XD360 KÍNH CHÚC CHO MỌI NHÀ VẠN SỰ AN LÀNH!

Phần mềm ôn thi sát hạch chứng chỉ hành nghề xây dựng

 Quên mật khẩu
 Đăng ký mới
Anh Trần HòeBùi Quốc Hưng
Xem: 53848|Trả lời: 7
Thu gọn cột thông tin

Cách bố trí thép sàn ban công

[Lấy địa chỉ]
minhxdvinh Đăng lúc 16/2/2013 10:53 | Xem tất |Chế độ đọc

Hãy đăng nhập để có nhiều chức năng hữu dụng hơn và xem ảnh rõ hơn!

Bạn phải đăng nhập để xem được nội dung, nếu bạn chưa có tài khoản? hãy Đăng ký mới

x
Thép sàn ban công mình sẽ tính toán theo sơ đồ bản kê 3 cạnh phải không mọi người?Thép sàn ban công mình bố trí thép theo phương cạnh dài nằm dưới và thép theo phương cạnh ngắn nằm trên có đúng không?Vì mình nghĩ nếu là bản kê 3 cạnh thì cạnh ngắn sẽ được kê lên 2 dầm công xôn nên thép theo phương cạnh dài sẽ chịu lực chính,nó sẽ được gác lên 2 dầm công xôn.
Sơ đồ tính dầm treo và dầm đỡ khác nhau không ạ?Nếu thiết kế tính dầm treo mà mình chuyển sang dầm đỡ mà vẫn để nguyên miền thép thì có được không?

www.xaydung360.vn XÂY TÂM, DỰNG TẦM CHUYÊN NGHIỆP

fubi Đăng lúc 16/2/2013 15:53 | Xem tất
vấn đề bạn hỏi thật ra trên thực tế cũng là thắc mắc của khá nhiều bạn đồng nghiệp, kể cả các bạn đã đi làm có kinh nghiệm. Thật sự đó là bài toán căn bản trên ghế nhà trường mà thôi.

Trường hợp này nếu để tính kết cấu sẽ tùy thuộc vào quan niệm phân tích của người tính kết cấu mà có các trường hợp tương ứng với sơ đồ tính khác nhau, cách đặt thép cũng khác nhau như sau:
1. Trường hợp 1:
- Quan niệm: bản kê 2 cạnh với 2 dầm là 2 conson. Sàn ban công được xem chỉ "gác" lên 2 dầm là 2 conson mà thôi.
- Sơ đồ tính:
Sàn là bản loại dầm chịu lực 1 phương.
Dầm conson chịu tải trọng bản thân và tải trọng do sàn truyền vào (nếu có dầm bo thì có thêm tải trọng dầm bo truyền vào)
Nếu có dầm bo thì dầm bo trường hợp này chỉ chịu tải trọng bản thân mà thôi.

- Cách đặt thép:
Thép theo phương từ dầm conson này đến dầm conson kia là thép chịu lực chính (do kết quả tính toán) và đặt nằm dưới. Thép theo phương còn lại là thép cấu tạo đặt nằm trên.
Nếu có dầm bo thì liên kết giữa sàn và dầm bo là liên kết "lỏng" - gác kê lên mà thôi - không ngàm, không khớp. Không cần móc thép sàn vào dầm bo.

2. Trường hợp 2:
- Quan niệm: bản kê 4 cạnh với 1 chiều là 2 dầm conson, 1 chiều là dầm nhà và dầm bo.
- Sơ đồ tính:
Sàn là bản loại dầm chịu lực 1 phương hay 2 phương tuỳ thuộc vào L1/L2 như bài toán tính sàn bản kê 4 cạnh thông thường.
Dầm conson, dầm nhà và dầm bo chịu tải trọng bản thân và tải trọng do sàn truyền vào.
- Cách đặt thép:
+ Nếu sàn chịu lực theo 2 phương thì thép theo phương cạnh dài đặt nằm trên, cạnh ngắn đặt nằm dưới.
+ Nếu sàn chịu lực theo 1 phương thì thép theo phương cạnh ngắn là chịu lực chính, thép theo phương cạnh dài là thép cấu tạo.

Còn có trường hợp 3, 4 nữa nhưng ít thông dụng nên mình không đề cập.

