XD360 KÍNH CHÚC CHO MỌI NHÀ VẠN SỰ AN LÀNH!

Phần mềm ôn thi sát hạch chứng chỉ hành nghề xây dựng

 Quên mật khẩu
 Đăng ký mới
Anh Trần HòeBùi Quốc Hưng
Xem: 1781|Trả lời: 7
In Chủ đề trước Tiếp theo
Thu gọn cột thông tin

[Kế hoạch đấu thầu, Giá gói thầu] [Hỏi] Chi phí dự phòng

[Lấy địa chỉ]
Nhảy đến trang chỉ định
1#

Hãy đăng nhập để có nhiều chức năng hữu dụng hơn và xem ảnh rõ hơn!

Bạn phải đăng nhập để xem được nội dung, nếu bạn chưa có tài khoản? hãy Đăng ký mới

x
Theo Khoản 2 Điều 5 thông tư 10/2015-BKHĐT có ghi:
2. Giá gói thầu: Giá gói thầu được xác định trên cơ sở tổng mức đầu tư của dự án. Trường hợp dự toán đã được phê duyệt trước khi lập kế hoạch lựa chọn nhà thầu thì căn cứ dự toán để lập giá gói thầu. Giá gói thầu được tính đúng, tính đủ toàn bộ chi phí để thực hiện gói thầu, kể cả chi phí dự phòng (chi phí dự phòng trượt giá, chi phí dự phòng phát sinh khối lượng và chi phí dự phòng cho các khoản tạm tính (nếu có)), phí, lệ phí và thuế. Đối với các gói thầu có thời gian thực hiện hợp đồng ngắn, không phát sinh rủi ro, trượt giá thì chi phí dự phòng được tính bằng không. Chi phí dự phòng do chủ đầu tư xác định theo tính chất từng gói thầu nhưng không được vượt mức tối đa do pháp luật chuyên ngành quy định
Các anh, chị cho em hỏi "gói thầu có thời gian thực hiện hợp đồng ngắn, không phát sinh rủi ro, trượt giá" được xác định như thế nào???
Có văn bản pháp luật nào nói rõ hơn về vấn đề này không ạ???

www.xaydung360.vn XÂY TÂM, DỰNG TẦM CHUYÊN NGHIỆP

2#
bobin.gt Đăng lúc 9/8/2017 17:24 | Chỉ xem của tác giả
Trả lời câu hỏi của bạn: Chi phí dự phòng được xác định theo Khoản 4 Điều 13 Nghị định 32/2015/NĐ-CP như sau: Chi phí dự phòng trong dự toán gói thầu thi công xây dựng được xác định theo tỷ lệ % của các chi phí đã xác định trong dự toán gói thầu và thời gian thực hiện gói thầu nhưng không vượt mức tỷ lệ phần trăm (%) chi phí dự phòng của dự toán xây dựng công trình đã được phê duyệt.
Theo hướng dẫn tại Khoản 2 Điều 5 Thông tư số 10/2015/TT-BKHĐT ngày 26/10/2015 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, đối với các gói thầu có thời gian thực hiện hợp đồng ngắn, không phát sinh rủi ro, trượt giá thì khi lập giá gói thầu, chi phí dự phòng được tính bằng không. Chi phí dự phòng do chủ đầu tư xác định theo tính chất từng gói thầu nhưng không được vượt mức tối đa do pháp luật chuyên ngành quy định (chẳng hạn nếu mức dự phòng tối đa theo quy định của pháp luật chuyên ngành là 10% chi phí xây dựng thì tùy theo quy mô, tính chất của gói thầu để tính toán mức chi phí dự phòng trong khoảng từ 0% đến 10% chi phí xây dựng của gói thầu)

