XD360 KÍNH CHÚC CHO MỌI NHÀ VẠN SỰ AN LÀNH!

Phần mềm ôn thi sát hạch chứng chỉ hành nghề xây dựng

 Quên mật khẩu
 Đăng ký mới
Anh Trần HòeBùi Quốc Hưng
Xem: 99159|Trả lời: 110
Thu gọn cột thông tin

100% đã hiểu sai về Phương pháp tính chi phí kiểm toán dự án trong tổng mức?

   Đóng [Lấy địa chỉ]
tranlethuy Đăng lúc 9/4/2011 07:37 | Xem tất |Chế độ đọc

Hãy đăng nhập để có nhiều chức năng hữu dụng hơn và xem ảnh rõ hơn!

Bạn phải đăng nhập để xem được nội dung, nếu bạn chưa có tài khoản? hãy Đăng ký mới

x
Em mới phát hiện ra điều này:
- Theo quy định của Nhà nước, tổng mức đầu tư bao gồm các chi phí :


  • Tổng mức đầu tư = Các chi phí + Chi phí kiểm toán
- Trong khí đó lại quy định cách tính chi phí kiểm toán như sau:



  • Chi phí kiểm toán = Tổng mức đầu tư x hệ số kiểm toán
                                      = (Các chi phí + Chi phí kiểm toán) x hệ số kiểm toán

Ái chà! Đến đây chắc các anh chị kỹ thuật chúng ta thấy rằng ẩn số "Chi phí kiểm toán" lại bằng chính nó + thêm các chi phí rồi nhân hệ số.

Vòng lặp vô hạn! Có đến già vẫn không ra kết quả.
Nhà nước ban hành sai về Phương pháp tính chi phí kiểm toán dự án đầu tư xây dựng?

Đánh giá

Mong bạn tiếp tục chia sẻ. Thanks!: 5.0
Mong bạn tiếp tục chia sẻ. Thanks!: 5
  Đăng lúc 28/5/2013 21:57

www.xaydung360.vn XÂY TÂM, DỰNG TẦM CHUYÊN NGHIỆP

ACVIETNAM Đăng lúc 3/8/2013 12:43 | Xem tất
Gửi các bạn tham khảo.
- Nếu các bạn là đơn vị lập Tổng mức đầu tư thì chi phí kiểm toán = TMĐT trước nó (XL+TB+TV+QLDA+ chi khác chưa bao gồm kiểm toán+ GPMB(nếu có))x hệ số nội suy tương ứng  xtheo TT 19 x1,1 hoặc tạm tính bằng tổng mức khái toán tổng mức đầu tư báo cáo x hệ số tương ứng TT 19 x1,1
- Nếu lập dự toán: = Tổng mức đầu tư đã duyệt x hệ số nội suy  tương ứng TT 19 x1,1
-Cón ở giai đoạn Quyết toán dự án hoàn thành thuê kiểm toán độc lập thì phí kiểm toán : = TMĐT X hệ số nội suy tương ứng TT 19 x 1,1 (vì ở giai đoạn này các bạn phải lưu ý đơn vị kiểm toán họ phải kiểm toán các loại chi phí đề nghị quyết toán bao gồm cả chính chi phí kiểm toán mà chủ đầu tư đề nghị quyết toán) và tôi cũng giải thích thêm tại sao = TMĐT (BAO GỒM CẢ THUẾ) x hệ số x thuế VAT (10%) mà không phải Tổng mức đầu tư trước thuế vì kiểm toán họ cũng kiểm toán cả phần thuế các chi phí đề nghị quyết toán mà chủ đầu tư đề nghị quyết toán (thường 10% tuy nhiên có các trường hợp cá biệt có thể không chịu thuế, thuế = 0%, thuế =5% vì dự án trong thông tư 19 là chung còn cụ thể có thể Xây lắp; thiết bị, dự án đặc thù khác....)
+Ngoài ra với dự án xây lắp: thì ngân sách nhà nước, các tài sản các tổ chức tài chính tín dụng thì bao gồm cả thuế nhưng nếu là dự án dùng để bán hoặc vốn tư nhân khác thì chỉ là giá trị trước thuế thôi.
+thiết bị có thể thuế 10% nhưng có loại thì 5% hoặc 0% hoặc không chịu thuế.
Vì vậy: Chi Phí kiểm toán dùng để ký Hợp đồng sẽ là tổng mức đầu tư cuối cùng x hệ số TT19x1,1
Tương tự chi phí thẩm tra quyết toán cúng vậy: nếu tính toán lập TMĐT, DT thì chưa bao gồm chi phí kiểm toán nhưng tính khi đơn vị thẩm tra thì lại bao gồm cả phí kiểm toán thực tế.
mong các bạn đóng góp thêm!

www.xaydung360.vn XÂY TÂM, DỰNG TẦM CHUYÊN NGHIỆP

fubi Đăng lúc 9/6/2012 17:35 | Xem tất

NGUYÊN LÝ -BẢN CHẤT: PHƯƠNG PHÁP TÍNH CHI PHÍ KIỂM TOÁN TRONG TỔNG MỨC ĐẦU TƯ


I.  Về khái quát:
* Giá trị tổng mức tính trong dự án đầu tư (giai đoạn lập dự án và ghi trong QĐ phê duyệt dự án)
        Tổng mức đầu tư = Xây dựng + Thiết bị + Tư vấn + Khác (trong đó có Kiểm toán) + Dự phòng.
                                       = Các giá trị + kiểm toán
==> Kết luận 1 :
- Muốn có Giá trị Tổng mức đầu tư, ta phải biết được trước chi phí Kiểm toán.
* Nhưng:
         Chi phí kiểm toán = Giá trị tổng mức x hệ số tra ở thông tư 19 x 1,1vat
==> Kết luận 2:
  - Muốn có Giá trị kiểm toán, ta phải biết được trước Tổng mức đầu tư. Ta thấy rõ vòng tròn luẩn quẩn (muốn có con gà thì cần có trứng trước, nhưng muốn có trứng thì phải có con gà trước).
* :
     Tổng mức đầu tư = Các giá trị + kiểm toán
                                    = Các giá trị + Tổng mức xhệ số tra ở thông tư 19 x 1,1vat

==> Kết luận 3:
  - Về mặt toán học là vô nghĩa. Bởi giá trị 1 đại lượng (tổng mức) không thể bằng chính nó +-*/ với giá trị nào đấy.
  - Nếu ở excel: kết quả 1 ô không thể bằng chính ô đó. Excel sẽ báo lỗi "Cilcular". (các bạn thử là biết)

II. Tìm hiểu nguyên nhân:
- Bộ xây dựng ban hành cách tính chi phí Tổng mức tại Nghị định 112 và thông tư 04.
- Bộ Tài chính ban hành chi phí Kiểm toán tại Thông tu 19.
Mỗi Bộ đều không có gì sai về cách tính nếu tách riêng ra. Nhưng khi chúng ta thực hiện thì phải gộp chung lại thì thành ra PHI TOÁN HỌC (con gà và quả trứng cái nào có trước?)

III. Biện pháp khắc phục:
1. Phân tích:
- Tính tổng mức của Bộ Xây dựng là phục vụ giai đoạn lập dự án (duyệt sẽ được ghi trong QĐ đầu tư). Trong đó mọi chi phí được tính có 1 nguyên lý quan trọng: tại thời điểm hiện tại dự tính số tiền sẽ phải chi ra trong tương lai để hoàn thành mục tiêu dự án. Trong đó có việc dự tính chi phí thực tế Kiểm toán sẽ phải chi trả (chi phí thực này do Bộ TC ban hành tại TT 19).
==> Câu hỏi:  Mà dự tính thì có thể đúng, có thể sai chứ không ai dám chắc 100% là chính xác. Nhưng chúng ta phải tính làm sao để việc dự tính sẽ càng gần sát thực tế sẽ phải chi ra. Muốn vậy, chúng ta phải biết đơn vị kiểm toán họ sẽ nhận giá trị hợp đồng thực tế như thế nào?
        Đáp án:
Họ gần như tính theo cách tính % của Bộ Tài chính hướng dẫn như trên đã đề cập. (có cách khác là lập dự toán theo hướng dẫn thông tư 04 BXD - trường hợp này ta không nói tới)
          Kiểm toán  = Tổng mức duyệt trong QĐ đầu tư x hệ số tra tương ứng TT19 Bộ TC x 1,1 vat

2. Kết luận:
- Vậy ta làm cách nào đó sao cho giá trị kiểm toán tính trong tổng mức trong quyết định đầu tư càng gần sát với giias trị kiểm toán mà đơn vị kiểm toán nhận thực tế là được.

==> Chỉ có cách duy nhất là tính gần đúng bằng phương pháp "làm mò":
  + Bước 1: Giả định một giá trị kiểm toán bất kỳ. Sẽ tìm ra được giá trị "Tổng mức 1".
Từ "Tổng mức 1" tính được giá trị "kiểm toán 2" (hiểu đó là giá trị thực tế mà đơn vị kiểm toán sẽ nhận).
  + Bước 2: Có giá trị "kiểm toán 2" ta lại tính được "Tổng mức 2".
Từ "Tổng mức 2" tính được giá trị "kiểm toán 3" (hiểu đó là giá trị thực tế mà đơn vị kiểm toán sẽ nhận).
....
Cứ lặp như vậy một lúc nào đó: Giá trị "kiểm toán n" gần sát giá trị "kiểm toán n+1" là xong.

