XD360 KÍNH CHÚC CHO MỌI NHÀ VẠN SỰ AN LÀNH!

Phần mềm ôn thi sát hạch chứng chỉ hành nghề xây dựng

 Quên mật khẩu
 Đăng ký mới
Anh Trần HòeBùi Quốc Hưng
Tác giả: fubi
In Chủ đề trước Tiếp theo
Thu gọn cột thông tin

Hãy test để biết mỗi chúng ta đã giỏi nghề xây dựng như chúng ta nghĩ hay chưa?

  [Lấy địa chỉ]
51#
congphu114 Đăng lúc 20/12/2014 16:13 | Chỉ xem của tác giả
Các nhà tuyển dụng mà dựa trên một số câu hỏi để hỏi thì em bó tay rồi,kiến thức em chưa tới rồi

Số người tham gia 1Thanked +1 Thu lại Lý do
duc79 + 1

Xem tất cả

www.xaydung360.vn XÂY TÂM, DỰNG TẦM CHUYÊN NGHIỆP

52#
nirvana2930 Đăng lúc 1/4/2015 08:23 | Chỉ xem của tác giả
bài viết rất hay, qua đây ta phải hiểu được những người làm trong quản lý dự án, quản lý chi phí, quản lý chất lượng, những nhà thầu, tư vấn, quản lý dự án phải đọc và tìm hiểu những gì, và lời khuyên dành cho mọi người đó là các thông tư và nghị định của chính phủ vấn đề này rất đầy đủ, mỗi ngày hãy dành ra 1 thời gian ( liên tục ) để tham khảo, và khi đọc xong quay ra trả lời những câu hỏi này, nó vừa giúp trí não phát triển mà lại tăng khả năng tư duy làm việc nữa, hi, may mắn là mình trả lời được 80% câu hỏi trong này

