Phần mềm ôn thi sát hạch chứng chỉ hành nghề xây dựng

Tiêu đề: Kiểm soát khối lượng bê tông thương phẩm [In trang]

Tác giả: nhancorp1409    Thời gian: 11/7/2012 15:37
Tiêu đề: Kiểm soát khối lượng bê tông thương phẩm
Dạo này các công trình đa phần đều sử dụng bê tông thương phẩm.
Tuy nhiên việc kiểm soát khối lượng cung cấp thì có vấn đề.
Khi mình tính toán cần đổ bê tông cho 1 hạng mục khoảng 100m3(theo kích thước hình học) thì bên cung cấp bê tông cho xe chở đến thì cộng đồn khối lượng các xe đã đổ bê tông lại thành 115m3. Nên hao hụt cũng lớn. Mình muốn đưa ra tình huống này để mọi người góp ý để có thể kiểm soát bê tông thương phẩm tốt hơn mà bên mua không chịu thiệt
Tác giả: M@trixs    Thời gian: 11/7/2012 15:47
Chính xác là chỉ vào cái "hình đó" nói :"Tôi chỉ mua nhiu đó". Đem lại dư ráng chịu....
Tác giả: nhancorp1409    Thời gian: 11/7/2012 16:16
M@trixs gửi lúc 11/7/2012 15:47
Chính xác là chỉ vào cái "hình đó" nói :"Tôi chỉ mua nhiu đó". Đem lại dư ráng ch ...

Bên cung cấp bê tông họ chỉ cung cấp bê tông theo hợp đồng rồi giao xe bồn chở đến công trường chứ họ đâu nhìn vào công trường làm gì? Mỗi xe bê tông sẽ có phiếu xuất xưởng có kèm theo khối lượng mỗi xe mà bạn, nhưng có thể số khối bê tông ghi trên phiếu và bê tông bơm có chênh lệch nên tổng số khối lượng trong một hạng mục sẽ lơn. Vì vậy mình muốn hỏi làm sao kiểm soát chuyện chênh lệch đó để bên mua không bị thiệt


nhancorp1409 trong 11/7/2012 16:19 đã trả lời thêm:
nếu anh Fubi nói "Khoán mua bê tông theo kích thước hình học khối đổ sau khi đổ xong" thì nếu hao hụt do ván khuôn bị phình ra, hoặc do độ võng của sàn đổ bê tông thì bên cấp bê tông làm sao họ đồng ý được.
Tác giả: fubi    Thời gian: 11/7/2012 16:25
nhancorp1409 gửi lúc 11/7/2012 16:16
Bên cung cấp bê tông họ chỉ cung cấp bê tông theo hợp đồng rồi giao xe bồn chở đế ...

1. Đó là do bên bạn ký hợp đồng mua KL bê tông chuyển đến công trình.
Đúng ra để cho khỏe, bên bạn đặt mua bê tông theo khối đổ sau khi hoàn thành. Việc tính toán KL cấp đến công trình là do nhà cung cấp bê tông tự lo và tự tính toán lấy.

2. Trường hợp bên bạn nêu:
Theo mình quản lý chặt chẽ chỉ có các cách sau:
- Cử người đến tận nhà cung cấp bê tông nhìn đồng hồ xả bê tông đổ vào xe chứa để kiểm tra KL bê tông rót vào xe. Sau đó gọi điện báo về công trường biển số xe, xe đi lúc mấy giờ.
- Tại công trường: mỗi xe đến phải kiểm tra KL trong thùng có còn đầy không?
- Kết hợp với kiểm soát từng đợt đổ bê tông hoàn thành Kl là bao nhiêu so với KL xe đổ tập kết đến công trình xem có nghi vấn chênh lệch lớn hay không.

Tóm lại: xe đi, xe đến, KL đi và đến đều được ghi chép vào nhật ký bê tông là OK.

