XD360 KÍNH CHÚC CHO MỌI NHÀ VẠN SỰ AN LÀNH!

Phần mềm ôn thi sát hạch chứng chỉ hành nghề xây dựng

 Quên mật khẩu
 Đăng ký mới
Anh Trần HòeBùi Quốc Hưng
Xem: 5556|Trả lời: 18
Thu gọn cột thông tin

Nguyên nhân và giải pháp khắc phục yếu kém nghề Xây dựng

  [Lấy địa chỉ]
fubi Đăng lúc 16/5/2012 14:50 | Xem tất |Chế độ đọc

Hãy đăng nhập để có nhiều chức năng hữu dụng hơn và xem ảnh rõ hơn!

Bạn phải đăng nhập để xem được nội dung, nếu bạn chưa có tài khoản? hãy Đăng ký mới

x
Bài này mình soạn để tham luận tại đơn vị mình, xin chia sẻ tại đây cho cộng đồng đồng nghiệp cùng bàn luận:

PhanBienDongThuanPhatTrien.jpg

Các bạn cùng thảo luận nhé trên cả 2 vai trò: là lãnh đạo và là nhân viên. Vì biết đâu 1 ngày không xa, bạn là 1 người lãnh đạo đấy!

Đánh giá

Tuyệt vời! Cảm ơn!: 3.2 Hữu ích lắm! Thanks!: 2.0
Rất hữu ích! Thanks!: 5.0 Mong bạn tiếp tục chia sẻ. Thanks!: 5.0
Rất hữu ích! Thanks!: 5 Mong bạn tiếp tục chia sẻ. Thanks!: 5
Rất hay, a fubi, thanks vì chia sẻ  Đăng lúc 10/6/2014 00:09
Tuyệt vời! Cảm ơn!: 0 Hữu ích lắm! Thanks!: 0
  Đăng lúc 10/8/2012 15:18
Tuyệt vời! Cảm ơn!: 5 Hữu ích lắm! Thanks!: 5
Đây chính là kĩ năng sống cần có của mỗi con người để sống và làm việc tốt hơn cho mình và xã hội!Thậ   Đăng lúc 8/6/2012 17:14
Tuyệt vời! Cảm ơn!: 5
  Đăng lúc 17/5/2012 08:52
Tuyệt vời! Cảm ơn!: 1 Hữu ích lắm! Thanks!: 1
Thanks!  Đăng lúc 16/5/2012 21:53

Số người tham gia 17Uy Tín: +38 Thưởng +37 Thanked +17 Thu lại Lý do
tobi4124 + 2 Rất chuyên nghiệp! Thanks!
svxd.2010 + 1 Viết rất hay. Thanks!
laterit82 + 3 + 3 + 1 Bài hay quá. Thanks!
Sea + 3 + 3 + 1 Bài hay quá. Thanks!
hoangngan_hd + 3 Bài hay quá. Thanks!

Xem tất cả

www.xaydung360.vn XÂY TÂM, DỰNG TẦM CHUYÊN NGHIỆP

TamMinhNguyen Đăng lúc 16/5/2012 15:18 | Xem tất
Em xin bắt đầu trước:
1. Trong gia đình: Mối quan hệ giữa các thành viên trong gia đình: Ông nói bà nghe, bố nói mẹ nghe,anh nói em nghe... Dường như đây là mối quan hệ mang tính người lớn nói, người bé hơn phải làm theo. Nhiều khi người lớn sai nhưng không biết mình sai, người bé sai cũng không biết mình đang sai. Người này góp ý cho người kia thì lại được hiều theo nghĩa "áp đặt" của người lớn với người bé, và mang tính "trứng khôn hơn vịt" của người bé với người lớn.
2. Trong nhà trường:
Mối quan hệ giữa thầy cô và học sinh, những gì thầy cô truyền đạt là mẫu mực,là chân lí sáng ngời. Tuy nhiên kiến thức là vô tận,những gì thầy cô biết cũng đâu phải là chuẩn và chính xác. Học sinh nhìn ra cái sai của người giáo viên nhưng nhiều khi không dám phản biện, khi phản biện thì bị cho vào sổ đen. Điều này dẫn đến 1 vòng luẩn quẩn.
3. Trong công việc:
Mối quan hệ giữa nhân viên và xếp là 1 phạm trù từ xưa đến nay "thuận thì phất,không thuận thì vất" thế là dẫn đến xếp bảo gì nhân viên nghe, nhân viên làm gì cũng theo xếp. Từ đó sinh ra thói xu nịnh, xum xoe để chạy chức chạy quyền, giữ ghế yên thân...

Qua những điều trên cho thấy những người lớn,cấp trên cũng phải biết mở lòng ra để tiếp thu, dẹp đi cái tôi để hoàn thiện mình và trở thành 1 người tuyệt vời trong mắt cấp dưới hay người bé.

Đánh giá

Tuyệt vời! Cảm ơn!: 3.3
Tuyệt vời! Cảm ơn!: 5
  Đăng lúc 2/7/2012 22:37
đó là điều lý tưởng trong một giấc mơ  Đăng lúc 24/5/2012 16:03
Tuyệt vời! Cảm ơn!: 0
tuyet voi  Đăng lúc 19/5/2012 08:21
Tuyệt vời! Cảm ơn!: 5
  Đăng lúc 17/5/2012 09:00

Số người tham gia 5Uy Tín: +15 Thưởng +15 Thanked +5 Thu lại Lý do
laterit82 + 3 + 3 + 1 Đồng tình. Thanks!
hung_bdt + 3 + 3 + 1 Viết rất hay. Thanks!
minhco08 + 3 + 3 + 1 Viết rất hay. Thanks!
fubi + 5 + 5 + 1 Viết rất hay. Thanks!
thanh.bm + 1 Đồng tình. Thanks!

