XD360 KÍNH CHÚC CHO MỌI NHÀ VẠN SỰ AN LÀNH!

Phần mềm ôn thi sát hạch chứng chỉ hành nghề xây dựng

 Quên mật khẩu
 Đăng ký mới
Anh Trần HòeBùi Quốc Hưng
Xem: 11889|Trả lời: 7
In Chủ đề trước Tiếp theo
Thu gọn cột thông tin

Về việc thi công ép cọc

[Lấy địa chỉ]

Hãy đăng nhập để có nhiều chức năng hữu dụng hơn và xem ảnh rõ hơn!

Bạn phải đăng nhập để xem được nội dung, nếu bạn chưa có tài khoản? hãy Đăng ký mới

x
Số là mình có thiết kế một công trình dùng cọc ép. Cọc mình thiết kế dài 35m, sức chịu tải theo thiết kế của mình là 40T. Pepmin=60T và Pepmax=80T. Theo số liệu địa chất thì tính toán của mình là đúng (đã qua kiểm tra). Nhưng thực tế thì khi ép cọc đến độ sâu thiết kế thì chỉ đạt được Pep=50T. Khi mình qua công trường thì tư vấn giám sát bảo như vậy là ngưng ép (vì đã ép đủ chiều sâu thiết kế), mình thì bảo là phải ép đến khi đạt tải mới ngưng, và chủ đầu tư, đơn vị thi công đồng ý, tiến hành ép 2m nữa thì đã đạt tải thiết kế.
Các bạn nào có kinh nghiệm về ép cọc và công trường tư vấn cho mình xử lý tình huống như vậy ổn không. Giám sát làm như vậy thì có làm hết nhiệm vụ là tư vấn và giám sát cho chủ đầu tư không. Cảm ơn các bạn trước

www.xaydung360.vn XÂY TÂM, DỰNG TẦM CHUYÊN NGHIỆP

2#
fubi Đăng lúc 15/9/2013 20:53 | Chỉ xem của tác giả
Nếu áp dụng tiêu chuẩn quốc gia Việt Nam TCVN 9394 2012 : Đóng và ép cọc - Thi công và nghiệm thu
thì quy định dưới đây là rõ: (Lưu ý đọc dòng màu xanh)


