XD360 KÍNH CHÚC CHO MỌI NHÀ VẠN SỰ AN LÀNH!

Phần mềm ôn thi sát hạch chứng chỉ hành nghề xây dựng

 Quên mật khẩu
 Đăng ký mới
Anh Trần HòeBùi Quốc Hưng
Xem: 28833|Trả lời: 41
In Chủ đề trước Tiếp theo
Thu gọn cột thông tin

Hiểu,áp dụng cho đúng Công tác bốc xếp, vận chuyển vật liệu lên cao

  [Lấy địa chỉ]
Nhảy đến trang chỉ định
1#

Hãy đăng nhập để có nhiều chức năng hữu dụng hơn và xem ảnh rõ hơn!

Bạn phải đăng nhập để xem được nội dung, nếu bạn chưa có tài khoản? hãy Đăng ký mới

x
Chào anh chị em trên diễn đàn
Định mức 1776 quy định Định mức vận chuyển vật liệu lên cao chỉ áp dụng đối với những loại công việc thực hiện ở trên cao đã được định mức trong định mức này mà không thể hiện độ cao.

Chiều cao ghi trong định mức dự toán là chiều cao tính từ cốt ±0.00 theo thiết kế công trình đến cốt ≤4m; ≤16m; ≤50m và từ cốt ±0.00 đến cốt >50m. Các loại công tác xây dựng trong định mức không ghi độ cao như công tác trát, láng, ốp, v.v… nhưng khi thi công ở độ cao > 16m thì sử dụng định mức bốc xếp vận chuyển vật liệu lên cao.
- Công tác không thể hiện độ cao:
Ví dụ:  Công tác trát tường ngoài AK.21110, định mức nhân công là 0.22 công. Trong đó bao gồm: Chuẩn bị, vận chuyển vật liệu trong phạm vi 30m, trộn vữa, trát theo đúng yêu cầu kỹ thuật.
Như vậy định mức nhân công cho các công tác này giữ nguyên cho tất cả các công tác khi thi công chiều cao dưới 16m và trên 16m.
- Công tác bốc xếp+ vận chuyển lên cao:
Ví dụ:
Khi thi công nhà 3 tầng cao 10.8m. Công tác trát tường ngoài AK.21110 này khi làm ở tầng 3, vận chuyển vữa trát kiểu gì cũng phải có tời, kéo và máy tời...
Rõ ràng trong trường hợp này, phải sử dụng nhân công ,máy thi công phục vụ công tác bốc xếp+ vận chuyển

- Vậy xin hỏi anh Fubi và anh em trên diễn đàn:
+ Khi thi công ở độ cao dươi 16m với những công tác không thể hiện độ cao thì nhân công, máy thi công trong công tác bốc xếp+ vận chuyển được tính vào đâu?
+ Với những khối lượng thi công trên 16m với những công tác không thể hiện độ cao thì công tác bốc xếp+ vận chuyển tính khối lượng từ mốc 16m trở lên hay tính toàn bộ khối lượng?

Đánh giá

Rất hữu ích! Thanks!: 5.0
Rất hữu ích! Thanks!: 5
  Đăng lúc 3/3/2014 22:00

Số người tham gia 3Thanked +5 Thu lại Lý do
nhatquangkt + 1 Thích bài này! Thanks!
duythaoktxd + 2 Chuyên nghiệp. Cảm ơn!
chiacmilan + 2 Đồng tình. Cảm ơn!

Xem tất cả

www.xaydung360.vn XÂY TÂM, DỰNG TẦM CHUYÊN NGHIỆP

Đề cử
fubi Đăng lúc 25/2/2014 20:14 | Chỉ xem của tác giả
Trong định mức 1776, với công tác không quy định độ cao, đã nêu rõ trong định mức (kể cả định mức bổ sung 1172) như sau:
+ Các loại công tác xây dựng trong định mức không ghi độ cao như công tác trát, láng, ốp… nhưng khi thi công ở độ cao > 16m thì sử dụng định mức bốc xếp vận chuyển vật liệu lên cao.