Xem tất cả

www.xaydung360.vn XÂY TÂM, DỰNG TẦM CHUYÊN NGHIỆP

tranhungdao12a3 Đăng lúc 16/5/2012 19:10 | Xem tất
Chủ đề rất là hay! thực tiễn và ý nghĩa:
Tôi xin tham gia ý kiến cá nhân về vấn đề này:
Tại sao ngành xây dựng là ngành huyết mạch nhưng tồn tại nhiều vấn đề yếu kém"
Thứ nhất, ngay từ việc đào tạo con người của chúng ta là quá yếu kém! Sinh viên học sinh ngồi trên ghế nhà trường hầu như là rất yếu kém về kỹ năng. Việc học hành thì chủ yếu toàn có lý thuyết, lý thuyết thì học rất tốt tuy nhiên ra thực tế nhìn thấy mà cũng không biết là cái gì, việc đào tạo thì quá dàn trải, cái gì cũng biết nhưng thực chất chẳng biết gì. Các cụ dạy "Một nghề cho chín còn hơn chín nghề". Tư tưởng học hành cũng theo kiểu cưỡi ngựa xem hoa nên đầu ra rất là kém. Nguồn nhân lực của chúng ta vừa thừa lại vừa thiếu, chúng ta thừa quá nhiều nguồn nhân lực không đáp ứng được yêu cầu công việc nhưng lại thiếu trầm trọng nguồn nhân lực có trình độ cao.
Sinh viên học sinh hầu như là không có được học kỹ năng mềm gì cả. Phần lớn việc học hành chủ yếu là việc giáo viên thuyết trình lý thuyết, học sinh sinh viên hiểu thì hiểu mà chả hiểu thì thôi, số lượng giáo viên yêu cầu sinh viên trao đổi tranh luận trực tiếp để phát triển bài là rất ít. Theo tôi việc đào tạo phát triển theo hướng để tự sinh viên phát triển nghiên cứu thực tế mới là cách tiếp cận tốt nhất. Phát triển giảng dạy theo cách nghiên cứu thực tế tình huống như chương trình đào tạo FulBright rất là thiết thực và hiệu quả.
Đào tạo thì quá dàn trải, những bộ giáo trình tận mấy chục năm vẫn không thay đổi gì cả, công nghệ thì lạc hậu trong khi thế giới thay đổi từng ngày từng giờ. Việc phát hành giáo trình, biên dịch tài liệu thì tràn lan vô tội vạ, dịch thì lan man sai lung tung nhưng vẫn được phát hành.
Nếu giáo dục của chúng tay mà không có sự thay đổi kịp thời thì rất là tai hại!
Thứ hai, Trong doanh nghiệp thì sao? Người lãnh đạo trong doanh nghiệp thì cái tôi quá lớn! Không có mấy người chịu lắng nghe lời nói thẳng của nhân viên cả. Đơn cử như công ty cũ của tôi, năm 2010 đã đầu tư tận 4-5 công trình thủy điện cùng nhau trong khi bộ máy quản lý thì quá yếu kém, nguồn nhân lực thiếu trầm trọng. Nguyên một dự án cấp 2 ban quản lý dự án tối thiểu cũng phải có 20-30 người trong khi đầu tư 2 dự án cấp hai tổng mức lên gần 5000 tỷ mà ban quản lý chỉ vẻn vẹn chưa đầy mười người. Năm 2010 tôi đã can gián không thể đầu tư được nhưng đều bị bỏ ngoài tai, đến bây giờ thì hậu quả bung bét, thất thoát tổn thất trầm trọng, tiến độ thì trì trệ nếu đầu tư một dự án thì đã xong rồi, đầu tư dàn trải để bây giờ chả có dự án nào đâu vào đâu cả.
Người lãnh đạo lại chủ yếu tin tưởng vào đội ngũ nịnh hót, a dua, dùng người thì không đúng chuyên môn, quản lý công ty theo kiểu gia đình trị, đúng là quá tai hại. Đưa người nhà vào những vị trí cốt cán về kinh tế, kỹ thuật nhưng lại không có chuyên môn. Người lãnh đạo thì lại không có đủ thời gian để quản hết, dẫn đến sai sót, thất thoát nghiêm trọng.
Trong công ty và đơn vị thành viên thì sao? Việc đấu đá và cạnh khóe thì khỏi phải bàn. Trong công ty thì giữa các vấn đề mối quan hệ ngang giữa các phòng ban là không thể xử lý nổi, phòng nào cũng thường trực cạnh khóe, nói xấu nhau trước mặt xếp rồi còn gài bẫy nhau, về cơ bản không phải vì mục tiêu phát triển của công ty.
Các đơn vị thành viên thì sao, mạnh ai đấy làm, bóng đến chân là phải đá ngay cho thằng khác, từ cái kim sợi chỉ cũng chuyển lên tổng.
Việc quản lý, kế hoạch thì sếp đưa ra đề bài rồi thì cứ thế mà phải làm cho bằng được, quản lý dự án thì toàn làm từ đuôi lên đầu. Chủ yếu là xử lý dự án chứ chưa thể gọi là quản lý, nắm bắt được dự án.
Những người giỏi, những chuyên gia hàng đầu trong nước đến với công ty thì không bao giờ hợp tác, thích nghi được với phong cách làm việc quá nghiệp dư chỉ tồn tại dăm ba tháng là phải tự xin rút.
Tôi tin chắc là ngành xây dựng không muốn nói là phần lớn đều làm ăn theo kiểu chộp giật là chủ yếu. Tầm nhìn chiến lược rất hạn hẹp, làm hôm nay không cần biết đến ngày mai.
Chúng ta yếu, cái chính là yếu về con người đó là vấn đề mấu chốt nhất. Trình độ năng lực đều hạn chế, làm việc thì qua loa, thiếu chuyên nghiệp. Lãnh đạo thì chuyên quyền, thích nghe lời mật ngọt, không biết dùng người không phát huy được năng lực của từng cá nhân trong mỗi mắt xích. Thế mới nói người Việt, nếu một công việc để một người làm thì tốt, 3 người làm thì dở mà 7 người làm thì hỏng bét.
Theo tôi vấn đề cần sửa đầu tiên là vấn đề con người!
Các bạn khác trao đổi thêm nhé!