Đánh giá

Chắc bạn không hiểu hết câu hỏi của mình??? Mình muốn hỏi là cơ sở nào để xác định "gói thầu có thời gian thực hiện hợp đồng ngắn, không phát sinh rủi ro, trượt gi   Đăng lúc 9/8/2017 19:47

www.xaydung360.vn XÂY TÂM, DỰNG TẦM CHUYÊN NGHIỆP

3#
 Tác giả| conghud6 Đăng lúc 9/8/2017 19:53 | Chỉ xem của tác giả
Bây giờ có gói thầu thi công móng, thi công trong khoảng 2 tháng, giá gói thầu khoảng 3 tỷ, biện pháp thi công đơn giản (thi công móng băng, đệm cát) thì có được coi là "thời gian thực hiện hói thầu ngắn, không phát sinh rủi ro, trượt giá" hay không???

www.xaydung360.vn XÂY TÂM, DỰNG TẦM CHUYÊN NGHIỆP

4#
bobin.gt Đăng lúc 9/8/2017 21:33 | Chỉ xem của tác giả
conghud6 gửi lúc 9/8/2017 19:53
Bây giờ có gói thầu thi công móng, thi công trong khoảng 2 tháng, giá gói thầu khoảng  ...

Ca này của bạn chắc phải nhờ bác Fubi giải quyết. Bạn bảo mình không hiểu câu hỏi thì chắc mình ko trả lời cho bạn tiếp được. Chúc bạn thành công.

www.xaydung360.vn XÂY TÂM, DỰNG TẦM CHUYÊN NGHIỆP

5#
fubi Đăng lúc 9/8/2017 22:36 | Chỉ xem của tác giả
conghud6 gửi lúc 9/8/2017 19:53
Bây giờ có gói thầu thi công móng, thi công trong khoảng 2 tháng, giá gói thầu khoảng  ...

Với thời gian có 2 tháng, nền kinh tế đang ổn định không đang có biến động hoặc tình trạng lạm phát cũng đang ổn định nên theo thông lệ và kinh nghiệm chuyên gia, sẽ không thể có biến động giá trong thời gian 2 tháng thi công ấy.
Vì vậy không đưa dự phòng trượt giá vào giá gói thầu.

www.xaydung360.vn XÂY TÂM, DỰNG TẦM CHUYÊN NGHIỆP

6#
Minhtuannude Đăng lúc 10/8/2017 07:49 | Chỉ xem của tác giả
Ôi, cứ có những câu hỏi như này thì pháp luật việt nam không biết phải dài bao nhiêu cho vừa nữa.

www.xaydung360.vn XÂY TÂM, DỰNG TẦM CHUYÊN NGHIỆP

7#
Estimator Đăng lúc 10/8/2017 09:23 | Chỉ xem của tác giả
1. Giá gói thầu trong kế hoạch lựa chọn nhà thầu được xác định căn cứ vào đầu?
- Tổng mức đầu tư?
- Dự toán (nếu có)?

2. Đối với một dự án đầu tư thì kế hoạch lựa chọn nhà thầu cho các gói thầu được lập, phê duyệt từ giai đoạn nào?
- Ngay sau  khi phê duyệt dự án đầu tư?
- Tại thời điểm này chưa có hồ sơ thiết kế, chưa có dự toán được duyệt?
- Giá gói thầu có phải căn cứ vào tổng mức đầu tư sơ bộ được người có thẩm quyền phê duyệt?
- Chi phí dự phòng cho từng gói thầu ở giai đoạn này được tính theo mức dự phòng chung của dự án?
- Sau khi có hồ sơ thiết kế, dự toán được duyệt thì giá các gói thầu theo dự toán sẽ thay thế giá trong kế hoạch lựa chọn nhà thầu?
- Chi phí dự phòng trong dự toán được duyệt có phải xem xét lại? Dựa trên cơ sở chi phí xây dựng, địa điểm xây dựng, thời gian thi công, tiến độ bỏ vốn và các yếu tố liên quan khác (nếu có) có thể ảnh hưởng trực tiếp đến việc thi công gói thầu đó.

