XD360 KÍNH CHÚC CHO MỌI NHÀ VẠN SỰ AN LÀNH!

Phần mềm ôn thi sát hạch chứng chỉ hành nghề xây dựng

 Quên mật khẩu
 Đăng ký mới
Anh Trần HòeBùi Quốc Hưng
Xem: 3804|Trả lời: 15
In Chủ đề trước Tiếp theo
Thu gọn cột thông tin

[Chuyên đề] [Shared] Toàn diện về BIM ứng dụng tại Việt Nam hiệu quả

[Lấy địa chỉ]
Nhảy đến trang chỉ định
1#

Hãy đăng nhập để có nhiều chức năng hữu dụng hơn và xem ảnh rõ hơn!

Bạn phải đăng nhập để xem được nội dung, nếu bạn chưa có tài khoản? hãy Đăng ký mới

x
BIM LÀ CÁI GÌ? THỰC TRẠNG VIỆT NAM ỨNG DỤNG NÓ TẠI VIỆT NAM CHỈ LÀ HÔ KHẨU HIỆU? HAY CŨNG CHỈ LÀ "TRĂM VOI KHÔNG ĐƯỢC BÁT NƯỚC XÁO"?
Tại sao như vậy?
* Dạo gần đây thấy nhiều người nhắc đến mô hình BIM, có cả việc "tự hào" là "Nhà thầu xây lắp tiên phong áp dụng BIM"....
  • Với các dự án nguồn vốn nhà nước quản lý, Chính phủ cũng đã ban hành đề án lộ trình áp dụng BIM vào thực tế bởi Quyết định Số: 2500/QĐ-TTg ngày 22/12/2016: "phê duyệt đề án áp dụng mô hình thông tin công trình (bim) trong hoạt động xây dựng và quản lý vận hành công trình":
2. Mục tiêu:
a) Thông qua việc áp dụng BIM hướng tới mục tiêu thực hiện tiết kiệm ít nhất 30% về chi phí quy đổi tổng hợp từ các chủ thể có liên quan thực hiện áp dụng BIM, tăng cường tính minh bạch và thuận lợi trong quản lý, kiểm soát chất lượng hoạt động xây dựng và quản lý vận hành công trình. Trong đó:
- Chi phí xây dựng tiết kiệm khoảng 10% (trong đó giảm lãng phí về vật liệu xây dựng khoảng 20%);
- Giảm thời gian thi công xây dựng khoảng 10% so với tiến độ được phê duyệt;
- Giảm thời gian thiết kế, điều chỉnh thiết kế khoảng 10%;
- Giảm các yêu cầu sửa đổi do sự không phù hợp của thiết kế khoảng 40%.
b) Xây dựng hành lang pháp lý và tạo sự đồng thuận trong xã hội tiến tới áp dụng BIM một cách rộng rãi.
2. Từ năm 2018 đến 2020:
Triển khai áp dụng thí điểm tại một số công trình, bao gồm các nhiệm vụ sau:
a) Thực hiện việc áp dụng BIM trong thiết kế, thi công, quản lý dự án cho tối thiểu 20 công trình xây dựng mới thuộc các loại khác nhau từ cấp I trở lên thuộc dự án đầu tư xây dựng sử dụng vốn nhà nước và các nguồn vốn khác (trên cơ sở tự nguyện);
b) Áp dụng BIM trong công tác quản lý vận hành trong quá trình sử dụng cho tối thiểu 10 công trình quan trọng, có yêu cầu kỹ thuật phức tạp được đầu tư xây dựng bằng vốn nhà nước;
c) Tổ chức đánh giá cụ thể tình hình áp dụng BIM trên cơ sở áp dụng thí điểm nêu trên và hoàn thành các bước công việc để áp dụng rộng rãi trong hoạt động xây dựng và quản lý vận hành công trình từ năm 2021.
3. Từ năm 2021:
Trên cơ sở tổng kết, đánh giá áp dụng BIM, Bộ Xây dựng ban hành Thông tư, Hướng dẫn cụ thể để áp dụng rộng rãi BIM trong hoạt động xây dựng và quản lý vận hành công trình.