Đánh giá

Tuyệt vời! Cảm ơn!: 5.0
Tuyệt vời! Cảm ơn!: 5
Phía sau chuyện này là cả một vấn đề CHÍNH TRỊ..đừng nhìn vào bề nổi doanh thu hay lãi ròng 5 tỷ, tại sao lại đầu tư dàn trải..v.v..;)   Đăng lúc 17/5/2012 08:12
Lớn không làm gương thì trẻ con bắt chước thôi :(  Đăng lúc 16/5/2012 23:57
Chả lo gì cho công ty cả, công ty to đùng mà cả năm nhiều khi lãi dòng sau thuế ko được 5 tỷ =))  Đăng lúc 16/5/2012 23:56
Các công ty thuộc NN hoặc cp hóa đi lên từ NN toàn vậy, lãnh đạo toàn lo ĂN ko!  Đăng lúc 16/5/2012 23:55

Số người tham gia 6Uy Tín: +12 Thưởng +14 Thanked +5 Thu lại Lý do
laterit82 + 3 + 3 Đồng tình. Thanks!
trandat1987 + 2 + 2 + 1 Rất hay và sâu sắc
hung_bdt + 3 + 3 + 1 Đồng tình. Thanks!
thanhluan226 + 1 + 2 + 1 Viết rất hay. Thanks!
ndchien304 + 3

Xem tất cả

www.xaydung360.vn XÂY TÂM, DỰNG TẦM CHUYÊN NGHIỆP

tngage Đăng lúc 16/5/2012 20:54 | Xem tất
trong gia đình mình thường thì áp đặt => chán nản!
Cụ thể:
Ba mình đặt cái táp lô điện ở ngay song cửa sổ. Mình nói mưa gió gây nguy hiểm
Ba => bảo lưu ý kiến
Mình => kệ...muốn làm gì thì làm
Đến khi có tiệc, khách ai cũng phê bình cái táp lô điện ngay cửa sổ thì mới chịu dời đi chỗ khác
Mình => muốn dời đi đâu...kệ
Điệp khúc ấy cứ tiếp diễn.....

Trong cơ quan:
Sếp: nêu vấn đề, yêu cầu chấp hành.
Các tổ trưởng: phản biện kèm biện pháp
Sếp: tiếp tục bảo thủ + răn đe....
=> Nhân viên....kệ, ổng muốn nói gì thì nói.....

Mình: trong giai đọan bảo vệ tốt nghiệp TCXD, xin thủ trưởng cho phép các anh được UB cử đi học 1 tuần nghỉ 2-3 buổi như lúc đi học các môn để làm đề án.
Sếp: các anh đi học tự khắc phục....
Mình:....xin nghỉ phép (biện pháp khác: tự khắc phục) => về sau chẳng muốn nói gì thêm => nản {:45:}

www.xaydung360.vn XÂY TÂM, DỰNG TẦM CHUYÊN NGHIỆP

thanh.bm Đăng lúc 16/5/2012 22:20 | Xem tất
Xin trò chuyện cùng anh em:
1. Gia đình: Đúng. Có lúc nói Vợ chẳng chịu nghe. Mặc dù dùng nhiều cách. Nói nhiều "Như nước đổ đầu vịt" => Nản => Muốn làm gì thì làm => Bức xúc => Quát ngậu lên => Cãi nhau => Lại nằn nỉ làm hòa.

2. Tổ chức: Có vẻ khả quan hơn:- Mình làm ở Tư nhân nên có vẻ Ok hơn. Quan điểm làm việc của mình là: làm hết khả năng của mình, một khi không phù hợp môi trường thì sẽ ra đi, nhưng ra đi rồi thì họ phải tiếc". Nên làm việc khá thoải mái hơn.
- Khi tiếp nhận công việc :' Lắng nghe ý kiến, lắng nghe anh em đồng nghiệp => Tìm hiểu chuyên môn => Thực hiện công việc => Trình duyệt => Ok thì làm mà không Ok thì giải trình. Khi giải trình mà mình nhận thấy mình chưa phù hợp thì điều chỉnh. Nếu phù hợp rồi, sếp không có ý kiến nào khác thì để sếp nghiên cứu thêm và phê duyệt. Nếu ko phê duyệt thì phải có giải thích, nếu ko giải thích thì nhắc nhở => Như vậy: Mình thấy tạo tính đồng thuận cao. Duyệt hay không duyệt thì cả NV và Cán bộ đề hiểu rõ. => Không bị khó chịu khi chưa rõ vấn đề.

