Phần mềm ôn thi sát hạch chứng chỉ hành nghề xây dựng

Tiêu đề: [Hỏi] Thiết kế thừa gây lãng phí trong xây dựng. [In trang]

Tác giả: nguyenductuannd    Thời gian: 20/5/2015 18:27
Tiêu đề: [Hỏi] Thiết kế thừa gây lãng phí trong xây dựng.
Hôm nay em có ngồi nói chuyện với một anh kỹ thuật, anh ấy có nhắc đến việc thiết kế quá thừa gây lãng phí cũng bị truy cứu trách nhiệm.
Vậy các bác cho em hỏi quy định thiết kế thừa (quá dư so với tiêu chuẩn) có không, được quy định ở văn bản nào.
Em xin cảm ơn!

Tác giả: Bắc    Thời gian: 21/5/2015 10:05
Anh Fubi nói rất đúng, những người tham nhũng thì tiền chảy vào túi họ, sau đó họ lại dùng tiền đó phân phối trở lại xã hội bằng cách chi tiêu, và xuất hiện những tầng lớp ăn theo, tầng lớp ăn theo giàu lên thì kéo theo những người khác giàu lên...nói chung là của cải xh không bị mất đi..
Còn làm cái móng chỉ cần sâu 5m là đủ, a lại làm 50m, thì đúng là chẳng cần thiết
Tác giả: nguyenductuannd    Thời gian: 21/5/2015 17:53
Bắc gửi lúc 21/5/2015 10:05
Anh Fubi nói rất đúng, những người tham nhũng thì tiền chảy vào túi họ, sau đó họ l ...

Em chẳng tìm ra văn bản cụ thể nào ghi điều luật này, chắc ta chỉ áp dụng được luật "thực hành tiết kiệm chống lãng phí 2013" vào được thôi.
Tác giả: tengbungteng    Thời gian: 22/5/2015 07:48
Lãng phí cũng vừa đủ thôi thì được
Trường hợp người ta chạy vốn về, cần "phát sinh" thêm khối lượng để duyệt cho hết vốn thì thiết kế phải vẽ thêm vào thôi
Còn khi đã có thẩm tra của Sở Ban ngành chấp nhận rồi thì cứ thế mà làm thôi.
Tác giả: landau    Thời gian: 22/5/2015 09:19
1. Thời khởi thủy khai thiên lập địa mọi thứ còn hỗn mang:
Thiết kế giống như quá trình chăng lưới bắt cá. Người đánh cá trình độ cao thì xác định được phạm vi có cá bé lại dẫn đến mất ít sức hơn. Nhưng không phải ai cũng như cái anh trình cao này. Vì thế người ta chấp nhận vài anh khác đánh kiểu hao sức hơn cốt là để có cá và những thằng đánh cá có việc. Đương nhiên là thằng đi thuê cũng đã ước lượng được hao phí bỏ ra tối đa để có cá. Cái này dể phân biệt những thằng đánh cá nghiệp dư tốn thời gian. Biến ngay!
Đấy là ở cái ao, còn khi ra ngoài biển. Ở một nơi mà những thằng đánh cá sừng sỏ cũng có khi về tay không thì có cá là hay rồi. Lại thuê phải thằng kém nữa thì nếu không hao sức ra có mà chết đói trên biển. Thế nên an toàn đặt ra thì làm búa xua đi, quăng lưới rộng ra, chịu mất sức hơn. Vì không có kinh nghiệm, và cũng ít chỉ dẫn.
2. Chuyển sang Thời đại mà mọi thứ đều có kinh nghiệm có quy trình quy định:
Cái thời anh muốn ôm cả đất, em muốn ôm cả trời thì  mọi thứ đều có quy trình nên cứ làm theo quy trình. Sai quy trình chịu. Còn người viết quy trình giống như ông đan lưới. Kích thước lưới to tối đa, mắt lưới nhỏ nhất có thể để không mất con cá nào. Anh nào làm quá so với quy trình được coi là lãng phí ngay. Và đa phần điều đó đúng. Vì quy trình đã là đủ an toàn lắm rồi.
3. Sau giấc mộng ôm gọn mọi thứ trong một quy luật bất thành. người ta nhận ra rằng không thể có được điều đó. Và thời của tiêu chuẩn, hướng dẫn, chỉ dẫn ra đời. Phần lớn mọi thứ chỉ mang tính chất tham khảo không bắt buộc và trao quyền cho người thiết kế. Đó là thời bây giờ khi hàng loạt loại lưới ra đời, lưới đủ kích thước theo loại cá, tôm, cua...đủ các loại người đánh cá mọi trình độ cấp bậc, không phải dân chài cũng đánh cá. Có thời điểm người người đánh cá, nhà nhà đánh cá. Và hầu như chẳng biết gì về nghề cá.
Nhưng vì quyền trao vào tay lại kèm theo trách nhiệm hơn nữa ngày càng muốn có cá nhanh, nhiều hơn mà không tốn sức, cũng chẳng ai khen và đặc biệt là hiếm có ai chê nên lưới chồng lưới miễn là có cá để nhanh mà đi chỗ khác đánh thuê. Chứ ngồi nghiền ngẫm như các cụ bọn khác nó liếm mất cả cá. Và đạo đức thiết kế, thẩm tra cũng mất theo ở chỗ này.
Rồi thì thời thế lũng loạn bạn ơi! đến cái thằng thuê mình nó cũng không biết nên đánh như thế nào, hao phí bao nhiêu thế là khoán trắng cho thằng đánh cá thuê. Thôi thì như các cụ đã bảo: Không biết thì dựa cột mà nghe, bi bô nhỡ có sự cố gì thì mất răng. Thế là nhắm mắt vào duyệt. Không kể đến duyệt cái thừa đó ai cũng vui. Chỉ có dân đóng thuế là méo mặt mà không biết vì đâu, không biết kêu ai.
Nhiều giá trị bây giờ mua bằng tiền, đong bằng tiền, lấp lại bằng tiền. Tiền ngày càng lu mờ nhiều giá trị trong đó có cái lãng phí.

