Hãy đăng nhập để có nhiều chức năng hữu dụng hơn và xem ảnh rõ hơn!
Bạn phải đăng nhập để xem được nội dung, nếu bạn chưa có tài khoản? hãy Đăng ký mới
x
Hiện tại M@trixs đang có mong muốn thành lập một đội thi công nhỏ nhỏ để nhận sửa chữa các công trình và xây dựng các nhà tư nhỏ nhỏ (Bây giờ thì sửa chữa, sau này có điều kiện sẽ thi công xây mới, có khi nhận thầu xây cao ốc cũng nên hĩ....hĩ.....).
Nhưng kinh nghiệm về thi công chỉ là con số 0 tròn trĩnh.
M@trixs muốn viết bài này để mọi người vào tâm sự góp ý. Mong mọi người chia sẽ kinh nghiệm của mình để có thể chủ đề này sẽ được "hậu thế" sử dụng như kim chỉ nam khi mới vào nghề thi công vậy......
M@trixs muốn được sự trợ giúp của tất cả các ACE đã, đang thi công một số câu hỏi sau:
(Hiện tại đã nhận được sự chia sẽ kinh nghiệm và thắc mắc của các ACE sau, thật sự vô cùng cảm ơn: ndchien304; Fubi; VanLieu2509; Longtape07; PhanLe; SoiXich_hp4; dainghia204.....)
I. VỐN:
1/ Mình cần huy động vốn bao nhiêu mới đủ nguồn lực về máy móc và lương thợ cho khoảng vài tháng đầu (hoặc 1 năm đầu) ?
[ndchien304]
- Tiền chuẩn bị thì phải phụ thuộc vào công trình mình có thêm nữa không, tạm ứng được bao nhiêu?
- Tính chi phí giữa tiền tạm ứng với tiền chuẩn bị thi công (tạm ứng cho thầu phụ, nc,...) đến giai đoạn nghiệm thu đầu tiên là thiếu hay thừa ===> vốn cần chuẩn bị.
- Thường quen biết nhiều khi tạm ứng ~ 50% giá trị hợp đồng là bình thường (---> chi lại cho CĐT ~ 10-15%) nên cũng không cần chuẩn bị nhiều lắm đâu.
[FuBi]
- Nếu ban đầu ít vốn, thì nên tìm phân khúc thị trường nhỏ lẻ: công trình nhà dân, nhận thầu lại của B...
[Longtape07]
- Để có thể lo được cho thợ, thầy, thường mình thấy khoảng 1 tuần là lo trả lương cho họ. Bạn cú tính bình quân 1 ngày của họ thời điểm này là bao nhiêu (thợ chính, thợ phụ, phụ hồ, cai...). Thử làm bài toán bạn nhé.
[Longtape07]
- Khi nhận 1 công trình thi công nhà dân bạn chỉ cần có ít vốn để ứng cho thợ, thầy. Sau đó ký hợp đồng với chủ nhà bạn có thể thoả thuận ứng tiền với chủ nhà 30%, rồi làm khối lượng tới bao nhiêu bao ứng bấy nhiêu để có mà trang trải
[soixich_hp4]
Nếu lập đội thi công để sau này phát triển lên thành công ty, tổng công ty, tập đoàn, .... thì trước hết bạn nên tạo lập mối quan hệ với những nơi có nguồn có công trình.thời đại của cơ chế xin - cho mà. Bạn phải xác định được hướng nguồn việc của mình có khả thi hay không thì mới tính đến cái phía sau.
2/ Mua vật liệu máy móc nào là chủ chốt nhất và kinh phí tầm khoảng bao nhiêu ?
[Long tape07]
- Về phương tiện phục vụ thi công: khoảng 2 máy trộn, bạn tính thử khoảng bao nhiêu m2 cốt pha, cây chống (độ khoảng bao nhiêu m2 về nhà phố, tính luân chuyển cho tệ nhất là 2 cái nhà phố), tời điện...
3/ Kinh nghiệm mua vật liệu như thế nào để có thể mua được vật liệu tốt nhất với giá rẻ nhất. Và kinh nghiệm để các đại lý vật liệu bán thiếu cho mình ???
[ndchien304]
- Giai đoạn này mua chịu khó lắm, phải dự án thật lớn thì may ra nhưng nhà thầu phải chịu lãi vay.
[PhanLe]
- Nhà cung cấp thường muốn khách hàng thanh toán đúng hạn đã thỏa thuận để dòng tiền thu của họ không bị lệch với kế hoạch đã định. Lưu ý là cố gắng đàm phán được với nhà cung cấp thời hạn thanh toán càng dài càng tốt vì vật liệu chiếm tỷ trọng lớn trong chi phí thi công trực tiếp. Thường thì những lần giao dịch đầu có thời hạn ngắn, khi nhà thầu thanh toán đúng hạn liên tục thì nhà cung cấp sẽ đồng ý gia tăng thời hạn thanh toán khi nhà thầu yêu cầu.
