Phần mềm ôn thi sát hạch chứng chỉ hành nghề xây dựng

Tiêu đề: [Hỏi] Ứng dụng ống nối thép thay thế buộc nối chồng [In trang]

Tác giả: nguyenloi1992    Thời gian: 3/9/2015 09:30
Tiêu đề: [Hỏi] Ứng dụng ống nối thép thay thế buộc nối chồng
Gửi các anh chị,
Em cũng tìm hiểu một số thông tin và so sánh giữa buộc nối chồng với ống nối thép mà còn mù mờ nhiều thứ quá. Cho em hỏi một số câu như sau.
+ Chiều dài của ống nối thép tương ứng với từng đường kính thép là bao nhiêu. Tiêu chuẩn nào quy định vậy ạ.
+ Ống nối thép được áp dụng tất cả các hạng mục dầm, cột luôn hay sao ạ
Tác giả: tadinhvu    Thời gian: 3/9/2015 10:36
http://alphatech.vn/giai-phap/xe ... ng-ong-coupler.html
Tác giả: nguyenloi1992    Thời gian: 3/9/2015 12:49
tadinhvu gửi lúc 3/9/2015 10:36
http://alphatech.vn/giai-phap/xem/giai-phap-noi-cot-thep-bang-ong-coupler.html

Anh cho em hỏi là có quy định nào cho chiều dài và độ giãn dài của ống nối thép không ạ.
Tác giả: nguyenloi1992    Thời gian: 3/9/2015 14:21
Các anh chị ơi, giúp em với. Em đang tìm hiểu ống nối thép. Anh chị nào có thông tin cho e xin với. E đội ơn ạ. :)
Tác giả: fubi    Thời gian: 3/9/2015 14:39
nguyenloi1992 gửi lúc 3/9/2015 14:21
Các anh chị ơi, giúp em với. Em đang tìm hiểu ống nối thép. Anh chị nào có thông tin  ...