Tác giả: huuthua3    Thời gian: 11/7/2012 19:52
Theo mình ngoài vấn đề kiểm soát khối lượng còn có vấn đề kiểm soát chất lượng nữa.
Để đảm bảo chất lượng cũng như hồ sơ thanh toán nhà thầu phải cung cấp cho CĐT và TVGS (Kiểm soát trong quá trình thi công) các kết quả vật liệu hoặc hợp đồng cung cấp bê tông đối với bê tông thương phẩm.
Nên theo mình trong hợp đồng bạn cần đưa vào các vấn đề sau:
+ Nhà cung cấp cung cấp cho bên A (Bên mua) Biên bản kiểm định trạm trộn (Cân, sự đồng bộ); Biên bản nghiệm thu trạm trộn (Đảm bảo trạm còn thời gian kiểm định).
+ Trạm trộn phải có sự hoạt động đồng bộ (Trạm trộn phải hoạt động tự động và xuất được phiếu xuất bê tông trong đó thể hiện rõ: Khối lượng thành phần vật liệu theo thiết kế/thực tế, khối lượng mẻ trộn, số mẻ trộn, thời gian trộn, thời gian xe rời trạm, biển số xe)
+ Nếu trạm trộn không có sự hoạt động đồng bộ hoặc không sử dụng được thì quá trình trộn thủ công phải có người của bên mua giám sát quá trình này.
- Trên cơ sở đó bạn phải dự tính được từ nơi cung cấp đến trạm trộn mất bao nhiêu thời gian để đảm bảo chất lượng của bê tông theo quy định.
- Dựa vào phiếu xuất bê tông bạn sẽ kiểm soát được khối lượng bê tông theo xe và thời gian xe chạy từ nơi cung cấp đến công trường, tỉ lệ trộn, sai số vật liệu ...
- Về kiểm soát khối lượng bạn dựa trên phiếu xuất bê tông và có thể kết hợp cân ngẫu nhiên.
- Về khối lượng bê tông hao hụt hay rơi vãi bạn có thể tham khảo công văn 1784/2005/BXD ngày 16/8/2005 về công bố định mức vật tư trong xây dựng.
Một vài ý kiên các bạn tham khảo và thảo luận tiếp nha.
Tác giả: binhthuanviet    Thời gian: 11/7/2012 22:47
nhancorp1409 gửi lúc 11/7/2012 16:16
Bên cung cấp bê tông họ chỉ cung cấp bê tông theo hợp đồng rồi giao xe bồn chở đế ...

Chào bạn nhancorp1409, việc bạn gặp bê tông thực đổ lớn hơn khối lượng tính toán là phổ biến ở tất cả các công trường.
Thông thường để kiểm soát khối lượng BT đợt đổ, mình thường dùng 3 cách sau :
1- Cách 1-Theo kích thước hình học khối đổ : chỉ áp dụng được cho các cấu kiện chuẩn về kích thước và đổ với khối lượng định kỳ hàng ngày, ví dụ như đúc cọc bê tông ( mỗi ngày bạn đổ 30 đoạn cọc giống y chang nhau, coffa cọc lại rất chắc chắn khó phình nên KL đổ là chuẩn theo kích thước hình học. Khi đó, sau vài đợt đổ BT với số lượng giống nhau  (30 đoạn ) sẽ xác định được KL đổ thống nhất giữa nhà thầu và nhà cung cấp BT trên cơ sở tính toán hình học và cộng một ít hao hụt dính vào bồn xe cho họ---> cùng chốt KL đổ từng đợt 30 đoạn luôn nếu có thiếu dư thì trạm BT tự chịu trách nhiệm phần dư thiếu này, nhà thầu chỉ xác nhận KL đổ các đợt giống nhau cho toàn bộ số lượng cọc.

2- Cách 2- Kiểm tra ngẩu nhiên bằng phểu lường 1m3 , nhà thầu thường có gia công phểu đổ bê tông bằng cẩu tháp để đổ cột , khi muốn kiểm tra KL trong xe BT nào thì dùng 01 phểu để lấy BT (phểu đổ lúc này sẽ vạch dấu 01 m3 trên phểu để đo lường BT ), thường xe BT là 6m3 tức sẽ đổ BT vào cột hay sàn bằng 6 lần, kiễm đến lần thứ 6 là biết ngay xe BT thiếu đủ liền.  
Lưu ý : Cách 2 thường sử dụng để kiểm tra KL trong xe BT khi đổ sàn. Vì thông thường khi đổ BT cột mà bị  thiếu vài tấc BT là anh em biết liền vì coffa cột cũng khá chuẩn dễ đo kiểm lại sau khi tháo coffa.
3-Cách 3- dùng nhiều nhà cung cấp BT để đổ cấu kiện giống nhau : khi đó ai đổ dư thiếu bạn sẽ xác định được liền , ví dụ cùng là sàn điển hình giống hoàn toàn nhau mà trạm A đổ nhiều hơn trạm B vài khối là biết liền (thường sẽ lệch nhau khoảng 3-5m3 / 200 m3 BT đợt đổ sàn ). Có thể công nhân làm mặt không đều cho từng đợt đổ, lúc dày lúc mỏng, nhưng kinh nghiệm của mình dùng đúng những công nhân cho các đợt đổ kiểm tra thì yếu tố này thường không ảnh hưởng mà do nguyên nhân trạm trộn thiếu BT.