3. Do đó, giá gói thầu ghi trong kế hoạch lựa chọn nhà thầu phải có chi phí dự phòng trong các gói thầu. Tuy nhiên, khi xác định giá gói thầu làm căn cứ xét duyệt trúng thầu, tức là xác định mức “giá trần” để quyết định trúng thầu, chúng ta cần phải xem xét trên cơ sở phù hợp với từng loại hợp đồng cụ thể. Theo đó:

a. Đối với loại hợp đồng trọn gói, Điểm b Khoản 1 Điều 62 Luật Đấu thầu 2013 quy định: khi áp dụng hợp đồng trọn gói, giá gói thầu để làm căn cứ xét duyệt trúng thầu phải bao gồm chi phí cho các yếu tố rủi ro có thể xảy ra trong quá trình thực hiện hợp đồng, chi phí dự phòng trượt giá. Giá dự thầu phải bao gồm tất cả chi phí cho các yếu tố rủi ro và chi phí trượt giá có thể xảy ra trong quá trình thực hiện hợp đồng.

Khi lập hồ sơ dự thầu (HSDT), nhà thầu phải căn cứ vào yêu cầu của gói thầu để tự tính toán mọi chi phí cho các yếu tố rủi ro và chi phí trượt giá có thể xảy ra trong quá trình thực hiện hợp đồng. Mức giá trần mà chủ đầu tư dùng để so sánh cũng phải bao gồm các chi phí nêu trên. Trường hợp được công nhận trúng thầu và ký kết hợp đồng thì giá hợp đồng cũng sẽ bao gồm các chi phí cho các yếu tố rủi ro và chi phí trượt giá mà nhà thầu đã tính toán; nhà thầu sẽ được hưởng toàn bộ khoản chi phí này mà không phụ thuộc vào việc thực tế trong thời gian thực hiện hợp đồng có xảy ra những rủi ro cũng như trượt giá như nhà thầu đã tính toán trong HSDT hay không. Như vậy, giá hợp đồng trọn gói đã phản ảnh được đúng bản chất “lời ăn lỗ chịu” của loại hợp đồng này.

b. Đối với loại hợp đồng theo đơn giá cố định, đơn giá điều chỉnh, mặc dù trong Luật Đấu thầu năm 2013 và Nghị định số 63/2014/NĐ-CP không có quy định cụ thể về cách xác định giá gói thầu làm căn cứ xét duyệt như đối với loại hợp đồng trọn gói nhưng căn cứ vào tính chất của từng loại hợp đồng, hoàn toàn có thể xác định được giá gói thầu làm căn cứ xét duyệt trúng thầu, cụ thể như sau:

- Thứ nhất, đối với loại hợp đồng theo đơn giá cố định:

Hợp đồng theo đơn giá cố định là hợp đồng có đơn giá cố định trong suốt thời gian thực hiện hợp đồng, giá trị thanh toán hợp đồng sẽ bằng đơn giá cố định nêu trong hợp đồng nhân với khối lượng thực tế hoàn thành được nghiệm thu. Như vậy, đối với loại hợp đồng này, do đơn giá không được thay đổi, nên khi tham dự thầu nhà thầu cần tính toán để đưa các yếu tố trượt giá có thể xảy ra như trượt giá vật liệu, thay đổi chi phí nhân công… vào trong giá dự thầu.

Bên cạnh đó, do khối lượng chưa được xác định chính xác tại thời điểm ký kết hợp đồng nên chủ đầu tư cần có (dự phòng) một khoản tiền nhất định để thanh toán các khối lượng phát sinh hoặc các rủi ro phát sinh khác (nếu có) so với hợp đồng đã ký kết; khoản tiền này chính là chi phí cho các yếu tố rủi ro có thể xảy ra trong quá trình thực hiện hợp đồng.

Vì vậy, đối với gói thầu áp dụng loại hợp đồng theo đơn giá cố định, giá gói thầu làm căn cứ xét duyệt trúng thầu phải bao gồm dự phòng trượt giá và không bao gồm chi phí cho các yếu tố rủi ro có thể xảy ra trong quá trình thực hiện hợp đồng. Nhà thầu sẽ được hưởng toàn bộ khoản chi phí dự phòng trượt giá mà không phụ thuộc vào việc thực tế trong thời gian thực hiện hợp đồng xảy ra mức trượt giá cao hơn hay thấp hơn hoặc bằng mức mà nhà thầu đã tính toán trong HSDT.