1. Mở đầu
Ở Việt Nam hiện nay có hai phương pháp truyền thống và thông dụng để nối cốt thép tròn xây dựng là nối buộc (nối chồng) và nối hàn. Tuy nhiên, các phương pháp này có nhiều nhược điểm như: cốt thép làm việc không đồng tâm, mối nối cốt thép không vững chắc, dễ bị xê dịch, khi đổ bê tông gặp phải khó khăn tại những vị trí dày đặc cốt thép do nối buộc, lượng hao phí cốt thép rất lớn…
Bên cạnh các phương pháp nối cốt thép truyền thống còn có một số phương pháp nối cốt thép tiên tiến khác, đặc biệt là phương pháp nối cốt thép bằng cơ khí, trong đó, nối cốt thép bằng ống ren hiện đang được ứng dụng phổ biến ở nhiều nước trên thế giới do công nghệ đơn giản và dễ sử dụng tại hiện trường. Nguyên lý nối cốt thép bằng ống ren là sử dụng một ống nối chuyên dụng có ren ở bên trong để nối hai thanh cốt thép đã được ren trước ở đầu. Có ba phương pháp nối cốt thép bằng ống ren như sau:
- Nối cốt thép bằng ống ren thẳng có dập tù đầu cốt thép;
- Nối cốt thép bằng ống ren có ren hình côn (đầu ren cốt thép và ren bên trong ống ren có dạng hình côn);
- Nối cốt thép bằng ống ren sử dụng ren lăn (ren trực tiếp trên đầu cốt thép và ren trong ống bằng công nghệ lăn ren).
Bài này giới thiệu công nghệ nối cốt thép bằng ống ren thẳng có dập tù đầu cốt thép, dựa trên kết quả đề tài nghiên cứu công nghệ và biên soạn tiêu chuẩn “Nối cốt thép bằng ống ren thẳng có dập tù đầu cốt thép- Hướng dẫn thi công và nghiệm thu” do Trung tâm Công nghệ xây dựng - Viện KHCN Xây dựng thực hiện.
2. Công nghệ nối cốt thép bằng ống ren thẳng có dập tù đầu cốt thép.
Trong 3 phương pháp nối cốt thép bằng ống ren nêu trên, phương pháp nối cốt thép bằng ống ren thẳng có dập tù đầu cốt thép có độ tin cậy cao nhất do tiết diện cốt thép không bị suy giảm sau khi ren. Vì vậy nó đang được đưa vào sử dụng rộng rãi tại mọi vị trí trên kết cấu nhất là tại các vị trí có ứng suất cao. Nguyên lý của phương pháp là sử dụng thiết bị ép (chồn) to đầu cốt thép và ren để tạo ren thẳng (ren xoắn hình trụ) ở đầu cốt thép sau đó nối hai đầu của cốt thép với nhau thông qua một ống nối có ren bên trong.
Những ưu điểm nổi bật của công nghệ nối cốt thép bằng phương pháp này là:
- Cốt thép làm việc đồng tâm;
- Sau khi nối, cốt thép làm việc như thanh liên tục và không bị ảnh hưởng nhiều đến chất lượng bám dính của bê tông. Vì vậy mối nối chịu kéo tốt hơn so với phương pháp nối chồng;
- Khi sử dụng mối nối này tại các vị trí dầy đặc cốt thép trong kết cấu sẽ góp phần làm giảm hàm lượng thép trong tiết diện, dễ dàng thi công khi tiến hành đổ bê tông;
- Công nghệ tiên tiến có độ tin cậy cao, thích hợp với các công trình đòi hỏi chất lượng mối nối cao, cốt thép không được phép hàn;
- Mang lại hiệu quả kinh tế cao đối với các công trình kết cấu có sử dụng cốt thép đường kính lớn đặc biệt là đối với các loại cốt thép có đường kính Φ ≥ 20mm. Giảm tiêu hao cốt thép từ 8 -15% khối lượng thép tròn có gờ sử dụng trên công trình.
Công nghệ nối cốt thép bằng ống ren đã được quy định áp dụng trong các tiêu chuẩn như UBC 1997, ACI 318, ACI 319 (Mỹ); BS 8110 (Anh), NF A 35-020-1 (Pháp), DIN 1045 (Đức), AS 3600 (Úc), CAN 3-N287.2 Canada, BRL -0504 (Hà Lan), JG 171 (Trung Quốc), MS 146 (Malaysia),…
Nhiều công trình nổi tiếng trên thế giới đã sử dụng phương pháp này trong quá trình thi công như sân bay quốc tế Hồng Kông, tháp đôi Petronas Malaysia, sân vận động quốc gia Sydney (Úc), sân bay quốc tế San Francisco (Mỹ)…
2.1. Yêu cầu kỹ thuật của mối nối ren.
Mối nối cốt thép bằng ống ren thẳng có dập tù đầu cốt thép được phân thành hai cấp (mối nối cấp I và mối nối cấp II) dựa trên tính năng chịu kéo của biến dạng của mốinối(Bảng2.1và2.2)
Mối nối cấp I được sử dụng tại những vị trí có ứng suất cao khi mối nối cần phát huy được toàn bộ khả năng chịu lực và biến dạng. Mối nối cấp II sử dụng tại những vị trí có ứng suất nhỏ hơn, khi không cần huy động toàn bộ khả năng chịu lực và biến dạng của cốt thép. Khi sử dụng cơ quan thiết kế sẽ lựa chọn và chỉ định cấp của mối nối tuỳ thuộc theo vị trí nối, yêu cầu về khả năng chịu lực và biến dạng của cấu kiện, kết cấu.
Bảng 1. Cường độ chịu kéo của mối nối.
Cấp của mối nối
Mối nối cấp I
Mối nối cấp II
Cường độ chịu kéo
Rmn ≥ hoặc
Bảng 2. Tính năng biến dạng của mối nối

Cấp mối nối
Cấp I , cấp II
Kéo tĩnh
Biến dạng không đàn hồi (mm)
Tổng dãn dài khi chịu lực gia tải lớn nhất (%)
δ ≥ 4.0
Kéo nén lặp ứng suất cao
Biến dạng dư
Kéo nén lặp biến dạng lớn
Biến dạng dư