Hãy chú ý đến từ màu đỏ: "NHƯNG"
==> Điều này có nghĩa rất logic là:
- Công tác không ghi độ cao thì định mức đã có hao phí cho phần vận chuyển vật liệu lên cao rồi nhưng chỉ trong phạm vi chiều cao <16m mà thôi.
- Còn nếu cao 16m trở lên thì phải tính vận chuyển vật liệu lên cao thành công việc riêng cho riêng KL vật liệu cấu thành công trình ở phạm vi 16m trở lên.

Nếu bạn nào chưa phục thì hãy viết văn bản hỏi bộ Xây dựng. Nhưng thiết nghĩ nội dung thuyết minh định mức đã quá rõ ràng về mặt ngữ nghĩa, cấu trúc ngữ pháp Tiếng Việt rồi.

1. Chắc các bạn đang phân vân ở điểm:
+ Đối với các công tác không ghi độ cáo (như trát..) thì không thấy phần hao phí vận chuyển vật liệu lên cao.

Đáp án:  Nhưng nếu các bạn chú ý thì sẽ thấy nó nằm ẩn trong 2 hao phí: đó là hao phí nhân công (gồm công hao phí thực hiện thi công công việc và phần công hao phí thực hiện vận chuyển vật liệu lên cao) + hao phí máy khác (đó là pa lăng, tời..: nhưng do hao phí ít so với máy chính nên người ta không ghi rõ ra tên mà thôi).

2. Các trường hợp hiểu sai lầm:
a. Trường hợp 1:
+ Cần phải tính chi phí vận chuyển vật liệu cho cả phần <16m và lẫn cho cả >=16m tức cho mọi trường hợp (miễn là nó ở trên cao khỏi mặt đất). Tức tính vận chuyển lên cao cho tất cả vật liệu toàn công trình (của các công tác không ghi độ cao): hiểu như vậy là bất logic hoặc cố tình hiểu sai để "ăn gian".
Bởi hiểu như vậy thì câu thuyết minh định mức SẼ PHẢI VIẾT NHƯ SAU MỚI ĐÚNG: "Các loại công tác xây dựng trong định mức không ghi độ cao như công tác trát, láng, ốp… ĐƯỢC  TÍNH THÊM định mức bốc xếp vận chuyển vật liệu lên cao".
Còn câu thuyết minh gốc :"Các loại công tác xây dựng trong định mức không ghi độ cao như công tác trát, láng, ốp… nhưng khi thi công ở độ cao > 16m thì sử dụng định mức bốc xếp vận chuyển vật liệu lên cao" nếu hiểu theo trường hợp 1 này SẼ trở nên VÔ NGHĨA VÀ TỐI NGHĨA.
b. trường hợp 2:
- tính vận chuyển vật liệu công trình chỉ cho công trình có độ cao >=16 m và tính cho toàn bộ VL công trình (của các công tác không ghi độ cao). Phần VL của các công trình có độ cao <16 thì không tính vận chuyển.
==> Hiểu theo cách này thì càng tai hại trầm trọng bởi vi phạm tính logic thống nhất của định mức, khi mà cũng cùng 1 công tác đó lúc thì cho rằng đã có vận chuyển lên cao (với công trình <16m), lúc thì cho rằng chưa có nên phải tính (với công trình >16m).

Tóm lại:
- Về câu chữ thuyết minh định mức đã quá rõ. Chỉ cần đọc hiểu và tư duy logic để áp dụng. Nếu không suy ngẫm kỹ logic trong thuyết minh rất dễ dẫn đến hiểu nhầm theo cách mà chủ topic đã nêu:
==> Nghĩa rất logic là:
- Công tác không ghi độ cao thì định mức đã có hao phí cho phần vận chuyển vật liệu lên cao rồi nhưng chỉ trong phạm vi chiều cao <16m mà thôi nên không cần tính.
- Còn nếu cao 16m trở lên thì phải tính vận chuyển vật liệu lên cao thành công việc riêng cho riêng KL vật liệu cấu thành công trình ở phạm vi 16m trở lên.


- Nếu bạn nào chưa an tâm với luận điểm phân tích trên, hãy viết văn bản hỏi Bộ xây dựng trả lời thì đó mới là cách chuyên nghiệp. vÀ CHẮC CHẮN CÂU TRẢ LỜI SẼ THEO CÁCH MÌNH ĐÃ PHÂN TÍCH. NGHĨA TIẾNG VIỆT CỦA THUYẾT MINH ĐỊNH MỨC TRONG TRƯỜNG HỢP NÀY KHÔNG THỂ HIỂU THEO CÁCH KHÁC ĐƯỢC.