Tác giả: nguyenductuannd    Thời gian: 22/5/2015 21:07
landau gửi lúc 22/5/2015 09:19
1. Thời khởi thủy khai thiên lập địa mọi thứ còn hỗn mang:
Thiết kế g ...

Bác này nhiều văn mà sâu sắc quá :v :v

Tác giả: hypepol    Thời gian: 25/5/2015 15:41
landau gửi lúc 22/5/2015 09:19
1. Thời khởi thủy khai thiên lập địa mọi thứ còn hỗn mang:
Thiết kế g ...

thật là sâu sắc và thâm thuý, vậy theo bác làm thế nào để "lưới" phù hợp với "cá" ?
Tác giả: cuongbn1    Thời gian: 26/5/2015 11:41
Thực ra nếu chuẩn bài - làm theo trình tự thì không có chuyện thừa  vì qua lập dự án, thiết kế cơ sở, thiết kế thi công, Thẩm thiết kế, sở, phòng ban ngành liên quan ktra và phản biện rồi mới duyệt. Sau này còn có đv Thi công, Giám sát, kiểm toán ktra. chưa nói các bên tín dụng nếu có họ cũng được can thiệp (ĐK: các đơn vị đủ năng lực và làm đúng, chuẩn chỉ).
   Nếu cố tình để hợp thức ... hoặc vẽ to ra rồi thi công bớt đi là vừa đẹp thì "xin chịu thua".
Khi bị phát hiện sẽ quy vào“ Điều 144. Tội thiếu trách nhiệm gây thiệt hại nghiêm trọng đến tài sản của Nhà nước

1. Người nào có nhiệm vụ trực tiếp trong công tác quản lý tài sản của Nhà nước, vì thiếu trách nhiệm mà để mất mát, hư hỏng, lãng phí gây thiệt hại cho tài sản của Nhà nước có giá trị từ năm mươi triệu đồng đến dưới hai trăm triệu đồng, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba năm.