- Kinh nghiệm chia sẻ: Các cụ có câu " Đất lành chim đậu". Mình làm hết mình trong trách nhiệm, trong khả năng của mình. Và mình đã lẵng nghe và giải trình một cách đầy đủ, người khác hiểu vấn đề đó chưa? Nếu chưa nhận thấy Ok thì họ không duyệt, họ còn "hành". Lý do hầu hết chúng ta chưa đủ khả năng thuyết phục Sếp đồng ý. Nếu đã giải trình đầy đủ, sếp đã hiểu và không còn ý kiến nào khác... hài lòng hoặc không hài lòng chỗ nào thì đã rõ. Nếu ok tất cả mà ko duyệt , còn hành nữa thì nơi đây "đất không lành" => Chim bay.
- Văn hóa công ty: Đã doanh nghiệp nào xem đây là vấn đề cần thiết hay không? Câu trả lời là "Không quan tâm". Văn hóa công ty như Chất keo liên kết các phần tử (Cán bộ, nhân viên) lại với nhau. Nền tảng của sự phát triển của Tổ chức là "Văn hóa". Phát triển mà không có văn hóa là phát triển không bền vững. Khi không bền vững, tức là văn hóa kém thì các phần tử (Cán bộ, CNV)  liên kết kém. Một chất (Tổ chức) mà có sự liên kết kém thì khó bền vững.

Anh em tìm hiểu thêm về văn hóa công ty sẽ giải quyết được Vấn đề của Anh Fubi đặt ra.


Văn hóa của công ty sẽ tạo nên một nền nếp sinh hoạt và đối xử với nhau trong công ty. Nó giúp cho công ty vững bền khi gặp những hoàn cảnh khó khăn do nền kinh tế gây ra, giống như nền nếp của một gia đình giữ cho gia đình đó không bị chao đảo bởi thời cuộc.
Giải pháp: Củng cố và hoàn thiện về tổ chức, bao gồm:

* Xây dựng cơ cấu tố chức và cơ chế điều hành của doanh nghiệp.
nghiệp.
* Xây dựng cơ chế thu thập và xử lý thông tin.
* Thiết lập một mối giao lưu giữa các phòng ban với nhau và với ban giám đốc để làm cho nhân viên cảm thấy mình được tôn trọng, khơi dậy và phát huy trong họ lòng yêu mến doanh nghiệp, tinh thần trách nhiệm với công việc, biết rõ và tận tâm với công việc, cống hiến cho doanh nghiệp.
* Xây dựng một cơ chế kết hợp hài hòa các lợi ích để cá nhân và doanh nghiệp cùng phát triển.

Tham khảo: Here

Đánh giá

Tuyệt vời! Cảm ơn!: 5.0
HAY  Đăng lúc 25/6/2012 16:37
Mình thấy bạn phân tích rất hay và mình cũng thấy đồng tình với ý kiến của bạn. Mình rất tâm đắc với chủ đề "Văn hóa doanh nghiệp" của bạn.  Đăng lúc 18/5/2012 11:20
Tuyệt vời! Cảm ơn!: 5
  Đăng lúc 17/5/2012 09:04
Tuyệt vời! Cảm ơn!: 5
"Lý do hầu hết chúng ta chưa đủ khả năng thuyết phục Sếp đồng ý": bạn nói rất đúng và mình tâm đắc với ý này. Đó là kỹ năng m   Đăng lúc 17/5/2012 08:24
Khi xác định như vậy, cộng thêm có kế hoạch trong công việc thì đi đâu cũng có thể làm được hết !  Đăng lúc 16/5/2012 23:49

Số người tham gia 3Uy Tín: +7 Thưởng +7 Thanked +3 Thu lại Lý do
laterit82 + 3 + 3 + 1 Đồng tình. Thanks!
phuongidico + 1 + 1 + 1 Viết rất hay. Thanks!
ndchien304 + 3 + 3 + 1

Xem tất cả

www.xaydung360.vn XÂY TÂM, DỰNG TẦM CHUYÊN NGHIỆP

TamMinhNguyen Đăng lúc 17/5/2012 08:42 | Xem tất
Nếu như muốn thuyết phục được 1 ai đó thì mình nghĩ phải khéo léo trong giao tiếp (áp dụng các kỹ năng mềm). Bên cạnh đó phải có kiến thức vì khi có kiến thức thì mới thuyết phục được người nghe 1 cách hiệu quả nhất!{:63:}

Đánh giá

Tuyệt vời! Cảm ơn!: 5.0
Tuyệt vời! Cảm ơn!: 5
  Đăng lúc 17/5/2012 09:04

Số người tham gia 2Uy Tín: +5 Thưởng +5 Thanked +2 Thu lại Lý do
laterit82 + 1 Đồng tình. Thanks!
fubi + 5 + 5 + 1 Đồng tình. Thanks!

Xem tất cả

www.xaydung360.vn XÂY TÂM, DỰNG TẦM CHUYÊN NGHIỆP

nguyendokt Đăng lúc 17/5/2012 09:09 | Xem tất

Xuất phát từ nguồn gốc của hệ thống giáo dục của VN, ngay từ khi ngồi trên ghế nhà trường các sinh viên đã chỉ biết đến lý thuyết suôn, trong khi đó với nghề XD kinh nghiệm xuất phát từ thực tiễn rất nhiều. Hơn nữa lý thuyết đó áp dụng được bao nhiêu khi đi làm? Tôi vẫn còn nhớ có lần tôi nói chuyện với Sếp về vấn đề liên quan đến Luật XD, khi được Sếp hỏi căn cứ ở đâu tôi lấy cuốn sách Luật XD học ở trường cho Sếp xem, ngay lập tức Sếp vứt cuốn sách qua một bên và phán rằng ''Mấy cuốn sách củ chuối này không xài được'', với hành động đó làm tôi thấy bất bình vô cùng, tại sao những gì mình được học lại bị xem là ''không xài được?". Bên cạnh đó chưa nói đến chuyện các anh đi trước mang trong mình tư tưởng ấu trĩ, giấu nghề, không thực sự nhiệt huyết trong việc đào tạo thế hệ trẻ làm cho họ mất phương hướng cũng như k thể nâng cao trình độ chuyên môn của mình được. Theo như lời của anh tranhungdao12a3 thì muốn nâng cao trình độ và phát triển con người thì việc đầu tiên đó là phải thực hiện cải tổ Giáo Dục, với tiêu chí của xaydung360 hy vọng sẽ mang lại cho mọi người cái nhìn mới, tiến bộ hơn và chuyên nghiệp hơn.

