XD360 KÍNH CHÚC CHO MỌI NHÀ VẠN SỰ AN LÀNH!

Phần mềm ôn thi sát hạch chứng chỉ hành nghề xây dựng

 Quên mật khẩu
 Đăng ký mới
Anh Trần HòeBùi Quốc Hưng
Xem: 1546|Trả lời: 2
In Chủ đề trước Tiếp theo
Thu gọn cột thông tin

[Chuyên đề] Ai là chủ đầu tư các dự án vốn ngân sách nhà nước?

[Lấy địa chỉ]
Nhảy đến trang chỉ định
1#

Hãy đăng nhập để có nhiều chức năng hữu dụng hơn và xem ảnh rõ hơn!

Bạn phải đăng nhập để xem được nội dung, nếu bạn chưa có tài khoản? hãy Đăng ký mới

x
Với quy định tại các văn bản quy phạm pháp luật hiện hành thì chủ đầu tư của các dự án vốn ngân sách nhà nước có quyền rất lớn.

Sau khi được quyết định đầu tư phê duyệt dự án đầu tư xây dựng và kế hoạch đấu thầu thì chủ đầu tư là người có thẩm quyền trong việc thẩm định, phê duyệt thiết kế kỹ thuật, thiết kế bản vẽ thi công và thi công; lựa chọn và quyết định chọn nhà thầu thi công xây dựng; giám sát thi công xây dựng và nghiệm thu công trình hoàn thành để đưa vào sử dụng; thanh toán và quyết toán chi phí đầu tư xây dựng công trình.

Những tồn tại...

Theo quy định tại Điều 3, Nghị định số 12/2009/NĐ-CP thì chủ đầu tư xây dựng công trình là người sở hữu vốn hoặc là người được giao quản lý và sử dụng vốn để đầu tư xây dựng công trình. Đối với các dự án sử dụng vốn ngân sách nhà nước thì chủ đầu tư xây dựng công trình do người quyết định đầu tư quyết định trước khi lập dự án đầu tư xây dựng công trình phù hợp với quy định của Luật Ngân sách nhà nước. Riêng đối với dự án do bộ trưởng, thủ trưởng cơ quan cấp bộ, chủ tịch UBND các cấp quyết định đầu tư, chủ đầu tư là đơn vị quản lý, sử dụng công trình.

Tuy nhiên, có một vấn đề là các văn bản quy phạm pháp luật quy định điều kiện năng lực các nhà thầu khảo sát xây dựng công trình, nhà thầu thiết kế xây dựng công trình, nhà thầu thi công xây dựng công trình, nhà thầu thẩm tra thiết kế xây dựng công trình, nhà thầu quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình, nhà thầu giám sát thi công xây dựng rất chặt chẽ nhưng chỉ có chủ đầu tư và BQLDA đầu tư xây dựng là chưa có quy định cụ thể về điều kiện năng lực hoạt động. Vấn đề là chủ đầu tư của dự án đầu tư xây dựng sử dụng vốn ngân sách nhà nước có đủ điều kiện năng lực để thực hiện những công việc nêu trên không? Trong khi chúng ta đều biết rằng, ngân sách nhà nước là toàn bộ các khoản thu, chi của Nhà nước đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định và được thực hiện trong một năm để bảo đảm thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của Nhà nước. Do vậy, tìm chủ đầu tư là một quá trình chọn lọc không đơn giản.

Trong thực tế chủ đầu tư dự án đầu tư xây dựng sử dụng vốn ngân sách nhà nước là ai? Đối với dự án do Thủ tướng Chính phủ quyết định đầu tư, chủ đầu tư là một trong các cơ quan, tổ chức sau: Bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, cơ quan khác ở Trung ương (gọi chung là cơ quan cấp bộ), UBND tỉnh, thành trực thuộc Trung ương (gọi chung là UBND cấp tỉnh) và DNNN thì đều là người có đủ năng lực. Nhưng đối với dự án do bộ trưởng, thủ trưởng cơ quan cấp bộ, chủ tịch UBND các cấp quyết định đầu tư thì còn nhiều chủ đầu tư không có đủ năng lực thậm chí không có năng lực, không có nghề, không có kinh nghiệm nên quản lý và triển khai dự án thiếu bài bản.