2. Phạm tội gây thiệt hại cho tài sản của Nhà nước có giá trị từ hai trăm triệu đồng đến dưới năm trăm triệu đồng, thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm.

3. Phạm tội gây thiệt hại cho tài sản của Nhà nước có giá trị từ năm trăm triệu đồng trở lên, thì bị phạt tù từ bảy năm đến mười lăm năm.

4. Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ quản lý tài sản của Nhà nước từ một năm đến năm năm.”

Tác giả: landau    Thời gian: 27/5/2015 11:51
hypepol gửi lúc 25/5/2015 15:41
thật là sâu sắc và thâm thuý, vậy theo bác làm thế nào để "lưới" phù hợp với "c ...

Không phải là cải thiện cái lưới. Cái người đánh cá kinh nghiệm sẽ chọn loại lưới cho cá mình muốn bắt và bắt trong phạm vi hẹp hay rộng (tính lãng phí). Vì vậy phải khống chế chất lượng tuyển: người đánh cá và người quản lý. Vì:
+ Tránh tràn lan người không có kinh nghiệm. Vì không có kinh nghiệm nên đánh búa xua gây lãng phí.
+ Luật luôn nói là nếu bắt được người gây lãng phí sẽ phạt thật nặng nhưng quyên mất là như thế nào là lãng phí và ai sẽ đủ thẩm quyền, năng lực kết luận chuyện lãng phí hay không trong khi đội ngũ phê duyệt có nơi còn kém hơn cả thằng đánh cá.
Một điều cuối cùng là không thể xóa bỏ hẳn được lãng phí trong thiết kế đâu. Mặt trái của xã hội còn yếu tố tham nhũng là còn lãng phí. Vì tham nhũng dung túng cho lãng phí. Ngược lại lãng phí quay lại nuôi tham nhũng. Nó là một vòng tròn được người ta duy trì nhằm đem lại lợi ích. Bởi bất cứ cái gì không mang lại lợi ích thì không thể tồn tại được.

Tác giả: hypepol    Thời gian: 2/6/2015 10:46
landau gửi lúc 27/5/2015 11:51
Không phải là cải thiện cái lưới. Cái người đánh cá kinh nghiệm sẽ  ...

Vẫn câu hỏi cũ ,
Theo Bác thì mình phải ( tất nhiên là phải) cải thiện  Bằng cách nào
Nếu trình độ Cao siêu tuyệt đỉnh thì hok bàn nữa (tính toán không thừa kí thép thì bỏ qua)
(Nhưng mấy người làm được điều đó?)

Mình bàn tới chuyện trình độ tầm tầm, thiết kế thừa thừa, bỏ qua những cái tiêu cực như tham nhũng, hôi lộ... chỉ bàn đến kĩ thuật và quản lý thôi, xin bác chia sẻ kinh nghiệm giúp em,
EM CẢM ƠN,
Tác giả: tadinhvu    Thời gian: 2/6/2015 11:06
landau gửi lúc 27/5/2015 11:51
Không phải là cải thiện cái lưới. Cái người đánh cá kinh nghiệm sẽ  ...

bác nói rất thâm thúy làm những người thiếu kinh nghiệm trận mạc như em chưa thể hiểu hết ngay dc
Tác giả: landau    Thời gian: 3/6/2015 08:37
hypepol gửi lúc 2/6/2015 10:46
Vẫn câu hỏi cũ ,
Theo Bác thì mình phải ( tất nhiên là phải) cải thiện  Bằng các ...