Đánh giá

Vấn đề này thuộc "Văn hóa công ty". Hầu hết các Cty VN chỉ quan tâm đến lợi nhuận mà không quan tâm đến "Văn hóa DN".  Đăng lúc 17/5/2012 09:46

www.xaydung360.vn XÂY TÂM, DỰNG TẦM CHUYÊN NGHIỆP

thuyduongcpr Đăng lúc 17/5/2012 09:44 | Xem tất
CE114-04 gửi lúc 17/5/2012 08:42
Nếu như muốn thuyết phục được 1 ai đó thì mình nghĩ phải khéo léo trong giao tiếp ( ...

nói thì nói vậy, chứ thực tế lại không như vậy. Khi đọc topic này mình thấy một điểm chung là: Mọi người đưa ra vấn đề đều đúng cả, tuy nhiên tất cả mọi người mọi người phát biểu đều ở một vế là nhân viên(cấp dưới). Tuy nhiên các xếp của chúng ta(cũng nhận ra vấn đề như vậy) nhưng để thay đổi cách suy nghĩ của các xếp dừng như là không thể.
Ví dụ: Ở cơ quan mình: (mình chỉ là một nhân viên quèn) Trong các cuộc họp cơ quan khi thấy mọi người yên lặng thì xếp hô hào mọi người góp ý kiến để xếp xem xét và tiếp thu TUY NHIÊN khi mình góp ý (trong lĩnh vực chuyên môn) xếp "cười trừ, thậm chí xua tay ngay lập tức". Khi công trình hoàn thiện, mọi người chê bai và những cái sai (cái xấu) đó được chí về phía mình.
Vậy muốn khéo léo thuyết phục xếp thì xếp cười. Không khéo léo thì xếp nói mình không hiểu gì mà cũng nói. Tuy nhiên xếp vẫn là xếp và ý kiến của xếp thì luôn phải chấp hành ... hi hi hi
Khi nào mình là xếp thì phải thay đổi tư duy thôi.

Đánh giá

Trước buổi họp sếp nói: Tôi rất dễ tính, chỉ có cái hay là Nhớ lâu và thù dai => KQ: Năm đó sếp là lãnh đạo xuất sắc.  Đăng lúc 18/5/2012 12:43
Câu chuyện của bạn giống như: Hô hào tự kiểm điểm và phê bình.  Đăng lúc 18/5/2012 12:42

www.xaydung360.vn XÂY TÂM, DỰNG TẦM CHUYÊN NGHIỆP

TamMinhNguyen Đăng lúc 17/5/2012 10:03 | Xem tất
Nếu bạn nói có lý thì chưa chắc xếp đã không nghe đâu? Thế mình mới nói phải có kiến thức, bạn phải phân tích mặt được và mặt xấu cho xếp chứ. Bạn cũng biết là các xếp luôn muốn giữ ghế của mình được lâu được chắc. Thế nên k xếp nào dám mạo hiểm đâu!!!{:63:}

Số người tham gia 2Uy Tín: +5 Thưởng +5 Thanked +2 Thu lại Lý do
laterit82 + 1 Đồng tình. Thanks!
fubi + 5 + 5 + 1 Đồng tình. Thanks!

Xem tất cả

www.xaydung360.vn XÂY TÂM, DỰNG TẦM CHUYÊN NGHIỆP

tranhungdao12a3 Đăng lúc 17/5/2012 18:56 | Xem tất
CE114-04 gửi lúc 17/5/2012 10:03
Nếu bạn nói có lý thì chưa chắc xếp đã không nghe đâu? Thế mình mới nói phải có  ...

Cái này cũng còn tùy từng trường hợp bạn ah! Công ty tư nhân một chủ, công ty của họ rồi thì họ đâu phải lo ai tranh ghế chứ! Bọn mình can gián đều đưa ra đủ lý do thuyết phục, cả lý luận, thực tế và pháp luật đều có cả rồi  nhưng vẫn can gián không được. Mình công nhận là khả năng thuyết phục chưa tốt tuy nhiên cũng có những người sếp liều lắm bạn ah! Can gián là không có nghe đâu. Một đơn vị mà trăm người chỉ có 1-2 người can gián còn lại đều hùa theo sếp thì biết làm sao được.
Đến đây mới thấy là kỹ năng mềm của dân xây dựng cực kỳ kém luôn! Và cái quan trọng nhất là người lãnh đạo phải biết tỉnh táo xử lý thông tin đa chiều để lựa chọn tốt nhất mới là quan trọng!