  • Mục tiêu nghe rất kêu, lộ trình thì rất hấp dẫn, nhưng chỉ còn vài tháng là đến thời hạn chót 2021 mà đã có chứng minh nào cho sự ứng dụng BIM vào thực tế hiệu quả ra sao? Lợi ích thế nào? Đến mức độ nào?...
Rất nhiều ACE hoạt động trong xây dựng thậm chí còn chưa nghe tới, tệ hơn là nghe loáng thoáng hoặc kiểu "chém gió" này kia nhưng bản chất và tính ứng dụng cụ thể vào môi trường dự án Việt Nam (của VN thuần chủng: k có yếu tố nước ngoài quản lý) thì xem ra chỉ là "Thùng rỗng kêu to" và thậm chí còn hiểu sai nhầm về BIM mà vẫn tự hào về kiến thức BIM của mình. Thậm chí còn lệch lạc kiểu: Revit, các phần mềm 3D, các phần mềm dự toán là BIM; Tệ hại hơn còn khoe rằng tự 1 nhóm cá nhân Nhà thầu xây dựng setup thông tin cho cả 1 dự án theo mô hình BIM (họ thật sự chưa hiểu gì về bản chất BIM nên mới nói được vậy)...
Lý thuyết chỉ là lý thuyết trên giấy. Nó phải được ứng dụng đi vào thực tiễn thì mới có giá trị.
  • Vậy BIM là gì? Lợi ích ra sao?
  • Có mấy cấp độ BIM?
  • Tính thực tiễn áp dụng vào dự án thuần VN cần điều kiện cần và đủ là gì?
  • Hạn chế của ứng dụng BIM tại VN? Khó khăn gì sẽ đối mặt?
  • ACE đồng nghiệp cần chuẩn bị những gì để tiếp cận và tham gia ứng dụng nó?
Mình sẽ mạn phép chia sẻ những nội dung thực tiễn của BIM tại VN để trả lời cho các câu hỏi còn bỏ ngỏ ở trên. Các bạn trong group cùng chia sẻ ở các bài viết sắp tới nhé!

Đánh giá

Chia sẻ hay! Thanks bạn nhé!: 3.3
Chia sẻ hay! Thanks bạn nhé!: 0
  Đăng lúc 11/9/2021 15:33
Vừa rồi e thấy Bộ mới ra văn bản 348-QD-BXD Hướng dẫn áp dụng BIM. Muốn nghe thêm ý kiến và thực trạng áp dụng tại VN hiện nay của ae chuyên gia ạ  Đăng lúc 10/4/2021 15:59
Chia sẻ hay! Thanks bạn nhé!: 5
  Đăng lúc 4/9/2020 15:52
Chia sẻ hay! Thanks bạn nhé!: 5
  Đăng lúc 4/9/2020 14:22

Số người tham gia 11Thanked +27 Thu lại Lý do
quyhk + 1 Mong chờ bài tiếp theo. Thanks!
phuongau + 2
dinhtuan17 + 1 Bài hay. Cảm ơn!
phuonghp142 + 2 Rất chuyên nghiệp! Thanks!
huyimp + 1

Xem tất cả

www.xaydung360.vn XÂY TÂM, DỰNG TẦM CHUYÊN NGHIỆP

Đề cử
 Tác giả| fubi Đăng lúc 13/9/2020 15:18 | Chỉ xem của tác giả
HIỂU TOÀN DIỆN VỀ BIM PHẦN 1:

1. Nguyên tắc cơ bản trong quản lý xây dựng?

2. Lịch sử quản lý thông tin thiết kế?

3. Sự ra đơi của BIM?

4. Bim là gì?

Đánh giá

Chia sẻ hay! Thanks bạn nhé!: 5.0
Chia sẻ hay! Thanks bạn nhé!: 5
  Đăng lúc 11/1/2022 15:11
Chia sẻ hay! Thanks bạn nhé!: 5
  Đăng lúc 17/4/2021 09:59
Chia sẻ hay! Thanks bạn nhé!: 5
Lót dép ngồi hóng  Đăng lúc 14/9/2020 12:22
Chia sẻ hay! Thanks bạn nhé!: 5
  Đăng lúc 14/9/2020 08:18

Số người tham gia 8Thanked +14 Thu lại Lý do
hohohohoho + 1 Bài hay. Cảm ơn!
LuanXD53DB + 2 Thích bài này! Thanks!
duongchau12 + 2 Mong chờ bài tiếp theo. Thanks!
loveonly_93 + 2 Mong chờ bài tiếp theo. Thanks!
nguyentieu + 2

Xem tất cả

www.xaydung360.vn XÂY TÂM, DỰNG TẦM CHUYÊN NGHIỆP

Trả lời Hay 2 Dở 0

Dùng đạo cụ Báo cáo

fubi gửi lúc 13/9/2020 15:18
HIỂU TOÀN DIỆN VỀ BIM PHẦN 1:

1. Nguyên tắc cơ bản trong quản lý xây dựng?

XIN PHÉP BÁC CHỦ NHÀ TRƯỚC KHI ĐĂNG BÀI: "XIN PHÉP BÁC CHO EM ĐĂNG 1 SỐ THÔNG TIN LIÊN QUAN ĐẾN BIM ĐỂ ANH EM CÙNG THAM KHẢO NHÉ"
Lịch sử về BIM đã có khoảng 4 thập kỷ. Từ năm 1975 Chuck Eastman đã đưa ra định nghĩa đầu tiên về BIM. Khái niệm nguyên gốc ban đầu là “Hệ thống mô tả công trình/ Building description system” trong một bài báo công bố trên tạp chí AIA Journal tại trường đại học Carnegie-Mellon. Thuật ngữ BIM lần đầu tiên được sử dụng trong tiêu đề của tài liệu của Robert Aish’s 1986. Định nghĩa của The American General Contractors’ (2006) là một trong những định nghĩa thường được trích dẫn nhất, nêu rõ:
BIM là việc tạo ra và quản lý mô hình phần mềm máy vi tính để mô phỏng xây dựng và vận hành một công trình. Mô hình kết quả là một mô hình thông tin công trình có hàm lượng thông tin cao, tập trung vào từng đối tượng, thể hiện bằng tham số hình học thông minh của đối tượng mà từ đó góc nhìn và dữ liệu phù hợp với nhu cầu sử dụng của các người dùng khác nhau có thể được chiết xuất và phân tích để lấy thông tin được sử dụng để đưa ra quyết định và cái tiến quá trình bàn giao công trình.
Trong lĩnh vực xây dựng hạ tầng, thuật ngữ này vẫn chưa có sự thống nhất. Ở Phần Lan có một số người phổ biến thuật ngữ InfraBIM (Tirkkonen et al., 2010). Ở Mỹ thuật ngữ viết tắt CIM được sử dụng hàm ý “Mô hình thông tin công trình hạ tầng/Civil information model” hoặc “civil integrated management”. Trước đây thuật ngữ viết tắt VDC (Virtual Design and Construction) được sử dụng với nghĩa tương đương với CIM. Kunz and Fischer (2012) chỉ ra rằng VDC bao gồm “việc sử dụng các mô hình tích hợp giữa các chủ thể khác nhau trong các dự án thiết kế xây dựng để đạt được mục tiêu kinh doanh tổng thể chung. Ngày nay chúng ta thường đề cập 1 cách đơn giản về kỹ thuật số trong xây dựng. Parve (2012) đã đưa ra định nghĩa hoàn chỉnh về BIM dựa vào các định nghĩa trước đó như sau:
(1) CIM hay là Mô hình thông tin cơ sở hạ tầng Civil Information Model là hệ thống dữ liệu kỹ thuật số của một kết cấu hạ tầng từ giai đoạn thiết kế ý tưởng tới toàn bộ vòng đời kết cấu hạ tầng đó, là bộ phần mềm và các công cụ liên quan tới quy trình thiết kế, trao đổi thông tin và phân tích thiết kế và quy trình xây dựng.
(2) BIM hay là Mô hình hóa thông tin công trình Building Information Model là hệ thống cơ sở dữ liệu kỹ thuật số của một kết cấu kiến trúc từ gia đoạn thiết kế ý tưởng tới toàn bộ vòng đời kết cấu hạ tầng đó, là bộ phần mềm và các công cụ liên quan tới quy trình thiết kế, trao đổi thông tin và phân tích thiết kế và quy trình xây dựng;
(3) Hệ thống cơ sở dữ liệu, công cụ và các quy trình sử dụng mô hình thiết kế và các dữ liệu đầu vào cho xây dựng của các thành phần khác nhau trong dự án như BIM hay CIM (3D), tiến độ dự án CPM Schedules (4D), dự toán chi phí Cost Estimates (5D) và Quy cách  Specifications (6D) để mô phỏng và hiện thực hóa các mục tiêu của dự án
Succar (2009) chia quá trình ứng dụng BIM thành 3 giai đoạn phát triển. Giai đoạn 1 tập trung vào việc mô hình hóa đối tượng, giai đoạn 2 phối hợp các mô hình và giai đoạn 3 tích hợp hệ thống  Mặc dù nhiều doanh nghiệp tuyên bố là họ đang sử dụng BIM tuy nhiên có khả năng hầu hết đều mới ở giai đoạn 1 khi mà thực sự chưa đạt được nhiều lợi ích. Ở giai đoạn đầu tiên doanh nghiệp sử dụng BIM chỉ trong giai đoạn thiết kế, xây dựng và bảo trì. Việc phối hợp mới chỉ ở mức độ như ở giai đoạn thiết kế 2D/3D truyền thống. (Succar, 2009).