Các bạn thân mến! Mình đã trình bày xong về NGUYÊN LÝ BẢN CHẤT CỦA TÍNH CHI PHÍ KIỂM TOÁN.
Nhưng đọc lý thuyết vậy các bạn hoa mắt rồi... Mình sẽ cùng các bạn làm rõ phân tích trên thông qua 1 ví dụ cụ thể ở bài viết tiếp theo nhé..

Đánh giá

Mong bạn tiếp tục chia sẻ. Thanks!: 5.0
Mong bạn tiếp tục chia sẻ. Thanks!: 5
  Đăng lúc 28/5/2013 22:28

Số người tham gia 3Uy Tín: +3 Thưởng +3 Thanked +3 Thu lại Lý do
roletti + 1 Chuyên nghiệp. Cảm ơn!
PhanTanTai + 1 Mong chờ bài tiếp theo. Thanks!
mom4587 + 3 + 3 + 1

Xem tất cả

www.xaydung360.vn XÂY TÂM, DỰNG TẦM CHUYÊN NGHIỆP

 Tác giả| tranlethuy Đăng lúc 9/4/2011 08:59 | Xem tất
Ngoclân gửi lúc 9/4/2011 08:46
Phương pháp thì vẫn như cũ mình sửa lại là: TMĐT = CP1+CP2+CP3+A+DPP -> hệ số B. Lấy  ...


Em hiểu ý bác thế này không biết đúng k:
* Bước 1:
Tổng mức1 = CP1 + CP2 + CP3 + Giá trị kiểm toán 1 + Dự phòng ==> tra ra hệ số kiểm toán B1
Nhưng "Giá trị kiểm toán1" ở bước 1 này lấy đâu ra?
* Bước 2:
Hệ số kiểm toán B1 x Tổng mức 1 = Giá trị kiểm toán 2
* Bước 3:
Tổng mức2 = CP1 + CP2 + CP3 + Giá trị kiểm toán 2 + Dự phòng ==> tra ra hệ số kiểm toán B2
* Bước 4:
Hệ số kiểm toán B2 x Tổng mức 2 = Giá trị kiểm toán 3
* Bước.. và cứ tiếp tục như vậy cho đến khi Giá trị kiểm toán bước sau cùng gần bằng Giá trị kiểm toán (bước 1).

Vậy:
- Khi nào mà giá trị kiểm toán ở các bước 2, 3....  gần bằng Giá trị kiểm toán bước1 được?
- Nếu mục đích để tính Giá trị kiểm toán của các bước sau sao cho gần bằng Giá trị kiểm toán ở bước 1 thì vô tình nghiễm nhiên chấp nhận giá trị kiểm toán bước 1 rồi thì cần gì tính nữa.
- Mấu chốt phương pháp trên: "Giá trị kiểm toán1" ở bước 1 lấy đâu ra?


Đánh giá

Mong bạn tiếp tục chia sẻ. Thanks!: 5.0
Mong bạn tiếp tục chia sẻ. Thanks!: 5
  Đăng lúc 28/5/2013 22:25

www.xaydung360.vn XÂY TÂM, DỰNG TẦM CHUYÊN NGHIỆP

 Tác giả| tranlethuy Đăng lúc 9/4/2011 08:41 | Xem tất
Ngoclân gửi lúc 9/4/2011 08:30
Cái này không phải là sai mà là phương pháp lặp, thử thì phải. TMĐT = tổng CP +CP ki ...


Theo em không phải vậy đâu. Nếu trong toán học phương pháp của bác là gần đúng để tìm ẩn số. Nhưng nó không phải là trường hợp để áp dụng tính chi phí kiểm toán. Để cụ thể hơn em ví dụ từng bước cách tính chi phí kiểm toán hiện nay như sau:

Giả sử có 1 dự án, để tính tổng mức đầu tư họ cần phải có kết quả như sau:
Tổng mức= 1. Chi phí Xd + 2. Chi phí thiết bị + 3.......Các loại chi phí + 4. Chi phí kiểm toán + 5. Chi phí dự phòng      (1)

Các chi phí 1,2,3 thì đã tính được rồi.
Riêng Chi phí kiểm toán muốn tính được thì phải có Tổng mức đầu tư để tra ra hệ số (như tra chi phí tư vấn vậy).
Mà muốn có Tổng mức đầu tư thì phải có kết quả của Chi phí Kiểm toán như công thức (1) nêu trên. => Vòng lặp luẩn quẩn: "có cái này mới tìm được cái kia, nhưng phải có cái kia rồi mới tìm được cái này" ==> Pótay.com

Vấn đề là ở chỗ đó! Lâu nay người ta tính như thế nào mà ra kết quả được tài nhỉ?

Đánh giá

Mong bạn tiếp tục chia sẻ. Thanks!: 5.0
Mong bạn tiếp tục chia sẻ. Thanks!: 5
  Đăng lúc 28/5/2013 22:23

Số người tham gia 1Thanked +1 Thu lại Lý do
PhanTanTai + 1

Xem tất cả

www.xaydung360.vn XÂY TÂM, DỰNG TẦM CHUYÊN NGHIỆP

Ngoclân Đăng lúc 9/4/2011 09:17 | Xem tất
Ban đầu bạn cứ cho CPKT=0 được TMĐT -> hs kiểm toán A ->CPKT B lại thế vào CPKT B vào công thức ban đầu là sẽ ra. Vì TMĐT càng lớn thì hs kiểm toán càng nhỏ và ngược lại như thế sẽ gần bằng thôi

Số người tham gia 1Thanked +1 Thu lại Lý do
hienngan + 1 Đồng tình. Cảm ơn!

Xem tất cả

www.xaydung360.vn XÂY TÂM, DỰNG TẦM CHUYÊN NGHIỆP

tranhungdao12a3 Đăng lúc 28/7/2012 09:31 | Xem tất
dangocbich gửi lúc 28/7/2012 00:46
Hic. Em đồng quan điểm với bác bitexco: "bước lập dự án đầu tư không cần cầu kỳ nh ...

Bạn nói giai đoạn dự án đầu tư thì không cần quá cầu kỳ, mình thì không phản đối! Tuy nhiên nếu ước lượng được tổng mức đầu tư càng sát thì càng tốt chứ sao!
Bạn nói rằng phần chi phí kiểm toán đó cứ tạm tính sau đó phê duyệt tổng mức rồi tính lại. Rõ ràng bạn đã cố định chi phí này thì tổng mức nó cũng điều chỉnh tương ứng với giá trị cố định này của bạn. Thế thì bạn đảm bảo thế nào được cái tổng mức đó là đúng để tính ngược lại chứ!
Rõ ràng cả hai cách đều không thể minh bạch được. Theo ý kiến cá nhân mình thì chỉ có lập dự toán riêng biệt để tính cho phần chi phí này chứ không nên lấy % theo định mức mà phải tính lặp thì mới là giải pháp không gây tranh cãi.
Đồng ý với bạn là chi phí dự phòng rất quan trọng. Tuy nhiên bạn thử xem xem ở Việt Nam ta có mấy công trình mà họ dự phòng sát thực tế không? toàn trật lất ah!
Quản lý dự án kém, tiến độ trật lất ah! Toàn bị trượt tiến độ. Quản lý rủi ro kém, quản lý tiền tệ kém, chính sách tiền tệ không kiểm soát được các nhân tố lạm phát, ổn định đồng bản tệ,... thì sao có thể dự phòng chuẩn xác được.
Đôi điều tham gia góp vui chương trình!

www.xaydung360.vn XÂY TÂM, DỰNG TẦM CHUYÊN NGHIỆP

thanh.bm Đăng lúc 10/6/2012 23:15 | Xem tất
fubi gửi lúc 9/6/2012 18:21
Như vậy ở bài viết số 9# ở trên mình đã trình bày xong về NGUYÊN LÝ - BẢN CHẤT v ...

Bài toàn chẳng có gì khó khi ta sử dụng chức năng vòng lặp của Excel, dưới đây mình trình bày trên Excel 2007 (Riêng 2003 anh em tự tìm chức năng lặp nhé)

Bài giải như sau: (Theo VD trên)
KiemToan2.jpg
- Tính toán theo công thức & theo đúng trình tự như trên, tuy nhiên trong Excel cần cho chạy chức năng lặp: ( Lưu ý: phần "Enable iterative calculation", các phần khác không quan tâm)


HELP2.jpg

                               
Đăng nhập/Đăng ký mở rộng


Calculation Options: Các tùy chọn về việc tính toán
  • Workbook Calculation: Tính toán trong bảng tính
    • Automatic: Excel sẽ tự động tính toán lại các công thức khi có sự thay đổi trong bảng tính
    • Automatic except for data tables: Excel sẽ tự động tính toán lại các công thức khi có sự thay đổi trong bảng tính, nhưng không tính toán các công thức nằm các bảng số liệu
    • Manual: Excel sẽ không tự tính toán lại các công thức khi có sự thay đổi trong bảng tính, mà phải nhấn F9 để ra lệnh tính toán khi cần

  • Recalculate workbook before saving: Nếu được chọn, Excel sẽ tính toán lại tất cả các công thức trước khi lưu bảng tính
  • Enable iterative calculation: Cho phép tính toán lặp lại, hay còn gọi là tính toán tham chiếu vòng (thường tính năng này dùng trong những dự báo, ước lượng)
    • Maximum Iterations: Số lần tính toán lặp tối đa (số càng lớn thì lần lặp càng lớn) - Cho lặp 1000 lần
    • Maximum Change: Độ chính xác của các lần tính toán lặp (số càng nhỏ thì kết quả càng chính xác), tùy theo sở thích, giá trị càng nhỏ thì độ chính xác càng cao (Mình cho là 0.0001).