- Thứ hai, đối với loại hợp đồng theo đơn giá điều chỉnh:

Hợp đồng theo đơn giá điều chỉnh là hợp đồng có đơn giá được điều chỉnh theo quy định trong hợp đồng, giá trị thanh toán hợp đồng sẽ bằng đơn giá được điều chỉnh theo quy định trong hợp đồng nhân với khối lượng thực tế hoàn thành được nghiệm thu.

Như vậy, đối với loại hợp đồng này thì đơn giá có thể được điều chỉnh trong quá trình thực hiện hợp đồng khi xuất hiện yếu tố trượt giá. Do đó, khi tham dự thầu nhà thầu không cần tính toán chi phí liên quan đến các yếu tố trượt giá có thể xảy ra như trượt giá vật liệu, thay đổi chi phí nhân công… vào trong giá dự thầu.

Chủ đầu tư cần có (dự phòng) một khoản tiền nhất định để thanh toán cho nhà thầu trong trường hợp có thay đổi (tăng) đơn giá so với hợp đồng đã ký kết; khoản tiền này chính là chi phí dự phòng trượt giá.
Đối với khối lượng phát sinh, cũng giống như loại hợp đồng theo đơn giá cố định, chủ đầu tư cần có (dự phòng) khoản chi phí cho các yếu tố rủi ro có thể xảy ra trong quá trình thực hiện hợp đồng để thanh toán cho nhà thầu trong trường hợp có phát sinh khối lượng so với hợp đồng đã ký kết.

Theo đó, đối với gói thầu áp dụng loại hợp đồng theo đơn giá điều chỉnh, giá gói thầu làm căn cứ xét duyệt trúng thầu không bao gồm chi phí cho các yếu tố rủi ro có thể xảy ra trong quá trình thực hiện hợp đồng và chi phí dự phòng trượt giá.

Như vậy, căn cứ theo từng loại hợp đồng, trong quá trình đánh giá HSDT, tổ chuyên gia hoàn toàn có thể xác định được giá gói thầu làm căn cứ xét duyệt trúng thầu, hay còn gọi là “giá trần” như nêu trên.

Tuy nhiên, như chúng ta đều biết trên thực tế thì đối với các gói thầu/hạng mục công việc có quy mô, tính chất kỹ thuật tương tự nhau nhưng được thi công tại những địa điểm khác nhau, trong thời gian và điều kiện thời tiết khác nhau, tiến độ bỏ vốn khác nhau… thì sẽ phát sinh những rủi ro khác nhau. Do đó, chi phí cho các yếu tố rủi ro có thể xảy ra trong quá trình thực hiện hợp đồng và chi phí dự phòng trượt giá ở các gói thầu khác nhau phải được tính toán trên cơ sở phù hợp với thực tế của từng gói thầu. Do đó không thể áp dụng máy móc khi lập, phê duyệt gói thầu, đòi hỏi phải hiểu rõ các yêu cầu kỹ thuật, trình tự thi công, địa điểm và thời gian thi công cũng như các yêu cầu liên quan khác của gói thầu, đồng thời phải thực hiện công tác nghiên cứu thị trường trong quá trình lập, phê duyệt dự toán với từng gói thầu cụ thể cho phù hợp.

Số người tham gia 1Thanked +1 Thu lại Lý do
lamza84 + 1

Xem tất cả

www.xaydung360.vn XÂY TÂM, DỰNG TẦM CHUYÊN NGHIỆP

Phiên bản Mobile|Phần mềm ôn thi sát hạch chứng chỉ hành nghề xây dựng  

Phần mềm dự toán xây dựng excel | Hướng dẫn lập dự toán xây dựng | Phần mềm tư vấn giám sát | Phần mềm quản lý chất lượng xây dựng |

Phần mềm ôn thi sát hạch chứng chỉ hành nghề xây dựng

Phần mềm ôn thi sát hạch chứng chỉ hành nghề Kiến Trúc sư

Phần mềm ôn thi sát hạch chứng chỉ hành nghề Đấu thầu

GMT+7, 20/9/2024 14:54 , Processed in 0.135991 second(s), 26 queries .

Powered by Discuz! X3.2

© 2001-2013 Kiso Comsenz Inc.