  Trong đó:
Rmn - cường độ chịu kéo thực tế của mối nối;
- cường độ chịu kéo thực tế của cốt thép sử dụng trong mối nối;
- giới hạn bền tiêu chuẩn của cốt thép sử dụng trong mối nối;
- biến dạng không đàn hồi của mối nối (mm);
- biến dạng dư sau 20 lần kéo nén lặp lại ứng suất cao của mối nối;
- biến dạng dư sau 4 lần kéo nén lặp lại biến dạng lớn của mối nối;
- biến dạng dư sau 8 lần kéo nén lặp lại biến dạng lớn của mối nối;
- độ dãn dài tương đối của mối nối dưới tác dụng của lực gia tải lớn nhất;
P - khoảng cách giữa các ren (mm).
2.2. Công nghệ và thiết bị sử dụng
Các bước cơ bản của công nghệ được thực hiện như sau:
- Bước 1: Dùng máy ép chuyên dụng để dập tù đầu (chồn ) cốt thép;
- Bước 2: Dùng máy ren chuyên dụng để tiện ren đầu cốt thép.
- Bước 3: Nối hai thanh cốt thép bằng ống nối có ren phù hợp.
a. Ống nối ren.
Ống nối ren sử dụng để nối cốt thép là ống tròn được sản xuất sẵn dưới dạng sản phẩm ở nhà máy, ống xuất xưởng phải đảm bảo các chỉ tiêu kỹ thuật nêu trên và có chứng chỉ hợp chuẩn.
Ống nối ren gồm hai loại, dùng cho cốt thép nhóm CII hoặc CIII. Các thông số cơ bản của ống ren như sau:
Bảng 3. Kích thước và tính năng cơ lý của ống ren
Đường kính cốt thép(mm)
Đường kính ngoài ống (mm)
Chiều dài ống (mm)

Cỡ ren
Trọng lượng ống (kg)
Cường độ chịu kéo max(MPa)
Độ dãn dài của ống (mm)
14
22
34
M16x2.0
0,06
656
0.02
16
26
40
M20x2,5
0,078
674
0,04
18
29
44
M22x2,5
0,016
687
0,04
20
32
48
M24x3.0
0,152
620
0,01
22
36
52
M27x3.0
0,21
632
0,07
25
40
60
M30x3.0
0,295
659
0,06
28
44
66
M32x3.0
0,390
644
0,08
32
50
72
M36x4.0
0,585
680
0,05
36
56
80
M39x4.0
0,865
655
0,07
40
62
90
M45x4.0
1,090
662
0.09
b. Thiết bị sử dụng:
- Máy ép để dập tù đầu (chồn) cốt thép:
Máy chạy bằng động cơ điện 3 pha để tạo áp lực khoảng 40-50Mpa cho kích ép, phía trên có gắn đồng hồ áp lực để điều chỉnh áp lực khi dập tù đầu các loại đường kính cốt thép khác nhau. Các thông số kỹ thuật cơ bản của máy như sau:
Model
DC150
Đường kính cốt thép
12mm đến 40mm
Áp lực (MPa)
50
Công suất
3.0kW
Kích thước
500x240x240
Trọng lượng (kg)
750