Nếu hiểu theo cách khác thì hoặc có vấn đề về tiếng Việt, hoặc cố tình đánh lận con đen, cố tình hiểu sai để gian lận dự toán.

Cảm ơn đã nêu ra chủ đề rất hay bị nhầm lẫn trên thực tế. Thanks!




Đánh giá

Rất hữu ích! Thanks!: 5.0 Chia sẻ hay! Thanks bạn nhé!: 5.0
Chia sẻ hay! Thanks bạn nhé!: 5
  Đăng lúc 24/4/2019 09:46
Rất hữu ích! Thanks!: 5
  Đăng lúc 3/3/2014 21:59

Số người tham gia 5Uy Tín: +3 Thưởng +3 Thanked +7 Thu lại Lý do
chiacmilan + 2 Đồng tình. Cảm ơn!
songhongbaoloc + 2 Mong chờ bài tiếp theo. Thanks!
xuantrungluong + 3 + 3 + 1 Đồng tình. Cảm ơn!
cuongden37 + 1
chocolate1 + 1 Rất kinh nghiệm. Cảm ơn!

Xem tất cả

www.xaydung360.vn XÂY TÂM, DỰNG TẦM CHUYÊN NGHIỆP

vantori gửi lúc 17/8/2016 09:09
Rất kinh nghiệm a Fubi ơi. Theo a, khi lập dự toán phải tính KL theo độ cao (hoặc theo  ...

có cùng chung thắc mắc với bạn. Mong các a đi trước giải đáp giúp.

www.xaydung360.vn XÂY TÂM, DỰNG TẦM CHUYÊN NGHIỆP

fubi gửi lúc 25/2/2014 20:14
Trong định mức 1776, với công tác không quy định độ cao, đã nêu rõ trong định mức  ...

Cảm ơn những phân tích rất hay của anh với định mức 1776. Tuy nhiên trong Quyết định 588/QĐ-BXD ngày 29/5/2014 của BXD Vv công bố định mức dự toán xây dựng công trình phần xây dựng (sửa đổi và bổ sung), phần hướng dẫn sử dụng lại quy định như sau: "Các loại công tác xây dựng trong định mức không ghi độ cao như công tác trát, láng, ốp...nhưng khi thi công ở độ cao <=16m; <=50m và >50m được áp dụng định mức bốc xếp vận chuyển vật liệu lên cao". Anh có thể phân tích thêm về quy định này được không? theo tôi hiểu thi với quy định này các công tác không quy định độ cao nhưng khi thi công ở độ cao <=16m vẫn được tính vận chuyển lên cao. Xin cảm ơn.

Đánh giá

XD360 đã có 1 bải viết phấn tích rất kỹ về cái dở hơi của QĐ 588 và không có giá trị về mặt pháp lý. Nói chung là đồ bỏ đi.  Đăng lúc 15/9/2015 08:09
QĐ 588/QĐ-BXD không có giá trị gì về hướng dẫn áp dụng định mức 1776. Nó chỉ tham khảo cho vui thôi. Hướng dẫn trong đó toàn vô căn cứ và sai cơ bản.  Đăng lúc 15/9/2015 08:07
chuẩn luôn,vẫn dc tính vc lên cao.  Đăng lúc 11/8/2015 00:00

www.xaydung360.vn XÂY TÂM, DỰNG TẦM CHUYÊN NGHIỆP

2#
VANTUAN.NG Đăng lúc 25/2/2014 10:57 | Chỉ xem của tác giả
Bạn tham khảo: http ://www.giaxaydung. vn/diendan ... posted=1#post378281