Hạ cọc bằng phương pháp ép tĩnh
7.1 Lựa chọn thiết bị ép cọc cần thoả mãn các yêu cầu sau:
- Công suất của thiết bị không nhỏ hơn 1,4 lần lực ép lớn nhất do thiết kế quy định;
- Lực ép của thiết bị phải đảm bảo tác dụng đúng dọc trục tâm cọc khi ép từ đỉnh cọc và tác dụng đều lên các mặt bên cọc khi ép ôm, không gây ra lực ngang lên cọc;
- Thiết bị phải có chứng chỉ kiểm định thời hiệu về đồng hồ đo áp và các van dầu cùng bảng hiệu chỉnh kích do cơ quan có thẩm quyền cấp;
- Thiết bị ép cọc phải đảm bảo điều kiện vận hành và an toàn lao động khi thi công.
7.2 Lựa chọn hệ phản lực cho công tác ép cọc phụ thuộc vào đặc điểm hiện trường, đặc điểm công trình, đặc điểm địa chất công trình, năng lực của thiết bị ép. Có thể tạo ra hệ phản lực bằng neo xuắn chặt trong lòng đất, hoặc dàn chất tải bằng vật nặng trên mặt đất khi tiến hành ép trước, hoặc đặt sẵn các neo trong móng công trình để dùng trọng lượng công trình làm hệ phản lực trong phương pháp ép sau. Trong mọi trường hợp tổng trọng lượng hệ phản lực không nên nhỏ hơn 1,1 lần lực ép lớn nhất do thiết kế quy định.
7.3 Thời điểm bắt đầu ép cọc khi phải dùng trọng lượng công trình làm phản lực (ép sau) phải được thiết kế quy định phụ thuộc vào kết cấu công trình, tổng tải trọng làm hệ phản lực hiện có và biên bản nghiệm thu phần đài cọc có lỗ chờ cọc và hệ neo chôn sẵn theo các quy định về nghiệm thu kết cấu BTCT hiện hành.
7.4 Kiểm tra định vị và thăng bằng của thiết bị ép cọc gồm các khâu:
- Trục của thiết bị tạo lực phải trùng với tim cọc;
- Mặt phẳng “ công tác” của sàn máy ép phải nằm ngang phẳng (có thể kiểm ta bằng thủy chuẩn ni vô);
- Phương nén của thiết bị tạo lực phải là phương thẳng đứng, vuông góc với sàn “công tác”;
- Chạy thử máy để kiểm tra ổn định của toàn hệ thống bằng cách gia tải khoảng từ 10 % đến 15 % tải trọng thiết kế của cọc.
7.5 Đoạn mũi cọc cần được lắp dựng cẩn thận, kiểm tra theo hai phương vuông góc sao cho độ lệch tâm không quá 10 mm. Lực tác dụng lên cọc cần tăng từ từ sao cho tốc độ xuyên không quá 1 cm/s. Khi phát hiện cọc bị nghiêng phải dừng ép để căn chỉnh lại.
7.6 Ép các đoạn cọc tiếp theo gồm các bước sau:
a) Kiểm tra bề mặt hai đầu đoạn cọc, sửa chữa cho thật phẳng; kiểm tra chi tiết mối nối; lắp dựng đoạn cọc vào vị trí ép sao cho trục tâm đoạn cọc trùng với trục đoạn mũi cọc, độ nghiêng so với phương thẳng đứng không quá 1 %;
b) Gia tải lên cọc khoảng 10 % đến 15 % tải trọng thiết kế suốt trong thời gian hàn nối để tạo tiếp xúc giữa hai bề mặt bê tông; tiến hành hàn nối theo quy định trong thiết kế.
c) Tăng dần lực ép để các đoạn cọc xuyên vào đất với vận tốc không quá 2 cm/s;
d) Không nên dừng mũi cọc trong đất sét dẻo cứng quá lâu (do hàn nối hoặc do thời gian cuối ca ép...).
7.7 Khi lực nén bị tăng đột ngột, có thể gặp một trong các hiện tượng sau:
- Mũi cọc xuyên vào lớp đất cứng hơn;
- Mũi cọc gặp dị vật;
- Cọc bị xiên, mũi cọc tì vào gờ nối của cọc bên cạnh.
Trong các trường hợp đó cần phải tìm biện pháp xử lý thích hợp, có thể là một trong các cách sau:
- Cọc nghiêng quá quy định, cọc bị vỡ phải nhổ lên ép lại hoặc ép bổ sung cọc mới (do thiết kế chỉ định)
- Khi gặp dị vật, vỉa cát chặt hoặc sét cứng có thể dùng cách khoan dẫn hoặc xói nước như đóng cọc;
7.8 Cọc được công nhận là ép xong khi thoả mãn đồng thời hai điều kiện sau đây:
a) Chiều dài cọc đã ép vào đất nền không nhỏ hơn Lmin và không quá Lmax với Lmin , Lmax là chiều dài ngắn nhất và dài nhất của cọc được thiết kế dự báo theo tình hình biến động của nền đất trong khu vực;
b) Lực ép trước khi dừng, (Pep)KT trong khoảng từ (Pep)min đến (Pep)max, trong đó:
(Pep)min là lực ép nhỏ nhất do thiết kế quy định;
(Pep)max là lực ép lớn nhất do thiết kế quy định;
(Pep)KT là lực ép tại thời điểm kết thúc ép cọc, trị số này được duy trì với vận tốc xuyên không quá 1 cm/s trên chiều sâu không ít hơn ba lần đường kính (hoặc cạnh) cọc.
Trong trường hợp không đạt hai điều kiện trên, cần báo cho Thiết kế để có biện pháp xử lý.
7.9 Việc ghi chép lực ép theo nhật ký ép cọc nên tiến hành cho từng m chiều dài cọc cho tới khi đạt tới (Pep)min, bắt đầu từ độ sâu này nên ghi cho từng 20 cm cho tới khi kết thúc, hoặc theo yêu cầu cụ thể của Tư vấn, Thiết kế.

Đánh giá

Cám ơn anh nhé ! cái này thay thế tc 286 :2003 rồi nhỉ.lâu quá ko động đến nó  Đăng lúc 16/9/2013 22:50

Số người tham gia 3Uy Tín: +5 Thưởng +4 Thanked +2 Thu lại Lý do
ziuunzoo + 1 Bài hay quá. Cảm ơn!
traikientruc06m + 3 + 3 + 1 Bài hay quá. Cảm ơn!
anhquan0939 + 1 + 1 + 1 Đồng tình. Cảm ơn!