Đánh giá

đồng tình với bạn về ý này, xếp mình cũng thế nói thì hay lắm nhưng khi ai đó góp ý cũng uh => KQ vẫn làm theo ý xếp.  Đăng lúc 21/5/2012 08:36
Sếp mình => Cao thủ  Đăng lúc 20/5/2012 00:06
Sếp lớn bên mình có 1 đặc điểm: Không tin thằng nào. Nhưng rất lắng nghe ý kiến các bên. Và thường cho chúng giám sát nhau.  Đăng lúc 20/5/2012 00:06

www.xaydung360.vn XÂY TÂM, DỰNG TẦM CHUYÊN NGHIỆP

phuongidico Đăng lúc 18/5/2012 11:43 | Xem tất
Sơ đồ của anh Bi quả thật đơn giản mà tuyệt vời, sâu sắc. Các giải pháp anh đưa ra là rất hợp lý. Tuy nhiên, theo nhận xét của tôi về vấn đề "văn hóa doanh nghiệp" ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển của một doanh nghiệp, nhất là đối với công ty nhà nước. "Tư tưởng bè phái" nó ăn sâu vào lối mòn, vào suy nghĩ của tất cả mọi cá nhân trong doanh nghiệp, dẫn đến kéo bè, kéo cánh, đấu đá lẫn nhau, do đó doanh nghiệp không thể phát triển được.

Số người tham gia 1Uy Tín: +1 Thưởng +1 Thanked +1 Thu lại Lý do
thanh.bm + 1 + 1 + 1 Đồng tình. Thanks!

Xem tất cả

www.xaydung360.vn XÂY TÂM, DỰNG TẦM CHUYÊN NGHIỆP

minhco08 Đăng lúc 18/5/2012 11:59 | Xem tất
CE114-04 gửi lúc 17/5/2012 10:03
Nếu bạn nói có lý thì chưa chắc xếp đã không nghe đâu? Thế mình mới nói phải có  ...

Mọi người thường có câu: nói "phải củ cải cũng nghe" câu nói tưởng như chân lý nhưng xếp của ta đâu phải củ cải. Vậy làm thế nào để để thuyết phục xếp?
Theo mình đầu tiên phải là thời điểm thích hợp, Ví dụ trong tình huống của bạn thuyduongcpr  "Trong các cuộc họp cơ quan khi thấy mọi người yên lặng thì xếp hô hào mọi người góp ý kiến để xếp xem xét và tiếp thu" thực tế có thể xếp muốn nắng nghe thật nhưng cũng có thể xếp chỉ hô hào theo kiểu "dân chủ" chứ thực tế chưa chắc đã thật lòng, nên xung phong, hăng hái cũng có tác dụng chút ít là được thuyết trình trước đám đông coi như được tập luyện thôi.
-Tiếp theo bạn nên nhớ xếp làm việc theo thứ tự ưu tiên do đó nếu vấn đề đó quan trọng Ảnh hưởng đến công ty thậm chí là Ảnh hưởng đến xếp thì trắc chắn xếp xẽ chú ý.....
- Ngoài ra muốn thuyết phục người khác ngoài việc chuẩn bị lý lẽ, dẫn chứng cụ thể, thời gian địa điiểm phù hợp bạn phải chuẩn bị cho mình thái độ trân thành cởi mở giọng nói truyền cảm, âm lượng vừa phải, đủ nghe  cộng với Ánh mắt chìu mến và thi thoảng mỉn cười nếu bạn là con gái ( sử dụng lợi thế cá nhân) thì  xếp nào không gạt gù à
-Nhưng quan trọng hơn cả là bạn phải xây dựng được hình ảnh tốt đẹp trong mắt xếp và đồng nghiệp (xây dựng nhân hiệu) , luôn thể hiện mình là người nhiệt tình hăng hái, trân thành cởi mở, là một nhân viên tận tụy với công việc, đem lại nhiều lợi ích cho Công ty thì khi bạn đóng góp ý kiến thì mọi người xẽ ủng hộ và xếp xẽ chú ý nắng nghe thôi.
Mọi người góp ý thêm nhé!   

Đánh giá

Trước buổi họp sếp nói: Tôi rất dễ tính, chỉ có cái hay là Nhớ lâu và thù dai => KQ: Năm đó sếp là lãnh đạo xuất sắc.  Đăng lúc 18/5/2012 12:40
Câu chuyện của bạn giống như: Hô hào tự kiểm điểm và phê bình.  Đăng lúc 18/5/2012 12:39

Số người tham gia 1Uy Tín: +1 Thưởng +1 Thu lại Lý do
thuyduongcpr + 1 + 1 Thật thú vị! Thanks!

Xem tất cả

www.xaydung360.vn XÂY TÂM, DỰNG TẦM CHUYÊN NGHIỆP

lancosin Đăng lúc 19/5/2012 15:16 | Xem tất
Ài.
Đi ban đêm
trên đường làng vắng
Thấy cái bóng trắng trắng
. Sợ quá
...Ma.....
Cố hết sức
bước mấy bước thêm ra
Hóa ra
cái áo........
........ phơi trên sào.
=> Cơ bản bạn có đủ ý chí để bước không hay là sợ chết cứng không bước nổi.





lancosin trong 19/5/2012 15:17 đã trả lời thêm:
Ai zdà. Biết rồi khổ lắm nói mãi..................

Đánh giá

Tuyệt vời! Cảm ơn!: 5.0
Tuyệt vời! Cảm ơn!: 5
  Đăng lúc 22/5/2012 17:48

www.xaydung360.vn XÂY TÂM, DỰNG TẦM CHUYÊN NGHIỆP

anhphungduc Đăng lúc 24/5/2012 15:05 | Xem tất
em muốn công hiến cho diển đàng nhiều, muốn được cộng điêm và nâng cấp thành viên thì e phải làm thế nao?