www.xaydung360.vn XÂY TÂM, DỰNG TẦM CHUYÊN NGHIỆP

53#
nirvana2930 Đăng lúc 1/4/2015 08:28 | Chỉ xem của tác giả
TRÌNH TỰ KIỂM TOÁN CÁC DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CƠ BẢN
*******
I- KIỂM TOÁN VIỆC CHẤP HÀNH PHÁP LUẬT, CHẾ ĐỘ QUẢN LÝ ĐẦU TƯ VÀ XÂY DỰNG.
1.1- Kiểm toán công tác lập, thẩm định, phê duyệt dự án đầu tư:
1.1.1- Căn cứ kiểm toán:
a- Căn cứ pháp lý:
Luật xây dựng, Luật đấu thầu và các văn bản hướng dẫn thi hành, Các văn bản của Bộ Xây dựng.
b- Hồ sơ dự án đầu tư:
- Báo cáo đầu tư, dự án đầu tư hoặc Báo cáo kinh tế-kỹ thuật xây dựng công trình và quyết định của cấp có thẩm quyền cho phép tiến hành đầu tư XDCT;
- Dự toán kinh phí được phê duyệt;
- Quyết định giao nhiệm vụ chủ đầu tư và thành lập ban quản lý dự án, hợp đồng thuê tư vấn quản lý dự án (nếu có);
- Kế hoạch năm về chuẩn bị đầu tư giao; Hợp đồng khảo sát, tư vấn lập Báo cáo đầu tư, dự án đầu tư;
- Giấy phép kinh doanh, chứng chỉ hành nghề của đơn vị khảo sát, tư vấn, lập báo cáo đầu tư;
- Văn bản thẩm định phê duyệt dự án đầu tư hoặc báo cáo kinh tế, kỹ thuật;
- Văn bản nghiệm thu bàn giao tài liệu;
- Tài liệu khác (nếu có).
1.1.2- Nội dung kiểm toán:
- Thẩm quyền của cấp quyết định đầu tư:
Kiểm tra việc ra quyết định đầu tư có đúng thẩm quyền không (VD: Thẩm quyền chỉ được ra quyết định nhóm C nhưng ra quyết định nhóm B...);
Được quy định chi tiết tại phụ lục của Nghị định số 112/2006/NĐ-CP
ngày 29 tháng 9 năm 2006 của Chính phủ. Trong đó:
- Các dự án quan trọng quốc gia có tổng mức đầu tư được quy định theo Theo Nghị quyết số 66/2006/QH11 của Quốc hội.
- Loại dự án nhóm A, có tổng mức đầu tư trên 500 tỷ đồng.
- Loại dự án nhóm B, có tổng mức đầu tư trên 15 tỷ đồng đến 1.500 tỷ đồng tỳ theo ngành, lĩnh vực.
- Loại dự án nhóm C, có tổng mức đầu tư dưới 75 tỷ đồng tỳ theo ngành, lĩnh vực cụ thể.
- Thẩm quyền của đơn vị thẩm định báo cáo đầu tư:
Kiểm tra chức năng của đơn vị thẩm định báo cáo đầu tư có đúng chức năng không?
Quy định tại Điểm 2, mục III, Phần I của Thông tư số 02/2007/BXD ngày 14/2/2007 về Hướng dẫn NĐ 16 và NĐ112;
- Năng lực của các đơn vị tư vấn:
Kiểm tra giấy phép kinh doanh của đơn vị tư vấn: xem có giấy phép không, phù hợp với nội dung dự án đầu tư đang thực hiện không;
Quy định tại Chương 5, Nghị định 16/2005/NĐ-CP ngày 7/2/2005 về quản lý dự án đầu tư XDCT;
- Việc chấp hành trình tự, thủ tục đầu tư:
Báo cáo đầu tư có được lập, thẩm định, phê duyệt đúng quy định về trình tự, thời gian và nội dung;
Quy định tại Điều 5 Nghị định 16/2005/NĐ-CP hoặc lập báo cáo kinh tế – kỹ thuật xây dựng công trình Điều 12, Nghị định 16/2005/NĐ-CP.
- Hồ sơ thiết kế cơ sở có đầy đủ, phù hợp với chủ trương, mục tiêu đầu tư không?
- Tổng mức đầu tư có lập trên cơ sở hồ sơ thiết kế cơ sở không?
- Chủ trương xây dựng:
1.1.3- Một số sai sót và rủi ro thường gặp:
- Công tác lập, thẩm định, phê duyệt dự án không đúng về trình tự, thẩm quyền và thời gian;
- Những công việc tư vấn chưa có quy định về định mức chi phí nhưng không lập, duyệt dự toán hoặc lập, duyệt với đơn giá cao;
- Xác định tổng mức đầu tư không chính xác và không đủ cơ sở.
1.2- Kiểm toán công tác thực hiện dự án đầu tư:
1.2.1- Căn cứ kiểm toán:
- Hồ sơ khảo sát, thiết kế dự toán; Biên bản thẩm định thiết kế, dự toán;
- Quyết định phê duyệt thiết kế, dự toán, tổng dự toán xây dựng công trình.
- Hồ sơ đấu thầu và quyết định phê duyệt kết quả đấu thầu kèm theo báo cáo đánh giá xếp hạng nhà thầu của chủ đầu tư (trường hợp đấu thầu); quyết định chỉ định thầu (trường hợp chỉ định thầu, chào hàng cạnh tranh).
- Giấy phép kinh doanh của đơn vị nhận thầu.
- Chứng chỉ hành nghề của các cá nhân tham gia thực hiện dự án (nếu yêu cầu phải có chứng chỉ hành nghề).
- Hợp đồng kinh tế giao nhận thầu xây lắp, mua sắm thiết bị và chi phí khác.
- Kế hoạch đầu tư hàng năm.
- Nhật ký công trình.
- Các quy định về quản lý giá, thi công xây lắp, chất lượng, thanh quyết toán.
- Các căn cứ khác.
1.2.2- Nội dung kiểm toán:
- Tính hợp pháp của các cơ quan tham gia thực hiện dự án (khảo sát, thiết kế, tư vấn, thi công...có đủ tư cách pháp nhân và giấy phép kinh doanh, chứng chỉ hành nghề phù hợp theo quy định).
- Việc chấp hành quy định về:
+ Thẩm quyền của cơ quan thẩm định: thiết kế, dự toán và quyết toán;
+ Thẩm quyền của cơ quan ra quyết định phê duyệt hoặc cấp giấy phép.
- Việc chấp hành trình tự, thủ tục đầu tư:
+ Trình tự thiết kế công trình theo các bước đã được quy định;
+ Thiết kế kỹ thuật, tổng dự toán phải được thẩm định trước khi phê duyệt;
+ Điều kiện khởi công công trình: Công trình xây dựng chỉ được khởi công khi đáp ứng các điều kiện quy định tại Điều 72 Luật xây dựng.
- Kiểm tra nội dung các văn bản quy định về thủ tục đầu tư. So sánh về quy mô, mức độ, chỉ tiêu với các văn bản, thủ tục khác của dự án đầu tư đã ban hành trước có tính pháp lý cao hơn như:
+ Thiết kế kỹ thuật phải phù hợp với thiết kế cơ sở trong dự án được duyệt về quy mô, công nghệ, cấp công trình, tiêu chuẩn, quy chuẩn xây dựng;
+ Trường hợp thực hiện thiết kế hai bước hoặc ba bước thì các bước thiết kế tiếp theo phải phù hợp với các bước thiết kế trước đã được phê duyệt;
+ Tổng dự toán phải phù hợp với tổng mức vốn đầu tư công trình không được vượt tổng mức đầu tư;
+ Dự toán các hạng mục không được vượt tổng dự toán;
+ Hợp đồng thi công phải phù hợp với: Quy định của Luật Xây dựng và các văn bản hướng dẫn; giá thầu đối với công trình đấu thầu hoặc dự toán được duyệt với công trình chỉ định thầu về số lượng, chất lượng, chủng loại, quy cách, thời gian nghiệm thu, bàn giao thanh toán;
+ Kiểm tra thủ tục thanh lý hợp đồng.
- Kiểm tra hồ sơ và thủ tục đấu thầu hoặc chỉ định thầu về tính đầy đủ, đúng đắn, hợp lệ.
- Kiểm tra giá trị dự toán công trình về khối lượng xây lắp có đúng thiết kế; đơn giá, phụ phí có áp dụng đúng với chế độ quy định không.
- Trình tự thủ tục quản lý giá công trình, công tác thanh, quyết toán; việc xây dựng và phê duyệt đơn giá có đúng chế độ quy định.
- Kiểm toán khối lượng phát sinh có phù hợp chế độ, hồ sơ dự thầu và các quy định của hợp đồng.
1.2.3 Một số sai sót và rủi ro thường gặp:
- Hồ sơ khảo sát không đầy đủ, chưa đủ căn cứ để thiết kế.
- Nội dung hồ sơ thiết kế kỹ thuật và thiết kế thi công không đầy đủ theo quy định, sai lệch về quy mô, cấp công trình, vốn, diện tích đất sử dụng so với quyết định đầu tư.
- Công tác dự toán: Tổng dự toán vượt tổng mức đầu tư, dự toán chi tiết vượt tổng dự toán; vận dụng sai định mức, đơn giá, xác định giá đối với những công việc chưa có quy định về giá thiếu căn cứ.
- Công tác đấu thầu: Hồ sơ mời thầu không đầy đủ, rõ ràng, chi tiết; phê duyệt hồ sơ và kế hoạch đấu thầu không đúng thẩm quyền, không đủ số lượng nhà thầu tham dự tối thiểu, không chấp hành quy định về thời gian; mở thầu không đủ thành phần; xét thầu không công bằng, thiếu cơ sở.
- Hợp đồng thi công không chặt chẽ, đầy đủ, đúng quy định.
- Khối lượng phát sinh không có thiết kế, dự toán phê duyệt bổ sung, sửa đổi.
- Thi công sai thiết kế được duyệt.
- Không chấp hành đúng quy định về giám sát thi công, giám sát quyền tác giả của tư vấn thiết kế.
- Hồ sơ nghiệm thu không đầy đủ: Thiếu biên bản nghiệm thu từng phần, các tài liệu kết quả thí nghiệm vật liệu, bê tông, kết cấu.
- Nhật ký công trình ghi không đầy đủ diễn biến phát sinh và sự cố trong quá trình thi công.
1.3- Kiểm toán công tác nghiệm thu, quyết toán, đưa công trình vào khai thác, sử dụng:
1.3.1- Căn cứ kiểm toán:
- Luật Xây dựng và các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan.
- Các biên bản nghiệm thu công việc, bộ phận, giai đoạn, hạng mục, toàn bộ dự án đầu tư.
- Bản vẽ hoàn công, báo cáo kết quả thực hiện dự án.
- Báo cáo quyết toán vốn đầu tư hoàn thành.
1.3.2- Nội dung kiểm toán:
- Hồ sơ nghiệm thu: Phải đầy đủ các biên bản nghiệm thu công việc, bộ phận, giai đoạn, hạng mục, toàn bộ dự án đầu tư.
- Hồ sơ hoàn thành công trình phải đầy đủ tại liệu theo quy định.
- Báo cáo quyết toán vốn đầu tư công trình hoàn thành phải lập đầy đủ, kịp thời và đúng quy định: Tại điểm I, phần II Thông tư số 33/2007/TT-BTC ngày 09/4/2007 về Hướng dẫn quyết toán dự án đầu tư hoàn thành.
Nội dung báo cáo quyết toán:
- Nguồn vốn đầu tư thực hiện dự án tính đến ngày khoá sổ lập báo cáo quyết toán (chi tiết theo từng nguồn vốn đầu tư).
- Chi phí đầu tư đề nghị quyết toán chi tiết theo cơ cấu: xây dựng, mua sắm và lắp đặt thiết bị, chi phí khác; chi tiết theo hạng mục, khoản mục chi phí đầu tư.
- Xác định chi phí đầu tư thiệt hại không tính vào giá trị tài sản hình thành qua đầu tư.
- Xác định số lượng và giá trị tài sản hình thành qua đầu tư của dự án, công trình hoặc hạng mục công trình; chi tiết theo nhóm, loại tài sản cố định, tài sản lưu động theo chi phí thực tế. Đối với các dự án có thời gian thực hiện đầu tư lớn hơn 36 tháng tính từ ngày khởi công đến ngày nghiệm thu bàn giao đưa vào khai thác sử dụng phải thực hiện quy đổi vốn đầu tư về mặt bằng giá tại thời điểm bàn giao đưa vào khai thác sử dụng.
