XD360 KÍNH CHÚC CHO MỌI NHÀ VẠN SỰ AN LÀNH!

Phần mềm ôn thi sát hạch chứng chỉ hành nghề xây dựng

 Quên mật khẩu
 Đăng ký mới
Anh Trần HòeBùi Quốc Hưng
Xem: 2621|Trả lời: 5
In Chủ đề trước Tiếp theo
Thu gọn cột thông tin

[Chuyên đề] Thời gian qui định cho việc thẩm định dự án của chủ đầu tư

[Lấy địa chỉ]
Nhảy đến trang chỉ định
1#

Hãy đăng nhập để có nhiều chức năng hữu dụng hơn và xem ảnh rõ hơn!

Bạn phải đăng nhập để xem được nội dung, nếu bạn chưa có tài khoản? hãy Đăng ký mới

x
Cho mình hỏi 1 chút. Theo như mình biết là : đối với giai đoạn TKKT và Thi công, chủ đầu tư sẽ tự tổ chức thẩm định hoặc có nghĩa vụ phải thuê tư vấn thẩm tra cho hồ sơ TKKT và Thi công.
Nhưng chưa tìm thấy có thông tin là trong thời hạn bao lâu sẽ và "phải" kéo dài quá trình thẩm tra thẩm định cả. Và như vậy sẽ xảy ra 1 vấn đề là chủ đầu tư sẽ thích kéo dài quá trình thẩm định bao lâu cũng được và tư vấn thiết kế sẽ chẳng có cơ sở pháp lý nào để đòi tiền CĐT. Nếu dự án trôi và CĐT có tiền thì sẽ giục tư vấn làm nhanh, còn nếu chưa có tiền thì cứ kéo dài quá trình thẩm tra thẩm định.
Câu hỏi của mình là:
1. Có bạn nào biết có văn bản hay qui định nào qui định cụ thể thời gian thẩm tra thẩm định?
Ví dụ trong thời hạn bao lâu sau khi tư vấn nộp đầy đủ hồ sơ thì chủ đầu tư phải cung cấp văn bản và báo cáo thẩm tra chinh thức, dựa trên cơ sở đó tư vấn sẽ chỉnh sửa hồ sơ lần cuối cùng trước khi được chủ đầu tư phê duyệt?
2. Có bạn nào có thể thông tin giúp mình thông thương 1 dự án hạng A ( ví dụ như kengnam) thì quá trình thẩm tra thẩm định của CĐT kéo dài bao lâu trước khi phê duyệt cho tư vấn triển khai giai đoạn khác không?
Thân


www.xaydung360.vn XÂY TÂM, DỰNG TẦM CHUYÊN NGHIỆP

2#
soixich_hp4 Đăng lúc 13/9/2012 21:46 | Chỉ xem của tác giả
1. Thời gian thẩm định dự án và báo cáo KTKT thì trong NĐ 12 nếu rõ rồi
Thời gian thẩm định dự án, được tính từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, cụ thể:
a) Đối với dự án quan trọng quốc gia: thời gian thẩm định dự án không quá 90 ngày làm việc;
b) Đối với dự án nhóm A: thời gian thẩm định dự án không quá 40 ngày làm việc;
c) Đối với dự án nhóm B: thời gian thẩm định dự án không quá 30 ngày làm việc;
d) Đối với dự án nhóm C: thời gian thẩm định dự án không quá 20 ngày làm việc.
Còn báo có KTKT là ko quá 15 ngày.
2. Với trường hợp thẩm tra: thì trong hợp đồng quy định ngày cụ thể của đơn vị thẩm tra với CĐT.
3. Cái nhanh chậm kia thì phụ thuộc vào nhiều yếu tố lắm. Hj. Nói chung bạn cứ cầm phong bì đến mấy tay thẩm định là xong ngay mà. Còn ko thì kiểu gì cũng xong.
-

Đánh giá

Tuyệt vời! Cảm ơn!: 5.0
Tuyệt vời! Cảm ơn!: 5
  Đăng lúc 14/9/2012 07:53
Tuyệt vời! Cảm ơn!: 5
  Đăng lúc 13/9/2012 22:28

Số người tham gia 1Uy Tín: +3 Thưởng +3 Thanked +1 Thu lại Lý do
geldkd6 + 3 + 3 + 1 Đồng tình. Thanks!