Đánh giá

Tham gia viết bài chia sẻ kiến thức.  Đăng lúc 24/5/2012 15:11

www.xaydung360.vn XÂY TÂM, DỰNG TẦM CHUYÊN NGHIỆP

phanle Đăng lúc 4/6/2012 15:51 | Xem tất
Sorry, mình thấy sơ đồ tham luận của mod fubi đâu phải dành riêng cho ngành xây dựng ???


phanle trong 4/6/2012 16:28 đã trả lời thêm:
Đầu tiên, mạn phép điểm qua hiện tượng, giải pháp sẽ cùng thảo luận.
1/ Yếu kém chung (không riêng ngành xây dựng) :
- Không xác định cụ thể và  rõ ràng được chiến lược (strategy), sứ mệnh (mission), tầm nhìn (vision) để hình thành văn hóa doanh nghiệp (organisational culture) hoặc có nhưng không đủ điều kiện (tài, lực, thời vận) và nghị lực để theo đuổi đến cùng. Từ đó, cứ loay hoay dò đường mà không chắc mình có bị lạc đường hay không.
- Khi đạt được thành công nhất định, tích lũy được số vốn nhất định lại quay qua đầu tư vào các ngành nghề khác (thường là trái với sở trường, nếu không muốn nói là sở đoản) với mục đích ban đầu là chia sẻ rủi ro (bỏ trứng vào nhiều rổ) nhưng không đề ra nguyên tắc giới hạn cho các phi vụ đầu tư và thiếu kinh nghiệm quản lý vốn đầu tư trái ngành.
- Khi lọt vào tốp doanh nghiệp dẫn đầu thường có tâm lý tự mãn, thiếu nhiệt huyết nâng cao năng lực cạnh tranh và tìm hiểu đối thủ cạnh tranh ở tầm khu vực, châu lục, toàn cầu.
- Do đặc thù môi trường "nước đục", chỉ chú trọng mở rộng và thắt chặt mối quan hệ với các đầu mối "nguồn việc", không đặt nặng việc kiện toàn và nâng cao năng lực quản lý, chuyên môn của bộ máy nhân sự và trang thiết bị (tài sản hữu hình và vô hình).
- Lãnh đạo của DNNN thì chủ yếu lo "vơ vét" để thu hồi vốn đầu tư vào "ghế", chủ DN tư nhân hoặc cổ phần thì thế hệ thứ nhất thành công chủ yếu nhờ "chịu khó, táo bạo và gặp thời" hơn là nhờ vào tư duy quản trị có kế hoạch, chiến lược phát triển bền vững; thế hệ thứ hai phần lớn được đào tạo bài bản từ ngoại quốc nhưng mới kế nhiệm hoặc đang trong giai đoạn chuyển giao, chưa có kết quả cụ thể chứng thực năng lực, nhưng đa phần chưa phải là người thừa kế xứng tầm, bảo toàn được giá trị chuyển giao thế hệ đã là đạt mức kỳ vọng.
- Lý do lớn nhất lại phạm vào nội dung "cấm kỵ", không dám đưa ra tranh luận.
Tạm kết thúc phần yếu kém chung (1), hẹn hôm khác tiếp phần yếu kém riêng của ngành xây dựng (2).
Chúc mọi người đầu tuần làm việc hiệu quả ! ;-)

Đánh giá

Cái nguyên nhân "cấm kỵ" ấy là quan trọng bậc nhất. Phần lớn những gì đang diễn ra bây giờ như các bác nói ở trên, thì đều từ cái đó mà nảy sinh ra.   Đăng lúc 11/8/2012 10:39
Bổ sung 1 điểm.Thế hệ đào tạo nước ngoài về chưa nắm quyền; đội ngũ thi công đào tạo trong nước đa phần chưa đủ trình độ cạnh tranh quốc tế.  Đăng lúc 4/6/2012 17:59

Số người tham gia 2Uy Tín: +8 Thưởng +8 Thanked +2 Thu lại Lý do
laterit82 + 3 + 3 + 1 Viết rất hay. Thanks!
fubi + 5 + 5 + 1 Viết rất hay. Thanks!

Xem tất cả

www.xaydung360.vn XÂY TÂM, DỰNG TẦM CHUYÊN NGHIỆP

VienAn Đăng lúc 8/6/2012 16:07 | Xem tất
Mô hình kinh tế xây dựng của Việt nam rất lộn xộn, ai cũng đứng làm chủ thầu được. Tuy Nhà nước ban hành một số qui định nhưng không nhầm nhò gì. Đấu thầu thì đâu có nghĩa là đấu thầu ! Vẫn cảm tính chia nhau để tồn tại, CB quản lý yếu kém - Công nhân thì à ơi, công nhân "nông vụ" hết mùa gặt là cầm bay cầm thước. Có mấy công nhân được đào tạo, mà có phải nhà thầu nào cũng nuôi được quân đâu ? Tiền đâu mà nuôi ?Tất cả thả nổi, tôi trúng thầu mới thu thập quân sĩ ? Đấy là những lý do dẫn đến ngành xây dựng chất lượng kém - Thực tế nó diễn ra như vậy bao giờ hết được??? Truyện dài nhiều tập !!!

www.xaydung360.vn XÂY TÂM, DỰNG TẦM CHUYÊN NGHIỆP

tngage Đăng lúc 9/6/2012 10:37 | Xem tất
anhphungduc gửi lúc 24/5/2012 15:05
em muốn công hiến cho diển đàng nhiều, muốn được cộng điêm và nâng cấp thà ...

muốn:
+ Cống hiến => Lợi ích chung
+ Cộng điểm => Lợi ích cá nhân
+ Nâng cấp thành viên => Lợi ích cá nhân
=> Cá nhân > chung

   Dù bạn muốn gì thì...có kiến thức lĩnh vực nào thì lao vào lĩnh vực đó, không biết thì lắng nghe người khác thảo luận, tham khảo tài liệu => bổ sung kiến thức...
   Từ từ cũng lên cấp thôi! Lo gì mấy cái "sao" cấp độ thành viên! Quan trọng là bạn đóng góp được gì...còn vấn đề khác tự nhiên nó sẽ tới!

