Phần mềm ôn thi sát hạch chứng chỉ hành nghề xây dựng

Tiêu đề: Hỏi về quy định lấy khoảng cách trắc ngang [In trang]

Tác giả: hoangmit    Thời gian: 22/8/2013 16:27
Tiêu đề: Hỏi về quy định lấy khoảng cách trắc ngang
Mọi người cho em hỏi là khoảng cách trắc ngang lấy từ tim trong khảo sát được quy định như thế nào ạ? tên văn bản là gì ạ? Mong nhận được sự chỉ giáo của mọi người
Tác giả: faraway    Thời gian: 22/8/2013 17:36
Chào bạn,
Ý bạn là khi chạy chắc ngang thì khoảng cách giữa các trác ngang là bao nhiêu đúng không.
Thiết kế cơ sở thì là 100m, cọc địa hình, cọc trong đường cong.
Thiết kế thi công thì thường là 20m, cọc địa chình, cọc trong đường con.
Thân
Tác giả: hoangmit    Thời gian: 22/8/2013 19:55
Dạ không, ý em là khoảng cách tại 1 trắc ngang, tính từ tim sang hai bên trái, phải là bao nhiêu ạ?

Tác giả: longriver28284    Thời gian: 22/8/2013 20:09
Cái này tùy loại công trình bạn à, đối với công trình thủy lợi thì bạn ap dụng TIÊU CHUẨN QUỐC GIA
TCVN 8478:2010: CÔNG TRÌNH THỦY LỢI – YÊU CẦU VỀ THÀNH PHẦN, KHỐI LƯỢNG KHẢO SÁT ĐỊA HÌNH TRONG CÁC GIAI ĐOẠN LẬP DỰ ÁN VÀ THIẾT KẾ

Tác giả: tuandaiminh2012    Thời gian: 22/8/2013 23:26
Giao thông : 22tcn -263:2000
Nguyên tác khảo sát: TCVN 4419:1987


tuandaiminh2012 trong 22/8/2013 23:31 đã trả lời thêm:
Tiêu chuẩn, quy chuẩn, quy phạm khảo sát, đo đạc (Lần đọc 11484)
I. Các quy phạm đo đạc bản đồ địa hình, địa chính

1. 08/2008/QD-BTNMT- Quy phạm thành lập bản đồ địa chính tỷ lệ 1:200, 1:500, 1:1000, 1:2000, 1:5000 và 1:10000

2. TT-BTNMT/ 6 -2009: Quy định về Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về xây dựng lưới tọa độ

3. QCVN 11/2008/BTNMT : Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về xây dựng lưới độ cao

4. 96TCN 43 90: Quy phạm đo vẽ bản đồ địa hình

5. TT973: Hướng dẫn áp dụng hệ quy chiếu và hệ tọa độ quốc gia VN -2000

II. Các tiêu chuẩn xây dựng liên quan đến trắc địa

1. TCVN 3972-1985 : Công tác trắc địa xây dựng

2. TCXD 203 - 1997 : Nhà cao tầng - Kỹ thuật đo đạc phục vụ công tác thi công

3. TCXDVN 309 - 2004 : Công tác trắc địa trong xây dựng công trình - Yêu cầu chung

4. TCXDVN 351 - 2005 : Quy trình kỹ thuật quan trắc chuyển dịch ngang nhà và công trình

5. TCXDVN 357 - 2005 : Quy trình quan trắc độ nghiêng công trình bằng phương pháp trắc địa

6. TCXDVN 364 - 2006 : Tiêu chuẩn kỹ thuật đo và xử lý số liệu GPS trong trắc địa công trình

III. Các tiêu chuẩn, quy phạm khảo sát các công trình giao thông

1. 22TCN 263 -2000: Quy trình khảo sát đường ô tô

IV. Các tiêu chuẩn, quy phạm khảo sát các công trình thủy lợi

1. 14TCN 186 -2006 : Thành phần, khối lượng khảo sát địa hình trong các giai đoạn lập dự án và thiết kế công trình thủy lợi

