XD360 KÍNH CHÚC CHO MỌI NHÀ VẠN SỰ AN LÀNH!

Phần mềm ôn thi sát hạch chứng chỉ hành nghề xây dựng

 Quên mật khẩu
 Đăng ký mới
Anh Trần HòeBùi Quốc Hưng
Xem: 15905|Trả lời: 9
Thu gọn cột thông tin

Hỏi về trường hợp xử lý Thừa kế tài sản

[Lấy địa chỉ]
thanhthanh Đăng lúc 3/5/2011 14:12 | Xem tất |Chế độ đọc

Hãy đăng nhập để có nhiều chức năng hữu dụng hơn và xem ảnh rõ hơn!

Bạn phải đăng nhập để xem được nội dung, nếu bạn chưa có tài khoản? hãy Đăng ký mới

x
Thông tin:
Ông bà tôi có một ngôi nhà chung. Sau khi ông tôi mất không để lại di chúc bà tôi đứng tên CSH ngôi nhà. Hiện tại bà đã chuyển nhượng toàn bộ quyền sử dụng đất cho người con trai  và con dâu thứ hai. Tên CSH ngôi nhà bà vẫn đang đứng.

Ông bà tôi có 6 người con (2 trai, 4 gái). Trong số đó có ba người không hề biết về sự chuyển nhượng này.
Hỏi:
Vậy có phải bây giờ toàn bộ ngôi nhà đều thuộc quyền sỡ hữu của người con thứ hai ?
Những người con khác không được quyền lợi gì nữa?

www.xaydung360.vn XÂY TÂM, DỰNG TẦM CHUYÊN NGHIỆP

fubi Đăng lúc 3/5/2011 14:52 | Xem tất
Trả lời thanhthanh Bài mới

Bạn cần thông tin rõ hơn mới giúp bạn được:
1. Giấy tờ sở hữu nhà và quyền sử dụng đất (hình như bạn thiếu thông tin này) ban đầu đứng tên ai? ông bà cùng đứng tên hay chỉ là riêng bà đứng tên trong sổ?
2. Thủ tục khi bà chuyển nhượng cho người con trai và dâu thứ 2 đã làm gồm những giấy tờ gì? Tại sao sau khi chuyển nhượng mà sổ vẫn đứng tên của bà - trong khi kết quả của việc chuyển nhượng phải là đứng tên chủ sở hữu khác (người con trai và dâu thứ 2) ?

www.xaydung360.vn XÂY TÂM, DỰNG TẦM CHUYÊN NGHIỆP

 Tác giả| thanhthanh Đăng lúc 3/5/2011 19:03 | Xem tất
Trả lời fubi Bài mới

Ngôi nhà đó là tài sản do ông tôi tạo ra. Trước khi ông mất nó thuộc quyền sỡ hữu chung của ông và bà tôi. Sau khi ông mất không có di chúc và các con thống nhất để nhà đó làm nhà từ đường (chỉ thỏa thuận miệng không có giấy tờ pháp lý). Tên CSH cũng được chuyển sang cho bà tôi đứng tên một mình. Bà tôi cùng gia đình người con thứ hai sống ở đó. Sau một thời gian tình cờ chúng tôi phát hiện trên sổ đỏ bà tôi vẫn đứng tên nhưng trong đó  phần mục lục về quyền sử dụng đất thì lại ghi là : chuyển nhường toàn bộ quyền sử dụng đất cho ông... và bà .... (tên người con trai và con dâu thứ hai) có công chứng hẳn hoi. Khi mọi người hỏi bà tôi thì bà trả lời rất mập mờ.  

www.xaydung360.vn XÂY TÂM, DỰNG TẦM CHUYÊN NGHIỆP

fubi Đăng lúc 3/5/2011 20:07 | Xem tất


Vậy thông tin tình huống của bạn tóm tắt như sau:

1. Ban đầu: quyền sử dụng đất và quyền sở hữu nhà do Ông và Bà của bạn đứng tên sở hữu.
2. Sau khi ông bạn mất đã không lập quyền thừa kế. Các con thống nhất để làm nhà từ đường. Đồng thời Lập lại quyền sử dụng đất và quyền sở hữu nhà chỉ thuộc Bà bạn đứng tên.
3. Sau đó, Bà bạn đã thực hiện quyền chuyển nhượng cho vợ chồng người con thứ 2 đứng tên.
Lưu ý: Bạn đang lầm lẫn là sổ vẫn đứng tên Bà, phụ lục ghi thêm tên vợ chồng người con thứ 2. Nói cho bạn rõ, phụ lục ấy chính là kết quả của việc chuyển nhượng. Lúc này chỉ duy nhất quyền sở hữu là thuộc về vợ chồng người con thứ 2.
Bà của bạn cũng không còn là chủ sở hữu nữa.