Đánh giá

hj cảm ơn anh fubi nhiều bài viết rất chi tiết và rỏ ràng  Đăng lúc 16/2/2013 16:19

Số người tham gia 4Uy Tín: +8 Thưởng +8 Thanked +4 Thu lại Lý do
sondajk93 + 1
solomen7777 + 2 + 2 + 1 Đồng tình. Thanks!
minhxdvinh + 3 + 3 + 1 Đồng tình. Thanks!
M@trixs + 3 + 3 + 1 Chuẩn chẳng cần chỉnh.....

Xem tất cả

www.xaydung360.vn XÂY TÂM, DỰNG TẦM CHUYÊN NGHIỆP

fubi Đăng lúc 18/2/2013 17:08 | Xem tất


Trường hợp bạn hỏi:
1. Bản kê 3 cạnh: 1 chiều gác lên 2 dầm conson, 1 chiều ngàm vào dầm nhà thì:
- Sơ đồ tính:
Phương theo 2 dầm conson bản làm việc như bản loại dầm.
Phương dầm nhà ra ngoài ban công: bản làm việc như bản tự do 1 đầu ngàm vào dầm nhà.
+ Truyền lực:
Theo phương dầm nhà ra ngoài ban công, sàn truyền tải trọng hết vào dầm nhà (trừ phần diện tích truyền vào 2 dầm conson - vẽ theo nguyên tắc đường phân giác).
- Bố trí thép:
+ Phương theo 2 dầm conson:
thép đặt lớp mặt dưới cùng của sàn theo chiều từ dầm conson này đến dầm conson kia là thép chịu lực chính. Thép theo phương còn lại nằm trên là thép cấu tạo.
+ Phương ngàm dầm nhà: thép đặt ở lớp mặt trên của sàn neo từ dầm nhà ra đến hết bản sàn là thép chịu lực chính.
Nếu nhìn mặt cắt sẽ thấy thép 2 lớp.

2. Dầm treo: tức trong sơ đồ tính chỉ chịu tải trọng bản thân (tải trọng tường xây/vách ngăn/ lan can bên trên nếu có). Không chịu tải trọng sàn truyền vào.
Dầm đỡ: tức là đỡ sàn, ngoài tải trọng như dầm treo còn chịu tải trọng của sàn truyền vào.
==> Dầm treo kết cấu thép ít hơn dầm đỡ nếu tính "sát ván". Nên việc tráo đổi dầm treo thành dầm đỡ mà giữ nguyên kết cấu là "nguy hiểm".

Đánh giá

Tuyệt vời! Cảm ơn!: 5.0
Tuyệt vời! Cảm ơn!: 5
  Đăng lúc 19/2/2013 09:37

Số người tham gia 1Uy Tín: +3 Thưởng +3 Thanked +1 Thu lại Lý do
minhxdvinh + 3 + 3 + 1

Xem tất cả

www.xaydung360.vn XÂY TÂM, DỰNG TẦM CHUYÊN NGHIỆP

DoubleN Đăng lúc 19/2/2013 14:47 | Xem tất
fubi gửi lúc 18/2/2013 17:08
Trường hợp bạn hỏi:
1. Bản kê 3 cạnh: 1 chiều gác lên 2 dầm conson, 1 chiều ngàm và ...

Dường như bác Fubi nói lộn chỗ sơ đồ tính thì phải. Em nghĩ như thế này mới đúng:
Với dạng Bản kê 3 cạnh như chủ topic nói (bản có cạnh ngắn liên kết cới dầm consol - cạnh dài : 1 bên liên kết với dầm nhà, 1 bên tự do)
Trường hợp bản làm việc 2 phương thì cắt 2 dải bản theo 2 phương.
+Sơ đồ tính:
- Dải bản theo phương cạnh ngắn (2 dầm consol): bản làm việc như 1 dầm consol - 1 đầu ngàm và 1 đầu tự do.
- Dải bản theo phương cạnh dài (dầm nhà): bản làm việc như 1 dầm có liên kết 2 đầu là ngàm.