Đánh giá

Hơn nữa: Các thảo luận trong link diễn đàn bạn gửi ở trên đều sai nhầm rất nghiêm trọng.  Đăng lúc 25/2/2014 21:12
Mỗi diễn đàn có thảo luận riêng của mình. Nghiêm cấm trả lời theo kiểu gửi link sang 1 trang khác. Như vậy là thiếu sự chuyên nghiệp và k tôn trọng diễn đàn.   Đăng lúc 25/2/2014 15:36

www.xaydung360.vn XÂY TÂM, DỰNG TẦM CHUYÊN NGHIỆP

4#
 Tác giả| cuongden37 Đăng lúc 26/2/2014 08:49 | Chỉ xem của tác giả
Mấy hôm trước, tôi có bảo vệ trên SXD và cũng chung suy nghĩ là các bác cũng chưa rõ vấn đề này.
Quay lại vấn đề.
1. Các công tác không ghi độ cao đã bao gồm hao phí cho việc bốc xếp+ vận chuyển:
Như phân tích của anh Bình: Do hao phí ít so với máy chính nên người ta không ghi rõ tên mà thôi.
Tôi nghĩ là không phải. Nếu anh thi công 1 trường học dài 50m, cao 4 tầng chừng 15m thì hao phí cho các công việc bốc xếp+ vận chuyển cũng không hề nhỏ.
Tôi xin trích thêm 1 ví dụ:
Công tác AK.21110 thì có máy khác...theo lập luận của anh coi như đã bao gồm hao phí máy phục vụ vận chuyển.
Còn công tác AK.31110
Chuẩn bị, trát lớp lót lớp vữa xi măng, cưa cắt gạch, tráng mạch, đánh bóng lau chùi theo đúng yêu cầu kỹ thuật. Vận chuyển vật liệu trong phạm vi 30m

thì chẳng có máy khác ngoài máy cắt gạch 1,7KW. Như vậy không thể nói là hao phí máy phục vụ cho công tác bốc xếp+ vận chuyển lên cao ít quá nên không tính?
Như vậy theo tôi nghĩ Định mức đã tính thiếu các công việc bốc xếp+ vận chuyển lên cao cho các công tác không ghi độ cao.

2. Vấn đề hiểu nhầm
- tính vận chuyển vật liệu công trình chỉ cho công trình có độ cao >=16 m và tính cho toàn bộ VL công trình (của các công tác không ghi độ cao). Phần VL của các công trình có độ cao <16 thì không tính vận chuyển.
==> Hiểu theo cách này thì càng tai hại trầm trọng bởi vi phạm tính logic thống nhất của định mức, khi mà cũng cùng 1 công tác đó lúc thì cho rằng đã có vận chuyển lên cao (với công trình <16m), lúc thì cho rằng chưa có nên phải tính (với công trình >16m).

Phần này anh nêu chưa thật rõ ràng. Bởi vì anh dùng từ ngữ công trình có độ cao >=16m và công trình <16m đang gây hiểu nhầm.
Có phải ý anh là các công trình có độ cao >=16m, thì tính cho toàn bộ vật liệu cho các công tác thực hiện >=16m và <16m?

Đánh giá

Rất hữu ích! Thanks!: 5.0
Rất hữu ích! Thanks!: 5
  Đăng lúc 3/3/2014 22:01

Số người tham gia 1Thanked +1 Thu lại Lý do
fubi + 1

Xem tất cả

www.xaydung360.vn XÂY TÂM, DỰNG TẦM CHUYÊN NGHIỆP

5#
fubi Đăng lúc 26/2/2014 09:36 | Chỉ xem của tác giả


1. Về vấn đề bạn nói rằng: định mức công tác không ghi độ cao là đã tính thiếu chi phí vận chuyển lên cao đối với phần độ cao <16m:
- Trước hết nói về pháp lý chung: thuyết minh của định mức 1776, như mình đã phân tích thì phần công việc không ghi độ cao là đã có hao phí vận chuyển lên cao cho phần <16m rồi.
Câu từ ngũ pháp Tiếng Việt trong thuyết minh định mức đã quá rõ ràng như vậy, không thể hiểu theo nghĩa khác được.