Vấn đề đào tạo:
   Muốn có kiến thức cơ bản => qua đào tạo.
Tuy nhiên đào tạo tại đâu là vấn đề nhức đầu do:
+ Đào tạo tại trường lớp => tốn kém thời gian và tiền bạc, không có công nhân để làm
+ Đào tạo tại công trường => Chưa hiệu quả do giới hạn về kiến thức của thợ => chất lượng còn chưa cao.
   Công nhân có trình độ, ngòai việc qua đào tạo cần phải có kinh nghiệm công trường. Tuy nhiên, việc qua đào tạo tốn: thời gian + tiền => Thu hồi vốn chậm => Doanh nghiệp khó tổ chức đại trà!

   Với đặc thù ngành xây dựng thì việc đào tạo tại chỗ (tại công trường) nên áp dụng cách sau:
- Bỏ tiền đào tạo cho các hạt nhân thi công là thợ chính, thợ lâu năm hoặc thợ có tay nghề, chuẩn bị thay thế thợ chính, chưa qua đào tạo để họ nắm thêm những vấn đề chưa biết. Cần phải có chính sách phù hợp để giữ nguồn năng lực này.
- Áp dụng việc đào tạo tại công trường cho phụ hồ (lao động phổ thông - thiếu kiến thức): Hạt nhân sẽ truyền đạt lại kiến thức có thể áp dụng thực hiện tốt công việc đang làm cho phụ hồ. Từ đó vừa giảm chi phí, vừa có thể thi công mà không ảnh hưởng đến chất lượng.
- Trong những thời gian rỗi, không có công trình để làm hoặc dư quân thì: Công ty triệu hồi nhân lực dư về kho bãi của công ty, lúc này kỹ sư của công ty sẽ trực tiếp hướng dẫn tay nghề, các biện pháp thi công cụ thể cho những công tác cần tay nghề cao. Như vậy vừa tận dụng thời gian, vừa để nâng cao trình độ của công nhân mà ít tốn chi phí.
- Từ từ sẽ nâng cao tay nghề công nhân => sản phẩm làm ra chất lượng hơn, sản xuất nhanh hơn, hiệu quả hơn!

Số người tham gia 1Uy Tín: +5 Thưởng +5 Thanked +1 Thu lại Lý do
fubi + 5 + 5 + 1 Đồng tình. Thanks!

Xem tất cả

www.xaydung360.vn XÂY TÂM, DỰNG TẦM CHUYÊN NGHIỆP

thanhhieuhsdc Đăng lúc 10/7/2012 10:34 | Xem tất
Anh fubi chọn đề tài này quả thật rất hấp dẫn và là thực trạng của nhiều ngành nghề ở nước ta hiện nay chứ không riêng ngành Xây dựng.
Em cũng xin tham gia một chút ạ:
1. Hiện nay các cháu đạt danh hiệu học sinh giỏi nhiều như lợn con (học sinh tiên tiến là kém rồi). Là bậc phụ huynh nghe thấy con mình đạt kết quả cao ai ai cũng hãnh diện. Nhưng:
- Đi học thêm các cô cho làm hết dạng bài đến khi kiểm tra thậm chí còn không thay cả số.
- Đề bài chỉ thay đổi tí xíu là chịu không làm được như vậy là lười suy nghĩ, không có sự sáng tạo.
- Máy tính ngày càng hiện đại giải được phương trình, hệ phương trình, hàm logarit,... nên các con thiếu hẳn tư duy lô gic.
2. Em rất đồng tình với anh fubi: "Hãy cố gắng làm việc thông minh, đừng làm việc chăm chỉ"
Nhưng ai mà thực hiện theo lập tức bị xem là: "toàn ngồi chơi chẳng thấy làm gì cả" mặc dù việc đã hoàn thành. Sếp nghe một lần hai lần ba lần,... cũng thấy thấu hiểu. Mệt... Chưa kể chuyện đưa ra ý kiến bảo vệ vô tình trái ngược với sếp thì thôi rồi,...
Theo em: thành bại của một doanh nghiệp thì yếu tố con người quyết định tất cả (bao gồm cả phong cách lãnh đạo).
Xin chia sẻ đôi điều suy nghĩ và trăn trở.

Đánh giá

Tuyệt vời! Cảm ơn!: 5.0
Tuyệt vời! Cảm ơn!: 5
Rất thực tế.  Đăng lúc 10/7/2012 11:11

Số người tham gia 2Uy Tín: +8 Thưởng +8 Thanked +2 Thu lại Lý do
laterit82 + 3 + 3 + 1 Đồng tình. Thanks!
fubi + 5 + 5 + 1 Viết rất hay. Thanks!

Xem tất cả

www.xaydung360.vn XÂY TÂM, DỰNG TẦM CHUYÊN NGHIỆP

Phiên bản Mobile|Phần mềm ôn thi sát hạch chứng chỉ hành nghề xây dựng  

Phần mềm dự toán xây dựng excel | Hướng dẫn lập dự toán xây dựng | Phần mềm tư vấn giám sát | Phần mềm quản lý chất lượng xây dựng |

Phần mềm ôn thi sát hạch chứng chỉ hành nghề xây dựng

Phần mềm ôn thi sát hạch chứng chỉ hành nghề Kiến Trúc sư

Phần mềm ôn thi sát hạch chứng chỉ hành nghề Đấu thầu

GMT+7, 29/3/2024 17:20 , Processed in 0.175663 second(s), 28 queries .

Powered by Discuz! X3.2

© 2001-2013 Kiso Comsenz Inc.