình cũng đang muốn tim hiểu về chiều dày lớp cát đắp để làm HSNT mà ko thấy tiêu chuẩn nào quy định cả

www.xaydung360.vn XÂY TÂM, DỰNG TẦM CHUYÊN NGHIỆP

Phiên bản Mobile|Phần mềm ôn thi sát hạch chứng chỉ hành nghề xây dựng  

Phần mềm dự toán xây dựng excel | Hướng dẫn lập dự toán xây dựng | Phần mềm tư vấn giám sát | Phần mềm quản lý chất lượng xây dựng |

Phần mềm ôn thi sát hạch chứng chỉ hành nghề xây dựng

Phần mềm ôn thi sát hạch chứng chỉ hành nghề Kiến Trúc sư

Phần mềm ôn thi sát hạch chứng chỉ hành nghề Đấu thầu

GMT+7, 16/5/2025 16:16 , Processed in 0.156161 second(s), 25 queries .

Powered by Discuz! X3.2

© 2001-2013 Kiso Comsenz Inc.