3/ Kinh nghiệm ứng vốn, thanh toán, quyết toán ????
[FuBi]
Việc ứng vốn: CĐT ứng càng nhiều càng tốt. Ứng nhiều bạn lấy "mỡ nó rán nó". Chứ ứng ít thì bạn phải bỏ tiền ra, vay ngân hàng. Nên nhiều công trình lời giả trên giấy nhưng lỗ thật là vì thanh toán chậm.
4/ Các vấn mở rộng đề khác :
[FuBi] Khi thành lập công ty cần xác định các bước sau:
1. Quy mô, sản phẩm chính, hướng đi (hay còn gọi là chiến lược phát triển):
- Đây là yếu tố hàng đầu. Quy mô lớn hay bé? Sản phẩm ở đây là công trình dân dụng, giao thông, thủy lợi..? Hướng đi tức là xác định ban đầu quy mô công ty ở mức nào? Làm cho vốn nhà nước hay tư nhân? Và hướng phát triển đi lên ra sao?..
Bước này được xem như là xác định bờ cho con thuyền đậu bến, xác định bia để mũi tên bắn đến, xác định lỗ để côn đánh vào...
Nếu không có bước này xem như công ty là con thuyền vô định giữ biển khơi không biết đâu là bờ bến, sóng đánh lúc nào không hay.
2. Xác định đối thủ cạnh tranh và điểm mạnh của sản phẩm công ty:
- Nếu là sân sau thì không phải lo lắng điều này. Nhưng nếu làm thật bằng chính khả năng thật sự thì phải biết được đối thủ cạnh tranh cho sản phẩm là ai? Khách hàng của mình là ai? Sản phẩm của mình ra sau sẽ hơn đối thủ ở điểm nào?
3. Từ việc xác định rõ bước 1, bước 2 lúc đó xác định rõ vốn góp là bao nhiêu là hợp lý.
[FuBi]
Bạn nên bổ túc về kiến thức về thuế, cách luồn lách trốn thuế thu nhập (100% doanh nghiệp XD đều vậy cả). Điều này nhắm giúp bạn điều khiển được kế toán theo ý mình.
[Longtape07]
- Ở đây mình nghĩ khi mới ra làm khoang hãy tính tới công trình nhà nước đã vì khi làm nhà nước nếu chưa đủ vốn thì khi gặp những công trình nhà nước chậm thanh toán hoặc gặp Chủ đầu tư giao cho 1, 2 cái gì đó, thường lúc đầu họ cho những cái nhỏ, vùng sâu, vùng xa (theo ở trên mình thì như vậy) và nếu không may gặp phải cái đầu tiên như vậy thì bạn toi ngay.
[PhanLe]
- Đặt chữ TÍN làm đầu trong ứng xử, giao tiếp với các bên liên quan (chủ đầu tư, nhân công, nhà cung cấp vật liệu và thiết bị ...). Điều này rất quan trọng vì chủ đầu tư nhà ở tư nhân phần lớn chọn thầu theo thông tin truyền khẩu từ những người đã từng xây nhà, nhà thầu có uy tín sẽ được các chủ đầu tư quảng bá không công nhưng cự kỳ hiệu quả. Hệ quả là nguồn việc được mở rộng nên nguồn nhân công sẽ tìm kiếm dễ dàng và trung thành (cai, thợ, thầu phụ thường nể trọng và thích gắn bó với chủ thầu có nguồn việc ổn định dù lương, giá có thể thấp và chậm trả hơn các chủ thầu khác chút đỉnh vẫn không sao). Hệ quả tiếp theo là các nhà cung cấp sẽ áp dụng mức chiết khấu cao và gia hạn thời gian thanh toán cho các nhà thầu có doanh số cao. Lưu ý chữ TÍN áp dụng cho các bên liên quan là thực hiện đúng theo những điều khoản đã thỏa thuận, không nuốt lời hứa, không cố tình tìm cách qua mặt để thu lợi càng nhiều càng tốt.
[VanLieu2509] Theo e nghĩ thì có 1 việc khó khăn nữa làm thế nào để nhận được công trình, vì nếu ko tìm nhận dc việc gối đầu nhau để công nhân + máy móc ngưng hoạt động thì khó có lãi được ???????