Working with formulas
: Khi làm việc với các công thức
  • R1C1 reference style: Đổi từ kiểu tham chiếu địa chỉ dạng A1 sang R1C1, nghĩa là các tiêu đề cột của các Sheet sẽ được đánh số thứ tự như các tiêu đề dòng chứ không đánh thứ tự bằng các chữ cái.
  • Formula AutoComplete: Tự động hoàn chỉnh các công thức
  • Use table names in formulas: Cho phép sử dụng tên đã đặt cho các vùng dữ liệu (hoặc tên đã đặt cho các bảng) trong công thức
  • Use GetPivotData functions for PivotTable references: Cho phép sử dụng các hàm GetPivotData cho các mảng tham chiếu PivotTable

Error Checking
: Kiểm tra lỗi
  • Enable background error checking: Bật/ tắt tính năng kiểm tra lỗi hoạt động âm thầm khi mở chương trình Excel
  • Indicate errors using this color: Quy định màu, để khi phát hiện lỗi trong ô, Excel sẽ đánh dấu ô đó bằng một hình tam giác nhỏ ở góc trên trái của ô với màu được chọn
  • Reset Ignored Errors: Khi nhấp vào nút này, tất cả các lệnh Ignored Errors mà bạn đã áp dụng cho các ô có lỗi sẽ bị hủy bỏ, và tất cả các ô bị lỗi sẽ được đánh dấu lại

Error checking rules
: Các quy tắc để kiểm tra lỗi (bật/tắt)
  • Cell containing formulas that result in an error: Báo lỗi khi có lỗi trong các ô có chứa công thức
  • Inconsistent calculated column formulas in tables: Báo lỗi khi các công thức tính toán cột không nhất quán trong các bảng
  • Cells containing years represented as 2 digits: Báo lỗi khi gõ ngày tháng năm mà số chỉ năm chỉ có 2 con số
  • Numbers formatted as text or preceded by an apos trophe: Báo lỗi khi trong ô chứa số mà lại được theo dạng text, hoặc ô chứa số mà có dấu nháy đơn (') ở trước
  • Formulas inconsister with other formulas in the region: Báo lỗi khi các công thức không nhất quán trong cùng một vùng dữ liệu (thường là một vùng đã được đặt tên)
  • Formulas which omit cells in a region: Báo lỗi khi công thức tham chiếu không trọn vẹn tới một vùng dữ liệu (thường là một vùng đã được đặt tên)
  • Unlocked cells containing formulas: Báo lỗi khi có công thức nằm trong những ô được đặt thuộc tính Unlocked trong khi bảng tính đã được khóa (protect)
  • Formulas referring to empty cells: Báo lỗi khi công thức tham chiếu đến những ô rỗng
  • Data entered in a table is invalid: Báo lỗi khi dữ liệu nhập vào bảng không hợp lệ


Qua 1000 lần lặp, excel tự tính toán cho giá trị gần đúng nhất theo (Maximum Change = 0.0001) cuối cùng cho 1 Kết quả gần đúng nhất.


File tính toán: KiemToan.xls (22.5 KB, Lượt tải về: 6645)

Đánh giá

Mong bạn tiếp tục chia sẻ. Thanks!: 5.0 Rất hữu ích! Thanks!: 0.0
Rất hữu ích! Thanks!: 0
  Đăng lúc 20/8/2013 15:50
Mong bạn tiếp tục chia sẻ. Thanks!: 5
  Đăng lúc 28/5/2013 22:30
hay quá  Đăng lúc 17/2/2013 11:29
Good!  Đăng lúc 12/10/2012 13:52
Cảm ơn bạn nhiều lắm! Bài viết này rất tuyệt đấy ^^  Đăng lúc 29/9/2012 14:13

Số người tham gia 8Uy Tín: +17 Thưởng +18 Thanked +10 Thu lại Lý do
tuthiyennhi + 2 Vô tình tìm được bí kíp, Cảm ơ.
thuhien118 + 2 thank you
ductuanductuan + 1 + 1 Bài hay quá. Thanks!
mom4587 + 3 + 3 + 1
hacgiay1990 + 1 Viết rất hay. Thanks!

Xem tất cả

www.xaydung360.vn XÂY TÂM, DỰNG TẦM CHUYÊN NGHIỆP

fubi Đăng lúc 9/6/2012 18:21 | Xem tất

VÍ DỤ LÀM RÕ VỀ PHƯƠNG PHÁP TÍNH GẦN ĐÚNG CHI PHÍ KIỂM TOÁN TRONG TỔNG MỨC

fubi gửi lúc 9/6/2012 17:35
I.  Về khái quát:
* Giá trị tổng mức tính trong dự án đầu tư (giai đoạn lập dự án ...


Như vậy ở bài viết số 9# ở trên mình đã trình bày xong về NGUYÊN LÝ - BẢN CHẤT về việc tính chi phí Kiểm toán trong Tổng mức đầu tư. Để làm rõ chúng ta xem qua ví dụ đơn giản:

* Đề bài Ví dụ:
Có dự án (nhỏ như "lỗ mũi")  với các thông số đầu vào như sau:
1.      Chi phí xây dựng  (XD):   1,1 tỷ đồng
2.      Chi phí thiết bị     (TB):   800 triệu đồng
3.      Chi phí tư vấn     (TV):   100 triệu đồng
4.      Chi phí Khác: (ở ví dụ này cho dễ hiểu nên chỉ có chi phí Kiểm toán)
                   - Kiểm toán: chúng ta đang cần tìm = Tổng mức (6) x hệ số x 1,1vat
5.      Chi phí dự phòng: (tạm tính)
                       10% x  (XD + TB + TV + KHÁC)  
6.      TỔNG MỨC ĐẦU TƯ:
                       (XD + TB  + TV + KHÁC + DỰ PHÒNG)

Hỏi tính chi phí kiểm toán ví dụ trên như thế nào cho đúng?

* Giải đáp:
1. Bước 1:

Bước 1: Tính giá trị kiểm toán

Bước 1: Tính giá trị kiểm toán


2. Bước 2: Xem hình sẽ rõ

Bước 2: Tính giá trị kiểm toán

Bước 2: Tính giá trị kiểm toán


3. Bước 3: xem hình sẽ rõ

Bước 3: Tính giá trị kiểm toán

Bước 3: Tính giá trị kiểm toán


4. Bước 4: xem hình sẽ rõ

Bước 4: Tính giá trị kiểm toán

Bước 4: Tính giá trị kiểm toán


5. Bước 5: tiếp tục vòng lặp

Bước 5: Tính giá trị kiểm toán

Bước 5: Tính giá trị kiểm toán


* Đến đây thấy giá trị kiểm toán thực tế = 15.731.652 đồng gần sát với giá trị kiểm toán tính toán = 15.731.651 đồng nên ta dừng/.

* Câu hỏi đặt ra:
- Như vậy nếu làm bằng tay thì quá nhiêu khê (5 bước nhập "khùng khí" - có trường hợp nhập cả bảy tám chục lần thì có mà "đi củi". Vậy có cách nào dùng excel  để chỉ cần 1 lần là ra kết quả không?
Phải tìm cách "LÀM VIỆC THÔNG MINH HƠN - KHÔNG LÀM CHĂM CHỈ HƠN" chính là ở điểm này đây.

* Có đấy! Xem tiếp bài sau sẽ rõ...



Đánh giá

Tuyệt vời! Cảm ơn!: 5.0 Hữu ích lắm! Thanks!: 5.0
Mong bạn tiếp tục chia sẻ. Thanks!: 5.0 Chia sẻ hay! Thanks bạn nhé!: 5.0
Chia sẻ hay! Thanks bạn nhé!: 5
  Đăng lúc 2/3/2016 14:04
Mong bạn tiếp tục chia sẻ. Thanks!: 5
  Đăng lúc 28/5/2013 22:29
Tại ô G8 = Sum(G3:G6) mà a.Bình nhầm G8 = Sum(G3:G7). còn về cách tính thì hay quá  Đăng lúc 17/2/2013 19:15
hay quá a fubi ơi  Đăng lúc 17/2/2013 11:30
Tuyệt vời! Cảm ơn!: 5 Hữu ích lắm! Thanks!: 5
  Đăng lúc 3/1/2013 10:39

Số người tham gia 6Uy Tín: +12 Thưởng +13 Thanked +7 Thu lại Lý do
gacontb + 2 Thật thú vị! Thanks!
emc2 + 3 + 3 + 1 Bài hay quá. Cảm ơn!
ductuanductuan + 1 + 1 Viết rất hay. Thanks!
PINPO + 3 + 3 + 1 Rất chuyên nghiệp. Cảm ơn!
mom4587 + 3

Xem tất cả

www.xaydung360.vn XÂY TÂM, DỰNG TẦM CHUYÊN NGHIỆP

Ngoclân Đăng lúc 9/4/2011 08:30 | Xem tất
Cái này không phải là sai mà là phương pháp lặp, thử thì phải. TMĐT = tổng CP +CP kiểm toán vào CP kiểm toán = TMĐT x hệ số kiểm toán. Ta đặt là: A=tổng CP +B, C= D x hệ số. Ta thử và lặp lại sao cho A gần=C, B gần = D, không biết mình trình bày có đúng không. Mọi người góp ý

Số người tham gia 2Uy Tín: +1 Thưởng +1 Thanked +2 Thu lại Lý do
PhanTanTai + 1
tranlethuy + 1 + 1 + 1

Xem tất cả

www.xaydung360.vn XÂY TÂM, DỰNG TẦM CHUYÊN NGHIỆP

Ngoclân Đăng lúc 9/4/2011 08:46 | Xem tất
Phương pháp thì vẫn như cũ mình sửa lại là: TMĐT = CP1+CP2+CP3+A+DPP -> hệ số B. Lấy B x TMĐT = A'. Tính lặp đến khi A=A'.

