Phần mềm ôn thi sát hạch chứng chỉ hành nghề xây dựng

Tiêu đề: Hỏi về tính định mức khấu hao ca máy [In trang]

Tác giả: soixich_hp4    Thời gian: 8/9/2012 18:00
Tiêu đề: Hỏi về tính định mức khấu hao ca máy
Bác nào pro về tính ca máy có thể chỉ giáo giúp em cách tính định mức khấu hao năm, định mức sửa chữa năm của ca máy với. em đọc thông tư 06/2010 và TT203/2009tt-btc  Hướng dẫn chế độ quản lý, sử dụng và trích khấu hao tài sản cố định mà chẳng hiểu mô tê gì cả. Hjc. Tiện các bác hướng dẫn qua ví dụ cụ thể để em sáng mắt được k? Hj,


soixich_hp4 trong 8/9/2012 20:19 đã trả lời thêm:
oh. tốt quá em gửi cho anh file lên được ko? Có phần tính khấu hao thì càng tốt


soixich_hp4 trong 8/9/2012 20:35 đã trả lời thêm:
thế gủi vào mail của anh là manh_cuong_157@yahoo.com.vnuh. chủ yếu là thế



soixich_hp4 trong 8/9/2012 20:59 đã trả lời thêm:
em gửi rồi thì báo cho anh nhé


soixich_hp4 trong 8/9/2012 21:39 đã trả lời thêm:
ah. bác fubi chỉ giúp em với. Đang tìm hiểu sâu tí về phần này mà.
Tác giả: Trần Hiền    Thời gian: 8/9/2012 22:09
Trước tiên là e đưa ra 1 vài công thức để a tính nhé :

Đơn giá ca máy ( ĐGcm) là giá của 1 ca máy khi làm việc tại hiện trường.

Cách tính :
1, chi phí khấu hao cơ bản :
= ( Nguyên giá máy - chi phí thu hồi khi thanh lý ) / Tổng số ca máy định mức trong thời hạn khấu hao

2, Chi phí sửa chữa bảo dưỡng :
=( Tổng chi phí sửa chữa bảo dưỡng của máy ) /Tổng ca máy định mức.

= ( Số lần sửa chữa , bảo dưỡng bình quân * chi phí 1 lần sửa chữa , bảo dưỡng ) / tổng ca máy định mức.

3, Chi phí nhiên liệu ( năng lượng )
= Định mức sử dụng nhiên liệu ( năng lượng ) * đơn giá năng lượng

4, Tiền công thợ điều khiển máy

5, Chi phí khác.

Bài tập ví dụ
• Các chi phí để đánh giá một ca máy:
             Giá để tính khấu hao : 800 triệu đồng  (VNĐ)

             Thời hạn khấu hao là : 7 năm

             Số ca máy định mức trong năm  là: 260 ca/năm

                          + Cứ 6000  giờ làm việc thì tiến hành sửa chữa lớn , mỗi lần sửa chữa lớn hết 12 triệu đồng.

                          + Cứ 2000 giờ làm việc thì tiến hành sửa chữa vừa ; mỗi lần sửa chữa vừa hết 3 triệu đồng.

                          +Cứ 600 giờ làm việc thì phải tiến hành sửa chữa  nhỏ , bảo dưỡng kỹ thuật mỗi lần chi hết 500 nghìn đồng.

  Chú ý: Việc sửa chữa bảo dưỡng kỹ thuật theo mô hình có thể  tóm tắt như sau:
    Những cấp sửa chữa bảo dưỡng thấp hơn mà trùng với cấp cao hơn thì chỉ tính cấp SC –BD cao hơn (tức là bỏ cấp SC –BD thấp hơn )

     Kỳ sửa chữa cuối cùng trước khi thanh lý máy thì không  tính:
               + Chi phí năng lượng điện: 200000 đ/ca

               + Tiền công thợ điều khiển : 80000 đ/ca

Bài làm

Xác định đơn giá sử dụng máy    ĐGM

1. Chi phí tính khấu hao  :

Giá trị khấu hao là 800 triệu (VNĐ)

Thời gian khấu hao là 7 năm

Mỗi năm máy thực hiện : 260 ca máy

Suy ra : Chi phí khấu hao = 800000000 / ( 260 * 7 ) = 439560,44 ( đồng / ca máy)

2. Xác định chi phí khấu hao sửa chữa lớn :

Cứ 6000  giờ làm việc thì tiến hành sửa chữa lớn , mỗi lần sửa chữa lớn hết 12 triệu đồng

vậy số chu kỳ sửa chữa lớn là :
n1=((7* 260 * 8)/ 6000) -1 =1,43 ~1 (lần)

Số tiền sửa chữa lớn là:
=12 * 1,43 = 17,16 triệu (VNĐ)

Suy ra :Chi phí sửa chữa lớn ca máy là :
=17160000/ (7 * 260) = 9428 , 57  (đồng/ca)

3. Xác định chi phí sửa chữa vừa:
Cứ 2000 giờ làm việc thì phải tiến hành sửa chữa  nhỏ , bảo dưỡng kỹ thuật mỗi lần chi hết 500 nghìn đồng:

Số chu kỳ sửa chữa vừa là :
n2=(( 7 * 260 * 8) / 2000) - n1 -1 = 5,28 ~ 5 ( lần)

Số tiền sửa chữa vừa  là :
=3 * 5,28 = 15,84 ( triệu)

Suy ra : Chi phí sửa chữa vừa :
= 15840000 / ( 7 * 260 ) = 8703,3 ( đồng / ca)

4. Xác định chi phí bảo dưỡng kỹ thuật :
Cứ 600 giờ làm việc thì phải tiến hành sửa chữa  nhỏ , bảo dưỡng kỹ thuật mỗi lần chi hết 500 nghìn đồng.