Tác giả: huuthua3    Thời gian: 15/7/2012 22:23
binhthuanviet gửi lúc 11/7/2012 22:47
Chào bạn nhancorp1409, việc bạn gặp bê tông thực đổ lớn hơn khối lượng tính toán l ...

Cám ơn bạn "binhthuanviet" đã chia sẻ kinh nghiệm của mình nhưng theo mình nếu áp dụng các cách trên vẫn còn một số bất cập.
Thực tế mình mạng phép nói vậy vì những cách đó vẫn chưa giải quyết được triệt để vấn đề mà vẫn gây tranh cãi giữa bên mua và bên cung cấp.
- Đặt trường hợp bạn là người mua bạn sẽ không muốn bỏ một số tiền ra mua một món hàng chỉ có khối lượng =< giá trị cần mua
- Đặt trường hợp bạn là nhà cung cấp bạn cũng không muốn bên mua than phiền là mình cung cấp thiếu hàng trong khi mình cung cấp đủ.
Vậy câu hỏi đặt ra là giải quyết vấn đề này như thế nào? bên nào sai?
1. Giải quyết vấn đề này như thế nào?
- Thứ nhất chỉ có cách 1 là lôi nhau ra hiện trường đo đạc lại cấu kiện, tính toán .... ròi coi bên mua có đổ bê tông ra khỏi cấu kiện không? ... nghe chừng cách này không hợp lý và không chuyên nghiệp, chả lã lúc nào cũng lôi nhau ra hiện trường hay kỹ thuật tính toán sai đến mức AxBxC = mấy?
- Thứ hai: Bên cung cấp bảo cung cấp đủ (Theo hóa đơn giao hàng) bên mua bảo cung cấp thiếu => xe nào cũng phải cân đo đong đếm? => Cũng không thực tế vì tất cả dụng cụ đo lường tại hiện trường chỉ là tương đối và theo kinh nghiệm.
2. Vậy bên nào sai?

Phải khẳng định luôn là không bên nào sai cả mà do chưa thống nhất được quá trình kiểm tra khối lượng giữa 2 bên.
- Đặt trường hợp bạn là bên mua cần đòi hỏi rõ quy trình kiểm tra khối lượng tại trạm trộn của bên cung cấp như thế nào? Cái này mình nghĩ làm được vì bên cung cấp không biết mình kiểm soát khối lượng tại trạm như thế nào thì bạn có đủ tự tin để mua không?
- Quy trình kiểm soát khối lượng khi đi trên đường, có khi trạm xuất đủ mà đến công trường vẫn hao hụt, như rơi vãi dọc đường vô ý hoặc chủ ý của các bác tài.
3. Giải quyết mẫu thuẫn giữa các bên:
Khi đã thống nhất được các nội dung trên mà khối lượng bê tông vẫn hao hụt thì chũng ta cần coi lại các vấn đề sau:
- Trạm trôn đã được kiểm định đúng chưa, còn thời gian kiểm định không? Kiểm tra lại các thông số sau (Cân, hệ thống tự động, phiếu xuất) chung chung là kiểm tra nghiệm thu liên động có tải và không tải theo nghị định 209/2004. mà cái này TVGS và CĐT cũng sẽ kiểm tra trong hồ sơ chất lượng khối đổ.
- Nếu khối lượng vênh nhau không đáng kể thì coi xem đã nhân hệ số rơi vãi, hao hụt theo công văn 1784/2005/BXD ngày 16/8/2005 về công bố định mức vật tư trong xây dựng chưa.
- Trường hợp tất cả những mục trên đều đúng mà vẫn hao hụt thì hai bên phải ngồi lại với nhau kiểm tra các xe chạy trên đường có bán bê tông hay "vô tình" đổ ở chỗ nào khác không?
- Ngoài ra bạn cũng tham khảo thêm mình viết ở trên để đảm bảo chất lượng bê tông cung cấp.

- Ở đây mình viết với trường hợp bên mua đổ bê tông hoàn hảo không rơi vãi và bên cung cấp có phiếu xuất bê tông phiếu giao hàng đầy đủ.
Các bạn tham khảo và đóng góp ý kiến để hoàn thiện hơn





Tác giả: binhthuanviet    Thời gian: 16/7/2012 01:23
huuthua3 gửi lúc 15/7/2012 22:23
Cám ơn bạn "binhthuanviet" đã chia sẻ kinh nghiệm của mình nhưng theo mình nếu áp dụn ...