Số người tham gia 1Thanked +1 Thu lại Lý do
PhanTanTai + 1

Xem tất cả

www.xaydung360.vn XÂY TÂM, DỰNG TẦM CHUYÊN NGHIỆP

tiennau Đăng lúc 7/6/2012 07:36 | Xem tất
- Về lý thuyết và về toán học, cách tính do nhà nuớc ban hành theo thông tư 19/2011/TT-BTC là không ổn ở bước lập hồ sơ dự toán (tính gần đúng không gọi là tính, nếu không gọi là tạm tính).
- Theo tôi nghĩ mấy ông ở BTC làm việc ở bước phê duyệt  quyết toán công trình nên chỉ nghĩ đến Tính tiền bỏ túi nên nêu Tổng mức Đầu tư x hệ số cho nó nhiều tiền ( các công ty kiêm toán đầu là sân vườn nhà của các bác cả).
- Ủng hộ tranlethuy

Số người tham gia 1Thanked +1 Thu lại Lý do
kills74 + 1 Bài hay. Cảm ơn!

Xem tất cả

www.xaydung360.vn XÂY TÂM, DỰNG TẦM CHUYÊN NGHIỆP

huynhbmt85 Đăng lúc 7/6/2012 11:48 | Xem tất
Mình là dân Kiểm toán XDCB xin trả lời các bạn như sau: Về việc tính chi phí kiểm toán trong trong tổng mức đầu tư thì tính như sau:
Chi phí dự án:
1. CP xây dựng
2.Chi Phí Thiết bị
3.CP TVĐT XD
4.Chi phí khác
5.Dự phòng phí.

Vậy khoản cp kiểm toán nằm đâu? ===> CPKT nằm trong chi phí khác.

Sau khi ta đã có các chi phí từ 1 đến 4. (chi phí 4 chưa có chi phí kiểm toán ) tiến hành tính chi phí kiểm toán = cách:  tổng (giá trị từ 1đến 4) X định mức theo văn bản quy định (hiện tại TT 19) = cpKT bước 1

có được CPKT bước 1 tiếp tục thả vào bảng tính TMĐT ta xác định được Chi phí số 5--->TMĐT tạm tính, từ đây ta lại tính CPKT từ TMĐT này..............cứ lặp như thế cho đến khi chênh lệch là nhỏ nhất thì ngưng lại.====>ta có CPKT cuối cùng và TMĐT cuối cùng.

Còn Khi xác định chi phí kiểm toán để mời thầu: thì sẽ tính trên (TMĐT - CPKT)*Định mức quy định


Kết luận: Chỉ có chúng ta hiểu sai chứ BXD, BTC không sai đâu các bạn.

Đánh giá

Mong bạn tiếp tục chia sẻ. Thanks!: 5.0
Mong bạn tiếp tục chia sẻ. Thanks!: 5
  Đăng lúc 28/5/2013 22:26

Số người tham gia 2Uy Tín: +3 Thưởng +3 Thanked +2 Thu lại Lý do
emc2 + 3 + 3 + 1 Rất kinh nghiệm. Cảm ơn!
dangocbich + 1 Đồng tình. Thanks!

Xem tất cả

www.xaydung360.vn XÂY TÂM, DỰNG TẦM CHUYÊN NGHIỆP

primarypham Đăng lúc 12/6/2012 14:18 | Xem tất
Như các anh em đã biết, hiện nay có 3 khoản mục chi phí tính theo Tổng mức đầu tư là: Phí thẩm định dự án đầu tư xây dựng, chi phí kiểm toán, chi phí thẩm tra phê duyệt báo cáo quyết toán. Theo NĐ 112 thì các chi phí trên sẽ nằm trong chi phí khác thuộc tổng mức đầu tư. Theo TT19/2011 hay 176/2011 thì phải có Tổng mức đầu tư mới tính được các khoản này. Nhìn vào thì ai cũng đoán ra là đó là một phép tính vòng. Nhưng vẫn có cách tìm được G như sau:
- gọi G là Tổng mức đầu tư
- Gọi X là khoản mục chi phí cần tìm
- Gọi A là Tổng các khoản mục chi phí đã tính
- Gọi K là hệ số của khoản mục chi phí X theo Tổng mức đầu tư (G)
Ta có :
G= A+X= A+K.G
K là hệ số nội suy theo G,  K sẽ có dạng K= c+h.G, trong đó c và h là hệ số tính theo Ga,Gb,Ka,Kb (giá trị các cận tra theo G)
=> G=A+(c+h.G).G => h.G^2+(c-1).G+A = 0. Giải phương trình trên sẽ tìm được G.
* Cách giải phương trình trên
- Bước 1: vì chưa biết G nên không thể tra ra Ga,Gb,Ka,Kb. Ta sử dụng A để tra ra Ga,Gb,Ka,Kb( A có thể ở cùng một khoảng(Ga,Gb) với G hoặc không), sau đó tính ra c,h và giải được phương tình tìm ra G.
- Bước 2: So sánh giá trị G vừa tìm được với A:
+ Nếu chúng cùng thuộc một khoảng (Ga,Gb) thì bài toán kết thúc, G chính là Tổng mức đầu tư cần tìm, từ đó ta tìm được K, X;
+ Nếu G không cùng thuộc khoảng (Ga,Gb) thì tra lại các giá trị Ga,Gb,Ka,Kb tương ứng với G đã có, tính lại c,h, giải lại phương trình tìm ra G mới. G mới này chính là TMĐT cần tìm, từ đó tìm ra K, X.
Tôi đang hoàn thiện file excel để tính toán các chi phí trên.


primarypham trong 12/6/2012 22:13 đã trả lời thêm:
1. Rất cảm ơn vì bạn đã đọc bài của Tôi. Tôi là thành viên mới, Tôi thấy các bạn đang thảo luận về vấn đề này nên Tôi cũng muốn vào thảo luận cùng các bạn để được cùng các bạn trao đổi. Bài viết của Tôi quả thật là không có nhiều điểm mới. Nó có thể cũng giống với với các cách mà các bạn đã làm (nếu các bạn coi là vậy), song một bài toán có thể có nhiều cách giải, không phải vỉ mình tìm được một cách giải rồi mà mình dừng lại không đi tìm một cách mới.
2. To Fubi:
"Không cần tìm cách đâu bạn. Bài của bạn Taynguyen2010 đã hướng dẫn rất rõ và Pro về cách dùng lặp trên excel rồi"
Tôi đã tải file của Taynguyen2010 và đã xem. Việc dùng excel để giải như Taynguyen2010 không thể  đúng với tất cả trường hợp. Cụ thể, trong cách làm của Taynguyen2010 đã mặc nhiên chọn cố định tỷ lệ chi phí kiểm toán là 0,64% để thực hiện vòng lặp(trong file excel thể hiện điều này). Nếu tỷ lệ chi phí kiểm toán là cố định theo TMĐT thì việc giải bài toán này thực chất là giải một phương trình bậc nhất, không có gì khó, dùng vòng lặp cũng được mà giải tay cũng xong. Nhưng khi TMĐT thuộc khoảng (5,10.000) tỷ thì tỷ lệ chi phí kiểm toán và TMĐT có quan hệ với nhau như một hàm số bậc nhất(theo cách tính hiện hành), trường hợp này chưa thấy được giải quyết trong bài toán của Taynguyen2010. Nếu được đề nghị bạn có thể giới thiệu cách tính của bạn trong trường hợp này(có thể lấy ví dụ với Tổng chi phí xây dựng+TB+TV+K = 30 tỷ)
3. Các cách thử đúng dần: Cái này Tôi cũng làm rồi, nói chung là sẽ phải mất thời gian. Lưu ý là trong TMĐT có những 3 khoản mục phải tính theo TMĐT như chi phí kiểm toán đã nói, phép tính thử sẽ còn mất thời gian và không có khả năng lập thành một file chuẩn áp dụng cho mọi trường hợp(chỉ cần đưa Tổng các giá trị các khoản chi phí đã tính vào là ra được kết quả)
4. Về cách của Tôi: Tôi không thực hiện phép thử mà ý định của Tôi là chuyển các phép thử đúng dần vào việc giải bài toán với "các điều kiện biên"(với các điều kiện biên bài toán không còn là vô nghĩa). Phép thử không biết trước khi nào dừng lại nhưng kết quả sẽ có sau 2 lần giải phương trình bậc 2(thông thường chỉ cần 1 lần).
5. Cảm ơn các bạn đã đọc bài của Tôi chúc các bạn thành công.