Không có tham vọng sẽ thay đổi tất cả nhưng sẽ đi vào cái cách mà mình thấy một số nơi như TP Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, Điện Biên... mà mình đã  gặp.
1. Khống chế việc cấp và quản lý chứng chỉ hành nghề: Trước khi đi vào vấn đề mình xin nói ngoài một chút. Ở tỉnh mình đang công tác là một tỉnh miền núi còn nghèo. Nhưng riêng ở tỉnh mình theo thống kê hiện có tới trên 200 công ty tư vấn thiết kế với đầy đủ chức năng ngành nghề được cấp phép cung cấp dịch vụ tư vấn. Nhiều công ty mở ra chỉ để khi có dự án ký qua (bằng mối quan hệ hay cách nào đó) lấy % con dấu và thuế. Vậy với 200 công ty này lấy đâu ra dự án mà thiết kế.Như vậy rõ ràng không thể có đủ kinh phí nuôi một bộ máy thiết kế có kinh nghiệm thường trực, đào tạo thường xuyên được. Và khi có dự án họ sẽ đi thuê giống như lúc thành lập công ty họ xin các chứng chỉ hành nghề vậy. Vì đi thuê nên giá thấp, làm việc mùa vụ, lại không có nhiều ràng buộc nên tốt nhất là thiết kế nó thừa ra cho an toàn. Vấn đề của những công ty này là làm sao có được dự án chứ năng lực (đương nhiên là trên giấy) thì ...có thừa. Vậy giải pháp giống như nước Úc họ quản lý chứng chỉ hành nghề. Một người kỹ sư chỉ được cấp phép khi vượt qua kỳ sát hạch của các sở chuyên ngành quản lý sau khi đã có số năm kinh nghiệm theo quy định. Và khi ra làm việc anh chỉ được cung cấp hạn chế cho một vài công ty thôi. Hiện ta đang yêu cầu các công ty đăng ký năng lực nhưng chưa rõ khi nào thực hiện xong. Đăng ký xong thì thực hiện quản lý như thế nào với chứng chỉ của một người mà rải khắp nơi. Lấy ví dụ Trung Quốc họ thống kê sự cố hố đào thì 46% tai nạn là lý do thiết kế, thi công 41%, còn lại là quản lý, quan trắc...Rõ ràng thiết kế là khâu cần quản lý chặt chẽ.
2. Cung cấp thông tin rộng rãi các gói thầu tư vấn. Tăng tính cạnh tranh về giá. Vì nếu có cạnh tranh về giá thì không thể thiết kế quá dư thừa. Như vậy nó trả lời cho việc anh làm cao hơn người khác với tiêu chí tương đương thì được gọi là lãng phí hơn. Vì cạnh tranh nên anh phải đổ chất xám ra nhiều hơn cho một dự án. Những công ty yếu kém khó có thể cạnh tranh được.
3. Lựa chọn khó khăn nhất là con người quản lý. Chọn nhân tài quản lý ở ta hình như chỉ có Đà Nẵng là nổi lên. Nhiều nơi ban hành các quy định rõ ràng, chi tiết cho khâu tư vấn thiết kế, các thiết kế mẫu cho nhiều cấu kiện như TP Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, Điện Biên với nhiều cấu kiện: bó vỉa hè, tấm đan... Những người không trách nhiệm thì không bao giờ muốn ban hành cái gì có tính chi tiết. Bây giờ toàn là cán bộ thích nói "đại khái là...", "nói chung là..." chứ "chi tiết là..." thì không biết.
4. Xử lý dứt điểm, công khai, quyết tâm loại bỏ các nhà thầu kém năng lực. Như ngành giao thông hiện nay đang làm.
5. Ban hành tiêu chuẩn, hướng dẫn rõ ràng, đầy đủ. Đây là bước quan trọng đối với kỹ sư. Tiêu chuẩn là tinh hoa đúc kết lại của thực tế. Hiện ta đang hoàn thiện bộ TCVN.
Mạn phép trao đổi vài ý kiến chủ quan rút ra từ quá trình quản lý của bản thân.




Chào mừng ghé thăm Phần mềm ôn thi sát hạch chứng chỉ hành nghề xây dựng (https://xaydung360.vn/diendan/) Powered by Discuz! X3.2