Với tình huống thông tin bạn cấp:
Khẳng định: việc chuyển quyền sở hữu (2 lần) nói trên là hoàn toàn hợp pháp. Chính vì hợp pháp nên mới được công chứng nhà nước và cơ quan địa phương cấp sổ chứng nhận chuyển quyền sử dụng.

Những người không có tên trong sổ (các người con còn lại) không có quyền hợp pháp theo pháp luật để tranh chấp tài sản.

Về lý thì vậy.
Còn về tình cảm thì gia đình anh em với nhau nên sống thuận hòa, nên bàn bạc nội bộ gia đình với nhau. Đừng vì chút tài sản mà đánh mất tình cảm gia đình.
***********************************
Rõ hơn:
Căn nhà là tài sản chung của ông bà bạn. Ông bạn mất (từ thời điểm nào?), tuy nhiên lại không để lại di chúc, do vậy di sản của ông bạn sẽ được phân chia theo pháp luật.

Tại thời điểm này các đồng thừa kế hàng thứ nhất được xác định theo quy tại khoản 1, điều 676 Bộ Luật Dân sự 2005 sẽ gồm bà bạn và các người con. Phần tài sản này là tài sản chung của ông bà bạn, cho nên các đồng thừa kế này sẽ được hưởng phần giá trị của ½ căn nhà trên. ½ giá trị còn lại của căn nhà này là thuộc về người bà của bạn.

1. Đối với phần tài sản của ông bạn để lại: từ thời điểm ông bạn mất cho tới nay, nếu bây giờ các bên mới phát sinh tranh chấp về quyền thừa kế mà yêu cầu Tòa án giải quyết thì theo Nghị quyết 02/2004/NQ-HĐTP hướng dẫn áp dụng pháp luật trong việc giải quyết các vụ án dân sự, hôn nhân và gia đình tại mục I.2.4 có quy định:

“Trường hợp trong thời hạn mười năm, kể từ thời điểm mở thừa kế mà các đồng thừa kế không có tranh chấp về quyền thừa kế và có văn bản cùng xác nhận là đồng thừa kế hoặc sau khi kết thúc thời hạn mười năm mà các đồng thừa kế không có tranh chấp về hàng thừa kế và đều thừa nhận di sản do người chết để lại chưa chia thì di sản đó chuyển thành tài sản chung của các thừa kế. Khi có tranh chấp và yêu cầu Toà án giải quyết thì không áp dụng thời hiệu khởi kiện về quyền thừa kế, mà áp dụng các quy định của pháp luật về chia tài sản chung”.

Như vậy đối với phần tài sản mà ông bạn để lại sẽ được xem là tài sản chung của các đồng thừa kế nếu quá 10 năm kể từ khi ông bạn mất, áp dụng điều 224 BLDS việc chia tài sản thuộc sở hữu chung tiến hành như sau:

• Trong trường hợp sở hữu chung có thể phân chia thì mỗi chủ sở hữu chung đều có quyền yêu cầu chia tài sản chung; nếu các chủ sở hữu chung đã thoả thuận không phân chia tài sản chung trong một thời hạn thì mỗi chủ sở hữu chung chỉ có quyền yêu cầu chia tài sản chung khi hết thời hạn đó; khi tài sản chung không thể chia được bằng hiện vật thì được trị giá thành tiền để chia.

• Trong trường hợp có người yêu cầu một người trong số các chủ sở hữu chung thực hiện nghĩa vụ thanh toán khi người đó không có tài sản riêng hoặc tài sản riêng không đủ để thanh toán thì người yêu cầu có quyền yêu cầu chia tài sản chung để nhận tiền thanh toán và được tham gia vào việc chia tài sản chung, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.

Nếu không thể chia phần quyền sở hữu bằng hiện vật hoặc việc chia này bị các chủ sở hữu chung còn lại phản đối thì người có quyền có quyền yêu cầu người có nghĩa vụ bán phần quyền sở hữu của mình để thực hiện nghĩa vụ thanh toán.