Xem tất cả

www.xaydung360.vn XÂY TÂM, DỰNG TẦM CHUYÊN NGHIỆP

3#
fubi Đăng lúc 13/9/2012 21:55 | Chỉ xem của tác giả
Văn bản nhà nước nếu có cũng chẳng có tác dụng gì cả trong trường hợp này. Mà chính là điều khoản trong hợp đồng mới quyết định. Bởi hợp đồng mới là Văn bản pháp lý ràng buộc quyền lợi trách nhiệm, nghĩa vụ của 2 bên. Hai bên hành xử với nhau như thế nào cũng đều phải căn cứ vào điều khoản hợp đồng để "nói chuyện".

Vậy trường hợp này:
- Chủ đầu tư cố tình Câu giờ thì nhà thầu tư vấn ráng mà chịu bởi vì hợp đồng không quy định.
- qua Topic này, hy vọng các dơn vị tư vấn trước khi đặt bút ký vào hợp đồng Cần ràng buộc điều khoản : "nếu sau khi giao nhạn Hồ sơ đầy đủ, trong thời hạn 60 ngày, nếu chủ đầu tư không có kết quả thẩm định hoặc chưa thẩm định thì hồ sơ được xem như đạt yêu cầu. cđt phải có trách nhiệm nghiệm thu Thanh lý hợp đồng và thanh toán.... " đại khái là vậy.
Chứ đừng để tình trạng " bút sa gà chết " rồi lại đi làm 1 việc vô tác dụng không liên quan đến trách nhiệm của 2 bên hợp đồng: tìm Văn bản nào quy định về thời hạn thẩm định.

Đánh giá

Hữu ích lắm! Thanks!: 5.0 Tuyệt vời! Cảm ơn!: 5.0
Tuyệt vời! Cảm ơn!: 5
Đồng tình!  Đăng lúc 4/10/2012 22:56
Hữu ích lắm! Thanks!: 5
  Đăng lúc 13/9/2012 23:49
Tuyệt vời! Cảm ơn!: 5
  Đăng lúc 13/9/2012 22:28
Đồng tình!  Đăng lúc 13/9/2012 22:20
Hữu ích lắm! Thanks!: 5
  Đăng lúc 13/9/2012 22:05

Số người tham gia 1Uy Tín: +3 Thưởng +3 Thanked +1 Thu lại Lý do
geldkd6 + 3 + 3 + 1 Viết rất hay. Thanks!

Xem tất cả

www.xaydung360.vn XÂY TÂM, DỰNG TẦM CHUYÊN NGHIỆP

4#
 Tác giả| geldkd6 Đăng lúc 4/10/2012 18:29 | Chỉ xem của tác giả
Bài được geldkd6 sửa lúc  4/10/2012 22:28

sorry post 2 lan


geldkd6 trong 4/10/2012 22:30 đã trả lời thêm:
Cám ơn bạn fubi nhiều nhé nhưng có 1 ý kiến của fubi mình không hoàn toàn tán thành đó là „Văn bản nhà nước nếu có cũng chẳng có tác dụng “
Theo mình văn bản nhà nước sẽ có tác dụng trong những trường hợp sau:
1. Là căn cứ để giải quyết một số mâu thuẫn xảy ra khi tranh chấp hợp đồng ( tất nhiên chỉ là lý thuyết)
2. Nhẹ nhàng hơn cho các bên trong việc lập hợp đồng xây dựng ( 2 bên không phải gài nhau bằng câu từ trong hợp đồng ví dụ như điều khoản mà fubi gợi ý; mà chỉ cần ghi chú là..theo qui định chung của nhà nước hoặc tương tự… nếu đó là những dự án không đặc biệt).
3.Văn bản quy định nhà nước còn có tác dụng bảo vệ tư vấn trong khi ký hợp đồng với CĐT ) mình lấy ví dụ: nếu là 1 công ty tư vấn lớn và mạnh thì việc ép đưa điều khoản có lợi cho mình vào hợp đồng là khả thi. Nhưng nếu không có qui định bằng văn bản của nhà nước thì những đơn vị tư vấn nhỏ và yếu thế không có cơ sở gì để ràng buộc chủ đầu tư cả.)