Đánh giá

Mong bạn tiếp tục chia sẻ. Thanks!: 5.0
Mong bạn tiếp tục chia sẻ. Thanks!: 5
  Đăng lúc 28/5/2013 22:31
1. Bạn đọc bài 9# và bài 10# là đã nêu rõ phương pháp bạn nêu rồi đó. 2. Còn dùng excel thì bạn taynguyen2010 đã nêu rõ ở bài 11# và bài 13#.  Đăng lúc 13/6/2012 10:02
Hiểu ý bạn. Nhưng chức năng Vòng lặp của Excel giải quyết 1 cách triệt để. Bạn xem trả lời nhé.  Đăng lúc 12/6/2012 23:08
Bài viết của bạn chẳng qua là lặp lại nội dung đã thảo luận trình bày ở các bài trên - không có điểm gì mới cả. Thanks!  Đăng lúc 12/6/2012 14:50
Không cần tìm cách đâu bạn. Bài của bạn Taynguyen2010 đã hướng dẫn rất rõ và Pro về cách dùng lặp trên excel rồi.  Đăng lúc 12/6/2012 14:49

Số người tham gia 1Thanked +2 Thu lại Lý do
huynhmai1005 + 2 Kinh nghiệm. Cảm ơn!

Xem tất cả

www.xaydung360.vn XÂY TÂM, DỰNG TẦM CHUYÊN NGHIỆP

thanh.bm Đăng lúc 12/6/2012 23:05 | Xem tất
primarypham gửi lúc 12/6/2012 14:18
Như các anh em đã biết, hiện nay có 3 khoản mục chi phí tính theo Tổng mức đầu tư l ...

Đồng ý với bạn: Một bài toán có nhiều cách giải. Nhưng thời nay là không phải cứ làm việc chăm chỉ là tốt mà "Làm việc thông minh"
Tóm tắt ý của bạn:
1. Từ tổng mức đầu tư => Nội suy ra tỷ lệ (VD tỷ lệ phí Kiểm toán) => Chi phí Kiểm toán.mà Tổng mức đầu tư = Chi phí khác + Chi phí kiểm toán. Bạn kết luận: Không giải quyết được một cách triệt để bằng Vòng lặp Excel.
Trích:
2. To Fubi: "Không cần tìm cách đâu bạn. Bài của bạn Taynguyen2010 đã hướng dẫn rất rõ và Pro về cách dùng lặp trên excel rồi"
Tôi đã tải file của Taynguyen2010 và đã xem. Việc dùng excel để giải như Taynguyen2010 không thể  đúng với tất cả trường hợp. Cụ thể, trong cách làm của Taynguyen2010 đã mặc nhiên chọn cố định tỷ lệ chi phí kiểm toán là 0,64% để thực hiện vòng lặp(trong file excel thể hiện điều này). Nếu tỷ lệ chi phí kiểm toán là cố định theo TMĐT thì việc giải bài toán này thực chất là giải một phương trình bậc nhất, không có gì khó, dùng vòng lặp cũng được mà giải tay cũng xong. Nhưng khi TMĐT thuộc khoảng (5,10.000) tỷ thì tỷ lệ chi phí kiểm toán và TMĐT có quan hệ với nhau như một hàm số bậc nhất(theo cách tính hiện hành), trường hợp này chưa thấy được giải quyết trong bài toán của Taynguyen2010. Nếu được đề nghị bạn có thể giới thiệu cách tính của bạn trong trường hợp này(có thể lấy ví dụ với Tổng chi phí xây dựng+TB+TV+K = 30 tỷ)
Để bạn thấy sự lợi hại của chức năng Vòng lặp excel.
Gửi bạn tham khảo File Excel QD 957 mà tôi đã làm.
Bạn xem xét kỹ: Tôi tính toán hoàn toàn trên vòng lặp Excel. Và đáp ứng 1 cách hiệu quả nhất, nhanh nhất.

Xem chi tiết trong File: Phần Chi phí Kiểm toán hoặc thẩm tra Quyết toán.:   QD 957 Chi Phi QLDA.xls (1.69 MB, Lượt tải về: 7606)

Đánh giá

Mong bạn tiếp tục chia sẻ. Thanks!: 5.0 Rất hữu ích! Thanks!: 0.0
File của bác em mở lên báo lỗi #NAME các ô G32, G37, G38, G46, G47 là sao nhỉ? P/s: em đã "Enable iterative calculation" và "Enable all macros" rồi.  Đăng lúc 16/9/2013 10:52
Rất hữu ích! Thanks!: 0
  Đăng lúc 20/8/2013 15:56
Mong bạn tiếp tục chia sẻ. Thanks!: 5
  Đăng lúc 28/5/2013 22:32

Số người tham gia 2Uy Tín: +2 Thanked +2 Thu lại Lý do
123LD + 2 Chuyên nghiệp. Cảm ơn!
tuanpec + 2 Viết rất hay. Thanks!

Xem tất cả

www.xaydung360.vn XÂY TÂM, DỰNG TẦM CHUYÊN NGHIỆP

fubi Đăng lúc 13/6/2012 10:13 | Xem tất
primarypham gửi lúc 12/6/2012 14:18
Như các anh em đã biết, hiện nay có 3 khoản mục chi phí tính theo Tổng mức đầu tư l ...


Cảm ơn bạn rất nhiều!
- Mình rất ủng hộ bạn về cách đặt vấn đề tìm ra phương pháp mới để giải 1 bài toán. Bởi đúng như bạn nói: cách giải thì có thể có nhiều cách khác nhau.
Tuy nhiên, đối với bài toán bạn đề cập ( thật ra là bạn chỉ nhắc lại bài 9# và bài 10# là đã nêu rõ phương pháp bạn nêu rồi đó), cá nhân mình cho rằng:
- Bài toán là vòng lặp vô hạn ==> vô nghĩa. Không thể giải phương trình toán học thông thường như bạn nêu được. Chỉ có 1 cách duy nhất là tìm gần đúng bằng phương pháp làm mò. Lặp đi lặp lại để tìm kết quả tính toán sao cho sát với giá trị thực nhận hợp đồng là được.
Và cách ấy nếu giải bằng tay thì đã được giải quyết rất rõ ở bài 10# rồi.
Còn nếu dúng excel thì thì bạn taynguyen2010 đã nêu rõ ở bài 11# và bài 13#.  

Mình không biết giải phương trình của bạn như thế nào mà ra đáp số khi bài toán phương trình của bạn nêu: ẩn số cần tìm lại bằng chính nó +-*/ với 1 biểu thức nào đó.
Có thể ví von trường hợp bài toán này là: muốn tìm trụ sở UBND thành phố Đà Nẵng thì bạn đến nơi cách Trụ sở UBND Thành phố Đà Nẵng khoảng 500m về hướng Đông, rồi đi về hướng Tây 500m quẹo trái vài bước là đến.
Vậy với thông tin đó đó ai tìm được Trụ sở UBND TP Đà Nẵng???

Đánh giá

Mong bạn tiếp tục chia sẻ. Thanks!: 5.0
Mong bạn tiếp tục chia sẻ. Thanks!: 5
  Đăng lúc 28/5/2013 22:36

www.xaydung360.vn XÂY TÂM, DỰNG TẦM CHUYÊN NGHIỆP

dangocbich Đăng lúc 28/7/2012 00:46 | Xem tất
Hic. Em đồng quan điểm với bác bitexco: "bước lập dự án đầu tư không cần cầu kỳ như vậy.
Về bạn chất sự việc, như bác fubi nói tính gần đúng, càng sát là tốt. Vì thế mới dùng phép lặp.
thực ra không phải em không nghiên cứu về phương pháp này. Em ngại dở lại bảng tính mà trước em phân tích đấy thôi.
Em xin chỉ ra điểm chưa hợp lý: các bạn để ý trên bảng tính của của 3 bước của bác fubi; đều dùng hệ số tra cố định là 0,64 là chưa hợp lý. Các giá trị: giá trị kiểm toán thay đổi -->TMĐT thay đổi. nên hệ số tra 0,64 không thể để cố định được. Phải lập 1 bảng nội suy nữa. Phức tạp và tỉ mỉ đây. (Vì đã tư duy càng sát càng tốt)
Hơn nữa, lại còn thêm anh thẩm tra cũng phải lặp nữa đấy. Ví dụ trên bác fubi lờ tịt anh này đi.
---
Tóm lại: ở giai đoạn lập dự án: không cần thiết vòng lặp làm gì.
Loại Chi phí này ghi rõ tạm tính.
Sau này có tổng mức đầu tư được duyệt rồi. Thì lấy TMĐT được duyệt đem ra mà tính.
Thiếu phần nào "cấu" ở dự phòng ra.
---
Qua ví dụ trên cho thấy, nhiều người quan niệm sai về chi phí dự phòng: chưa tận dụng được vai trò chính yếu của chi phí dự phòng. Nó hoàn toàn không phải như chi phí xây lắp.  
Nhờ có chi phí dự phòng, nên ở bước lập dự án: ta mới dám mạnh dạn "tạm tính" nhiều chi phí không riêng gì chi phí thẩm tra và kiểm toán.
Dùng " vòng lặp" là hơi đi xa theo ngôn ngữ "toán học", đến lạm dụng. Không cần thiết.
Các bạn hãy nhìn vào: chi phí dự phòng kìa. Hữu dụng lắm đó.