Tuy nhiên, trường hợp của bạn không thuộc quy định trên bởi vì sau khi ông bạn mất quyền sở hữu đã được Pháp luật nhà nước xác nhận cấp chuyển cho Bà bạn đứng tên 1 mình. Lúc này bán cho ai, tặng ai là quyền của Bà bạn. Các con không có quyền nữa.


Số người tham gia 1Uy Tín: +2 Thưởng +3 Thanked +1 Thu lại Lý do
thanhthanh + 2 + 3 + 1

Xem tất cả

www.xaydung360.vn XÂY TÂM, DỰNG TẦM CHUYÊN NGHIỆP

 Tác giả| thanhthanh Đăng lúc 4/5/2011 12:00 | Xem tất
Mình có thêm một thắc mắc muốn hỏi. Tài sản do vợ chồng cùng làm ra sau khi cưới thì một trong hai người hoặc cả hai cùng đứng tên CSH thì nếu có tranh chấp đều được PL chia đôi phải không ? Vậy nếu người đứng tên CSH ngôi nhà trước và sau khi ông mình chết đều là bà mình và sau khi ông mất chưa công bố phân chia tài sản thỉ phần tài sản của ông mình đã mất vẫn còn không ? Và nếu các con đòi chia sau 10 năm ngày mất của ông thì còn hiệu lực không ?

www.xaydung360.vn XÂY TÂM, DỰNG TẦM CHUYÊN NGHIỆP

fubi Đăng lúc 4/5/2011 14:05 | Xem tất
thanhthanh gửi lúc 4/5/2011 12:00
Mình có thêm một thắc mắc muốn hỏi. Tài sản do vợ chồng cùng làm ra sau khi cưới th ...

Trường hợp 1:
Nếu trên GCN QSD đất đã được cấp chỉ ghi tên người sử dụng là bà bạn và không ghi chú về việc bà bạn là đại diện của đồng sở hữu, đồng thừa kế…, thì bà bạn có toàn quyền quyết định trong việc tặng cho hoặc chuyển nhượng QSD đất đối với diện tích đất này.
Trường hợp 2:
Nếu trên GCN QSD đất đã được cấp ghi cả tên ông và bà của bạn và/hoặc có không ghi chú về việc bà bạn là đại diện của đồng sở hữu, đồng thừa kế…, thì khi ông bạn mất mà không để lại di chúc thì 50% diện tích đất thuộc QSD của bà bạn, còn 50% diện tích đất thuộc di sản thừa kế theo pháp luật. Theo quy định tại Điều 676 Bộ luật Dân sự thì những người thừa kế theo pháp luật gồm:

1. Những người thừa kế theo pháp luật được quy định theo thứ tự sau đây:

a. Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết;

b. Hàng thừa kế thứ hai gồm: ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột của người chết;

cháu ruột của người chết mà người chết là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại;

c. Hàng thừa kế thứ ba gồm: cụ nội, cụ ngoại của người chết; bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột, chắt ruột của người chết mà người chết là cụ nội, cụ ngoại.

2. Những người thừa kế cùng hàng được hưởng phần di sản bằng nhau.

3. Những người ở hàng thừa kế sau chỉ được hưởng thừa kế, nếu không còn ai ở hàng thừa kế trước do đã chết, không có quyền hưởng di sản, bị truất quyền hưởng di sản hoặc từ chối nhận di sản.

**************************
Theo quy định tại Điều 27, Luật Hôn nhân và Gia đình thì tài sản chung của vợ chồng được quy định như sau:
“1. Tài sản chung của vợ chồng gồm tài sản do vợ, chồng tạo ra, thu nhập do lao động, hoạt động sản xuất, kinh doanh và những thu nhập hợp pháp khác của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân; tài sản mà vợ chồng được thừa kế chung hoặc được tặng cho chung và những tài sản khác mà vợ chồng thoả thuận là tài sản chung.
Quyền sử dụng đất mà vợ chồng có được sau khi kết hôn là tài sản chung của vợ chồng. Quyền sử dụng đất mà vợ hoặc chồng có được trước khi kết hôn, được thừa kế riêng chỉ là tài sản chung khi vợ chồng có thoả thuận.
Tài sản chung của vợ chồng thuộc sở hữu chung hợp nhất.
2. Trong trường hợp tài sản thuộc sở hữu chung của vợ chồng mà pháp luật quy định phải đăng ký quyền sở hữu thì trong giấy chứng nhận quyền sở hữu phải ghi tên của cả vợ chồng.
3. Trong trường hợp không có chứng cứ chứng minh tài sản mà vợ, chồng đang có tranh chấp là tài sản riêng của mỗi bên thì tài sản đó là tài sản chung.”
Tại thời điểm mua đất (năm nào bạn không nêu rõ??? Luật Hôn nhân và Gia đình 2000 chưa được ban hành) pháp luật chưa bắt buộc cả hai vợ chồng phải đứng tên trên tài sản chung hợp nhất. do đó, nếu sổ sở hữu được lập trước năm 2000 mà nếu chứng minh được tài sản này chưa được chia thì là tài sản chung của hai người.