+ Việc phân bổ chi phí khác cho từng tài sản cố định được xác định theo nguyên tắc: chi phí trực tiếp liên quan đến tài sản cố định nào thì tính cho tài sản cố định đó; chi phí chung liên quan đến nhiều tài sản cố định thì phân bổ theo tỷ lệ chi phí trực tiếp của từng tài sản cố định so với tổng số chi phí trực tiếp của toàn bộ tài sản cố định.
+ Trường hợp tài sản được bàn giao cho nhiều đơn vị sử dụng phải xác định đầy đủ danh mục và giá trị của tài sản bàn giao cho từng đơn vị.
- Kiểm toán việc nghiệm thu, bàn giao công trình:
+ Kiểm tra việc thực hiện công tác nghiệm thu từng phần, toàn bộ công trình xây dựng có tuân thủ theo quy định của Nghị định số 209/2004/NĐ-CP ngày 16/12/2004 của Chính phủ về Quản lý chất lượng công trình xây dựng và theo Thông tư số 12/2005/TT-BXD ngày 15/7/2005 của Bộ Xây dựng Hướng dẫn một số nội dung về Quản lý chất lượng công trình xây dựng và Điều kiện năng lực của tổ chức, cá nhân trong hoạt động xây dựng.
+ Kiểm tra công tác nghiệm thu từng công việc, từng bộ phận, từng giai đoạn, từng hạng mục công trình và nghiệm thu đưa công trình vào khai thác sử dụng. Kiểm tra các bộ phận che khuất của công trình đã được nghiệm thu và bản vẽ hoàn công trước khi tiến hành các công việc tiếp theo.
+ Công trình xây dựng chỉ được bàn giao toàn bộ cho Chủ đầu tư khi đã xây lắp hoàn chỉnh theo thiết kế duyệt, vận hành đúng yêu cầu kỹ thuật, nghiệm thu đạt yêu cầu chất lượng, kể cả việc hoàn thiện nội, ngoại thất và thu dọn vệ sinh...
Khi bàn giao công trình phải giao toàn bộ hồ sơ hoàn thành công trình (hồ sơ hoàn công), tài liệu hướng dẫn sử dụng quản lý, chế độ duy tu bảo trì bảo dưỡng công trình và các tài liệu liên quan khác.
+ Biên bản nghiệm thu bàn giao công trình là văn bản pháp lý để Chủ đầu tư đưa công trình vào khai thác sử dụng và quyết toán vốn đầu tư.
+ Tổng nghiệm thu kỹ thuật trên cơ sở các biên bản nghiệm thu giai đoạn hoàn thành đạt yêu cầu chất lượng (bao gồm cả hoàn thiện nội, ngoại thất…), kèm theo hồ sơ hoàn công của công trình được A-B chấp nhận.
Biên bản nghiệm thu kỹ thuật phải có đủ chữ ký xác nhận của các thành phần: Chủ đầu tư, đơn vị thi công, tư vấn giám sát, tư vấn thiết kế.
+ Lập biên bản bàn giao đưa dự án đầu tư xây dựng vào sử dụng sau khi thực hiện hoàn chỉnh theo các yêu cầu của biên bản nghiệm thu kỹ thuật, vận hành thiết bị đúng yêu cầu kỹ thuật. Thành phần bàn giao gồm: Chủ đầu tư, Trưởng Ban quản lý dự án, các nhà thầu tham gia thi công xây dựng công trình, đơn vị Tư vấn thiết kế, Tư vấn giám sát và các thành phần khác có liên quan đến quá trình thi công xây dựng công trình.
+ Sau khi bàn giao Chủ đầu tư yêu cầu nhà thầu phải thanh lý và di chuyển ra khỏi mặt bằng công trình. Nhà thầu phải thực hiện bảo hành, sửa chữa hư hỏng theo quy định. Mọi việc hoàn tất này phải được Thủ trưởng đơn vị chấp nhận trước khi thanh quyết toán công trình.
+ Thanh lý hợp đồng xây lắp chấm dứt khi hết hạn thời gian bảo hành.
+ Thủ trưởng đơn vị nhập tài sản theo quy định, kèm biên bản tổng nghiệm thu bàn giao.
+ Việc bảo hành, bảo trì công trình thực hiện theo đúng quy định tại Điều 29, 30, 31, 32, 33, 34 Nghị định 209/2004/NĐ-CP.
+ Kiểm toán tuân thủ các nội dung của công tác duy tu, bảo trì bảo dưỡng: (Điều 29, 30 Nghị định 209/2004/NĐ-CP).
- Kiểm tra trách nhiệm bảo hành của các nhà thầu thi công xây lắp trong thời gian bảo hành theo quy định.
- Kiểm tra kế hoạch và quy trình bảo trì, duy tu và bảo dưỡng do nhà thiết kế và nhà cung cấp lập và thực tế thực hiện.
1.3.3- Một số sai sót và rủi ro thường gặp:
- Hồ sơ nghiệm thu tổng thể không đầy đủ.
- Hồ sơ hoàn công không đầy đủ, không đúng với thực tế.
- Báo cáo quyết toán vốn đầu tư công trình hoàn thành chưa lập hoặc lập không đầy đủ, không đúng quy định.
1.4- Kiểm toán việc chấp hành chế độ tài chính kế toán của Nhà nước, Ngân hàng Nhà nước.
Kiểm tra việc chấp hành Quyết định số 1531/2004/QĐ-NHNN ngày 02/12/2004 ban hành quy định về hạch toán nghiệp vụ đầu tư XDCB của Ngân hàng nhà nước; Kiểm tra việc chấp hành trên các mặt:
- Công tác quản lý tài chính:
+ Kiểm toán việc thực hiện mục tiêu sử dụng các loại vốn: Ngân sách NN, vốn đầu tư XDCB Ngành.