Thứ nhất, họ ủy thác toàn bộ cho BQLDA (rất ít dự án thuê tư vấn quản lý dự án). Thậm chí họ để BQL thậm xưng là đại diện của chủ đầu tư. Mà ban này lại còn đảm đương là đại diện chủ đầu tư của khá nhiều dự án đầu tư xây dựng triển khai cùng một lúc.

Thứ hai, họ lúng túng trong việc lựa chọn các nhà thầu theo quy định của pháp luật về đấu thầu. Việc chọn nhà thầu thiết kế, khảo sát xây dựng thực tế vẫn thông qua quen biết là phổ biến, trong đó một số không nhỏ các công việc đã được "khép kín" hơn là chọn thông qua thi tuyển, đấu thầu theo quy định. Cũng vì vậy, suất đầu tư thường "bị" đẩy lên cao; phương án thiết kế không đảm bảo yêu cầu về kinh tế ngay từ đầu và nhiều sản phẩm thiết kế không đạt chất lượng sử dụng ngay từ đầu! Chất lượng khảo sát xây dựng, thiết kế xây dựng không đạt cũng góp phần ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng công trình xây dựng.

Thứ ba, họ lúng túng trong việc lựa chọn và thay đổi vật liệu sau lựa chọn nhà thi công xây dựng. Việc thay đổi thường được đề xuất chủ yếu từ gợi ý của nhà thầu thi công xây dựng, nhất là khi đơn giá dự thầu của từng chi tiết đã bỏ giá thấp trước đó. Việc đẩy giá thành công trình lên cao sau đấu thầu (nhất là khi còn khoản dự phòng phí) góp phần làm lãng phí và sự lãng phí cũng là nguyên nhân gián tiếp ảnh hưởng đến chất lượng công trình xây dựng.

Thứ tư, họ lúng túng trong hành xử những sai phạm đối với các nhà thầu tư vấn, nhà thầu thi công xây dựng, đặc biệt khi thiết kế hay thi công bị chậm, chất lượng không cao; vấn đề thay đổi các nhà thầu sau đấu thầu cho dù thật sự cần thiết vẫn lúng túng vì chưa được hướng dẫn cặn kẽ về trình tự cho đến thời điểm hiện nay, thông qua việc: Khó xác định khối lượng đã thực hiện, đặc biệt là phần khuất lấp, nhà thầu thay thế sẽ được chỉ định thầu hay đấu lại? Việc xin cơ chế thường tốn nhiều thời gian đối với nguồn vốn có tính chất ngân sách; khối lượng còn lại không tương xứng với số tiền còn lại, do công việc còn lại phức tạp hơn, "khó" nên nhà thầu thay thế chào giá cao, vượt dự toán (thậm chí tăng tổng mức đầu tư), phải điều chỉnh dự toán, dự án, tốn nhiều thời gian và ngán ngại; thời gian thi công do đó bắt buộc sẽ kéo dài, ảnh hưởng đến tiến độ được giao và "uy tín" của chủ đầu tư, đặc biệt khi đó lại là nhà thầu đã được chỉ định thầu trước đó! Và thực tế, rất ít chủ đầu tư đề xuất việc phạt vi phạm hợp đồng với các đơn vị nêu trên khi sai phạm về tiến độ, chất lượng.

Để cần xem lại

Với những hạn chế như thế thì dễ dàng nhận thấy còn nhiều dự án đầu tư xây dựng sử dụng vốn ngân sách nhà nước tiến độ thì chậm, chất lượng thì không cao và luôn vượt vốn. Từ những lý do nêu trên, chúng tôi kiến nghị chủ đầu tư dự án đầu tư xây dựng sử dụng vốn ngân sách nhà nước phải là đơn vị có đủ điều kiện làm chủ đầu tư và người đại diện chủ đầu tư theo quy định của pháp luật cũng phải có đủ điều kiện năng lực. Đơn vị làm chủ đầu tư phải là pháp nhân có cơ cấu tổ chức chặt chẽ, có người đại diện chủ đầu tư phù hợp với loại dự án, có đủ KTS, kỹ sư, kỹ sư kinh tế phù hợp với yêu cầu của dự án; đã thực hiện quản lý ít nhất 1 dự án cùng nhóm hoặc 2 dự án nhóm thấp hơn liền kề. Thậm chí nếu pháp luật bổ sung cho phép lựa chọn chủ đầu tư cho dự án thì chắc chắn sẽ mang lại hiệu quả cho các dự án.