II QUẢN LÝ KỸ THUẬT- NHÂN SỰ:
1/ Hiện tại M@trixs đang đi làm Nhà nước nên việc theo sát đội là vô cùng khó khăn. Nhưng ko theo thì ko được, vậy nên M@trixs có ý định sẽ giao cho 1 Cai thầu quản lý. Vậy có những tiêu chí đánh giá kinh nghiệm như thế nào để chọn ra một người Cai Thầu có thể tin tưởng được mà giao "tính mạng" của mình cho Cai Thầu. Ngoài ra thì còn Kế Toán, Kỹ thuật....
[ndchien304] Cán bộ chủ chốt: Về lập cty lúc đầu, theo mình chỉ nên duy trì cán bộ nhân sự chủ chốt thôi. KIẾM NHỮNG NGƯỜI CÓ CÙNG CHÍ HƯỚNG, LÀM VIỆC CHUYÊN NGHIỆP VÌ CÔNG TY, KHÔNG GIAN XẢO,...
Ví dụ:
cán bộ kỹ thuật : lập đấu thầu, dt, hồ sơ KCS, TT,...
Kế toán: thuê hoàn chứng từ cũng được, chi phí rẻ hơn
Cai: để khoán lại nc, vật tư phụ, máy phụ
==> Đỡ được 1 khoản chi phí đầu tư các thiết bị nhỏ, tiền lương nc khi không có dự án. Thiết bị máy móc lớn thì thuê (hạn chế đầu tư máy móc, tại cần huy động vốn nhiều)
[FuBi] cơ cấu tổ chức như sau:
- Giám đốc là bạn.
- Kế toán thì ban đầu thuê như bạn Chiến đã nêu. Sau phát triển thì thuê riêng 1 kế toán làm.
- Kỹ thuật thì có dự án thì thuê. Không có thì thôi.
- Từng công việc: phần thô, hoàn thiện, điện nước, trần... thì nên thuê khoán riêng cho từng tốp. Bạn chỉ nghiệm thu sản phẩm.
Với cách làm vậy tuy lời ít hơn nhưng sẽ đảm bảo bạn làm chân trong chân ngoài vẫn điều hành được, đỡ phải chấm công lao động.
[FuBi]
- Nếu bạn lập công ty thật sự (k phải chân trong của ai, k ai đỡ đầu) mà vẫn chân trong chân ngoài, giao cho 1 cai (xem như giám đốc làm thuê) để làm thay cho bạn thì mình khuyên đừng làm. Bởi họ không toàn tâm toàn ý. Trừ khi người đó là người góp vốn với bạn. Thực tế bạn bè mình bị tay trắng vì điều này nhiều rồi.
[Longtape07]
- Kiếm được thợ gắn bó với mình, theo mình nghĩ ít nhất là một người biết đọc bản vẽ, làm tốt.. (thợ cả), 1 vài người thợ biết xây, cốt thép, bê tông.
[PhanLe]
- Cần tham khảo và nắm chắc các kỹ năng tài chính cơ bản, cụ thể là cách thiết lập và thực hiện dòng tiền 1 công trình và toàn bộ các công trình đang triển khai. Phải kết hợp được thời hạn thanh toán chi phí nhân công, vật liệu, thiết bị (dòng chi) trong việc đàm phán phương thức thanh toán trong hợp đồng thi công (dòng thu) với chủ đầu tư. Diễn đạt đơn giản là thời điểm thanh toán cho nhân công, nhà cung cấp phải chậm hơn thời điểm chủ đầu tư thanh toán cho bạn với kinh phí tương ứng. Nên nhớ khi lập đội thi công là mô hình doanh nghiệp thu nhỏ, bạn cần có kiến thức tài chính và tổ chức, quản trị doanh nghiệp. Khi bạn là chủ doanh nghiệp (ở đây là đội trưởng đội thi công), kiến thức kỹ thuật chỉ đóng vai trò thứ yếu. Ngoài ra, bạn nên lập pháp nhân vì chắc chắn cần, mượn pháp nhân khá phiền phức và không có được hồ sơ kinh nghiệm cho các công trình đã làm. Khi đó, bạn cần phải có kế toán CÓ KHẢ NĂNG quyết toán thuế (không phải lập báo cáo thuế hàng tháng, việc này đơn giản, tự làm được), có thể thuê dịch vụ, không nhất thiết thuê cơ hữu.
Hết giờ, tạm dừng
[dainghia204
Anh nên tìm thợ cứng để làm đầu cánh, kinh nghiệm của các bác già là rất quý anh ạ
2/ Quản lý công thợ ở công trường như thế nào (VD: Tránh bị cai thầu gian dối ngày công thợ và các vấn đề nan giải về nhân công....) ???
[ndchien304]
- CAI VÀ BỘ PHẬN KỸ THUẬT tin tưởng mới được, tốt nhất khoán cho cai cho khỏe =)).