+ Kiểm toán việc chấp hành các quy định về chi tiêu thường xuyên phục vụ ban quản lý.
+ Kiểm toán việc tuân thủ quy định trong chi phí khác của dự án.
+ Kiểm toán việc quản lý, mua sắm, sử dụng tài sản.
- Công tác kế toán:
+ Việc đối chiếu công nợ, thanh toán đối với các nhà thầu, cơ quan cấp phát vốn;
+ Tổ chức bộ máy kế toán của ban quản lý dự án: Ban quản lý dự án có tổ chức, quản lý hoạch toán đầy đủ không? Việc hạch toán nguồn vốn và chi phí đầu tư cho dự án có rõ ràng không?
+ Việc tuân thủ chế độ kế toán chủ đầu tư về chứng từ kế toán, sổ kế toán, tài khoản kế toán, báo cáo quyết toán, báo cáo tài chính.
II- KIỂM TOÁN TÍNH HIỆU LỰC VÀ HIỆU QUẢ CỦA DỰ ÁN ĐẦU TƯ:
2.1- Kiểm toán việc lập, thẩm định, phê duyệt dự án đầu tư:
2.1.1- Cơ sở thiết lập tiêu chí kiểm toán:
- Thông số kỹ thuật xây dựng, tiêu chuẩn, quy chuẩn xây dựng.
- Quyết định số 21/2007/QĐ-BXD ngày 28/05/2007 về việc ban hành Quy định các yêu cầu về tiêu chuẩn xây dựng công sở các cơ quan hành chính nhà nước.
- Các thông số một số công trình, dự án tương tự..
2.1.2- Nội dung kiểm toán:
- Báo cáo về sự cần thiết của dự án đầu tư.
- Nhu cầu và quy mô đầu tư; diện tích và việc bố trí các hạng mục chính, phụ trợ, mối tương quan hợp lý giữa diện tích sử dụng chính và diện tích phụ trợ.
- Địa điểm đầu tư, tình hình về khu đất xây dựng.
- Nguyên vật liệu xây dựng: Đã được thử nghiệm chưa? Có đảm bảo tính kinh tế và phù hợp với mục đích sử dụng không? Cần xem xét đến khả năng nếu đầu tư cho loại vật liệu đắt tiền nhưng lại giảm được chi phí bảo trì, bảo dưỡng, nếu xét về lâu dài thì đây là giải pháp kinh tế.
- Các phương án thiết kế kiến trúc.
- Phương án, giải pháp thiết kế phù hợp với điều kiện khí hậu, phương án công nghệ có phù hợp với mục đích sử dụng?
- Giải pháp về phòng chống cháy nổ, đảm bảo an toàn cho kho tiền, trụ sở làm việc.
2.1.3- Một số sai sót và rủi ro thường gặp:
- Các thông tin, thông số làm căn cứ lập dự án đầu tư không phù hợp: các chỉ số kỹ thuật về mức độ chịu gió bão, động đất; các tiêu chuẩn kỹ thuật không phù hợp về đôn bền, tuổi thọ, chất lượng vật liệu.
- Chưa xem xét tất cả các phương án đầu tư có thể để có sự lựa chọn tối ưu.
- Lựa chọn thiết bị, công nghệ không theo tiêu chí so sánh chi phí-hiệu quả không đảm bảo tính đồng bộ, không nêu rõ các tiêu chuẩn, đặc tính và thông số kinh tế kỹ thuật của thiết bị cần có.
- Lựa chọn giải pháp xây dựng chưa lưu ý đến sự lạc hậu về công nghệ và tiến bộ khoa học kỹ thuật.
2.2- Kiểm toán thiết kế, dự toán xây dựng công trình:
2.2.1- Cơ sở thiết lập tiêu chí kiểm toán:
- Kết quả thiết kế cơ sở.
- Quy chuẩn, tiêu chuẩn về diện tích, các định mức kinh tế kỹ thuật phù hợp, các yêu cầu đặc thù của Ngân hàng.
2.2.2- Nội dung kiểm toán:
- Kiểm tra về sự hợp lý về kiến trúc, quy hoạch xây dựng; sự đáp ứng đòi hỏi về kỹ thuật và kinh tế.
Kiểm tra việc khảo sát:
Chủ đầu tư thuê đơn vị có đủ năng lực, tư cách pháp nhân thực hiện khảo sát xây dựng công trình theo Thông tư 14/2005/TT-BXD ngày 10/8/2005 hướng dẫn việc lập đơn giá khảo sát và quản lý chi phí khảo sát xây dựng và các văn bản quy định về đơn giá khảo sát của địa phương, lập các tài liệu cần thiết khác để phục vụ cho việc thiết kế công trình. Việc thăm dò, khảo sát địa chất phải thực hiện theo đúng quy định, đảm bảo an toàn.
Thực hiện quản lý chất lượng khảo sát xây dựng theo Nghị định số 209/2004/NĐ-CP ngày 16/12/2004 của Chính phủ, gồm:
Nhiệm vụ khảo sát: Đơn vị tư vấn thiết kế lập được Chủ đầu tư phê duyệt, theo phương án thiết kế cơ sở được duyệt và báo cáo Người quyết định đầu tư trước khi thực hiện;
Phương án khảo sát: Do nhà thầu khảo sát xây dựng lập được Chủ đầu tư phê duyệt, phù hợp với nhiệm vụ khảo sát xây dựng;
- Lập Báo cáo kết quả khảo sát xây dựng theo mẫu quy định, Chủ đầu tư kiểm tra, nghiệm thu làm cơ sở để đơn vị tư vấn thiết kế lập thiết kế bản vẽ thi công.
- Việc lựa chọn thiết bị, công nghệ và vật liệu sử dụng có hợp lý không?
- Giải pháp thiết tế, biện pháp thi công:
Lập thiết kế xây dựng công trình:
Thiết kế xây dựng công trình gồm loại thiết kế 1 bước và thiết kế 2 bước, cụ thể:
- Thiết kế 1 bước: Đối với dự án chỉ cần lập Báo cáo kinh tế kỹ thuật XDCT (Điểm 1 Điều 12, NĐ 16/2005 ngày 07/2/2005 của Chính phủ quy định: Các dự án hạ tầng xã hội có tổng mức đầu tư dưới 7 tỷ đồng hoặc công trình cải tạo, sửa chữa, nâng cấp, xây dựng mới trụ sở cơ quan có tổng mước đầu tư dưới 3 tỷ đồng. ) là Thiết kế bản vẽ thi công.
