Phần mềm ôn thi sát hạch chứng chỉ hành nghề xây dựng

Tiêu đề: nền đàn hồi [In trang]

Tác giả: trandat1987    Thời gian: 15/11/2013 19:51
Tiêu đề: nền đàn hồi
xin ý kiến các chuyên gia về nền đàn hồi và phương làm việc của thép trong nền đàn hồi.


Tác giả: quy.xd    Thời gian: 15/11/2013 20:43
Hỏi gì chung chung vậy bạn. Đâu phải vài ba chữ là có thể nói hết vấn đề này. Bạn cần chuyên gia kiểu này thì tìm cuốn chuyên đề về mà đọc thì hơn
Tác giả: trandat1987    Thời gian: 15/11/2013 22:52
em xin lỗi, em có cái nền tầng hầm, ô sàn của nền là 8000x7000mm. Hôm qua nhà thầu và tư vấn giám sát chanh luận nhau nảy lửa về phương làm việc của thép là cạnh dài hay cạnh ngắn. Em không nắm trắc lắm nên ko giám tham gia nên lên đây xin ý kiến các bác. giải thích cho em trong trường hợp này như thế nào ? (nhà thầu thì bảo làm việc theo cạnh dài, tư vấn giám sát thì làm việc theo cạnh ngắn)
Tác giả: hunterla    Thời gian: 16/11/2013 09:58
Ý bạn muốn hỏi để bố trí thép cạnh dài đặt trên hay đặt dưới đúng ko. Theo mình nghĩ thì nền sàn tầng hầm chịu phản lực của đất nền nên khi sàn làm việc một phương thì bố trí thép cạnh ngắn đặt trên
Tác giả: trandat1987    Thời gian: 16/11/2013 13:51
vâng a fubi ạ, dầm chi sàn thành ô 7000x8000.
Tác giả: sangpro07xn    Thời gian: 16/11/2013 16:19
- Đã là ô sàn thì thép phải đặt theo phương cạnh ngắn.Lý thuyết tính toán cũng như ô sàn bình thường (chịu uốn hai phương).TH ô sàn tầng hầm thì chiu thêm cả áp lực nền.Vấn đề là bạn xác định áp lực nền( hệ số nền k) để tính toán thép.
- TH ng ta bảo thép đặt theo phương cạnh dài mình nghĩ chắc họ nhầm với quan niệm trường hợp móng đặt thép theo phương cạnh dài (vì móng cạnh dài đặt theo phương chịu lực nhà).

Tác giả: fubi    Thời gian: 17/11/2013 21:20
trandat1987 gửi lúc 16/11/2013 13:51
vâng a fubi ạ, dầm chi sàn thành ô 7000x8000.

Đây là bài toán đơn giản dùng tư duy của học sinh cấp 2-3 là có thể suy luận được. Đôi lúc chúng ta học quá cao siêu nên tìm cách giải 1 bài toán vô cùng đơn giản ở mức cao siêu mà thôi.

Vấn đề đơn giản thế này:
- Nếu như cái bản sàn ấy nó nằm trên cao như sàn nhà bình thường thì ai cũng có thể suy luận được nó có khả năng bị võng xuống khi chịu lực tác động của vật dụng, thiết bị, người đi lại lên trên bề mặt của nó.
Suy luận này học sinh tiểu học cũng biết được.
Còn chúng ta, kỹ sư tính kết cấu thì hơn ở chỗ là biết cách làm sao cho bản sàn ấy chịu được lực, tức nó vẫn không hề bị võng ổn định khi chịu tải trọng sử dụng.
Giải bÀI toán này đã biết có 2 cách:
+ nếu bản liên tục với nhau, thì có thể cắt dải bản 1 mét để tính toán như dầm liên tục.
+  hoặc tính từng bản riêng lẻ như bản kê 4 cạnh: tùy tỷ lệ canh ngắn và cạnh dài mà quan niệm chịu lực 1 phương hay 2 phương.
Ở đây là bài toán căn bản nên k cần nêu ra nữa. chúng ta đọc giáo trình là rõ.