- Nếu muốn theo dõi thì lúc đầu có thể dựa vào ĐM dự toán, hoặc sau 1 thời gian làm căn cứ vào khả năng đưa ra các quy định, tiêu chí đánh giá tối đa về thời gian hoàn thành 1 công tác (đây chính là định mức riêng of cty).
[Longtape07]
- Kỹ thuật lúc đầu mình có thể đứng ra chỉ đạo trực tiếp những công trình mình kiếm được. Sau đó bạn có thể nhờ 1 người bạn cùng nghành giúp đỡ bạn về việc này và trả lương cao cho họ để giúp bạn trong việc quản lý.
3/ Vật tư quản lý như thế nào để tránh thất thoát ???
[ndchien304]
- Cấp vật tư: căn cứ vào yêu cầu cung cấp vật tư (phải biết rõ hạng mục được cấp để thi công là gì?...) >> Khối lượng ==> chuẩn bị và cung cấp.Khối lượng cấp phải bóc thật chi li và có cái nhìn tổng thể cả công trình.
Ví dụ: thép cắt thế nào cuối tròn 1 cây hoặc đoạn thừa giai đoạn này phục vụ công việc khác cho giai đoạn sau. Bê tông thì trộn như thế nào? lúc nào cần đủ theo mác, lúc nào thì cát nhiều, XM ít so với TCVN =)) ....
- Quản lý vật tư ngoài công trường: phải làm chặt ngay từ đầu, từ mẩu sắt vụn cũng không cho bán. Yêu cầu kỹ thuật cty, cai cấm cửa người mua ve chai sắt vụn gần công trường, công nhân ai bán thì đuổi thẳng tay cho sợ,.... ===> nhìn mẩu sắt vụn thì ít nhưng xong cả dự án là không ít.
- Vật tư_ thiết bị văn phòng: nhiều nhân viên lãng phí lắm, cần tiết kiệm tối đa giấy, mực in ,....Có nhiều ông chủ tăng lương cho NV mình cũng vì biết tiết kiệm đó ==> nhìn thì ít nhưng mỗi người 2-3 làm hư tờ giấy 1 ngày là tiêu =)).
4/ Công việc nào mình có thể làm và công việc nào mình có thể thuê bên thứ 3 ???
5/ Mức lương cơ bản dành cho phụ, chính, cai thầu..... ???
6/ Quan hệ với anh em thầy thợ như thế nào (nhậu nhẹt, thưởng, phạt) ????
[ndchien304]
- Công nhân làm lâu thì mua Bảo hiểm xã hội cho họ, chế độ thưởng và lương dựa vào 02 tiêu chí để xét (thời gian phục vụ công ty và năng lực). Thời điểm xét năng lực hiệu quả công việc có thể theo tháng, quý, năm,...
7/ Các vấn đề khác:
[ndchien304] Kế hoạch trong công việc: để không phải nước đến chân mới nhảy ---> dẫn đến rối, không chuẩn bị kịp thời về nc, vt, tb, tiến độ thanh toán, vốn trả thầu phụ, nhân công, ....
III. MỞ RỘNG THÊM:
[FuBi]
- Khi thành lập công ty, nếu vẫn tư duy chân trong chân ngoài mà k có bất cứ đỡ đầu nào thì mình khuyên bạn khoan vội mở nó. Bởi hoạt động của công ty không hề đơn giản. Nhất lại là xây dựng. Vô vàn điều phải lo. Nếu bạn không toàn tâm toàn ý, dành hết thời gian cho nó thì chẳng chóng thì trầy công ty khó mà đi tiếp được.
Ai có câu hỏi, câu trả lời, góp ý nào cứ viết bên dưới M@trixs sẽ bổ dung lên trên này để tổng hợp thành 1 bài hoàn chỉnh. Mong mọi người nhiệt tình chia sẽ và mở rộng vấn đề thêm nữa.
Theo e nghĩ thì có 1 việc khó khăn nữa làm thế nào để nhận được công trình, vì nếu ko tìm nhận dc việc gối nên nhau để công nhân + máy móc ngưng hoạt động thì khó có lãi được.
Thiết nghĩ câu hỏi này nó rộng quá mà toàn đụng cái thứ nhạy cảm nhất thì sẽ khó có câu trả lời lắm. Nhưng hãy thử xem có ai trả lời không hj..hj...
Đăng lúc 3/6/2012 11:52
1. Cán bộ chủ chốt: về lập cty lúc đầu, theo mình Matris chỉ nên duy trì cán bộ nhân sự chủ chốt thôi. KIẾM NHỮNG NGƯỜI CÓ CÙNG CHÍ HƯỚNG, LÀM VIỆC CHUYÊN NGHIỆP VÌ CÔNG TY, KHÔNG GIAN XẢO,...
Ví dụ:
cán bộ kỹ thuật : lập đấu thầu, dt, hồ sơ KCS, TT,...