2. 14TCN 22 - 2002 : Quy phạm khống chế mặt bằng cơ sở trong công trình thủy lợi

3. 14TCN 141 - 2005 : Quy phạm đo vẽ mặt cắt, bình đồ địa hình công trình thủy lợi

Tác giả: huytran1984    Thời gian: 23/8/2013 09:49
theo tcn263-2000 thì chiều rộng mặt cắt ngang khảo sát tối thiểu là bằng chiều rộng nền đường, chiều rộng MCN khảo sát tối đa thì ko quy định, chiều rộng này tùy theo chủ đầu tư cho phép thôi.

Tác giả: hoangmit    Thời gian: 23/8/2013 10:45
Cám ơn các chỉ giáo của mọi người nhé
Tác giả: faraway    Thời gian: 23/8/2013 11:03
hoangmit gửi lúc 22/8/2013 19:55
Dạ không, ý em là khoảng cách tại 1 trắc ngang, tính từ tim sang hai bên trái, phải là ...

Chào bạn,
Cái này tuỳ thuộc vào thông số kỹ thuật của đường bạn muốn thiết kế. Chiều rộng mặt đường là bao nhiêu?
Căn cứ vào đó khai báo trong khi chạy thiết kế, thì nó sẽ ra bề rộng của trắc ngang.
Nhưng không phải vì thế mà chiều rộng của các trắc ngang hoàn toàn giống nhau.
Tuỳ thuộc vào địa hình mà trắc ngang phải chạy cho phù hợp để có khối lượng đào đắp (phụ thuộc vào taluy âm, dương...)
Thân
Tác giả: minhken12    Thời gian: 23/8/2013 14:02
tùy theo cấp đường thiết kế mà chọn nha bạn.
Tác giả: nvquang118    Thời gian: 23/8/2013 16:21
Cái nầy thì tùy theo địa hình, địa mạo khu vực khảo sát tuyến.
Đối với đường đồng bằng thì đơn giản vì ít có sự thay đổi lớn về địa hình nên bề rộng đo vẽ trắc ngang từ tim đường chỉ cần qua chỉ giới hành lang của tuyến đường thiết kế.
Đối với đường miền núi thường có sự thay đổi lớn về địa hình nên cần khảo sát rộng tùy thuộc vào thiết kế giật cấp mái dốc taluy (+) và taluy (-) và việc có thiết kế thêm rãnh đỉnh trên mái taluy(+) hay không nứa.
Khi khảo sát địa hình để vẽ bình đồ khu vực cũng cần lưu ý các đường phân thủy, tụ thủy để đảm bảo chi tiết đủ số liệu để vạch lưu vực, xem xét đến thiết kế thoát nước dọc tuyến đường.
Tác giả: doremon9x    Thời gian: 27/2/2014 17:49
xin chào tất cả mọi người !
mình tên là hoàng, ở hà nội
mình là thành viên mới của diễn đàn có gì khúc mắc mong các anh chị giúp đỡ !



doremon9x trong 27/2/2014 18:00 đã trả lời thêm:
Anh chị cho em hỏi là khi em chạy trắc ngang trong phần mềm topo (cad 2005) từ số liệu khảo sát ? làm thế nào để phần mềm nó chỉ nội suy cao độ ở trong vùng mà không nội suy ra bên ngoài ? ví dụ :như em đang chạy TD-TN một tuyến đường nông thôn, 2 bên đều là Nhà cả nên em muốn trắc ngang chỉ ở trong đường không nội suy vào nhà ? mong anh chị giúp đỡ !!!!!thanks:D





Chào mừng ghé thăm Phần mềm ôn thi sát hạch chứng chỉ hành nghề xây dựng (https://xaydung360.vn/diendan/) Powered by Discuz! X3.2