Cám ơn chia sẽ của bạn huuthua3,
Ở trên mình đang trao đổi xoáy thẳng  vào vấn đề kiểm soát khối lượng thiếu hay đủ của khối đổ BT tại hiện trường, xem có bị trạm trộn bị thiếu hay đủ thôi chứ không nói đến vấn đề kiểm soát chất lượng .

Các nội dung bạn nêu về kiểm soát chất lượng là đúng quy định thôi :
-Chuẩn bị :  trước khi đổ BT nhà thầu phải trình CDT,TVGS duyêt các đơn vị cung cấp BT đủ năng lực, phù hợp hồ sơ thầu---> CDT, TVGS sẽ tổ chức kiểm tra thực tế các trạm để đánh giá năng lực thực tế, vật tư, nhân lực, thết bị có phù hợp----> lập và trình duyệt hồ sơ các cấp phối có sử dụng trong CT (kể cả phụ gia, ngày đông rắn bao nhiêu cho từng cấp phối)---> Trộn BT theo các cấp phối để thí nghiệm thực tế đạt theo yêu cầu.
-Trong quá trình trộn tại trạm : TVGS, nhà thầu sẽ bố trí nhân sự tại trạm để giám sát quá trình trộn, sử dụng vật liệu phù hợp vvv, phân phối lại tiến độ cung cấp nếu có sự cố khi đổ (tùy vào mức độ quy mô CT ).
-Suốt quá trình đổ BT tại CT: TVGS cùng nhà thầu sẽ tiến hành kiểm tra phiếu xuất BT của trạm để kiểm tra các chỉ tiêu kỹ thuật và thời gian xuất BT đến khi đổ còn đảm bảo không, kiểm niêm chì niêm phong xe bồn (đảm bảo không có tác động của tài xế vào khối lượng BT trong xe), thí nghiệm độ sụt tại hiện trường khi xe chuẩn bị vào vị trí đổ (tất cả xe nếu cần thiết ), lấy mẫu thí nghiệm theo quy định (lấy dư để lưu mẫu đối chiếu khi cần thiết ), kiểm soát lúc xả BT vào xe bơm để không bị thêm nước vào vvvvv, --->  kiểm cả bên trong xe bồn xem BT đã được xả ra hết chưa khi xe ra đến cổng bảo vệ (bảo vệ rọi đèn pin vào bồn xe kiểm tra ).
------ > nói chung, quy trình bạn nêu về kiểm soát chất lượng, khối lượng thì anh em đã từng thi công đều biết hết vì đó là nguyên tắc rồi, ngay cả việc tài xế gian lận cũng khó qua mặt anh em nhà thầu, TVGS hiện trường.
      Việc xác định nguyên nhân trong vấn đề thiếu khối lượng thông thường chỉ qua một hai lần họp với nhà cung cấp mà không chuyển biến thì nhà thầu sẽ chủ động mua BT của nhà cung cấp khác thôi bạn ạ... (dân công trường giải quyết nhanh gọn chứ không đôi co làm gì  ).
       Trong trường hợp nhà cung cấp BT độc quyền thì pótay  (Thời xưa khoảng năm 2002, khi vào thi công tại Khu đô thị mới Phú Mỹ Hưng,  mình từng bị trạm trộn độc quyền của Phú Mỹ Hưng cung cấp rồi, rơi vào cơ chế xin cho rất bị động và o ép,... nay thì hết rồi) . Lúc này, chỉ lảnh đạo cấp cao xem lại giá cả hợp đồng để làm việc với lảnh đạo của họ thôi (vì nhà thầu còn nhiều dự án khác để cùng hợp tác lâu dài ).  
     Mình đang đứng dưới góc độ của nhà thầu để nêu lên vài quan điểm riêng, có thể sẽ không chuẩn, chưa đúng hết. Các bạn góp ý thêm cho thấy rỏ nhiều khía cạnh của vấn đề nhé. Thanks !
Tác giả: dohainamxd    Thời gian: 21/11/2012 16:50
em mới đi làm nên cũng chưa hiểu lắm.mong các bác chỉ giáo :))
cho em hỏi thế này : công trình em đang làm khi đổ bê tông sàn 160m3 có cử người tới trạm trộn kiểm tra cấp phối thấy đều chuẩn hết.mà em trực tiếp giám sát quá trình đổ thấy chiều dày sàn 12cm chỉ dày 11~11.5 cm mà lại bị hụt mất chục khối.chỉ huy trưởng công trình gọi cho trạm trộn kêu thiếu và chia ra mỗi bên chịu thiệt 5 khối....sao trạm trộn lại đồng ý vậy ?
Tác giả: handic    Thời gian: 12/7/2014 13:59
trước tiên : Bạn lên tính dự toán chuẩn cấu kiện mà bạn chuẩn bị đổ bê tông.
                 theo bài toán bạn đặt ra: nếu 100 m3. bạn dùng xe 7 m3 để chở
               