Số chu kỳ bảo dưỡng kỹ thuật là :
n3= ((7 * 260 * 8 ) / 600) - n1 -n2 -1 = 17,27 ~ 17 (lần )

Số tiền bảo dưỡng kỹ thuật   là :
= 17,27 * 0,5 = 8,635 (triệu)

Suy ra : Chi phí bảo dưỡng kỹ thuật là :
=8635000 / ( 7* 260) = 4744,50 ( đồng / ca)


5. Chi phí năng lượng điện là : 200000(đồng/ca)

6. Chi phí lao động là : 80000(đồng/ca)

  Vậy ta có tổng chi phí cho ca máy là:

ĐGcm =  Chi phí khấu hao +  Chi phí sửa chữa lớn +  Chi phí sửa chữa nhỏ + Chi phí bảo dưỡng kỹ thuật + Chi phí năng lượng điện + Chi phí lao động.

            =742436,81(đồng/ca)

( Mọi người cùng xem và kiểm tra giúp e với na.Mỏi mắt với các con số quá ).))




kitty_bht_18191 trong 8/9/2012 22:13 đã trả lời thêm:
e đăng bài lên rồi đó..Không biết có đúng cái a cần ko nhỉ??.hjx


kitty_bht_18191 trong 8/9/2012 22:20 đã trả lời thêm:
Ộc ộc..a xem có gì không hiểu thì hỏi mọi người nhé..hj..e in đậm những chữ cần thiết nhất rồi đấy

Tác giả: fubi    Thời gian: 9/9/2012 06:57
kitty_bht_18191 gửi lúc 8/9/2012 22:09
Trước tiên là e đưa ra 1 vài công thức để a tính nhé :

Đơn giá ca máy ( ĐG ...

Bài bạn kittty rất dễ hiểu. Ngoài ra Nếu mục đích của bạn tính khấu hao máy để tính ra giá ca máy trong dự toán thì nên đọc bài sau cho rõ hơn
http://www.xaydung360.vn/diendan/thread/phuong-phap-tinh-gia-ca-may-trong-du-toan-co-ban-den-chuyen-sau-1195-1-1.html

Tác giả: flashx    Thời gian: 11/9/2012 10:20
kitty_bht_18191 gửi lúc 8/9/2012 22:09
Trước tiên là e đưa ra 1 vài công thức để a tính nhé :

Đơn giá ca máy ( ĐG ...

Cho mình hỏi tại sao số lần sửa chữa phải trừ đi 1? Ví dụ là 12000 giờ thì số lần sửa chữa lớn là 12000/6000 là 2 lần sửa chữa lớn chứ có phải là 1 lần đâu? Các bạn giải thích giúp mình. Cảm ơn nhiều!
Tác giả: Trần Hiền    Thời gian: 11/9/2012 20:55
flashx gửi lúc 11/9/2012 10:20
Cho mình hỏi tại sao số lần sửa chữa phải trừ đi 1? Ví dụ là 12000 giờ thì số lần ...


Bạn thắc mắc đúng câu hỏi mà mình đã từng muốn hỏi lắm đấy..hì..hì ..Cách đây gần 1 năm rồi , mình vẫn nhớ cô giáo mình giải thích nôm na 1 cách dễ hiểu thế này nè:..

"Vì sao khi tính số  lần sửa chữa phải trừ đi 1"???:

1 , Trước hết là tính : "Chi phí sửa chữa " ( Csc) :

Csc = Số lần sửa chữa bình quân ( Cbq) * Số tiền 1 lần sửa chữa ( lưu ý : Không được làm tròn Cbq )

2 , Tính số lần sửa chữa :

Số lần sửa chữa lớn ( n1 ):
n1 = ( Tổng  số giờ máy sử dụng / Số giờ cần sửa chữa lớn một lần ) - 1

( Con số 1 ở đây được hiểu là 1 lần sửa chữa cuối cùng )

  * Ngoài ra ,Bạn có thể hiểu 1 cách đơn giản là : " vẽ ra 1 đường thẳng và đánh dấu như sau" :
Sửa chữa lớn(SCL)      SCL    SCL     SCL (bỏ lần này đi và thay vào đó là lần sửa chữa thấp hơn )

Số lần sửa chữa vừa ( n2 ) :
n2= ( Tổng số giờ máy sử dụng / Số giờ cần sửa chữa vừa một lần ) - 1 - n1

( n1 được hiểu là số lần sửa chữa lớn vừa xong )..

Không biết nói như thế này có đúng không nhỉ ? ..Nếu chưa hợp lý lắm thì mong mọi người thông cảm nhé , tại e vẫn còn đang đi học , nên chưa đủ kiến thức giải thích được sâu sắc hơn ạ..



Tác giả: flashx    Thời gian: 11/9/2012 21:23
Theo mình nghĩ thì nếu số lần sửa chữa lớn ví dụ như là 2,45 thì sẽ là 2 (không trừ đi 1) vì sau lần sc cuối cùng thì máy móc lại dùng tiếp một thời gian. Nhưng nếu là 1,5 hay là 1,95 thì scl sẽ chỉ là 1.

Tác giả: dangocbich    Thời gian: 12/9/2012 05:38
Mình nghĩ nó liên quan đến lần đầu tiên chứ không phải cuối cùng đầu. Các bạn nghiên cứu lại xem.




Chào mừng ghé thăm Phần mềm ôn thi sát hạch chứng chỉ hành nghề xây dựng (https://xaydung360.vn/diendan/) Powered by Discuz! X3.2