Kế toán: thuê hoàn chứng từ cũng được, chi phí rẻ hơn
Cai: để khoán lại nc, vật tư phụ, máy phụ
==> Đỡ được 1 khoản chi phí đầu tư các thiết bị nhỏ, tiền lương nc khi không có dự án. Thiết bị máy móc lớn thì thuê (hạn chế đầu tư máy móc, tại cần huy động vốn nhiều)
2. Tiền chuẩn bị thì phải phụ thuộc vào công trình mình có nũa, tạm ứng được bao nhiêu?
Tính chi phí giữa tiền tạm ứng với tiền chuẩn bị thi công (tạm ứng cho thầu phụ, nc,...) đến giai đoạn nghiệm thu đầu tiên là thiếu hay thừa ===> vốn cần chuẩn bị.
Thường quen biết nhiều khi tạm ứng ~ 50% GTHĐ là bình thường (---> chi CĐT ~ 10-15%) nên cũng không cần chuẩn bị nhiều lắm đâu.
3. Vật tư: giai đoạn này mua chịu khó lắm, phải dự án thật lớn thì may ra nhưng nhà thầu phải chịu lãi vay.
4. Quản lý vật tư
+ Cấp: căn cứ vào yêu cầu cung cấp vật tư (phải biết rõ hạng mục được cấp để thi công là gì?...) >> Khối lượng ==> chuẩn bị và cung cấp.Khối lượng cấp phải bóc thật chi li và có cái nhìn tổng thể cả công trình.
Ví dụ: thép cắt thế nào cuối tròn 1 cây hoặc đoạn thừa giai đoạn này phục vụ công việc khác cho giai đoạn sau. Bê tông thì trộn như thế nào? lúc nào cần đủ theo mác, lúc nào thì cát nhiều, XM ít so với TCVN =)) ....
+ Quản lý vật tư ngoài công trường: phải làm chặt ngay từ đầu, từ mẩu sắt vụn cũng không cho bán. Yêu cầu kỹ thuật cty, cai cấm cửa người mua ve chai sắt vụn gần công trường, công nhân ai bán thì đuổi thẳng tay cho sợ,.... ===> nhìn mẩu sắt vụn thì ít nhưng xong cả dự án là không ít.
+ Vật tư_ thiết bị văn phòng: nhiều nhân viên lãng phí lắm, cần tiết kiệm tối đa giấy, mực in ,....Có nhiều ông chủ tăng lương cho NV mình cũng vì biết tiết kiệm đó ==> nhìn thì ít nhưng mỗi người 2-3 làm hư tờ giấy 1 ngày là tiêu =)).
5. Quản lý nhân công:
+ CAI VÀ BỘ PHẬN KỸ THUẬT tin tưởng mới được, tốt nhất khoán cho cai cho khỏe =)).
+ Nếu muốn theo dõi thì lúc đầu có thể dựa vào ĐM dự toán, hoặc sau 1 thời gian làm căn cứ vào khả năng đưa ra các quy định, tiêu chí đánh giá tối đa về thời gian hoàn thành 1 công tác (đây chính là định mức riêng of cty).
6. Chế độ chính sách :
Công nhân làm lâu thì mua Bảo hiểm xã hội cho họ, chế độ thưởng và lương dựa vào 02 tiêu chí để xét (thời gian phục vụ công ty và năng lực). Thời điểm xét năng lực hiệu quả công việc có thể theo tháng, quý, năm,...
7. Kế hoạch trong công việc: để không phải nước đến chân mới nhảy ---> dẫn đến rối, không chuẩn bị kịp thời về nc, vt, tb, tiến độ thanh toán, vốn trả thầu phụ, nhân công, ....
Tuy mình không có thiên hướng về kinh doanh, nhưng cũng tham gia dưới góc độ "mọt sách" và tư duy LOGIC ở vài điểm sau:
Khi thành lập công ty cần xác định các bước sau:
1. Quy mô, sản phẩm chính, hướng đi (hay còn gọi là chiến lược phát triển):
- Đây là yếu tố hàng đầu. Quy mô lớn hay bé? Sản phẩm ở đây là công trình dân dụng, giao thông, thủy lợi..? Hướng đi tức là xác định ban đầu quy mô công ty ở mức nào? Làm cho vốn nhà nước hay tư nhân? Và hướng phát triển đi lên ra sao?..
Bước này được xem như là xác định bờ cho con thuyền đậu bến, xác định bia để mũi tên bắn đến, xác định lỗ để côn đánh vào...
Nếu không có bước này xem như công ty là con thuyền vô định giữ biển khơi không biết đâu là bờ bến, sogs đánh lúc nào không hay.