Xem tất cả

www.xaydung360.vn XÂY TÂM, DỰNG TẦM CHUYÊN NGHIỆP

3#
anhlong625 Đăng lúc 16/9/2013 11:26 | Chỉ xem của tác giả
bạn cần xem rõ địa chất là như thế nào ngưng khoảng 3-5 ngày xem có thay đổi nhiều không? Theo kinh nghiệm thì nếu đất sét thì sau khi ngưng 03 ngày thì tải masát thân sẽ tăng khá đáng kể

www.xaydung360.vn XÂY TÂM, DỰNG TẦM CHUYÊN NGHIỆP

4#
haichau0106 Đăng lúc 20/11/2013 12:13 | Chỉ xem của tác giả
cái này tiêu chuẩn có nói la cọc đạt khi:      Lmin<Lép và Pmin<Pep<pmax. Nếu thỏa mãn 2 điều kiện này thì xem là cọc đạt. Còn nếu Pép chưa lớn hơn Pmin mà L ép đã đạt thì theo tôi Phải tiến hành như sau:
                    +ép khi nào đạt tối thiểu Pmin thì thôi(nếu còn ép xuống được).Nếu Ép đạt mà L ép quá lớn so với Ltk thì phải đề nghị tư vấn thiết kế xem lại cách thiết kế của mình.
                    + Nếu Cọc ép ko xuống được nữa mà chưa đạt Pmin thì có thể dừng 1-2 ngày sau đó ép lại, nếu nó ko xuống nữa thì kêu thiết kế giải quyết vấn đề.(tăng thêm cọc, nối đài......)

Số người tham gia 1Thưởng +1 Thanked +1 Thu lại Lý do
dotuananhnt + 1 + 1 Đồng tình. Cảm ơn!

Xem tất cả

www.xaydung360.vn XÂY TÂM, DỰNG TẦM CHUYÊN NGHIỆP

5#
123ntk Đăng lúc 10/3/2015 10:03 | Chỉ xem của tác giả
Các bạn cho mình hỏi nhật kí ép cọc có nhất thiết   phải ghi chép bằng tay không?     Hay cái này tùy theo yêu  cầu của chủ đầu tư và tư vấn giám sát?  - chân thành cảm ơn! :)

www.xaydung360.vn XÂY TÂM, DỰNG TẦM CHUYÊN NGHIỆP

6#
nokia2007 Đăng lúc 2/4/2015 14:53 | Chỉ xem của tác giả
123ntk gửi lúc 10/3/2015 10:03
Các bạn cho mình hỏi nhật kí ép cọc có nhất thiết   phải ghi chép bằng tay không?     ...

Không văn bản nào quy định điều nay. Tuy nhiên:
Nhật ký ép cọc ghi chép trực tiếp trên hiện trường đang tiến hành ép cọc. Chắc chắn không có ai mà mang laptop ra gõ các chỉ số.
Duy chỉ có trường hợp ghi chép ra giấy khi tiến hành ép, sau đó đánh máy và in lại Nhật ký ép cọc. Cái này thì mất công 2 lần. Thực tế ít ai làm như vậy.
Do đó, để hợp lý nhất thì nhật ký ép cọc nên ghi bằng tay.
Thân!

Số người tham gia 1Thanked +2 Thu lại Lý do
123ntk + 2 Kinh nghiệm. Cảm ơn!

Xem tất cả

www.xaydung360.vn XÂY TÂM, DỰNG TẦM CHUYÊN NGHIỆP

7#
thao171190 Đăng lúc 28/9/2016 14:47 | Chỉ xem của tác giả
Các anh chị cho em hỏi về công tác ép cọc cừ larsen bằng búa rung có phải ghi nhật ký ép cọc không?
Và nếu có thì cho em xin một mẫu đã ghi để em tham khảo. Chân thành cảm ơn !

www.xaydung360.vn XÂY TÂM, DỰNG TẦM CHUYÊN NGHIỆP

8#
homepage Đăng lúc 9/8/2017 18:40 | Chỉ xem của tác giả
thao171190 gửi lúc 28/9/2016 14:47
Các anh chị cho em hỏi về công tác ép cọc cừ larsen bằng búa rung có phải ghi nhật ký ...

Mẫu bạn tham khảo phụ lục A trong tiêu chuẩn ép và nghiệm thu cọc nhé.

9394_2012_TCVN_DONG__EP_COC_-_THI_CONG__NGHIEM_THU.pdf

2.25 MB, Lượt tải về: 36

Giá: 2 điểmThưởng  [Danh sách mua]

Cọc

www.xaydung360.vn XÂY TÂM, DỰNG TẦM CHUYÊN NGHIỆP

Phiên bản Mobile|Phần mềm ôn thi sát hạch chứng chỉ hành nghề xây dựng  

Phần mềm dự toán xây dựng excel | Hướng dẫn lập dự toán xây dựng | Phần mềm tư vấn giám sát | Phần mềm quản lý chất lượng xây dựng |

Phần mềm ôn thi sát hạch chứng chỉ hành nghề xây dựng

Phần mềm ôn thi sát hạch chứng chỉ hành nghề Kiến Trúc sư

Phần mềm ôn thi sát hạch chứng chỉ hành nghề Đấu thầu

GMT+7, 20/7/2025 17:00 , Processed in 0.173524 second(s), 37 queries .

Powered by Discuz! X3.2

© 2001-2013 Kiso Comsenz Inc.