Các văn bản quy phạm pháp luật khẳng định vai trò của chủ đầu tư trong công tác quản lý dự án đầu tư xây dựng, quản lý chi phí đầu tư xây dựng và quản lý chất lượng công trình xây dựng như: Khoản 1, Điều 34 và Khoản 1, Điều 35 Nghị định số 12/2009/NĐ-CP ngày 12/02/2009 của Chính phủ về quản lý dự án đầu tư xây dựng. Khoản 5, Điều 3, Nghị định số 112/2009/NĐ-CP ngày 14/12/2009 của Chính phủ về quản lý chi phí đầu tư xây dựng. Điều 4, Thông tư số 27/2009/TT-BXD ngày 31/7/2009 của Bộ Xây dựng.
Lê Văn Thịnh
(Trưởng phòng Giám định 1 - Cục Giám định Nhà nước về Chất lượng công trình xây dựng)

Đánh giá

Rất hữu ích! Thanks!: 2.5
Rất hữu ích! Thanks!: 0
  Đăng lúc 2/7/2013 18:25
Rất hữu ích! Thanks!: 5
  Đăng lúc 2/7/2013 13:11

Số người tham gia 4Uy Tín: +6 Thưởng +6 Thanked +4 Thu lại Lý do
phuongnt + 3 + 3 + 1 Bài hay quá. Cảm ơn!
brightdawn + 3 + 3 + 1 Bài hay quá. Cảm ơn!
consol + 1 Mong chờ bài tiếp theo. Thanks!
namcdxd + 1 Rất kinh nghiệm. Cảm ơn!

Xem tất cả

www.xaydung360.vn XÂY TÂM, DỰNG TẦM CHUYÊN NGHIỆP

Cái này ai cũng biết mà thực tế toàn ngược lại. Một tổ chức đầy đủ năng lực thì không giao mà toàn giao cho những đơn vị không biết gì làm chủ đầu tư. Vì lý do sau:
Chủ đầu tư có năng lực thì trong công tác quản lý đầu tư rất chặt chẽ từ giai đoạn chuẩn bị đầu tư đến khi hoàn thành công trình dẫn đến việc Nhà thầu lời ít nên chia ít. Từ đó nhà thầu toàn quan hệ với người quyết định đầu tư để chọn những Chủ đầu tư không biết gì thì lời nhiều hơn, ăn chia ngọt hơn => tuổi thọ công trình ngắn lại có cơ hội phá bỏ, xây mới. Mà mình thấy luật của mình cũng không rõ ràng chỗ này: Riêng đối với dự án do bộ trưởng, thủ trưởng cơ quan cấp bộ, chủ tịch UBND các cấp quyết định đầu tư, chủ đầu tư là đơn vị quản lý, sử dụng công trình.. Thông thường mình thấy chủ đầu là đơn vị quản lý, sử dụng công trình ở cấp huyện, cấp xã thì không biết gì. Nhất là các công trình chỉ định thầu giao luôn cho đơn vị thị công tổng thầu (thiết kế, giám sát, quyết toán đều là người của nhà thầu).
Trên đây là một vài ý kiến.

www.xaydung360.vn XÂY TÂM, DỰNG TẦM CHUYÊN NGHIỆP

2#
brightdawn Đăng lúc 2/7/2013 11:47 | Chỉ xem của tác giả
Bài viết rât hay, thầy Thịnh giảng về nghiệp vụ TVGS còn hay hơn nữa !

Số người tham gia 1Thanked +1 Thu lại Lý do
lenovominh + 1

Xem tất cả

www.xaydung360.vn XÂY TÂM, DỰNG TẦM CHUYÊN NGHIỆP

Phiên bản Mobile|Phần mềm ôn thi sát hạch chứng chỉ hành nghề xây dựng  

Phần mềm dự toán xây dựng excel | Hướng dẫn lập dự toán xây dựng | Phần mềm tư vấn giám sát | Phần mềm quản lý chất lượng xây dựng |

Phần mềm ôn thi sát hạch chứng chỉ hành nghề xây dựng

Phần mềm ôn thi sát hạch chứng chỉ hành nghề Kiến Trúc sư

Phần mềm ôn thi sát hạch chứng chỉ hành nghề Đấu thầu

GMT+7, 10/7/2025 05:19 , Processed in 0.128677 second(s), 30 queries .

Powered by Discuz! X3.2

© 2001-2013 Kiso Comsenz Inc.