- Bây giờ, chúng ta hạ dần hệ sàn này xuống thấp cho đến khi nó chạm mặt đất thì sao nhỉ?
Học ở cấp 2 chúng ta đã biết đến phản lực. Chân con người đứng lên mặt đất (do sức hút trọng trường) tức tác dụng 1 lực xuống đất thì ngược lại, mặt đất cũng tác dụng 1 phản lực y như vậy theo chiều ngược lại. 2 lực này cân bằng nhau. Nếu bạn nào nói phản lực nền lớn hơn thì con người ta chắc bay lên trời rồi.
Vậy thì đến đây chắc chúng ta đã rõ: tấm sàn ấy sẽ được mặt đất nó nâng đỡ bớt tải so với bản sàn đặt trên cao.

Nếu tính kết cấu, dễ dàng thấy rằng tấm sàn bản kê 4 cạnh đặt trên nền đất sẽ có sức chịu tải lớn hơn so với bản sản cùng loại cùng cỡ đặt trên cao.

VẬY ĐIỀU NÀY SẼ KẾT LUẬN RẰNG:
- cấu tạo thép chịu lực của sàn không hề thay đổi. Sàn chịu lực 2 phương loại bản kê 4 cạnh thì thép cạnh ngắn được đặt ở dưới là điều đương nhiên (theo cấu tạo BTCT sàn bản kê 4 cạnh)dù nó được để trên cao hay hạ xuống tiếp xúc với mặt đất thì vẫn vậy mà thôi.
Tức tính toán thép cho sàn và cấu tạo thép sàn không có gì đặc biệt cả. Nó giống y như sàn bản kê 4 cạnh thông thường.
- Còn việc tính toán ở đây nếu kỹ càng tiết kiệm thép thì nên tính đến phản lực của nền tác dụng vào diện tích bản sàn để giảm tải trọng tác dụng lên sàn ==> tính ra thép sẽ giảm hơn so với bản sàn cùng loại đặt trên cao.



Tác giả: trandat1987    Thời gian: 21/11/2013 10:34
vâng vậy là phân tích của e và anh tư vấn giám sát là đúng. cảm ơn anh fubi
- Ban đầu e và a tư vấn cũng ngồi cùng nhau xem xét về lực tác động lên nền và cũng có chung quan điểm như a fubi. Nhưng anh chỉ huy bên em với mấy chục năm trong nghề cãi khăng khăng làm đi thép sàn theo phương cạnh dài. Mà cái hay ở đây là trong bản vẽ thiết kế cũng bố trí thép đi theo phương cạnh dài đặt ở dưới.
- Cảm ơn anh fubi


trandat1987 trong 21/11/2013 10:35 đã trả lời thêm:



trandat1987 trong 21/11/2013 10:36 đã trả lời thêm:



trandat1987 trong 21/11/2013 10:37 đã trả lời thêm:
Cảm ơn bác "sangpro07xn" đúng là các anh ấy có lấy móng hình chữ nhật ra để làm so sánh và làm theo phương cạnh dài!
Tác giả: phanhoanggiap84    Thời gian: 12/1/2017 23:06
trandat1987 gửi lúc 21/11/2013 10:34
vâng vậy là phân tích của e và anh tư vấn giám sát là đúng. cảm ơn anh fubi
- Ban đ ...

các huynh cho em hỏi tý ah, nếu sàn ko co dầm mà đặt trên nền đất được đầm chặt thì thép cạnh dài chạy trước hay cạnh ngắn chạy trước. với lại dầm móng có tướng xây đặt trên nó thì có làm việc giống dầm sàn ko ah?




Chào mừng ghé thăm Phần mềm ôn thi sát hạch chứng chỉ hành nghề xây dựng (https://xaydung360.vn/diendan/) Powered by Discuz! X3.2