Bài làm :
     Số xe mà bạn cần là: 100/7 = 14.28 xe
  Khi đổ bê tông,bạn cần cử người chuyện nhận và ký xác nhận chuyến xe đã đc đổ với bên cung cấp.
       Bạn chỉ báo 13 chuyến xe thui ....chuyến thứ 14 bạn báo sau cùng chờ chốt khối lượng ở công trường bạn ạ

Tác giả: danhbatxb    Thời gian: 13/8/2014 11:07
theo mình thì nghiệm thu theo kích thước hình học của sàn, dầm...cần đổ và còn trừ đi khối lượng thép chiếm chỗ nữa
bên mình mua bê tông thương phẩm thường xác nhận KL như vậy
Tác giả: dai_bang_xam_db    Thời gian: 8/10/2014 08:21
Các bạn thường không để ý đến điều này. Bê tông tươi sau khi đông kết thì bị giảm thể tích do mất đi lượng nước. Vì vậy khi tính khối lượng bê tông để báo cho nhà cung cấp. Các bạn phải lấy thể tích hình học của cấu kiện nhân với hệ số 1.1.Để sau khi bê tông đông kết thì thể tích bê tông đúng như tính toán. Đấy là chưa kể đến hao hụt do rơi vãi hay ván khuôn phình phèo nữa.
Tác giả: vanmanh89    Thời gian: 16/6/2015 07:23
Mình xin có một câu hỏi mong mọi người giải đáp giúp ạ !
Mình là đơn vị thi công, mua Bê tông của các nhà máy chuyên sản xuất bê tông trên thị trường.
Vấn đề là khi mua bê tông của họ rồi thì có cần phải làm các bước như thiết kế thành phần cấp phối, thí nghiệm vật liệu đầu vào và thí nghiệm tần suất cho cát, đá xi măng, nén mẫu thử nghiệm nữa hay không hay chỉ cần coi nó như là một loại vật liệu được sản xuất theo dây chuyền như các loại vật liệu cát, đá hay xi măng,... ?
- Nếu phải kiểm soát thì phải kiểm soát như thế nào, khi mà nhà sản xuất đó cung cấp bê tông cho nhiều công trình khác nhau, nghĩa là các chứng chỉ xuất xưởng của phụ gia hay xi măng, các thí nghiệm tần suất tiến hành như thế nào, tính toán số lượng tần suất thí nghiệm ra sao?
- Còn nếu coi nó là một loại vật liệu thì Chứng chỉ sản xuất của nó như thế nào?
Cảm ơn!
Tác giả: ldt_tx    Thời gian: 22/6/2015 14:28
vanmanh89 gửi lúc 16/6/2015 07:23
Mình xin có một câu hỏi mong mọi người giải đáp giúp ạ !
Mình là đơn vị thi công, ...

Nếu công trình lớn sử dụng khối lượng bê tông lớn, đặc thù (mác cao, phụ gia khác...) thì phải có người của tvgs kiểm soát cùng đvtc ở ngay trên trạm trộn.
Trước khi mua bê tông phải qua các bước thí nghiệm vật liệu => đạt => trộn thử nghiệm tại trạm => đạt thì mới chấp thuận nhà cung cấp. Mỗi công trình lớn phải có mấy nhà cung cấp chứ làm sao phụ thuộc 1 ông cung cấp được.
Tác giả: vanmanh89    Thời gian: 22/6/2015 18:24
ldt_tx gửi lúc 22/6/2015 14:28
Nếu công trình lớn sử dụng khối lượng bê tông lớn, đặc thù (mác cao, phụ gia khá ...

Vậy nếu đã chấp thuận nhà cung cấp rồi.
Sau đó có phải yêu cầu lấy chứng chỉ xi măng và thí nghiệm định kỳ không bạn ?
Tác giả: ldt_tx    Thời gian: 24/6/2015 14:38
vanmanh89 gửi lúc 22/6/2015 18:24
Vậy nếu đã chấp thuận nhà cung cấp rồi.
Sau đó có phải yêu cầu lấy chứng chỉ xi ...