- Còn lập dự án: có thể tạm tính. Đến Giá trị xây lắp các gói thầu xây lắp cũng là dự tính, đến giai đoạn kỹ thuật  mới duyệt cơ mà.Mà sai khác ở 2 bước này (không nhỏ đâu; còn lớn hơn rất nhiều chi phí kiểm toán, thẩm tra) đều trông chờ vào bùa hộ mệnh "chi phí dự phòng" đấy các bạn nhé.
Ví dụ thêm: dự án TMĐT 500 tỷ, dự phòng 50 tỷ. Tính được Kiểm toán 430 triệu. Đến lúc chuẩn bị quyết toán, thuê kiểm toán. Lúc này dự phòng còn có 10 tỷ chẳng hạn. Khéo soạn hợp đồng: thì chi phí kiểm toán chỉ còn: (500-10)/500*430 thôi các bạn nhé.
- Thông tư 19 ban hành là để áp dụng, mà thời điểm áp dụng là lúc TMĐT đã duyệt xong đấy nhé.
Cứ thế mà thực hiện thôi. Khéo dự trù chi phí dự phòng.
Vài lời chia sẻ! Em hơi gân cổ cò chút xíu, các bác đại xá.

Đánh giá

Quan trọng là cách bạn thử thế nào cho nhanh và chính xác nhất mà thôi, chứ ko phải là cầu kỳ hay không cầu kỳ, đa số mọi người không biết làm nên mới tạm tính   Đăng lúc 9/8/2012 20:57
Để giải bài toán này không có cách nào khác là tính lặp thử dần cả, bản chất là phải thử dần cho đến khi nào sai số có thể chấp nhận được thì dừng lại.   Đăng lúc 9/8/2012 20:55
Muốn biết A phải tính B. Nhưng muốn tính B phải biết A. ==> KHÔNG LẶP THÌ CHẲNG CÒN CÁCH NÀO KHÁC.  Đăng lúc 28/7/2012 09:24
Nhưng Thong tư 04: muốn tính Tổng mức thì cần phải biết chi phí kiểm toán.  Đăng lúc 28/7/2012 09:23
Khi duyệt tổng mức dự án. Họ đã soi bạn cách tính chi phí kiểm toán. Bắt phải theo đúng TT19. Mà TT19: muốn tra hệ số kiểm toán cần phải biết Tổng mức,  Đăng lúc 28/7/2012 09:23

www.xaydung360.vn XÂY TÂM, DỰNG TẦM CHUYÊN NGHIỆP

fubi Đăng lúc 28/7/2012 09:32 | Xem tất
dangocbich gửi lúc 28/7/2012 00:46
Hic. Em đồng quan điểm với bác bitexco: "bước lập dự án đầu tư không cần cầu kỳ nh ...

1. Điều bạn sai là ở đây:
- Kiểm toán 430 triệu tính như thế nào? Nếu vốn nhà nước: không ai chấp nhận bạn tạm tính đâu (trừ khi tai mờ mắt điếc).
- Nếu dự án vốn nhà nước, khi duyệt tổng mức dự án. Họ đã soi bạn cách tính chi phí kiểm toán. 100% bắt phải theo đúng TT19.
+ Mà TT19: muốn tra hệ số kiểm toán cần phải biết Tổng mức.
+ Đồng thời Thông tư 04: muốn tính Tổng mức thì cần phải biết chi phí kiểm toán.
Tức là:
Muốn biết A phải tính B. Nhưng muốn tính B phải biết A. ==> KHÔNG LẶP THÌ CHẲNG CÒN CÁCH NÀO KHÁC.

Bạn hiểu chưa vậy? Vấn đề đơn giản và rõ ràng rồi mà.

2. Còn ví dụ trên là để mình minh họa cho bài NGUYÊN LÝ BẢN CHẤT TÍNH CHI PHÍ KIỂM TOÁN.
vÍ DỤ là cho dự án nhỏ để đễ hiểu, nên tổng mức sau mỗi vòng lặp nó biến động ít, nên tra hệ số kiểm toán nó vẫn ý như vậy: 0,64%. Nên bạn hiểu nhầm là con số đó mình cố định là sai. Ở bài viết nguyên lý bản chất mình đã mô tả rõ biến số này khi tổng mức thay đổi.

3. Bài toán vòng lặp dù 1 hệ số kiểm toán và có thêm hàng chục hệ số khác cũng vòng lặp như vậy
không thành vấn đề với excel. Kể cả biến số hệ số có thay đổi thì nếu bạn biết về excel thì nó cũng tự tra lại hệ số cho bạn khi tổng mức thay đổi qua mỗi vòng lặp.
==> Làm excel lặp cực kỳ đơn giản, và lặp cho mấy thông số cùng lúc cũng không thành vấn đề bạn nhé.

p/s: Còn ý của bạn:
- Mình rất hiểu. Tuy nhiên nó chỉ hợp với Vốn dự án không thuộc nhà nước. và đó là cách làm nhanh gọn, đơn giản. Còn cách trên, là vì TT19 quy định vậy, vốn nhà nước BUỘC PHẢI THEO. Mình cũng thấy đây là điều nhiêu khê đá nhau giữa Bộ XD và Bộ TC (con gà và quả trứng cái nào có trước).  Tuy nhiên, văn bản pháp luật nên bắt buộc vốn nhà nước phải tính y như vậy chẳng có cách khác, chứ đừng lý luận cá nhân như bạn họ phản bác là KHÔNG TUÂN THEO LUẬT.

- Nhưng trong cách nhanh gọn của bạn, cũng có điều không toàn vẹn:
+ Nếu là vốn dự án nhà nước, Dự phòng là dành cho 2 yếu tố: do KL phát sinh, và do trượt giá. Chứ không phải phân phối dự phòng như kiểu tùy thích như của bạn. Nếu nói như bạn thì các chi phí XD, đền bù cũng tính ánh đại, tạm tính đại. Vì sau này có chi phí dự phòng nó gánh rồi. Hiểu vậy là chưa toàn vẹn về chi phí dự phòng.

Đánh giá

Tuyệt vời! Cảm ơn!: 4.0 Hữu ích lắm! Thanks!: 5.0
Chia sẻ hay! Thanks bạn nhé!: 5.0
Chia sẻ hay! Thanks bạn nhé!: 5
  Đăng lúc 2/3/2016 16:14
Tuyệt vời! Cảm ơn!: 3
Em cũng có ý kiến giống bác, mọi người đang hiểu sai về bản chất của chi phí dự phòng và cách tạm tính các chi phí khác, tạm tính gì   Đăng lúc 9/8/2012 21:02
Tuyệt vời! Cảm ơn!: 5 Hữu ích lắm! Thanks!: 5
Đọc bài thảo luận vấn đề của các anh ở đây em thấy hay thật, hiểu thêm nhiều điều.Hay thật, thanks all.!!!   Đăng lúc 28/7/2012 09:50

Số người tham gia 1Uy Tín: +3 Thưởng +3 Thanked +1 Thu lại Lý do
mom4587 + 3 + 3 + 1

Xem tất cả

www.xaydung360.vn XÂY TÂM, DỰNG TẦM CHUYÊN NGHIỆP

tatylic Đăng lúc 28/7/2012 10:12 | Xem tất
Ý mình thế này:

1. TT 19 của BTC là Quy định về Quyết toán dự án hoàn thành thuộc nguồn vốn nhà nước, trong đó có hướng dẫn tính chi phí thẩm tra, phê duyệt quyết toán, kiểm toán độc lập dự án hoàn thành.. Là để tính các chi phí nảy khi dự án đã hoàn thành => Không phải hướng dẫn lập Tổng mức đầu tư hay lập dự toán khi mà dự án đang hình thành.

2. Việc thẩm định hay thẩm tra bắt phải tính TMĐT theo Thông tư này là bất cập trong công tác thẩm định, thẩm tra dự án. Ở giai đoạn lập tổng mức, người lập có thể vận dụng linh hoạt TT19 để xác định gần đúng giá trị Chi phí thẩm tra, phê duyệt quyết toán và Chi phí kiểm toán độc lập mà thôi! Lưu ý: Tổng mức đầu tư là chi phí dự tính...