Số người tham gia 1Uy Tín: +3 Thưởng +3 Thanked +1 Thu lại Lý do
minhxdvinh + 3 + 3 + 1

Xem tất cả

www.xaydung360.vn XÂY TÂM, DỰNG TẦM CHUYÊN NGHIỆP

 Tác giả| minhxdvinh Đăng lúc 18/2/2013 16:44 | Xem tất
Cảm ơn anh Fubi nhiều.Em đang thi công 1 sàn ban công có 2 cạnh ngắn gác lên 2 dầm công xôn và 1 cạnh gác lên dầm nhà, cạnh còn lại thì tự do.trường hợp này thì mình đặt thép theo trường hợp 1 phải không ạ?
Em muốn hỏi anh ý này nữa.Sơ đồ tính dầm treo và dầm đỡ khác nhau không ạ?Nếu thiết kế tính dầm treo mà mình chuyển sang dầm đỡ mà vẫn để nguyên miền thép thì có được không?

www.xaydung360.vn XÂY TÂM, DỰNG TẦM CHUYÊN NGHIỆP

 Tác giả| minhxdvinh Đăng lúc 20/2/2013 11:10 | Xem tất
Bài được minhxdvinh sửa lúc  20/2/2013 11:17

Sàn ban công của em chỉ làm việc theo 1 phương thôi(rộng 1,1m , dài 4,5m), em muốn hỏi cách bố trí thép lớp dưới như thế nào?
2. Dầm treo: tức trong sơ đồ tính chỉ chịu tải trọng bản thân (tải trọng tường xây/vách ngăn/ lan can bên trên nếu có). Không chịu tải trọng sàn truyền vào.
Dầm đỡ: tức là đỡ sàn, ngoài tải trọng như dầm treo còn chịu tải trọng của sàn truyền vào.
==> Dầm treo kết cấu thép ít hơn dầm đỡ nếu tính "sát ván". Nên việc tráo đổi dầm treo thành dầm đỡ mà giữ nguyên kết cấu là "nguy hiểm".

Nếu tải trọng sàn không truyền vào dầm đỡ thì cái gì sẽ chịu tải trọng của sàn hả a Fubi?


minhxdvinh trong 20/2/2013 14:57 đã trả lời thêm:
Đúng là e nhầm.Hi2 Ý e là nếu tải trọng sàn không truyền vào dầm treo thì cái gì sẽ chịu tải trọng của sàn.E nghĩ là sơ đồ tính của 2 dầm là giống nhau.Thời đi học có được các thầy dạy cách tính dầm treo đâu.

Đánh giá

Mình vẽ hình là bạn hiểu ngay thôi. Thân ái!  Đăng lúc 20/2/2013 11:26
Mình có nói "Dầm đỡ" là dầm không chịu tải trọng sàn truyền vào đâu nhỉ. Mình nói là "dầm treo" đấy chứ.  Đăng lúc 20/2/2013 11:26
Hiii. Do bạn không đọc kỹ các bài viết ở trên hoặc do thiếu hình minh họa nên bạn đọc rồi mà chưa hình dung ra đấy thôi.  Đăng lúc 20/2/2013 11:25

www.xaydung360.vn XÂY TÂM, DỰNG TẦM CHUYÊN NGHIỆP

Tienconst Đăng lúc 27/4/2017 20:24 Từ di động | Xem tất

www.xaydung360.vn XÂY TÂM, DỰNG TẦM CHUYÊN NGHIỆP

thuong2112 Đăng lúc 9/7/2019 19:54 Từ di động | Xem tất
a ơi cho e hỏi phân biệt dầm chính dầm phụ thế nào ạ. cả 2 đều chạy qua cột ạ

www.xaydung360.vn XÂY TÂM, DỰNG TẦM CHUYÊN NGHIỆP

Phiên bản Mobile|Phần mềm ôn thi sát hạch chứng chỉ hành nghề xây dựng  

Phần mềm dự toán xây dựng excel | Hướng dẫn lập dự toán xây dựng | Phần mềm tư vấn giám sát | Phần mềm quản lý chất lượng xây dựng |

Phần mềm ôn thi sát hạch chứng chỉ hành nghề xây dựng

Phần mềm ôn thi sát hạch chứng chỉ hành nghề Kiến Trúc sư

Phần mềm ôn thi sát hạch chứng chỉ hành nghề Đấu thầu

GMT+7, 16/4/2024 12:26 , Processed in 0.158316 second(s), 24 queries .

Powered by Discuz! X3.2

© 2001-2013 Kiso Comsenz Inc.