- Máy tạo ren
Máy tạo ren cốt thép chạy bằng động cơ điện để tạo ra các loại ren khác nhau phù hợp với các loại cốt thép từ 14 đến 40mm. Năng suất của máy có thể tạo từ 300 đến 500 đầu ren trong một ca.
2.3. Thi công mối nối trên công trình:
Các bước thực hiện thi công trên công trình được tiến hành như sau:
-          Dùng clê hoặc kìm chuyên dụng để vặn chặt mối nối. nên vặn sao cho hai đầu ren được chạm kích vào nhau ở vị trí chính giữa của ống ren.
-          Sau khi đã xiết chặt mối nối, phải dùng clê để kiểm tra độ chặt của mối nối. Trị số môment lực vặn chặt phù hợp với quy định ghi trong bảng 4.
Bảng 4. Trị số môment vặn (xiết) nhỏ nhất khi lắp mối nối bằng ống ren.
Đường kính cốt thép (mm)
≤ 16
18 ÷ 20
22 ÷ 25
28 ÷ 32
36 ÷ 40
Mômen vặn mịn (N.m)
100
180
240
300
360
Ghi chú: Khi đường kính cốt thép khác nhau thì lấy mômen xiết tương ứng với đường kính cốt thép nhỏ hơn.
Tỷ lệ % của tổng diện tích cốt thép chịu lực được nối trên một mặt cắt phù hợp theo những quy định sau:
- Mối nối cốt thép nên bố trí ở những vị trí có ứng suất chịu kéo nhỏ trong cấu kiện, kết cấu. Khi cần thiết phải bố trí mối nối ở những vị trí có ứng suất cao thì trong một mặt cắt không được sử dụng quá 50% mối nối cấp II và không hạn chế tỷ lệ % với mối nối cấp I;
- Mối nối nên tránh bố trí ở những vùng dầy cốt đai, ở đầu dầm, đầu cột của khung có yêu cầu chống động đất. Trong trường hợp đặc biệt thì tỷ lệ mối nối sử dụng không được vượt quá 50%;
- Ở những vị trí ứng suất chịu kéo của cốt thép tương đối nhỏ hoặc cốt thép chịu nén theo chiều dọc thì không hạn chế tỷ lệ % mối nối sử dụng trong cùng một mặt cắt;
- Trong cấu kiện, kết cấu trực tiếp chịu tải trọng động, tỷ lệ % của mối nối sử dụng không được vượt quá 50%.
2.4. Kiểm soát chất lượng nối.
Mối nối được kiểm soát chất lượng theo các trình tự sau:
- Kiểm tra chất lượng ống nối khi xuất xưởng: ống nối phải co chứng chỉ xuất xưởng: ống nối phải được kiểm định chất lượng sản phẩm;
- Kiểm tra chất lượng các đầu ren cốt thép trên công trình bằng các dụng cụ đo chuyên dụng;
- Kiểm tra chất lượng mối nối sau khi lắp ống ren bằng dụng cụ chuyên dụng (clê lực) và lấy ≥ 03 mẫu mối nối đem đi thực hiện thío nghiệm kéo tĩnh cho từng loại cốt thép.


(Nguồn: Tạp chí KHCN Xây dựng, số 3/2007)


Tác giả: fubi    Thời gian: 3/9/2015 14:42
fubi gửi lúc 3/9/2015 14:39
1. Mở đầu Ở Việt Nam hiện nay có hai phương pháp truyền thống và thông dụng để n ...

TCVN 9390:2012 Thép cốt bê tông - Mối nối bằng dập ép ống - Yêu cầu thiết kế thi công và nghiệm thu

Tải TCVN 9390:2012[size=12.9999990463257px] tại đây

http://www.youtube.com/watch?v=upI4KfCR5cA



Tác giả: nguyenloi1992    Thời gian: 3/9/2015 16:35
fubi gửi lúc 3/9/2015 14:42
TCVN 9390:2012 Thép cốt bê tông - Mối nối bằng dập ép ống - Yêu cầu thiết kế thi côn ...

Em cám ơn anh. Cho em hỏi thêm xíu được không ạ. Em thấy cũng có tiêu chuẩn TCVN 8163-2009 về nối thép bằng ống ren. Vậy hiện tại các công trình ở Việt Nam áp dụng phương pháp và tiêu chuẩn nào vậy ạ.
Tác giả: Optimus    Thời gian: 3/9/2015 21:58
nguyenloi1992 gửi lúc 3/9/2015 16:35
Em cám ơn anh. Cho em hỏi thêm xíu được không ạ. Em thấy cũng có tiêu chuẩn TCVN 81 ...