- Thiết kế 2 bước: Đối với công trình phải lập Dự án đầu tư XDCT (dự án có kế, dự toán:
Chủ đầu tư tổng mức đầu tư từ 7 tỷ đồng trở lên), gồm:
+ Thiết kế cơ sở (theo phương án thiết kế kiến trúc được duyệt);
+ Thiết kế bản vẽ thi công (theo thiết kế cơ sở được duyệt).
* Hồ sơ thiết kế thực hiện theo Điều 15, 16, 38, 39, 40 của Nghị định 16/CP và chương IV của Nghị định 209/CP, cụ thể:
- Lập thiết kế bản vẽ thi công- tổng dự toán sau khi Người quyết định đầu tư phê duyệt dự án- thiết kế cơ sở.
- Chủ đầu tư tổ chức thẩm định, phê duyệt thiết kế bản vẽ thi công-tổng dự toán công trình trong phạm vi dự án đầu tư, thiết kế cơ sở, tổng mức đầu tư đã được người quyết định đầu tư phê duyệt (không kể dự phòng phí, nếu cần thiết sử dụng phải được người quyết định đầu tư chấp nhận).
- Chịu trách nhiệm trước pháp luật, trước người quyết định đầu tư về các nội dung thẩm định phê duyệt của mình. Sau khi phê duyệt phải gửi hồ sơ gồm: (Quyết định phê duyệt, kèm hồ sơ thiết kế bản vẽ thi công - tổng dự toán đã duyệt), báo cáo người quyết định đầu tư để theo dõi, quản lý và làm cơ sở phê duyệt các bước tiếp theo (Hồ sơ mời thầu, Kết quả đấu thầu, Quyết toán vốn đầu tư công trình hoàn thành).
- Trường hợp Chủ đầu tư không đủ điều kiện năng lực thẩm định thì được phép thuê các tổ chức, cá nhân tư vấn có đủ điều kiện năng lực để thẩm tra thiết kế bản vẽ thi công-tổng dự toán công trình làm cơ sở cho việc phê duyệt. Tuỳ theo yêu cầu của Chủ đầu tư, việc thẩm tra có thể thực hiện đối với toàn bộ hoặc một phần nội dung theo quy định.
- Trong trường hợp đặc biệt, nếu có thay đổi cơ bản trong thiết kế đã duyệt thì phải lập lại Dự án đầu tư trình Người quyết định đầu tư phê duyệt.
- Nội dung thẩm định thiết kế:
+ Sự phù hợp của thiết kế kỹ thuật với thiết kế cơ sở, nội dung dự án được duyệt về quy mô, công nghệ, công suất, quy hoạch, chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật, kiến trúc, quy chuẩn, tiêu chuẩn kỹ thuật. Sự hợp lý của giải pháp thiết kế kỹ thuật. Đảm bảo vệ sinh môi trường, PCCC, an toàn lao động...
+ Tư cách pháp lý của tổ chức, cá nhân thiết kế.
Nội dung thẩm định tổng dự toán bao gồm:
+ Kiểm tra sự phù hợp giữa khối lượng thiết kế với dự toán, các định mức, đơn giá và việc vận dụng định mức, đơn giá, các chế độ, chính sách liên quan và các khoản mục chi phí theo quy định của Nhà nước;
+ Xác định giá trị tổng dự toán, kể cả thiết bị để so sánh với tổng mức đầu tư đã duyệt.
(Điều kiện năng lực của tổ chức, cá nhân trong hoạt động xây dựng được thực hiện theo nội dung hướng dẫn tại chương 5, NĐ 16/CP ngày 7/02/2005 của Chính phủ về Quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình.)
- Kiểm tra dự toán công trình: Khối lượng và đơn giá trong dự toán được duyệt, sau khi dự toán được duyệt có còn sai lỗi số học không?
2.2.3- Một số sai sót và rủi ro thường gặp:
- Thiết kế khi chưa đủ thông tin về nhu cầu đầu tư, chưa căn cứ trên nhu cầu.
- Khảo sát thiếu chính xác dẫn đến phương án thiết kế không phù hợp.
- Thiết kế không đầy đủ, chưa lường hết được các phạm vi khối lượng công việc cần thiết dẫn tới phát sinh khối lượng lớn phải giao thầu bổ sung làm chậm tiến độ và vượt dự toán chi phí.
- Phần thiết kế xây dựng và trang thiết bị không đồng bộ.
- Thiết kế quá nhu cầu sử dụng thực sự, quá tốn kém: Hành lang và lối thông nhau quá rộng một cách không cần thiết; trang bị nội thất quá xa xỉ; thiết bị vận hành quá tốn kém cả về chi phí thường xuyên, duy tu, bảo dưỡng nảy sinh trong quá trình vận hành lâu dài.
- Thời hạn thiết kế quá ngắn vì vậy đến khi thi công việc thiết kế mới được hoàn thành đầy đủ, vừa thiết kế vừa thi công dẫn đến tiến độ thi công bị ảnh hưởng và không thể kiểm soát được chi phí.
- Dự toán chi phí chưa chính xác do thông tin chưa đầy đủ, thiếu cẩn trọng trong tính toán hoặc chủ ý lập dự toán thấp để dự án dễ được phê duyệt và khi đã thi công sẽ đề nghị duyệt kinh phí bổ sung để hoàn thành; ngược lại, lập dự toán cao để có nguồn kinh phí mua sắm những trang thiết bị đắt tiền.
- Dự toán bị cắt giảm một cách không có căn cứ trong quá trình thẩm định và phê duyệt, sau này phải duyệt bổ sung.
- Dự toán chi phí khối lượng phát sinh được lập muộn, thậm chí khi đã thi công xong hạng mục, vì vậy không có tác dụng đối với việc quản lý chi phí.
( Chia sẻ tí có thời gian viết tiếp sau)