2. Xác định đối thủ cạnh tranh và điểm mạnh của sản phẩm công ty:
- Nếu là sân sau thì không phải lo lắng điều này. Nhưng nếu làm thật bằng chính khả năng thật sự thì phải biết được đối thủ cạnh tranh cho sản phẩm là ai? Khách hàng của mình là ai? Sản phẩm của mình ra sau sẽ hơn đối thủ ở điểm nào?
3. Từ việc xác định rõ bước 1, bước 2 lúc đó xác định rõ vốn góp là bao nhiêu là hợp lý.
4. Nếu bạn lập công ty thật sự (k phải chân trong của ai, k ai đỡ đầu) mà vẫn chân trong chân ngoài, giao cho 1 cai (xem như giám đốc làm thuê) để làm thay cho bạn thì mình khuyên đừng làm. Bởi họ không toàn tâm toàn ý. Trừ khi người đó là người góp vốn với bạn. Thực tế bạn bè mình bị tay trắng vì điều này nhiều rồi.
5. Nếu ban đầu ít vốn, thì nên tìm phân khúc thị trường nhỏ lẻ: công trình nhà dân, nhận thầu lại của B... đồng thời cơ cấu tổ chức như sau:
- Giám đốc là bạn.
- Kế toán thì ban đầu thuê như bạn Chiến đã nêu. Sau phát triển thì thuê riêng 1 kế toán làm.
- Kỹ thuật thì có dự án thì thuê. Không có thì thôi.
- Từng công việc: phần thô, hoàn thiện, điện nước, trần... thì nên thuê khoán riêng cho từng tốp. Bạn chỉ nghiệm thu sản phẩm.
Với cách làm vậy tuy lời ít hơn nhưng sẽ đảm bảo bạn làm chân trong chân ngoài vẫn điều hành được, đỡ phải chấm công lao động.
6. Việc ứng vốn: CĐT ứng càng nhiều càng tốt. Ứng nhiều bạn lấy "mỡ nó rán nó". Chyws ứng ít thì bạn phải bỏ tiền ra, vay ngân hàng. Nên nhiều công trình lời giả trên giấy nhưng lỗ thật là vì thanh toán chậm.
7. Khi thành lập công ty, nếu vẫn tư duy chân trong chân ngoài mà k có bất cứ đỡ đầu nào thì mình khuyên bạn khoan vội mở nó. Bởi hoạt động của công ty không hề đơn giản. Nhất lại là xây dựng. Vô vàn điều phải lo. Nếu bạn không toàn tâm toàn ý, dành hết thời gian cho nó thì chẳng chóng thì trầy công ty khó mà đi tiếp được.
8. Bạn nên bổ túc về kiến thức về thuế, cách luồn lách trốn thuế thu nhập (100% doaanh nghiệp Xd đều vậy cả). Điều này nhắm giúp bạn điều khiển được kế toán theo ý mình.
Vài điều vội mạn đàm như vậy. các bạn khác tiếp tục. Chúc bạn trở thành ông chủ thành công.
E thấy kiếm công trình để làm giai đoạn này khó_ đang chờ người quen, chứ nhân lực để thành lập cty e chuẩn bị cả 03 năm nay rồi
Đăng lúc 3/6/2012 18:41
Mình thì làm tư vấn, nhưng mình cũng tiếp xúc với vài người bạn thi công nhỏ lẻ...nhà dân. Có vài ý kiến mạo muội xin a e giơ cao đánh khẽ:
- Ở đây mình nghĩ khi mới ra làm khoang hãy tính tới công trình nhà nước đã vì khi làm nhà nước nếu chưa đủ vốn thì khi gặp những công trình nhà nước chậm thanh toán hoặc gặp Chủ đầu tư giao cho 1, 2 cái gì đó, thường lúc đầu họ cho những cái nhỏ, vùng sâu, vùng xa (theo ở trên mình thì như vậy) và nếu không may gặp phải cái đầu tiên như vậy thì bạn toi ngay.
- Nếu lúc đầu bạn có ít vốn đủ để thành lập một công ty có pháp danh đàng hoàng thì càng tốt. Đây là cơ sở ban đầu.
- Còn nếu chưa có đủ vốn để thành lập thì khi gặp chủ nhà àh để cái này em giúp cho. Cái đầu tiên phải nghĩ đến khi kinh nghiệm của bạn là con số 0 tròn trĩnh: + Năng lực của bạn Đọc rành rọt bản vẽ và phát hiện những chỗ bất cập trong bản vẽ, có khả năng thay đổi, chính sửa, biết rành dự toán sẽ rất tốt cho bạn. Tính tình lanh lẹ, quan hệ ngoại giao tốt. Nâng mối quan hệ bạn rộng dần lên. Cái này là tiêu chí rất quan trọng để bạn có thể kiếm được công việc về cho mình.