- Còn ví dụ bạn nêu, phải hiểu chung nguyên lý khách quan rằng: trong định mức ban hành của BXD chỉ là công bố tham khảo áp dụng, nó có thể sai và bất hợp lý ở nhiều công việc. Do đó trong quá trình áp dụng cần xem xét tính hợp lý, phát hiện ra chỗ bất hợp lý để sửa đổi lại cho phù hợp. Chính vì vậy mà bạn thấy BXD thỉnh thoảng có định mức bổ sung là vì vậy.
Nhưng không phải vì 1 hay nhiều công việc định mức mà chúng ta phát hiện ra bất hợp lý trong quá trình áp dụng để rồi suy diễn đưa ra kết luận trái ngược hoặc phủ định thuyết minh trong định mức.
Tức là:
nếu bạn có phát hiện ra 1 công việc (k ghi độ cao) chưa tính chi phí vận chuyển lên cao cho phần <16m thì hãy hiểu rằng đó là đơn lẻ. Không vì cái đơn lẻ đó mà dẫn đến 1 kết luận chung "công việc <16m chưa bao gồm chi phí vận chuyển lên cao" điều này trái với thuyết minh mà bộ định mức đã nêu rõ: "công việc <16m đã bao gồm chi phí vận chuyển lên cao".
Nó ví như:
- Lâu nay bạn là học sinh giỏi, rất thông minh thầy cô, bạn bè đều thấy như vậy. Nhưng 1 lần bạn bị 1 điểm thì không phải vì đấy mà mọi người cho rằng bạn là học sinh dốt, ngu đần. Tương tự như vậy đối với ví dụ bạn nêu trong định mức mà thôi.

p/s:
- riêng ví dụ bạn nêu, theo hiểu biết nông cạn của mình, tôi biết rằng công tác ốp lát thì: hoặc công trình có cầu thang, hoặc công trình có đường dẫn lên (cầu). Do đó vận chuyển lên cao không cần máy khác mà dùng nhân công vận chuyển lên thang hoặc tập kết trực tiếp lên tuyến công trình rồi dùng nhân công vận chuyển. Nên ví dụ của bạn mã hiệu AK.31000 không cần máy khác là vì vậy.

2. Làm rõ nội dung bài phân tích của mình mà bạn nêu: đối với công tác không ghi độ cao
- Sẽ có 2 loại công trình có chiều cao: >= 16m hoặc <16m.
a. Trường hợp 1: Với công trình có chiều cao >16m thì: có 2 loại nhóm công việc
+ Có những công việc (k ghi đọ cao) thi công ở độ cao <16m
+ Có những công việc (k ghi độ cao) thi công ở độ cao >=16m
Nhưng tất cả đều được tính thêm chi phí vận chuyển VL lên cao cho toàn bộ VL công trình.
Hiểu như vậy là sai. Mình đã phân tích ở bài trên rồi.

b. Trường hợp 2: với công trình có chiều cao <16m: thì chỉ có 1 nhóm công việc thi công ở độ cao <16m.
Không tính chi phí vận chuyển VL lên cao.

Chính vì vậy mà mình nói rõ:
Nếu cho rằng "Công trình có độ cao >=16m thì  được tính chi phí vận chuyển VL lên cao cho toàn VL công trình" còn "công trìnhcó độ cao <16m thì không được tính" thì hiểu như vậy là bất logic. Vì cùng 1 công tác không thể lúc thì được tính chi phí vận chuyển lên cao, lúc thì không được tính.

Tóm lại:
1.  Với thuyết minh trong định mức 1776:

+ Các loại công tác xây dựng trong định mức không ghi độ cao như công tác trát, láng, ốp… nhưng khi thi công ở độ cao > 16m thì sử dụng định mức bốc xếp vận chuyển vật liệu lên cao.

thì ngữ nghĩa đã quá rõ ràng, không thể hiểu xiên xẹo được. Chỉ hiểu được theo 1 nghĩa duy nhất như sau:
+ Công tác không ghi độ cao thì định mức đã có hao phí cho phần vận chuyển vật liệu lên cao rồi nhưng chỉ trong phạm vi chiều cao <16m mà thôi nên không cần tính.
+  Còn nếu cao 16m trở lên thì phải tính vận chuyển vật liệu lên cao thành công việc riêng cho riêng KL vật liệu cấu thành công trình ở phạm vi 16m trở lên.


2. Riêng biệt từng công việc trong định mức có thể sai nhầm, định mức hao phí chưa phù hợp (thừa hoặc thiếu..) là chuyện bình thường. Nhưng không phải vì trường hợp cá biệt để lấy ra phủ nhận thuyết minh chung của bộ định mức áp dụng. ĐÂY CHÍNH LÀ TRƯỜNG HỢP CÁC BẠN ĐANG MẮC PHẢI.
Mà việc nên làm là:
+ Chủ đầu tư tự xem xét tùy cơ áp dụng điều chỉnh lại cho phù hợp. Và tự chịu trách nhiệm về việc này.
+ Gửi văn bản hỏi Bộ Xây dựng làm rõ trước khi thay đổi. Chứ đừng nhận định chủ quan cá nhân khi chưa có chứng cứ cụ thể số liệu gốc mà bộ XD xây dựng định mức đó. Bởi sửa đổi chủ quan sẽ bị thanh tra, kiểm toán cắt bỏ.