TVGS vẫn có quyền kiểm tra vật liệu chứ.
Ví dụ bê tông theo cấp phối dùng loại đá này => kiểm tra xem có đúng loại hay ko?
Tác giả: ntdung1711    Thời gian: 21/1/2016 00:39
nhancorp1409 gửi lúc 11/7/2012 16:16
Bên cung cấp bê tông họ chỉ cung cấp bê tông theo hợp đồng rồi giao xe bồn chở đế ...

Thế đổ bê tông nền trệt thì ông nghiệm cái kiểu gì để mà thu
Còn sàn tầng thì ông đo hết chinh xác có nổi không, hay lại nhẩm nhẩm ra cái hệ số tương đối để mà nhân vào kích thước rồi tính.
theo tôi cái hao hụt là buộc phải chấp nhận khi làm bê tông
còn ông nào muốn kiểm soát chặt KL bê tông thì đi mà mua 1 cái bàn cân về mà cân trọng lượng xe bồn

Tác giả: phamchinhdong    Thời gian: 11/8/2016 10:02
Anh fubi cho em hỏi thành phần thiết kế bê tông thương phẩm Mác 200 R28 là bao nhiêu cát, đá, xi măng và có dùng phụ gia sika VN ?
Tác giả: lananh94    Thời gian: 16/8/2016 08:08
phamchinhdong gửi lúc 11/8/2016 10:02
Anh fubi cho em hỏi thành phần thiết kế bê tông thương phẩm Mác 200 R28 là bao nhiêu c ...

M200 theo mình được biết không cần phụ gia vẫn đạt mác tk bình thường khoảng 295kg xi măng, tuy nhiên khi cho phụ gia vào thì giảm đáng kể lượng xi măng xuống, bê tông sẽ đẹp hơn, ít bị nứt và chống thấm tốt hơn. Thị trường VN hiện tại có rất nhiều hãng phụ gia có thể làm được M600, M700,;miền Nam có Sika, Basf, miền trung có Mapei, miền bắc có Bifi, Silkroad
Tác giả: phamchinhdong    Thời gian: 16/8/2016 12:18
lananh94 gửi lúc 16/8/2016 08:08
M200 theo mình được biết không cần phụ gia vẫn đạt mác tk bình thường khoảng 295kg ...

Cảm ơn bạn lananh94 đã quan tâm, nhưng mình hỏi ở đây là thành phần cốt liệu cát bao nhiêu? đá bao nhiêu? ví dụ xi măng 295 kg chẳng hạn.
Tác giả: lananh94    Thời gian: 16/8/2016 16:11
phamchinhdong gửi lúc 16/8/2016 12:18
Cảm ơn bạn lananh94 đã quan tâm, nhưng mình hỏi ở đây là thành phần cốt liệu cát ...

bê tông thương phẩm M200 : xi:295,cát:800kg,đá:1160 kg, nước:150l đây là thiết kế mác bê tông ở trạng thái độ ẩm 0%; thực tế thì  tùy thuộc vào độ ẩm của cốt liệu để căn chỉnh lượng nước
Tác giả: lananh94    Thời gian: 16/8/2016 16:17
dai_bang_xam_db gửi lúc 8/10/2014 08:21
Các bạn thường không để ý đến điều này. Bê tông tươi sau khi đông kết thì bị g ...

có tiêu chuẩn nào quy định hệ số 1.1 không bác ?
Tác giả: dohuyhoa    Thời gian: 24/12/2016 11:55
Nếu như là cọc khoan nhồi các bác đo kích thước kiểu gì...
Vấn đề hao hụt sẽ rất khó nói nhưng chắc chắn trạm bê tông nào cũng ăn bớt khối lượng (do % hao hụt cho phép trong hợp đồng)
Có bác nào có kinh nghiệm kiểm tra khối lượng ngay trên xe trước khi đổ..
Kiểu như kinh nghiệm boom quay bao nhiêu vòng bt tràn ra ngoài thì ok?
Các bác cho em hỏi cọc khoan nhồi được hao hụt khối lượng bt là bao nhiêu,,,tại sao lại là số đó?





Chào mừng ghé thăm Phần mềm ôn thi sát hạch chứng chỉ hành nghề xây dựng (https://xaydung360.vn/diendan/) Powered by Discuz! X3.2