3. Việc xác định gần đúng giá trị chi phí Thẩm tra phê duyệt quyết toán, chi phí kiểm toán, chi phí thẩm định dự án đầu tư...(mà các văn bản vận dụng để tính hướng dẫn tính theo TMĐT được phê duyệt) có thể dùng excel giải quyết tính toán kiểu vòng lặp như thanh.bm đã nêu. Dù cho tỷ lệ định mức chi phí thẩm tra phê duyệt quyết toán, chi phí kiểm toán, chi phí thẩm định dự án... cùng lúc biến đổi, tổng mức đầu tư biến đổi thì excel vẫn giải quyết được. Như ý của bạn dangocbich . Mình đã test, xem file. Vong lap tinh Chi phi theo TMDT.xls (11.79 KB, Lượt tải về: 7350)

Đánh giá

Bạn thanhwb đang nói đến vấn đề gì?  Đăng lúc 10/8/2012 11:13
Có thể dùng excel để tìm TMĐT dự kiến chính xác đến từng đồng, đừng nói là TT có vấn đề hoặc ko cần thiết mà quan trọng là cách làm bạn ạ  Đăng lúc 9/8/2012 21:04
Dùng excel lặp đơn giản mà, mấy bài toán vòng lặp này đâu có gì phức tạp như chúng ta tưởng đâu. "Làm thông minh hơn, đừng làm chăm chỉ hơn". hii  Đăng lúc 28/7/2012 10:27
Vì sao? Vì Tổng mức là dự tính nhưng dự tính sao cho càng gần đúng nhất với việc sẽ chi trong tương lai. Mà tương lai sẽ tính theo TT19 nên khi dự tính phải theo nó   Đăng lúc 28/7/2012 10:25
Thực tế: Với vốn nhà nước, gần như 100% bắt tính giá trị kiểm toán theo Thông tư 19 khi lập tổng mức. Thực tế hiển nhiên không thay đổii được.  Đăng lúc 28/7/2012 10:24

www.xaydung360.vn XÂY TÂM, DỰNG TẦM CHUYÊN NGHIỆP

dangocbich Đăng lúc 28/7/2012 11:12 | Xem tất
1. 430 Triệu là em tính và trình duyệt để có cơ sở với kiểm toán. =500 (tỷ)*0,086%. (Tra theo quyết định 19). Chi phí này lúc lập dự án đầu tư: có thể tạm tính ra 350 triệu chẳng hạn, hay 400 trăm, hay gần hơn nữa 420. Cái này thì tùy. vì có thể lúc lập dự án, hồi đó chưa có TT19 mà dùng thông tư 33 nữa.
2. Vẫn theo tư duy: cái gì tạm tính thiếu thì lấy trong dự phòng ra: 430-350=80 triệu.
Trong quyết định phê duyệt chính thức nếu rõ: chi phí bổ sung lấy từ dự phòng phí là xong..
Đấy là em còn chưa xét đến dự án có GPMB, căn cơ khi trình duyệt: mình đưa hệ số 0,7 vào với chi phí GPMB.
3. Việc tính lặp em cũng không phản đối, hoàn toàn không sai chút nào. Nó sẽ giúp việc tính các chi phí gần sát nhất để sau này sai khác với giá trị duyệt là min. Như ví dụ trên, dùng vòng lặp có thể ngay từ lúc lập dự án bác đã tính ra: 429,9999 triệu.
dangocbich trong 28/7/2012 11:35 đã trả lời thêm:
1. TMĐT là dự tính chi phí nhé. Lúc này còn chưa có dự toán duyệt của các gói thầu cơ mà. Thế nên, ở giai đoạn này dự phòng phí lớn mà.
2. Chi phí dự phòng "trật lất" thì sau trong quá trình thực hiện lại điều chỉnh mà.
dangocbich trong 28/7/2012 11:42 đã trả lời thêm:
Em đồng ý với phương pháp dùng vòng lặp exell xử lý rất tốt. Các bác lặp số vòng là 2-n. Em dùng vòng lặp là 1.

dangocbich trong 28/7/2012 13:21 đã trả lời thêm:
Em và bác giống nhau ở 1 điểm chung: : cả hai đều đi theo tư duy của riêng mình:
- Tư duy của bác "ngon" hơn. Bám sát thông thư, nghị định và tư duy toán học rất sâu và hướng đến chuẩn xác, chuyên nghiệp hóa trong công tác tính toán.
- Tư duy em "ẩu" hơn: trông đợi vào chi phí dự phòng và vin vào TMĐT được duyệt.
Riêng ví dụ thí dụ em nêu ở trên: 500 tỷ em tính ra trên cơ sở, chi phí kiểm toán ban đầu là 350 triệu.
Còn nếu là bác, có thể TMĐT bác lập ra sẽ là: 500 tỷ + (429,999-350) triệu=500,07999 tỷ đồng.
Hiện tại, số đông thực hiện như em vì khả năng hiểu hạn chế và công cụ (toán+cell) kém.
Sau đây em sẽ dành thời gian nhiều hơn cho toán học và excell, công cụ tuyệt vời cho ngành xây dựng.
----
Em thừa nhận vòng lặp bằng 1 sẽ không sát kết quả bằng vòng lặp được. Với phương pháp dùng vòng lặp kết quả có thể chính xác đến 99,99%. Còn em, em cố định tổng mức đầu tư, mọi vấn đề em đổ cho chi phí dự phòng thì có thể tính đúng đến 100%, có thể sau này không phải trình duyệt lại.
Ví dụ: em cố định cho TMĐT là 500 tỷ. Em điền giá trị kiểm toán là 430 tỷ. Thì chi phí dự phòng em điền bằng: Dự phòng ban đầu -(430 triệu-350 triệu đồng). Có điều cách này ít ai dùng thôi..


dangocbich trong 28/7/2012 13:24 đã trả lời thêm:
TMĐT tạm tính, dự tính nhiều chứ bác. giá gói thầu đến TKKT mới duyệt chính thức mà. Còn TMĐT mới tính trên TKCS- còn phải chỉnh lại nhiều.


dangocbich trong 2/8/2012 20:48 đã trả lời thêm:
Hiện tại, bây giờ em đang làm theo cách của Bác ducminhpham mà. Sau này em dùng hàm G... gì đó mà bác đã hướng dẫn . Cực chẳng đã em phải làm thế thôi.

Đánh giá

Đồng ý với Fubi, cách hiểu về TMĐT và chi phí dự phòng của dangngocbich là ko đúng, bạn ko thể cố định TMĐT để tính rồi điều chỉnh trong chi phí dự phòng  Đăng lúc 2/8/2012 13:16
Tuy nhiên hiểu chi phí dự phòng theo kiểu của bạn là không toàn vẹn. Vì nó liên quan đến nguồn vốn được vay nữa.  Đăng lúc 28/7/2012 13:01
Tóm lại: nếu bạn làm dự án vốn nhà nước thì cách làm của bạn 100% không ai chấp nhận (trừ "mắt mờ tái điếc"). Còn vốn dự án khác thì OK.  Đăng lúc 28/7/2012 12:59
Điều bạn nên làm: đọc kỹ ý kiến người khác rồi phản biện. Trong khi ý bạn mình đã phản biện rất rõ rồi.  Đăng lúc 28/7/2012 12:55
KHẲNG ĐỊNH VỚI BẠN: DÙNG VÒNG LẶP 1 LẦN KHÔNG THỂ CÓ KẾT QUẢ ĐÚNG.  Đăng lúc 28/7/2012 12:54

www.xaydung360.vn XÂY TÂM, DỰNG TẦM CHUYÊN NGHIỆP

trongtai Đăng lúc 27/8/2012 15:18 | Xem tất
tatylic gửi lúc 28/7/2012 10:12
Ý mình thế này:

1. TT 19 của BTC là Quy định về Quyết toán dự án hoàn thành thuộc n ...

Đối với dự án 2 bước thì đơn giản vì  ở bước 1 ta đã xác định được TMĐT từ đó ta tra ra hệ số chi phí KT hoặc TTPDQT theo TT19. còn đối vơi bước công trình 1 bước thì đúng là vòng lặp, giá trị chênh nhau cũng không lớn lắm, ta nên quy tròn TMDT rồi nội suy thôi, đấy gọi là tính sơ bộ thế về sau muốn kiểm toán thì đơn vị KT phải làm hợp đồng với CĐT mà!

Đánh giá

Rất hữu ích! Thanks!: 0.0
Rất hữu ích! Thanks!: 0
  Đăng lúc 20/8/2013 15:58
Tóm lại: Vấn đề bản chất ở đây không phải là "nên" hay "không nên" mà là tính có đúng với quy định hiện hành của Nhà nước hay không mà thôi.   Đăng lúc 27/8/2012 15:26
Sai ở đây là so với quy định trong văn bản của Nhà nước về cách tính Tổng mức và chi phí kiểm toán.  Đăng lúc 27/8/2012 15:24
Nếu là nguồn vốn nhà nước quản lý, cách hiểu như Bạn hiểu vậy là hoàn toàn sai.  Đăng lúc 27/8/2012 15:23

www.xaydung360.vn XÂY TÂM, DỰNG TẦM CHUYÊN NGHIỆP

tranhungdao12a3 Đăng lúc 27/8/2012 17:08 | Xem tất
Em thấy các bác bàn luận vấn đề này xôn xao mãi nhỉ?
Việc tính toán này chỉ mang tính chất tương đối thôi. Đã gọi là tổng mức với DỰ toán thì nó chỉ xem xét cho từng thời điểm thôi.
Theo em các bác muốn tính toán chuẩn, thì cần phải DỰ BÁO được chi phí, DỰ BÁO được thay đổi tỷ giá và biến động giá cả, chỉ số giá cho khoản chi phí phải chi khi triển khai dự án và sau đó là thanh quyết toán sao cho nó sát với thực tế nhất khi triển khai.
Con số đó mới là con số quan trọng.
Theo ngu kiến của em là thế!

www.xaydung360.vn XÂY TÂM, DỰNG TẦM CHUYÊN NGHIỆP

lvv.eng Đăng lúc 27/8/2012 19:54 | Xem tất
Đây là cách mình thường tính. Các bạn tham khảo file này nhé và cho ý kiến. Đây là cách tính chi phí kiểm toán dự án trong tổng mức.
Chỉ dùng chức năng copy và paste special khoảng 5 lần là xong. Các bạn kiểm tra nhé không thiếu một đồng khi cộng tất cả các khoản chi phí se = TMĐT.