Đánh giá

Rất hữu ích! Thanks!: 5.0
Rất hữu ích! Thanks!: 5
  Đăng lúc 3/3/2014 22:04

Số người tham gia 3Uy Tín: +3 Thưởng +3 Thanked +3 Thu lại Lý do
thanh.bm + 1 Đồng tình. Cảm ơn!
happyhouse + 3 + 3 + 1 Đồng tình. Cảm ơn!
cuongden37 + 1

Xem tất cả

www.xaydung360.vn XÂY TÂM, DỰNG TẦM CHUYÊN NGHIỆP

6#
 Tác giả| cuongden37 Đăng lúc 26/2/2014 10:06 | Chỉ xem của tác giả
Ở đây chủ đề tôi đưa ra là để ACE thảo luận để làm rõ vấn đề, không vì mục đích khác.
Định mức thiếu thừa là chuyện bình thường, nhưng trường hợp nào thiếu thừa thì cũng cần phải phân tích làm rõ để bổ sung, loại trừ. Mục đích là quản lý chi phí tốt nhất cho trường hợp nhà thầu, chủ đầu tư, nhà nước...

Ví dụ:
- Công tác láng sê nô, ốp tường mặt ngoài, sơn bả.....vận chuyển vữa, xi măng, cát...đều không có máy khác.
Đơn thuần:
Công tác Láng :
Chuẩn bị, vận chuyển vật liệu trong phạm vi 30m, trộn vữa, láng vữa, đánh mầu theo đúng yêu cầu kỹ thuật

- Bộ xây dựng
Cái này nếu bên anh thuận tiện thông tin, có thể giúp ACE làm rõ vấn đề vì tôi nằm trong vùng khó khăn và chỉ làm trong cái UBND xã nhỏ nên không tiện đóng dấu để gửi.
Gửi mail thì gửi nhiều mà không thấy phản hồi.

Chân thành cảm ơn anh đã phân tích khá hay.

Đánh giá

Rất hữu ích! Thanks!: 5.0 Mong bạn tiếp tục chia sẻ. Thanks!: 5.0
Về Các công tác cụ thể bạn nêu, mình sẽ nghien cứu kỹ rồi thảo luận riêng ở 1 chủ đề khác và sẽ hỏi BXD nếu thấy thật sự chưa rõ giống như bạn. Thanks!   Đăng lúc 26/2/2014 10:24
Cảm ơn bạn rất nhiều vì chủ đề này. Vì nó mà bản thân mình cũng hiểu sâu hơn định mức đấy!  Đăng lúc 26/2/2014 10:21
Nhưng đừng vì cái đơn lẻ sai mà suy diễn phủ nhận hoặc nói ngược với thuyết minh định mức.  Đăng lúc 26/2/2014 10:21
Tán thành với bạn: CÒN ĐỊNH MỨC cụ thể công việc nào đó chưa hợp lý thì CHÚNG TA CÙNG BÀN LUẬN LÀM RỖ VÀ HỎI BXD LÀM RÕ TRƯỚC KHI ÁP DỤNG.  Đăng lúc 26/2/2014 10:20
Nó rất có ích cho nhiều đồng nghiệp. Tuy nhiên, ý mình phản biện cũng là để KHẲNG ĐỊNH: THUYẾT MINH ĐỊNH MỨC LÀ RẤT RÕ RỒI. KHÔNG THỂ HIỂU SAI.  Đăng lúc 26/2/2014 10:19