www.xaydung360.vn XÂY TÂM, DỰNG TẦM CHUYÊN NGHIỆP

 Tác giả| thanhthanh Đăng lúc 4/5/2011 16:28 | Xem tất
Cảm ơn bạn rất nhiều



thanhthanh trong 4/5/2011 17:36 đã trả lời thêm:
Tôi vẫn còn thắc mắc chưa hiểu rõ. Nói như bạn có nghĩa là trên giấy chứng nhận Quyền sử dụng nhà ở và quyền sử dụng đất ở : Trong mục CSH nhà ở và đất ở chỉ có tên bà tôi và không có ghi chú gì thêm thì là bà tôi toàn quyền sử dụng phải không ? (1/2 TS đó sẽ không được chia cho các con khi ông tôi mất ) Nhưng tôi thắc mắc giờ đây trong mục những thay đổi về quyền sử dụng đất đã ghi : Chuyển nhượng toàn bộ quyền sử dụng đất cho ông A và bà B do Phòng công chứng chứng nhận. Như vậy giờ đây quyền sử dụng hợp pháp là ông A và bà B đúng không ? Nếu là vậy bây giờ ông A và bà B cầm giấy chứng nhận Quyền sử dụng nhà ở và quyền sử dụng đất ở ra cơ quan thẩm quyền là sẽ được cấp giấy chứng nhận quyền CSH mang tên họ phải không ? Nhưng mình thắc mắc rằng không biết bà đã chuyển nhượng nó ntn, vì thời gian bà chuyển nhượng khi bà 73 tuổi và năm nay bà đã 80 tuổi. Mọi người đều không biết chuyện bà chuyển nhượng cho đến thời điểm này và bà cũng nói là không nhớ mình có ký giấy gì không ? Mọi người đều rất bối rối và muốn giải quyết êm đềm theo tình cảm gia đình nên không ai muốn tới cơ quan thẩm quyền.

www.xaydung360.vn XÂY TÂM, DỰNG TẦM CHUYÊN NGHIỆP

xaydung Đăng lúc 4/5/2011 21:30 | Xem tất
thanhthanh gửi lúc 4/5/2011 16:28
Cảm ơn bạn rất nhiều

Nói rõ cho bạn về cấu trúc sổ Chứng nhận quyền sử dụng đất và quyền sở hữu nhà:

- Chủ sở hữu đứng tên ban đầu tạm gọi là A. THì A được ghi ngay tại trang đầu tiên của sổ.
- Sau đó A tiến hành chuyển nhượng cho đối tượng khác (tạm gọi là B). Thủ tục chuyển nhượng như sau:
  + A và B ra phòng công chứng ký hợp đồng chuyển nhượng trước sự chứng giám và xác nhận của Công chứng viên. Họ sẽ giúp lập hợp đồng chuyển nhượng, kiểm tra các giấy tờ pháp lý hợp lệ để thực hiện xác nhận chuyển nhượng. Lưu ý: nếu không hợp lệ theo pháp luật về quyền sở hữu thì công chứng họ sẽ không làm chứng xác nhận việc chuyển nhượng đó đâu.
  + A hoặc B (tùy thỏa thuận) sẽ đem hợp đồng công chứng cùng Giấy gốc chứng nhận quyền sử dụng đất và quyền sở hữu nhà do A đứng tên nộp cho cơ quan quản lý nhà đất tại địa phương (sở xây dựng hoặc quận) để làm thủ tục chuyển quyền sở hữu (có thêm các bản kê khai theo mẫu quy định của nhà nước).
Sau khi kiểm tra sự hợp lệ về việc chuyển nhượng và đã nhận nộp thuế đầy đủ, cơ quan quản lý nhà đất địa phương sẽ tiến hành xác nhận chủ sở hữu mới bằng cách ghi vào tờ phụ lục của sổ gốc.
Chính vì vậy mà bạn thấy tờ đầu của sổ vẫn là tên của Bà, còn tờ phụ lục là tên vợ chồng người con thứ 2.