Ở giai đoạn 2, một vài bên tham gia dự án sử dụng hệ thống mô hình thông tin xây dựng và dữ liệu của các bên có thể tương tác cùng nhau. Ví dụ như bộ phận thi công có thể tạo ra mô hình phối hợp từ các mô hình thiết kế khác nhau và sử dụng thông tin này để kiểm tra xung đột và sử dụng làm dữ liệu đầu vào cho hệ thống tự động hóa xây lắp. Ở giai đoạn 3 các mô hình tích hợp được sử dụng trong tất cả các phần mềm và trong toàn bộ các giai đoạn của dự án và các ứng dụng này có thể trao đổi dữ liệu lẫn nhau. Quá trình tích hợp có thể được thực hiện nhờ công nghệ “model server”. (Succar, 2009.) Trong thực tế, mục tiêu hợp lý cho việc ứng dụng triển khai BIM ở thời điểm hiện tại là tiến tới giai đoạn thứ 2. Theo chiến lược phát triển xây dựng của chính phủ Anh thì yêu cầu của giai đoạn 2 (2011, pp. 13-14), “họ sẽ yêu cầu mô hình 3D BIM có tính chất phối hợp (với tất cả các thông tin dự án và tài sản của dự án, tài liệu và các dữ liệu dạng số), ít nhất là trong năm 2016. Mục tiêu tổng quát của chính phủ Anh là nhằm giảm 15% tổng chi phí xây dựng thì ứng dụng của mô hình hóa thông tin công trình BIM cần thiết phải ở mức độ 2 (UK Government’s Construction Strategy, 2011).
Mô hình thông tin công trình BIM (Building Information Modeling) là một bước tiến gần đến lối suy nghĩ tự nhiên của chúng ta. Ký ức của chúng ta được xây dựng thông qua các hình ảnh mà tâm trí chúng ta chụp ở dạng 3D kết hợp với những thông tin về ngày tháng, màu sắc, cảm giác, mùi vị .... Nói tóm lại, suy nghĩ của chúng ta là một hình ảnh 3D có ngữ cảnh.
BIM là một phương pháp để tối ưu hóa thiết kế, quá trình thi công và vận hành của công trình xây dựng. Về cơ bản, BIM được hình thành bởi một mô hình 3D trên máy tính và có thể được nâng cấp bằng cách thêm thông tin như thời gian, chi phí, sử dụng . Chữ "I" viết tắt của Information trong BIM, có thể được sử dụng theo nhiều cách khác nhau tùy theo từng đối tượng tham gia dự án. Và kết quả là, dự án sẽ tạo ra một tập hợp các mô hình BIM với thông tin phong phú có thể được sử dụng trong suốt vòng đời dự án . Chính vì vậy, BIM không phải là phần mềm, nó chính là phương pháp làm việc, cộng tác, thiết kế, quản lý, thi công và vận hành dự án.
Được chấp nhận nhiều nơi trên thế giới bởi các tổ chức khác nhau, khái niệm BIM được Uỷ ban Tiêu chuẩn  BIM  tại Mỹ (NBIMS) định nghĩa như sau: " Mô hình thông tin công trình  là sự biểu diễn bằng số các thuộc tính vật lý và chức năng của công trình, chia sẻ nguồn tri thức các thông tin của công trình, tạo một cơ sở đáng tin cậy cho các quyết định trong suốt vòng đời từ ý tưởng ban đầu cho đến khi dỡ bỏ nó "
BIM là một quan niệm mới cho phép xây dựng công trình ảo trước rồi mới đến công trình trên thực tế. Bằng cách này, các đối tác tham gia dự án có thể xem xét trước và đánh giá hiệu quả của nó trước khi thực hiện. Giải quyết được các vấn đề liên quan ngay ở giai đoạn ban đầu của dự án, đạt được kết quả tiết kiệm đáng kể về mặt thời gian, chi phí và năng lượng. Cùng với các khả năng theo dõi kế hoạch, chi phí và quản lý được nâng cao, một thế giới hoàn toàn mới được mở ra cho cơ hội ứng dụng BIM
Công nghệ B.I.M là tiến trình tạo dựng, sử dụng và quản lý mô hình kỹ thuật số đặc trưng cho cả vòng đời dự án. Hợp nhất tất cả các khía cạnh và thành phần tham gia vào dự án. Mô hình B.I.M không chỉ là mô hình hình học ba chiều, là mô hình đa luồng dữ liệu
BIM ứng dụng công nghệ để tạo ra một mô hình ảo của công trình trong đó chứa đựng chính xác và đầy đủ thông tin để hỗ trợ việc xây dựng, chế tạo,và các hoạt động mua sắm cần thiết để thực hiện việc xây dựng. BIM cũng chứa nhiềucác chức năng cần thiết để mô hình vòng đời của một công trình, cung cấp cơ sở cho khả năng xây dựng mới và những thay đổi trong vai trò và mối quan hệ giữa một nhóm dự án
(Accen_sherven: dịch từ Bimhandbook)