+ Vốn để có thể lo được cho thợ, thầy, thường mình thấy khoảng 1 tuần là lo trả lương cho họ. Bạn cú tính bình quân 1 ngày của họ thời điểm này là bao nhiêu (thợ chính, thợ phụ, phụ hồ, cai...). Thử làm bài toán bạn nhé.
+ Thợ Kiếm được thợ gắn bó với mình, theo mình nghĩ ít nhất là một người biết đọc bản vẽ, làm tốt.. (thợ cả), 1 vài người thợ biết xây, cốt thép, bê tông.
+ Kỹ thuật Lúc đầu mình có thể đứng ra chỉ đạo trực tiếp những công trình mình kiếm được. Sau đó bạn có thể nhờ 1 người bạn cùng nghành giúp đỡ bạn về việc này và trả lương cao cho họ để giúp bạn trong việc quản lý. + Về phương tiện phục vụ thi côngkhoảng 2 máy trộn, bạn tính thử khoảng bao nhiêu m2 cốt pha, cây chống (độ khoảng bao nhiêu m2 về nhà phố, tính luân chuyển cho tệ nhất là 2 cái nhà phố), tời điện...
+ Về cách nhận M2 khi thi công: nhận nhân công, nhận vật liệu...bao nhiêu trên 1m2 (cách tính này rất nhiều ở các diễn đàn xây dựng).
+ Khi nhận 1 công trình thi công nhà dân bạn chỉ cần có ít vốn để ứng cho thợ, thầy. Sau đó ký hợp đồng với chủ nhà bạn có thể thoả thuận ứng tiền với chủ nhà 30%, rồi làm khối lượng tới bao nhiêu bao ứng bấy nhiêu để có mà trang trải.
+ Xác định hướng đi cho tương lai, sắm thêm trang thiết bị...thuê kế toán, kỹ thuật, mở rộng mối quan hệ kiếm việc...................................
1. Đặt chữ TÍN làm đầu trong ứng xử, giao tiếp với các bên liên quan (chủ đầu tư, nhân công, nhà cung cấp vật liệu và thiết bị ...). Điều này rất quan trọng vì chủ đầu tư nhà ở tư nhân phần lớn chọn thầu theo thông tin truyền khẩu từ những người đã từng xây nhà, nhà thầu có uy tín sẽ được các chủ đầu tư quảng bá không công nhưng cự kỳ hiệu quả. Hệ quả là nguồn việc được mở rộng nên nguồn nhân công sẽ tìm kiếm dễ dàng và trung thành (cai, thợ, thầu phụ thường nể trọng và thích gắn bó với chủ thầu có nguồn việc ổn định dù lương, giá có thể thấp và chậm trả hơn các chủ thầu khác chút đỉnh vẫn không sao). Hệ quả tiếp theo là các nhà cung cấp sẽ áp dụng mức chiết khấu cao và gia hạn thời gian thanh toán cho các nhà thầu có doanh số cao. Lưu ý chữ TÍN áp dụng cho các bên liên quan là thực hiện đúng theo những điều khoản đã thỏa thuận, không nuốt lời hứa, không cố tình tìm cách qua mặt để thu lợi càng nhiều càng tốt. Nhà cung cấp thường muốn khách hàng thanh toán đúng hạn đã thỏa thuận để dòng tiền thu của họ không bị lệch với kế hoạch đã định. Lưu ý là cố gắng đàm phán được với nhà cung cấp thời hạn thanh toán càng dài càng tốt vì vật liệu chiếm tỷ trọng lớn trong chi phí thi công trực tiếp. Thường thì những lần giao dịch đầu có thời hạn ngắn, khi nhà thầu thanh toán đúng hạn liên tục thì nhà cung cấp sẽ đồng ý gia tăng thời hạn thanh toán khi nhà thầu yêu cầu.
2. Cần tham khảo và nắm chắc các kỹ năng tài chính cơ bản, cụ thể là cách thiết lập và thực hiện dòng tiền 1 công trình và toàn bộ các công trình đang triển khai. Phải kết hợp được thời hạn thanh toán chi phí nhân công, vật liệu, thiết bị (dòng chi) trong việc đàm phán phương thức thanh toán trong hợp đồng thi công (dòng thu) với chủ đầu tư. Diễn đạt đơn giản là thời điểm thanh toán cho nhân công, nhà cung cấp phải chậm hơn thời điểm chủ đầu tư thanh toán cho bạn với kinh phí tương ứng. Nên nhớ khi lập đội thi công là mô hình doanh nghiệp thu nhỏ, bạn cần có kiến thức tài chính và tổ chức, quản trị doanh nghiệp. Khi bạn là chủ doanh nghiệp (ở đây là đội trưởng đội thi công), kiến thức kỹ thuật chỉ đóng vai trò thứ yếu. Ngoài ra, bạn nên lập pháp nhân vì chắc chắn cần, mượn pháp nhân khá phiền phức và không có được hồ sơ kinh nghiệm cho các công trình đã làm. Khi đó, bạn cần phải có kế toán CÓ KHẢ NĂNG quyết toán thuế (không phải lập báo cáo thuế hàng tháng, việc này đơn giản, tự làm được), có thể thuê dịch vụ, không nhất thiết thuê cơ hữu.