Số người tham gia 3Thưởng +5 Thanked +5 Thu lại Lý do
nguyentham.ktxd + 2 Mong chờ bài tiếp theo. Thanks!
namcuoi + 2 Bài hay. Cảm ơn!
fubi + 5 + 1 Thích bài này! Thanks!

Xem tất cả

www.xaydung360.vn XÂY TÂM, DỰNG TẦM CHUYÊN NGHIỆP

54#
dac_xd Đăng lúc 7/4/2015 07:39 | Chỉ xem của tác giả
Đây là một file  của mình soạn nhanh để tự kiếm tra hồ sơ trước lúc có đoàn kiểm tra, các bạn góp ý kiến nhé!

PL4_Bai_bao_HD_cong_tac_kiem_tra_nghiem_thu_27.1.14.doc

184 KB, Lượt tải về: 1911

Số người tham gia 2Thanked +3 Thu lại Lý do
1033188 + 1 Rất chuyên nghiệp! Thanks!
binhbong171986 + 2 Mong chờ bài tiếp theo. Thanks!

Xem tất cả

www.xaydung360.vn XÂY TÂM, DỰNG TẦM CHUYÊN NGHIỆP

55#
auduongduong Đăng lúc 3/5/2015 15:36 | Chỉ xem của tác giả
Đọc hết bình luận mà em không biết mình cần tra 1 tài liệu, giáo trình, tiêu chuẩn hay ở luật nào để có thể trả lời các câu hỏi anh Bình đưa ra,... mong mọi người gợi ý!

Đánh giá

Vậy thì: Quên đi (xóa hệt mọi liên tưởng). Bình tĩnh đọc lại từ đầu - giống như THIỀN vậy!  Đăng lúc 7/5/2015 21:13

www.xaydung360.vn XÂY TÂM, DỰNG TẦM CHUYÊN NGHIỆP

56#
thangnguyenktvn Đăng lúc 26/5/2015 14:49 | Chỉ xem của tác giả
Một bài test quá chuẩn để kiểm tra va bổ sung kiến thức cho dân xây dựng. Cái này phải in ra rùi trả lời sau đó xem đáp án mới  biết bị hổng hay có quan điểm sai lầm nào hok.
Cảm ơn anh fubi nhìu lắm

www.xaydung360.vn XÂY TÂM, DỰNG TẦM CHUYÊN NGHIỆP

57#
H186786333 Đăng lúc 4/6/2015 10:43 | Chỉ xem của tác giả
anh fubi ơi!anh tổng hợp lại những câu hỏi trên và trả lời giúp em được không!thật sự em đi làm 3 năm rồi mà toàn câu hỏi em cứ như mới bắt đầu đi học ấy anh ak!em cảm ơn anh

www.xaydung360.vn XÂY TÂM, DỰNG TẦM CHUYÊN NGHIỆP

58#
khoa289 Đăng lúc 14/10/2015 22:55 | Chỉ xem của tác giả
Hãy test để biết mỗi chúng ta đã giỏi nghề xây dựng như chúng ta nghĩ hay chưa?

www.xaydung360.vn XÂY TÂM, DỰNG TẦM CHUYÊN NGHIỆP

59#
vantuyen198628 Đăng lúc 7/12/2015 21:00 | Chỉ xem của tác giả
đọc xong thấy mấy  năm kinh nghiệm xây dựng vẫn hổng nhiều quá, cần phải học hỏi thêm nhiều quá

www.xaydung360.vn XÂY TÂM, DỰNG TẦM CHUYÊN NGHIỆP

60#
Bokingvan Đăng lúc 26/4/2016 10:04 | Chỉ xem của tác giả
auduongduong gửi lúc 3/5/2015 15:36
Đọc hết bình luận mà em không biết mình cần tra 1 tài liệu, giáo trình, tiêu chuẩn h ...