TCVN 9390:2012 và TCVN 8163-2009 khác nhau. Bạn sử dụng phương pháp nào thì áp dụng tiêu chuẩn đó.
Tác giả: canhtoan    Thời gian: 3/9/2015 22:20
Ống nối ren sử dụng rất phổ biến:
Nối tường, dầm, cột. Hay áp dụng cho công trình nhà cao tầng, cọc khoan nhồi, cầu giao thông.HIỆU QUẢ KHI NỐI CỐT THÉP BẰNG ỐNG NỐI REN
Công nghệ nối cốt thép bằng ống nối ren có thể khắc phục được những nhược điểm của phương pháp nối chồng truyền thống như sau:
1. VỀ KỸ THUẬT PHƯƠNG PHÁP MỐI NỐI:
- Phương pháp noi cốt thep bằng nối ren đảm bảo các thanh thép làm việc đồng tâm như một thanh thép liên tục không bị gián đoạn về đường truyền lực.
- Chất lượng độ mối nối không bị phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: cường độ bê tông, độ bám dính giữa bê tông và cốt thép cũng như hàm lượng cốt thép trong kết cấu
- Giảm hàm lượng cốt thép tại vị trí nối dẫn đến chất lượng liên kết giữa bê tông và cốt thép tại vị trí nối cao hơn.
- Chịu tải trọng lặp tốt ngay cả khi lớp bê tông bảo vệ đã bị phá họai dưới tác dụng của tải trọng lặp theo chu kỳ.
Về thiết kế của phương pháp nối cốt thép ren khí
- Áp dụng đối với các tất cả các loại đường kính cốt thép. Đường kính cốt thép càng lớn thì hiệu quả về kinh tế.
- Cho phép người thiết kế bố trí mối nối tại mọi vị trí trong kết cấu, kể cả tại những vị trí có nội lực nguy hiểm.
- Cho phép thiết kế kết cấu với hàm lượng cốt thép lớn mà không bị hạn chế bởi hàm lượng cốt thép tại vị trí nối. Từ đó có thể làm giảm tiết diện kết cấu và tăng không gian sử dụng cho công trình.
- Không cần bố trí tăng cường cốt đai tại vị trí nối như phương pháp nối chồng.
- Nối giữa các thanh có đường kính khác nhau dễ dàng
2. VỀ QUY TRÌNH THI CÔNG
- Phương pháp thi công đơn giản không yêu cầu kỹ năng và thiết bị phức tạp. Do vậy đảm bảo thời gian thi công nhanh, chất lượng mối nối ổn định và có độ tin cây cao.
- Giảm mật độ cốt thép tại vị trí nối dẫn đến không làm tắc nghẽn cốt liệu bê tông, từ đó làm tăng chất lượng kết cấu tại vị trí liên kết.
- Tận dụng tối đa chiều dài thanh thép, giảm thiểu lượng cốt thép thừa trong thi công (thép DC). Giá thành mối nối ren rẻ hơn so với chi phí cốt thép dùng cho nối chồng (từ thép > fi 18)
- Giảm đáng kể khối lượng vận chuyển cốt thép lên công trình do một khối lượng khá lớn cốt thép đã được thay thế bằng ống ren.
- Hạ thấp độ cao thép chờ tạo thuận lợi cho việc di chuyển các ống đổ bê tông và các thiết bị khác đi trên mặt sàn.
3. VỀ Ý NGHĨA XÃ HỘI
- Tiết kiệm một lượng lớn vật liệu cốt thép không cần thiết đưa vào trong các công trình cũng như tiết kiệm được lượng vật liệu cốt thép hao phí.
- Đảm bảo an toàn và vệ sinh môi trường, thi công không gây tiếng ồn và không ảnh hưởng đến khu vực xung quanh.





Tác giả: nguyenloi1992    Thời gian: 4/9/2015 08:34
canhtoan gửi lúc 3/9/2015 22:20
Ống nối ren sử dụng rất phổ biến:
Nối tường, dầm, cột. Hay áp dụng cho công trình nh ...

Anh canhtoan cho e hỏi thêm xíu, "Chịu tải trọng lặp tốt ngay cả khi lớp bê tông bảo vệ đã bị phá họai dưới tác dụng của tải trọng lặp theo chu kỳ". Ưu điểm này có test không anh. Em cám ơn ạ.
Tác giả: khanhthuy138    Thời gian: 5/9/2015 07:30
"Ống nối ren sử dụng rất phổ biến" <---- hình như công trình nào lớn mới làm hay sao chứ đại trà mình có thấy ai làm đâu. Bên cạnh đó thì khả năng chịu lực của ống nối với mối hàn so với nhau thế nào? chi phí công tác mối nối và chi phí hàn, buộc thế nào (bao gồm cả phần VL)?