Hết giờ, tạm dừng
Xin lỗi mọi người vì vừa qua có việc riêng (đưa ông Bố đi trị bệnh trên HCM ) nên chuyên mục bị gián đoạn. Nay M@trixs đã trở lại và tiếp tục mong muốn nhận được thêm những ý kiến hữu ích của tất cả ACE.
Mọi người lại vào bàn luận và cho ý kiến tiếp đi chứ. Không nên để chủ đề hay như thế này nguội lạnh đi được, uổng quá.........Kinh nghiệm cả đấy...........
- Nếu lập đội thi công để sau này phát triển lên thành công ty, tổng công ty, tập đoàn, .... thì trước hết bạn nên tạo lập mối quan hệ với những nơi có nguồn có công trình.thời đại của cơ chế xin - cho mà. Bạn phải xác định được hướng nguồn việc của mình có khả thi hay không thì mới tính đến cái phía sau.
Anh nên tìm thợ cứng để làm đầu cánh, kinh nghiệm của các bác già là rất quý anh ạ. E cũng đang định làm như anh đó. không biết anh đã làm chưa em? Em đang làm TVTK + 1 đội thi công đi đá bên ngoài( chuyên nhà dân) hic. Thực sự em rất tâm đắc bài này của anh đó. Tiếc là anh lại ở xa quá nếu ở gần chắc là anh em minh ngồi với nhau.
Anh nên tìm thợ cứng để làm đầu cánh, kinh nghiệm của các bác già là rất quý anh ...
Làm cai thầu phải có 1 ông thợ có chuyên môn. Điều tối quan trọng là biêt đọc bản vẽ
soixich_hp4 trong 31/8/2012 20:05 đã trả lời thêm:
Bạn ở đâu vậy. Mình là gì đâu mà dám chỉ bảo. Chắc bạn giỏi tư vấn phải ko? nên mở công ty. Biết liều sẽ giàu nhanh đó.
Em đang đinh như vậy. Em đang định mở công ty TVTK sang đầu năm sau sẽ hoạt động nhưng em vẫn đang sợ mình không làm được. có gi anh chỉ bảo cho e
Đăng lúc 31/8/2012 15:05
Chào cả nhà, hiện nay mình đang định chuyển sang nghề thi công mà chưa biết nhiều kinh nghiệm trong nghề này lắm, ai có nhiều kinh nghiệm chỉ mình với, mình nghe nhiều người nói nhiều công ty thi công do phải chi phí nhiều khoản nên ăn bớt rất nhiều khiến nhiều công trình bị hư hỏng nghiêm trọng, nên làm công việc thi công là rủi ro rất cao vì thế ai có nhiều kinh nghiệm chia sẻ với
đúng vậy bạn ah.
- Nói về mặt tích cực thì: làm thi công sẽ "đất bỗng hóa tâm hồn", " điện theo trăng vào phòng ngủ"v..v Ta luôn xây nhà cho xã hội, làm công trình từ vùng khi đến "đất chỉ là nơi cây ở". vvv
- Tiêu cực: thì nhiều lắm; các công ty thi công do phải chi phí nhiều khoản nên ăn bớt rất nhiều khiến nhiều công trình bị hư hỏng nghiêm trọng, nên làm công việc thi công là rủi ro rất cao.
Nhưng làm kinh doanh mà ko chịu "rủi ro" thì ko thành công được bạn ah.
soixich_hp4 trong 17/9/2012 08:48 đã trả lời thêm:
tiêu cực thì thời nào cũng có. Bạn yên tâm. Thi công mà biết chịu rủi ro là kiếm ăn được mà.
Rất đúng: phàm ở đời độ rủi ro càng lớn thì lợi nhuận sẽ càng cao. Còn tiêu cực hay không thì còn do điều kiện ngoại cảnh và nội cảnh. Nghề nào cũng vậy.
Đăng lúc 17/9/2012 08:44
Chào mọi người, mọi người giúp mình nhé: Hiện tại bên mình đang chuẩn bị thi công 4 cống hộp 2x2m dài 40m, tại Ninh Bình, đang cần tìm đội thi công, ACE có đội pm mình trao đổi cụ thể
mình tên Thành, sđt: 01633.959.087