Luật xây dựng, Luật Đấu thầu, Luật Đầu tư, Các Thông tư, Nghị định của Chính Phủ liên quan đến Hoạt động xây dựng đều có thể tham khảo để lấy kiến thức trả lời các câu hỏi của anh @fubi

Số người tham gia 1Thanked +2 Thu lại Lý do
auduongduong + 2 Thật thú vị! Thanks!

Xem tất cả

www.xaydung360.vn XÂY TÂM, DỰNG TẦM CHUYÊN NGHIỆP

61#
vuongxuanthuyen Đăng lúc 9/11/2016 15:20 | Chỉ xem của tác giả
Mình đang cập nhật các câu trả lời theo những câu hỏi của a Fubi. Mình sẽ cố gắng post lên trong thời gian sớm nhất.

www.xaydung360.vn XÂY TÂM, DỰNG TẦM CHUYÊN NGHIỆP

62#
interior917 Đăng lúc 28/9/2017 11:07 | Chỉ xem của tác giả
cảm ơn bác rất nhiều, vẫn đang hóng phần còn lại của bác

www.xaydung360.vn XÂY TÂM, DỰNG TẦM CHUYÊN NGHIỆP

63#
kenbeo Đăng lúc 17/10/2017 14:01 | Chỉ xem của tác giả
Mình mới đăng ký tham gia diễn đàn vì những bài viết tâm huyết chất lượng như thế này.

Thank bác chut Topic.

Xin phép có ý kiến như sau mong bác chủ và mọi người cho ý kiến.

Topic này liệt kê hệ thống rất cần thiết cho nhiều anh em tham khảo. Mình mong sao từng mục lớn có thể
được tách thành topic con và đính kèm hyper link tới nó từ chính Topic này cho anh em tham gia trao đổi sâu hơn từng mục thì tốt quá.

www.xaydung360.vn XÂY TÂM, DỰNG TẦM CHUYÊN NGHIỆP

65#
td.bitexco Đăng lúc 20/11/2017 15:36 | Chỉ xem của tác giả
Mỗi tháng bạn kiếm được bao nhiêu tiền từ nghề của mình? cũng là một thước đo quan trọng nhỉ!

www.xaydung360.vn XÂY TÂM, DỰNG TẦM CHUYÊN NGHIỆP

67#
dac_xd Đăng lúc 13/9/2018 14:21 | Chỉ xem của tác giả
mong anh fubi tiếp tục! Biển học vô bờ. Thật sự gần 10 năm trong nghề mà chưa ăn thua!

www.xaydung360.vn XÂY TÂM, DỰNG TẦM CHUYÊN NGHIỆP

68#
ngtiens Đăng lúc 13/9/2018 20:40 | Chỉ xem của tác giả

www.xaydung360.vn XÂY TÂM, DỰNG TẦM CHUYÊN NGHIỆP

69#
angelofmine Đăng lúc 15/11/2018 10:56 | Chỉ xem của tác giả
Lâu lắm mới đọc lại bài này.
Đúng là kiến thức là vô tận, chỉ có cách là va vấp, và tích lũy từng bước.
Nắm chắc các việc đang làm và tìm hiểu các lĩnh vực liên quan, có tham chiếu, tư duy, phản biện.
3 năm trước đọc nhiều câu hỏi của bác Fubi còn ko hiểu cả câu hỏi, bây giờ chắc trả lời ít cũng đc 80-90% rồi.

www.xaydung360.vn XÂY TÂM, DỰNG TẦM CHUYÊN NGHIỆP

70#
hcuong91 Đăng lúc 15/7/2019 09:37 | Chỉ xem của tác giả
  Bác nào tổng hợp câu trả lời cho mem mới bọn em tham khảo được ko

www.xaydung360.vn XÂY TÂM, DỰNG TẦM CHUYÊN NGHIỆP

Phiên bản Mobile|Phần mềm ôn thi sát hạch chứng chỉ hành nghề xây dựng  

Phần mềm dự toán xây dựng excel | Hướng dẫn lập dự toán xây dựng | Phần mềm tư vấn giám sát | Phần mềm quản lý chất lượng xây dựng |

Phần mềm ôn thi sát hạch chứng chỉ hành nghề xây dựng

Phần mềm ôn thi sát hạch chứng chỉ hành nghề Kiến Trúc sư

Phần mềm ôn thi sát hạch chứng chỉ hành nghề Đấu thầu

GMT+7, 26/4/2024 21:59 , Processed in 0.179799 second(s), 26 queries .

Powered by Discuz! X3.2

© 2001-2013 Kiso Comsenz Inc.