Tác giả: nguyenloi1992    Thời gian: 5/9/2015 12:44
khanhthuy138 gửi lúc 5/9/2015 07:30
"Ống nối ren sử dụng rất phổ biến"

Em thấy ở cầu này người ta nối cả dầm nên chắc khả năng chịu lực cũng được đảm bảo. http://www.phukienxaydung.vn/col ... ng-tai-cau-cao-lanh Riêng phần chi phí thì có anh chị nào giải đáp giúp em và khanhthuy138 không ạ.
Tác giả: nguyenloi1992    Thời gian: 5/9/2015 12:45
khanhthuy138 gửi lúc 5/9/2015 07:30
"Ống nối ren sử dụng rất phổ biến"

Em thấy ở cầu này người ta nối cả dầm nên chắc khả năng chịu lực cũng được đảm bảo. http://www.phukienxaydung.vn/col ... ng-tai-cau-cao-lanh Riêng phần chi phí thì có anh chị nào giải đáp giúp em và khanhthuy138 không ạ.
Tác giả: nguyenloi1992    Thời gian: 7/9/2015 09:27
Có anh chị nào có bảng so sánh chi phí giữa sử dụng nối chồng cốt thép với nối thép bằng coupler không ạ. Giúp em với.
Tác giả: canhtoan    Thời gian: 7/9/2015 14:54
nguyenloi1992 gửi lúc 7/9/2015 09:27
Có anh chị nào có bảng so sánh chi phí giữa sử dụng nối chồng cốt thép với nối thép ...

Đây là BẢNG SO SÁNH CHI PHÍ GIỮA SỬ DỤNG NỐI CHỒNG CỐT THÉP VỚI NỐI THÉP BẰNG COUPLER

                               
Đăng nhập/Đăng ký mở rộng


Bạn có thể vào đây xem nhé
https://www.facebook.com/pages/Ong-noi-ren/440799916073695

Tác giả: canhtoan    Thời gian: 7/9/2015 14:54
nguyenloi1992 gửi lúc 7/9/2015 09:27
Có anh chị nào có bảng so sánh chi phí giữa sử dụng nối chồng cốt thép với nối thép ...

Đây là BẢNG SO SÁNH CHI PHÍ GIỮA SỬ DỤNG NỐI CHỒNG CỐT THÉP VỚI NỐI THÉP BẰNG COUPLER

Bạn có thể vào đây xem nhé
https://www.facebook.com/pages/Ong-noi-ren/440799916073695[/url]
Tác giả: canhtoan    Thời gian: 7/9/2015 14:55
nguyenloi1992 gửi lúc 7/9/2015 09:27
Có anh chị nào có bảng so sánh chi phí giữa sử dụng nối chồng cốt thép với nối thép ...

Đây là BẢNG SO SÁNH CHI PHÍ GIỮA SỬ DỤNG NỐI CHỒNG CỐT THÉP VỚI NỐI THÉP BẰNG COUPLER

Bạn có thể vào đây xem nhé
https://www.facebook.com/pages/Ong-noi-ren/440799916073695
Tác giả: nguyenloi1992    Thời gian: 7/9/2015 16:32
canhtoan gửi lúc 7/9/2015 14:55
Đây là BẢNG SO SÁNH CHI PHÍ GIỮA SỬ DỤNG NỐI CHỒNG CỐT THÉP VỚI NỐI THÉP BẰNG COU ...

Anh canhtoan ơi. Cho em hỏi Tiền thép DC hao hụt là gì vậy ạ. Với lại cho em hỏi thêm, nếu đoạn nối chồng là 40D thì mình có cần phải nhân đôi lên không a. Vì là 2 cây thép, mỗi cây 40D thì 2 cây là 80D.
Em cám ơn anh nhiều. Thông tin rất hữu ích anh ạ.
Tác giả: canhtoan    Thời gian: 8/9/2015 14:38
nguyenloi1992 gửi lúc 7/9/2015 16:32
Anh canhtoan ơi. Cho em hỏi Tiền thép DC hao hụt là gì vậy ạ. Với lại cho em hỏi thêm ...

1. Thép Dc hao hụt, do môi lần nối e mất đi 40D, thanh thép bị cắt vụn ra, đoạn còn lại ngắn k sử dụng được. Có kết quả thống kê phần thép thừa đó khoảng 3-5% đem bán sắt vụn.
2. Nối chồng 40D có 1 thanh chồng lên thôi, nên phần nối tính 40D chứ không phải 80D




Chào mừng ghé thăm Phần mềm ôn thi sát hạch chứng chỉ hành nghề xây dựng (https://xaydung360.vn/diendan/) Powered by Discuz! X3.2