Lúc này, chủ sở hữu là 2 vợ chồng người con thứ 2. Bà của bạn không có quyền gì nữa.

www.xaydung360.vn XÂY TÂM, DỰNG TẦM CHUYÊN NGHIỆP

giakhanh206 Đăng lúc 4/5/2011 22:17 | Xem tất
- Việc bà bạn chuyển nhượng như thế nào giờ không là điều quan trọng nữa.
- Chia tài sản của vợ chồng khi ly hôn và khi thừa kế tài sản là khác nhau.
- Nhà từ đường thì mang ý nghĩa tâm linh nên thường chỉ để ở chứ ít khi bán. Do đó tùy theo hoàn cảnh kinh tế mỗi cá nhân của người con mà cùng thống nhất sao cho ổn thỏa. Tài sản có thêm từ việc chia (nếu bán) cũng không thêm được gì quan trọng cả. Quan trọng quá vấn đề thì mạng lại nhiều điều phiền, lo nghĩ

Đánh giá

Hữu ích lắm! Thanks!: 5.0
Hữu ích lắm! Thanks!: 5
  Đăng lúc 5/5/2011 15:35

www.xaydung360.vn XÂY TÂM, DỰNG TẦM CHUYÊN NGHIỆP

minhsonvu Đăng lúc 31/10/2016 07:45 | Xem tất
Em cũng đang nghiên cứu về một trường hợp tương tự thế này. Sau khi tham khảo các vị là luật sư và thẩm phán tại tòa án Tỉnh Thái Nguyên thì được giải thích như sau:
- Thứ nhất: thời hạn mở thừa kế bây giờ là 30 năm chứ không còn mức 10 năm như bác fubi nói ở trên nữa
- Thứ hai: căn cứ theo các quy định (mạn phép không kể ra tại bài này) thì việc chuyển người đứng tên chủ sở hữu như của bà bác thanhthanh cũng chưa hẳn là hợp pháp. Vì việc chuyển tên chủ sở hữu này phải làm theo di chúc mà di chúc phải được lập khi người ông còn minh mẫn và có đầy đủ các căn cứ pháp lý như chính quyền hoặc phòng công chứng xác nhận, có đầy đủ chữ ký của bà và 6 người con xác nhận là mình không có ý kiến gì khác.
- Thứ ba: thư ký tòa án có hướng dẫn một cách chia như sau và em thấy là hợp lý: Phần tài sản chung bao gồm ngôi nhà chung ấy được chia làm 14 phần, ông và bà mỗi người 7 phần. Sau khi ông mất, 7 phần của ông được chia cho bà và 6 người con. Như vậy lúc này bà có 8 phần, mỗi người con được 1 phần. Nếu bà quyết định chỉ chia 8 phần này cho 2 người là anh con trai và người con dâu thứ 2 thì phải lập di chúc hợp pháp (mà đúng hơn là cho người con trai chứ con dâu không được tính trong thừa kế). Nếu bà không lập di chúc hoặc di chúc không hợp pháp thì đến khi bà mất lại phát sinh tình huống chia 8/14 tài sản ban đầu cho 6 người con.

www.xaydung360.vn XÂY TÂM, DỰNG TẦM CHUYÊN NGHIỆP

Phiên bản Mobile|Phần mềm ôn thi sát hạch chứng chỉ hành nghề xây dựng  

Phần mềm dự toán xây dựng excel | Hướng dẫn lập dự toán xây dựng | Phần mềm tư vấn giám sát | Phần mềm quản lý chất lượng xây dựng |

Phần mềm ôn thi sát hạch chứng chỉ hành nghề xây dựng

Phần mềm ôn thi sát hạch chứng chỉ hành nghề Kiến Trúc sư

Phần mềm ôn thi sát hạch chứng chỉ hành nghề Đấu thầu

GMT+7, 28/3/2024 18:58 , Processed in 0.171019 second(s), 27 queries .

Powered by Discuz! X3.2

© 2001-2013 Kiso Comsenz Inc.