www.xaydung360.vn XÂY TÂM, DỰNG TẦM CHUYÊN NGHIỆP

7#
happyhouse Đăng lúc 26/2/2014 11:03 | Chỉ xem của tác giả
Ghi chú: Đã sửa lại phần trích dẫn, phần trích dẫn cũ lấy trong ĐM 1776 bảng tra cứu bằng Excel là chưa đúng.
Trích Đm 1776: phần Quy định áp dụng:
"- Chiều cao ghi trong định mức dự toán là chiều cao tính từ cốt ±0.00 theo thiết kế công trình đến cốt ≤4m; ≤16m; ≤50m và từ cốt ±0.00 đến cốt >50m. Các loại công tác xây dựng trong định mức không quy định độ cao như công tác trát, láng, ốp, v.v… nhưng khi thi công ở độ cao >16 được áp dụng định mức bốc xếp vận chuyển vật liệu lên cao."
Như vậy nếu thi công những công tác trên dù ở độ cao <16m thì không áp dụng định mức bốc xếp vật liệu.


Trích qui định áp dụng CÔNG TÁC BỐC XẾP VÀ VẬN CHUYỂN VẬT LIỆU LÊN CAO:
"Định mức vận chuyển vật liệu lên cao chỉ áp dụng đối với những loại công việc thực hiện ở trên cao đã được định mức trong định mức này mà không quy định độ cao.
Bốc xếp, vận chuyển lên cao được tính bằng cách cộng định mức bốc xếp bằng thủ công và  vận chuyển lên cao bằng thang máy.
Thành phần công việc: Chuẩn bị, bốc xếp vật liệu, vận chuyển vật liệu từ dưới mặt đất lên các tầng sàn bằng vận thăng lồng lên mọi độ cao."
Vậy theo mình hiểu: Tổng Khối lượng từ cote +16.00 sẽ được tính bốc xếp với những vật tư có trong danh sách định mức bốc xếp, vận chuyển (như sỏi, gạch, đá, sơn, v..v) và không quan tâm đến độ cao (vì trong thành phần công việc ghi là vận chuyển lên mọi độ cao). -> lên mọi độ cao thì có vẻ chưa hợp lý lắm! Vì càng lên cao thì hao phí máy và nhân công càng lớn.
Mong anh em thảo luận thêm để làm rõ vấn đề. Thân!


happyhouse trong 26/2/2014 11:16 đã trả lời thêm:
Trừ khi phần Quy định áp dụng theo trích dẫn là chưa đúng thì mình hiểu vẫn được áp dụng bốc xếp và vận chuyển.


happyhouse trong 26/2/2014 11:19 đã trả lời thêm:
Em có đọc trường hợp của anh ghi rồi, tuy nhiên quan điểm của em khác nên mới đưa ra để thảo luận. Khi chưa có kết luận chính thức thì chưa biết cái nào đúng, cái nào sai!

Đánh giá

lên'' mọi độ cao'' hiểu là <16m,<50m hay >50m đều tính hao phí như nhau  Đăng lúc 10/8/2015 23:59
P/s: ĐỌC BÀI VIẾT SỐ 3# TRƯỜNG HỢP 1 ĐẤY BẠN.  Đăng lúc 26/2/2014 11:12
MÌNH ĐÃ PHÂN TÍCH RÕ CÁCH HIỂU CỦA BẠN LÀ SAI NHẦM Ở BÀI TRÊN RỒI. BẠN ĐỌC LẠI CẨN THẬN TRƯỚC KHI THẢO LUẬN NHÉ. THÂN ÁI!  Đăng lúc 26/2/2014 11:11
Hiểu như bạn tức là: tính vận chuyển cho mọi vật liệu lên cao. Hiểu vậy là sai so với thuyết minh định mức.  Đăng lúc 26/2/2014 11:10

www.xaydung360.vn XÂY TÂM, DỰNG TẦM CHUYÊN NGHIỆP

9#
anhluoc Đăng lúc 15/9/2015 06:34 | Chỉ xem của tác giả
Vậy nếu chiều cao 16m mà nó nằm ở lưng chừng tầng, thì khi tính khối lượng phải tách ra cos 16m đổ xuống và cos trên 16m ? (trong cùng 1 tầng). Em chưa thấy bao giờ. Nếu anh chị nào đã từng tính như vậy thì cho em xin cái file em tham khảo với ah.

www.xaydung360.vn XÂY TÂM, DỰNG TẦM CHUYÊN NGHIỆP

10#
vantori Đăng lúc 17/8/2016 09:09 | Chỉ xem của tác giả
fubi gửi lúc 25/2/2014 20:14
Trong định mức 1776, với công tác không quy định độ cao, đã nêu rõ trong định mức  ...

