1. Theo BCKTKT được phêduyệt thì hình thức QLDA là Chủ đầu tư trực tiếp QLDA, tuy nhiên bây giờ CĐTmuốn thuê TVQLDA thì các thủ tục phải làm gì?
- Để trả lời câu hỏinày, xin bạn cung cấp thêm thông tin: + TrongTổng mức đầu tư của BCKTKT được duyệt có chi phí Ban QLDA hay không? + Việc Chủ đầu tư trực tiếp QLDA là theo cáchthức nào: lập ban quản lý dự án hay dùngbộ phận phòng ban chuyên môn đảm trách? - Vềnguyên tắc, khi thuê Tư vấn Quản lý dự án thì phải mất chi phí. Chi phí nàyphải được: + Định khoản chi phí trong tổng mức đầu tư. + Là 1 gói thầu ghi trong kế hoạch đấu thầuđược duyệt. + Ghi rõ trong quyết định phê duyệt BCKTKT vềhình thức thực hiện dự án. ===> Có như vậy mới đủ căn cứ quyết toán sau này. * Và nguyên tắc nữa: Khi Chủđầu tư đủ năng lực thì tự thực hiện dự án. Nếu không đủ năng lực quản lý dự án thìphải thuê Tư vấn QLDA. Trong QĐphê duyệt BCKTKT đã PHÊ rõ: CĐT trực tiếp QLDA (tự thực hiện). Nên nếubên bạn muốn thay đổi CĐT không tự thực hiện nữa mà thuê tư vấn thì phải điềuchỉnh lại Quyết định phê duyệt BCKTKT và kế hoạch đấu thầu với 3 nội dung cănbản: + Địnhkhoản chi phí thuê tư vấn trong tổng mức đầu tư. + Là 1 gói thầu ghi trong kế hoạch đấu thầuđược duyệt. + Ghi rõ trong quyết định phê duyệt BCKTKT vềhình thức thực hiện dự án: thuê tư vấn. ===> CĐT làm tờ trình, giải trình vì sao không tự thực hiện mà phải thuê tư vấn.Điều này trên thực tế hơi khó, vì làm vậy chẳng khác nào “gậy ông đập lưng ông”.Trước đây muốn phê duyệt BCKTKT, CĐT đã trình 1 nẻo, duyệt xong rồi lại trình xin thay đổi kiểu khác!!!! Chưa kể sự thay đổi này làm tăng chi phí, tăng tổng mức đầu tư thì càng khó. Nếu không muốn nói là bất khả thi.
2. Theo tôi thấy thì gói thầu thang máy áp dụng hình thức HĐ theo đơn giá chưa hợp lý lắm. (nên áp dụng hình thức HĐ trọn gói)
Đúng vậy. Theo nghị định số 85 hướng dẫn luật đáu thầu, và Nghị định số 48 hướng dân hợp đồng XD, thường cái gì đã rõ khối lượng, đã rõ về tiêu chí kỹ thuật (mà thang máy thì rõ cả rồi) nên hợp lý nhất phải là trọn gói. Tuynhiên, dù không hợp lý thì cũng phải thực hiện. Bởi đã được “cấp thẩm quyền”phê duyệt trong BCKTKT và Kế hoạch đấu thầu rồi. Nếu CĐT tự thực hiện kiểu kháclà vi phạm, thậm chí sẽ khó mà quyết toán. Trườnghợp này, muốn hợp lý và nhất quán, thì CĐt làm tờ trình xin điều chỉnh kế hoạchđấu thầu. Tất nhiên phải giải trình rõ lý do. Tuy nhiên, cũng như trường hợpcâu hỏi 1: điều này trên thực tế hơi khó, vì làm vậy chẳng khác nào “gậy ôngđập lưng ông”. Trước đây muỗn phê duyệt BCKTKT, CĐT trình 1 nẻo, duyệt xong rồilại trình kiểu khác!!!!
3. Chọn thầu thang máy:
a. Gói thầu cung cấp lắp đặt thangmáy có thể áp dụng hình thức chào hành cạnh tranh được không?
- Vì đây là gói thầu mua sắm hàng hóa nên chào hàng cạnh tranh là bình thường. Tuynhiên, được hay không được thì phải do Kế hoạch đấu thầu được duyệt. Trong đóghi rõ là đấu thầu theo hình thức nào. CĐT cứ vậy mà thực hiện.
b. Hình thức chào hàng cạnh tranh chưaphù hợp với kế hoạch đấu thầu được duyệt;
Theo mìnhhiểu ý bạn ở đây gói thầu thang máy trong KHĐT là đấu thầu rộng rãi, thế mà CĐTlại cho chào hàng cạnh tranh đúng không? Vậy là làm sai bét nhè rồi. Lý do: câu3a đã trả lời rõ rồi. Làm vậy khôngquyết toán được đâu. c. Trong HSYC chào hàng cạnh tranhcó nêu các điều kiện về năng lực kinh nghiệm của nhà thầu hơi cao, (đang nhằmvào một nhà thầu nào đó) => nên sửa lại thành HSYC chỉ định thầu.
Đây là điều CĐT vi phạm Luật đấu thầu. Đưa vào tiêu chí mời thầu quá cao so với mứcchọn thầu. Điều này hạn chế các nhà thầu tham gia, mất tính cạnh tranh có lợicho chủ đầu tư. Việc đưa tiêu chí mời thầu là nhằm chọn nhà thầu đáp ứng ĐÚNG, ĐỦ so với mục đích cần.Nôm na: cần dao mổ gà thì không được đưa ra tiêu chí cần dao mổ trâu. Khoản 2 điều 18 - Luật đấu thầu: Trong hồ sơ mời thầu không được nêu bất cứ điều kiện nào nhằm hạn chế sự tham gia của nhà thầu.
Mong các bạn khác cho ý kiến thảo luận tiếp. |