Tình huống này là 1 kinh nghiệm rất quý báu cho bất kỳ ai trước khi đặt bút ký hợp đồng tư vấn.
Thực tế hiện nay môi trường xây dựng Việt nam đang xảy ra trường hợp CĐT có quyền sinh sát quá lớn, các tư vấn thì yếu thể, không được các qui định về pháp luật bảo vệ đầy đủ cho nên chỉ múa phụ họa, làm theo những gì CĐT muốn , và CĐT thích bao giờ trả tiền cũng được.
Hậu quả là chất lương và tiến độ dư án sẽ không phụ thuộc vào tư vấn có trình độ hay không mà lại phụ thuộc hoàn toàn vào chủ đầu tư.
Hai trường hợp dưới đây thường xuyên xảy ra và đó là rủi ro bất lợi cho tư vấn:
1.        Nếu chủ đầu tư không chuyên nghiệp hoặc không có đội ngũ chuyên gia có đủ trình độ giúp sức thì sẽ dẫn đến là quá trình thẩm định dự án không trôi, ai cũng sợ trách nhiệm và không ai dám phê duyệt. Lúc đó CĐT sẽ bày ra các trò như bắt tư vấn sửa chữa thiết kế theo hướng mà mình có khả năng thẩm định đươc,  hoặc bắt tư vấn giải trình cho đến khi nào mà những „chuyên gia không chuyên nghiệp“ của CĐT hiểu thì thôi , cố tình chậm thanh toán cho tư vấn.
2.        Nếu thị trường có biến động mà ảnh hưởng đến nguồn vốn của CĐT, thì CĐT bắt tư vấn thay đổi thiết kế, giảm giá trị đầu tư đồng thời chờ đợi đến khi nào thị trường ổn định trở lại. Mà thị trường Việt nam rủi ro rất cao- không ai nói trước được điều gì.

Kết quả:  khi gặp các trương hợp trên tư vấn thường là hết kiên nhẫn gác dự án lại , và làm các dự án khác thực tế hơn quay tiền nhanh hơn. Hoặc có làm tiếp nhưng cũng hờ hững và đối phó, CĐT bảo gì làm nấy mặc kệ không quan tâm đến chất lượng công trình).

Hai rủi ro trên bạn nào từng làm cho CĐT nhà nước thì chắc trải cả. Tính chuyên nghiệp của CĐT ở VN thì chắc mình cũng không cần viết nhiều, nhiều BQLDA lập ra chỉ là để gặt hái chứ chuyên môn thì chỉ có vài mánh khóe làm thế nào để đẩy trách nhiệm và ăn tiền từ các nhà thầu nhiều hơn.

Trên đây là những dòng chia sẻ, rất mong các bạn đồng trải nghiệm hãy đóng góp nhưng ý kiến quý báu và cùng suy nghĩ  làm thế nào để thị trường xây dựng việt nam lành mạnh hơn.

Đánh giá

Đây cũng là nỗi lo riêng của những đơn vị TVTK yếu & kém.  Đăng lúc 5/10/2012 00:09
Vừa qua có làm việc với 1 TV TK và cũng đưa ý kiến giống bạn.  Đăng lúc 5/10/2012 00:08

www.xaydung360.vn XÂY TÂM, DỰNG TẦM CHUYÊN NGHIỆP

5#
tranhungdao12a3 Đăng lúc 4/10/2012 22:53 | Chỉ xem của tác giả
Bài được tranhungdao12a3 sửa lúc  4/10/2012 22:54

Về cơ bản mình không đồng tình với ý kiến này của bạn.
Thứ nhất, việc thỏa thuận hợp đồng trên cơ sở nguyên tắc tự nguyện giữa Chủ đầu tư và Nhà thầu. Văn bản của nhà nước chỉ có giá trị khi 2 bên cùng thống nhất sử dụng văn bản đó làm tiêu chí để tham chiếu hợp đồng.
Nhà nước chỉ quản lý vĩ mô, những vấn đề vi mô nhà nước hầu như không tham gia quản lý!
Bạn nói rằng phía Chủ đầu tư hay dây dưa, theo tôi đó cũng là một phần lỗi từ phía công ty bạn. Bởi đã xác định làm thì bạn phải tìm hiểu đối tác của bạn thế nào, năng lực kỹ thuật, tài chính tới đâu, khả năng thu hút tài trợ ra sao? Những trường hợp bất khả kháng tôi không nói đến nhưng phần lớn hầu hết các đơn vị tư vấn hầu như đều khát việc, có là làm đã chưa cần biết sẽ đến đâu.
Nếu như công ty bạn đề cao việc đánh giá và đo lường rủi ro để có giải pháp xử lý thì tôi nghĩ mọi chuyện sẽ không đến nỗi quá bi đát.
Thứ hai, xin lưu ý với bạn là bất kỳ một chủ đầu tư Việt Nam nào cũng đề cao lợi ích cá nhân, vấn đề thương hiệu chưa cần thiết phải xem xét đến khi công ty còn chưa bước vào giai đoạn thịnh vượng. Cho nên nếu xem xét sẽ có rủi ro thì đã phải chuẩn bị sẵn tinh thần để chào đón nó đến.
Xin lưu ý với bạn là 2 nhân tố phía chủ đầu tư mà gây chậm trễ nhất cho dự án chính là vấn đề tài chính và vấn đề năng lực Ban quản lý.
Thứ ba, Rõ ràng hợp đồng là cơ sở căn cứ để tham chiếu trách nhiệm. Cho nên, để giảm thiểu rủi ro thì soạn thảo hợp đồng chặt chẽ là yêu cầu quan trọng nhất.
Vì thế nếu bạn soạn thảo hợp đồng không chặt chẽ, rõ ràng bạn đang tự mang thêm rủi ro cho chính công ty mình.
Thứ tư, về thời gian quy định cho việc thẩm định dự án này thì hầu như nhà nước sẽ không ban hành, bởi đây là giai đoạn quản lý vi mô rồi chứ không phải là vĩ mô.
Quyền hạn giao cho phía chủ đầu tư là rất lớn. Bạn làm tư vấn để bảo vệ mình thì chỉ có cách làm hợp đồng với các điều khoản chặt chẽ và khôn khéo thôi.
Tại sao chúng ta lại phải mong chờ văn bản của nhà nước trong khi nhà nước đã trao toàn quyền cho chúng ta tự xử lý nhỉ?
Theo tôi ta hãy tâm niệm " TỰ TÚC LÀ HẠNH PHÚC" mang nó vào áp dụng trong công việc này thôi!