Tinh chi phi kiem toan theo TMDT.rar

8.89 KB, Lượt tải về: 6806

Đánh giá

Có ý nghĩa gì đâu. Mình Bạn nên hướng dẫn đôi điều, hoặc ít nhất là cách sử dụng  Đăng lúc 27/8/2012 20:39

www.xaydung360.vn XÂY TÂM, DỰNG TẦM CHUYÊN NGHIỆP

conheodat83 Đăng lúc 12/10/2012 13:54 | Xem tất
thanh.bm gửi lúc 10/6/2012 23:15
Bài toàn chẳng có gì khó khi ta sử dụng chức năng vòng lặp của Excel, dưới đây mì ...

Anh em nào chỉ tui cách đánh công thức ở Ô F7 với, chủ bài viết nói về vòng lặp nhưng mình đã chỉnh trên excel rồi mà ko biết công thức ô F7 thế nào! anh em chỉ giúp với

Đánh giá

Bạn gửi File đính kèm để mình hướng dẫn.  Đăng lúc 12/10/2012 14:10

www.xaydung360.vn XÂY TÂM, DỰNG TẦM CHUYÊN NGHIỆP

ndchien304 Đăng lúc 17/6/2013 21:23 | Xem tất
Có 1 sai lầm khi tính chi phí kiểm toán do quá máy móc trong cách áp dụng, dẫn đến có lợi cho kiểm toán (nhiều khi cao hơn tận > 20%), khi thẩm tra mình cắt sạch Nhiều dự án khi ký hợp đồng và quyết toán hợp đồng kiểm toán vẫn để chi phí đó (nhiều dự án chứ ko phải dự án nào cũng để nhé)
Đố các bạn là cái gì?

www.xaydung360.vn XÂY TÂM, DỰNG TẦM CHUYÊN NGHIỆP

zizpo_hetxang Đăng lúc 21/6/2013 16:40 | Xem tất
Trong excel  2003 thì làm thế nào để tính được vòng lặp. E đã sử dụng chức năng đó nhưng không ra số tiền

Xin chân thành cảm ơn

www.xaydung360.vn XÂY TÂM, DỰNG TẦM CHUYÊN NGHIỆP

tuongdaphoipha Đăng lúc 2/10/2013 14:50 | Xem tất
mình đang dùng excel 2003, không biết các bản về sau thế nào
mình thường dùng công cụ thử dần Goal Seek trong menu tool, làm nhanh mà khỏe.

www.xaydung360.vn XÂY TÂM, DỰNG TẦM CHUYÊN NGHIỆP

antv Đăng lúc 2/4/2014 22:33 | Xem tất
ndchien304 gửi lúc 17/6/2013 21:23
Có 1 sai lầm khi tính chi phí kiểm toán do quá máy móc trong cách áp dụng, dẫn  ...

Sai lầm gì vậy bác? Bác cắt dựa vào cái gì, chia sẻ cho anh em được không?

www.xaydung360.vn XÂY TÂM, DỰNG TẦM CHUYÊN NGHIỆP

anhhuyen123 Đăng lúc 2/6/2014 14:43 | Xem tất
tiennau gửi lúc 7/6/2012 07:36
- Về lý thuyết và về toán học, cách tính do nhà nuớc ban hành theo thông tư 19/2011/TT ...

Bạn đùng nghĩ thế vì khi kiểm toán ng ta sẽ kiểm toán toàn bộ,nên phải ăn theo tổng mức đầu tư

www.xaydung360.vn XÂY TÂM, DỰNG TẦM CHUYÊN NGHIỆP

nhankx1 Đăng lúc 2/6/2014 22:57 | Xem tất
zizpo_hetxang gửi lúc 21/6/2013 16:40
Trong excel  2003 thì làm thế nào để tính được vòng lặp. E đã sử dụng chức năng đ ...

Cách tính vòng lặp trong excel 2003 : Tool ->offtion->calculation->tích chọn vào ô có chữ maximum interation 100, Maximum change 0,001. Trong bảng tính excel chọn ô [ TMĐt *0,64% ].

www.xaydung360.vn XÂY TÂM, DỰNG TẦM CHUYÊN NGHIỆP

daoqn Đăng lúc 3/6/2014 09:55 | Xem tất
TDT = A + (0,38%*50% + 0,64%)TDT <=> TDT = A + k*TDT => TDT = A/(1-k)
trong đó:
A là chi phí đã biết gồm: CPXD, QLDA, TV, DP và (CPK - chi phí thẩm tra, phê duyệt QT - CP kiểm toán)
Coi như bài toàn 1 ẩn, tính ra được TDT = A/(1-k); k = (0,19%+0,64%)
Rất đơn giản, nếu không thì dùng hàm Goalseek hoặc Solver trong Excel

www.xaydung360.vn XÂY TÂM, DỰNG TẦM CHUYÊN NGHIỆP

tiennova Đăng lúc 7/10/2014 14:23 | Xem tất
Chi phí kiểm toán hiện nay theo thông tư 19/2011/TT-BTC thì tùy thuộc vào Tổng mức đầu tư để tra ra hệ số. Cách tính theo hướng dẫn và công thức trong thông tư đưa ra, không có gì phải bàn. Còn muốn tính chi phí kiểm toán đúng thì phải dùng vòng lặp để xác định chính xác chi phí kiểm toán.

www.xaydung360.vn XÂY TÂM, DỰNG TẦM CHUYÊN NGHIỆP

huynhmai1005 Đăng lúc 20/3/2015 09:50 | Xem tất
Bàn về cách tính chi phí kiểm toán của bạn Fubi:
Nhưng mình nghĩ nếu chèn thêm 2 loại chi phí khác liên quan TMĐT vào thì còn hay hơn nữa.
Đó là lệ phí thẩm định dự án và chi phí thẩm tra phê duyệt quyết toán.

Mình đã chèn thêm 2 dòng chi phí vào bảng tính, tính hệ số từng loại. Tổng chi phí khác sẽ là tổng của 3 chi phí trên.
Nhưng mình không biết cách này có hợp lý hay không? Nhờ các bác cho ý kiến..
Ngoài ra cho mình hỏi là chi phí khác có nhiều khoản khác, ở trong bảng tính mình vẫn cộng nó vào chứ?

www.xaydung360.vn XÂY TÂM, DỰNG TẦM CHUYÊN NGHIỆP

lvv.eng Đăng lúc 20/3/2015 15:47 | Xem tất
lvv.eng gửi lúc 27/8/2012 19:54
Đây là cách mình thường tính. Các bạn tham khảo file này nhé và cho ý kiến. Đây l ...

Các bạn copy ô G30 rồi dùng chức năng paste special vào ô J34, lặp lại khoảng 05 lần là sẽ cho kết quả. Các bạn cho ý kiến nhé.

Đánh giá

Cái này đã nói ở trên rồi. Bài #11, http://xaydung360.vn/diendan/forum.php?mod=redirect&goto=findpost&ptid=663&pid=7657  Đăng lúc 20/3/2015 17:29

www.xaydung360.vn XÂY TÂM, DỰNG TẦM CHUYÊN NGHIỆP

huynhmai1005 Đăng lúc 20/3/2015 22:57 | Xem tất
Cai cách tính vòng lặp excel thì như bạn Fubi là dễ hiểu rồi, nhưng bởi vì chỉ có mỗi chi phí kiểm toán thôi.
Ý mình là nếu mình đưa thêm lệ phí thẩm định DADT và chi phí thẩm định quyết toán vào, rồi tính cả 3 loại chi phí trong cùng bảng tính thì kết quả ra có chấp nhận hay ko?
Ngoài ra theo ví dụ trên đó thì chi phí khác bằng 0. Vậy nếu chi phí khác là 1 số A + chi phí kiểm toán + .. thì sao?

www.xaydung360.vn XÂY TÂM, DỰNG TẦM CHUYÊN NGHIỆP

tranhoe Đăng lúc 21/3/2015 00:20 | Xem tất
huynhmai1005 gửi lúc 20/3/2015 22:57
Cai cách tính vòng lặp excel thì như bạn Fubi là dễ hiểu rồi, nhưng bởi vì chỉ có m ...

Cách dùng Excel để tính các Chi phí (theo tỉ lệ của TMĐT) đã được thanh.bm hướng dẫn cụ thể tại bài #11 và #13 rồi. Rất dễ sử dụng (cho dù nhiều chi phí phụ thuộc TMĐT chứ không phải 1 như CP kiểm toán).
Câu trả lời đã rất rõ, vì vậy Tôi đóng topic tại đây.

www.xaydung360.vn XÂY TÂM, DỰNG TẦM CHUYÊN NGHIỆP

Phiên bản Mobile|Phần mềm ôn thi sát hạch chứng chỉ hành nghề xây dựng  

Phần mềm dự toán xây dựng excel | Hướng dẫn lập dự toán xây dựng | Phần mềm tư vấn giám sát | Phần mềm quản lý chất lượng xây dựng |

Phần mềm ôn thi sát hạch chứng chỉ hành nghề xây dựng

Phần mềm ôn thi sát hạch chứng chỉ hành nghề Kiến Trúc sư

Phần mềm ôn thi sát hạch chứng chỉ hành nghề Đấu thầu

GMT+7, 29/3/2024 05:37 , Processed in 0.197804 second(s), 30 queries .

Powered by Discuz! X3.2

© 2001-2013 Kiso Comsenz Inc.