Rất kinh nghiệm a Fubi ơi. Theo a, khi lập dự toán phải tính KL theo độ cao (hoặc theo tầng) để biết được KL vật liệu cấu thành ở phạm vi 16m trở lên đế áp dụng tính vc vật liệu lên cao đúng không a? Em mới bắt đầu tập lập dự toán nên có gì a chỉ dẫn?

www.xaydung360.vn XÂY TÂM, DỰNG TẦM CHUYÊN NGHIỆP

12#
nuce.kt4 Đăng lúc 2/12/2016 15:22 | Chỉ xem của tác giả
Rất cám ơn anh Fubi đã giúp em hiểu sâu vấn đề của công tác bốc xếp vận chuyển lên cao trong định mức 1776.
Nhưng em xin tiếp tục với câu hỏi của songhongbaoloc về QĐ 588. Em cũng đã đọc sơ đồ tư duy của anh cùng Luật số 17/2008/QH12 về hệ thống văn bản pháp quy. Em hiểu ở đây QĐ 588 không thuộc văn bản pháp quy, nó mang tính chất tham khảo, tuy nhiên, định mức 1776 cũng là Công văn của BXD thì cũng thuộc văn bản mang tính chất tham khảo. Thế thì cách thức áp dụng cho công tác bốc xếp vận chuyển lên cao trong áp dụng như thế nào là đúng? Em vẫn thiên theo cách giải thích của a Fubi nhưng không thể nói được với Kiểm toán nhà nước do 588 ra sau. Rất mong anh Fubi cùng mọi người trong diễn đàn giúp em trong vấn đề này.

www.xaydung360.vn XÂY TÂM, DỰNG TẦM CHUYÊN NGHIỆP

13#
VANTUAN.NG Đăng lúc 7/4/2017 14:36 | Chỉ xem của tác giả

www.xaydung360.vn XÂY TÂM, DỰNG TẦM CHUYÊN NGHIỆP

14#
hoang.lehuy Đăng lúc 11/5/2017 15:26 | Chỉ xem của tác giả
VANTUAN.NG gửi lúc 7/4/2017 14:36
Câu trả lời của Bộ Xây dựng đã rõ. http://www.xaydung.gov.vn/en/trang-chi-tiet/-/tin-chi-t ...

cho mình hỏi thế cái 588 mâu thuẫn cái này hả bạn!

www.xaydung360.vn XÂY TÂM, DỰNG TẦM CHUYÊN NGHIỆP

15#
vtthanyeu Đăng lúc 21/9/2017 13:43 | Chỉ xem của tác giả
QĐ 235/2017-BXD đã sửa lại ở mục 3:
- Chiều cao ghi trong định mức dự toán là chiều cao tính từ cốt ± 0.00 theo thiết kế công trình đến cốt ≤ 4m; ≤ 16m; ≤ 50m và từ cốt ± 0.00 đến cốt > 50m (chiều cao quy định trong định mức dự toán cho khối lượng thi công của công trình là chiều cao công trình). Các loại công tác xây dựng trong định mức không ghi độ cao như công tác trát, láng, ốp, v.v... nhưng khi thi công ở độ cao > 16m được áp dụng định mức bốc xếp vận chuyển vật liệu lên cao.
Chắc 588 là do cái máy soạn thạo nhầm


www.xaydung360.vn XÂY TÂM, DỰNG TẦM CHUYÊN NGHIỆP

Phiên bản Mobile|Phần mềm ôn thi sát hạch chứng chỉ hành nghề xây dựng  

Phần mềm dự toán xây dựng excel | Hướng dẫn lập dự toán xây dựng | Phần mềm tư vấn giám sát | Phần mềm quản lý chất lượng xây dựng |

Phần mềm ôn thi sát hạch chứng chỉ hành nghề xây dựng

Phần mềm ôn thi sát hạch chứng chỉ hành nghề Kiến Trúc sư

Phần mềm ôn thi sát hạch chứng chỉ hành nghề Đấu thầu

GMT+7, 29/5/2025 12:20 , Processed in 0.131334 second(s), 23 queries .

Powered by Discuz! X3.2

© 2001-2013 Kiso Comsenz Inc.