Đánh giá

Tuyệt vời! Cảm ơn!: 5.0
Tuyệt vời! Cảm ơn!: 5
  Đăng lúc 5/10/2012 07:44

www.xaydung360.vn XÂY TÂM, DỰNG TẦM CHUYÊN NGHIỆP

6#
 Tác giả| geldkd6 Đăng lúc 5/10/2012 20:31 | Chỉ xem của tác giả
soixich_hp4 gửi lúc 13/9/2012 21:46
1. Thời gian thẩm định dự án và báo cáo KTKT thì trong NĐ 12 nếu rõ rồi
Thời gian th ...

Cám ơn tất cả các ý kiến đóng góp của mọi người, cám ơn bạn trần hưng đạo. Tình huống này thì đã xảy ra rồi và cũng là 1 kinh nghiệm rút ra cho các lần sau. Nhưng nếu còn nước còn tát, hiện tại mình chi muốn tìm ra hướng giải quyết cho vấn đề này, theo các bạn liệu mình có thể đưa ra được những luận điểm nào để đấu tranh, và để gây áp lực được với chủ đầu tư mong họ phê duyệt nhanh? Hay chỉ còn cách làm ăn đối phó chờ phê duyệt hoặc đành phải phong bì phong bao như gợi ý của sói xích.
Cụ thể mình có 2 câu hỏi sau:
1.        Liêu thông tin trong Nghị Định 12 như bạn  soixich_hp4 có thể là một luận điểm có lợi cho tư vấn để đấu tranh trong trường hợp của mình không?

2.        Nhân tiện cũng cho mình hỏi luôn về trường hợp thẩm tra theo như điểm 2 của soixich „  trong hợp đồng quy định ngày cụ thể của đơn vị thẩm tra với CĐT“ tức là hợp đồng thẩm tra ký giữa CĐT và đơn vị thẩm tra (không liên quan gì đến tư vấn thiêt kế), và ngày cụ thể ở đây theo mình hoàn toàn có thể được bắt tay với nhau  giữa CĐT và đơn vị thẩm định, dùng để chống lại tư vấn thiết kế trong trường hợp CĐT chưa muốn phê duyệt đúng không? (Điều này theo mình là dễ hiểu bởi CĐT là người trực tiếp trả tiền thuê tư vấn thẩm tra)

Mong các bạn chia sẻ.

www.xaydung360.vn XÂY TÂM, DỰNG TẦM CHUYÊN NGHIỆP

Phiên bản Mobile|Phần mềm ôn thi sát hạch chứng chỉ hành nghề xây dựng  

Phần mềm dự toán xây dựng excel | Hướng dẫn lập dự toán xây dựng | Phần mềm tư vấn giám sát | Phần mềm quản lý chất lượng xây dựng |

Phần mềm ôn thi sát hạch chứng chỉ hành nghề xây dựng

Phần mềm ôn thi sát hạch chứng chỉ hành nghề Kiến Trúc sư

Phần mềm ôn thi sát hạch chứng chỉ hành nghề Đấu thầu

GMT+7, 9/7/2025 20:54 , Processed in 0.136621 second(s), 30 queries .

Powered by Discuz! X3.2

© 2001-2013 Kiso Comsenz Inc.