Đánh giá

Chia sẻ hay! Thanks bạn nhé!: 5.0
Bài hay. Thanks!  Đăng lúc 12/9/2022 16:25
Chia sẻ hay! Thanks bạn nhé!: 5
  Đăng lúc 11/1/2022 15:17
Vừa rồi e thấy Bộ mới ra văn bản 348-QD-BXD Hướng dẫn áp dụng BIM. Muốn nghe thêm ý kiến và thực trạng áp dụng tại VN hiện nay của ae chuyên gia ạ  Đăng lúc 10/4/2021 16:05

Số người tham gia 5Thanked +7 Thu lại Lý do
phuongau + 1
duongchau12 + 2 Bài hay. Cảm ơn!
fubi + 1 Rất chuyên nghiệp! Thanks!
phamkhanh15 + 1 Thích bài này! Thanks!
qthanh1 + 2 Bài hay. Cảm ơn!

Xem tất cả

www.xaydung360.vn XÂY TÂM, DỰNG TẦM CHUYÊN NGHIỆP

Trả lời Hay 2 Dở 0

Dùng đạo cụ Báo cáo

Đề cử
landau Đăng lúc 25/10/2021 23:27 | Chỉ xem của tác giả
Ở ta hiện nay nó như thế này:
1. BIM như cải tạo gen ở người vậy. Cần rất nhiều thời gian để đào tạo nhân lực thích ứng và đáp ứng. Cái quan trọng nhất là con người được đào tạo chứ không phải phần mềm hỗ trợ. Ví dụ dự án hạ tầng có 4 chuyên môn mà chỉ một ông chuyên môn không nắm được thì dự án thậm chí còn chậm hơn so với phương pháp quản lý thủ công.
2. Đến bước tiếp nhận thi công mới hài. Ở các dự án lớn thì không nói chứ nhỏ thì năng lực nhà thầu thấp chưa chắc đã đáp ứng được nhân lực. Hoặc có đáp ứng nhân lực cũng không muốn minh bạch tất cả trên BIM, kể cả các nhà quản lý. Có muôn vàn lý do để điều này xảy ra.
3. Chi phí nâng cấp ban đầu cao, chịu nhiều rủi ro, khó khăn khi tiên phong.

www.xaydung360.vn XÂY TÂM, DỰNG TẦM CHUYÊN NGHIỆP

Trả lời Hay 1 Dở 0

Dùng đạo cụ Báo cáo

4#
hai1519 Đăng lúc 14/10/2021 08:30 | Chỉ xem của tác giả
Đã từng áp dụng cho 2 công trình nhưng chỉ tội mất thêm chi phí cho nhà thầu XL

www.xaydung360.vn XÂY TÂM, DỰNG TẦM CHUYÊN NGHIỆP

Phiên bản Mobile|Phần mềm ôn thi sát hạch chứng chỉ hành nghề xây dựng  

Phần mềm dự toán xây dựng excel | Hướng dẫn lập dự toán xây dựng | Phần mềm tư vấn giám sát | Phần mềm quản lý chất lượng xây dựng |

Phần mềm ôn thi sát hạch chứng chỉ hành nghề xây dựng

Phần mềm ôn thi sát hạch chứng chỉ hành nghề Kiến Trúc sư

Phần mềm ôn thi sát hạch chứng chỉ hành nghề Đấu thầu

GMT+7, 19/4/2024 15:28 , Processed in 0.115414 second(s), 26 queries .

Powered by Discuz! X3.2

© 2001-2013 Kiso Comsenz Inc.