XD360 KÍNH CHÚC CHO MỌI NHÀ VẠN SỰ AN LÀNH!

Phần mềm ôn thi sát hạch chứng chỉ hành nghề xây dựng

 Quên mật khẩu
 Đăng ký mới
Anh Trần HòeBùi Quốc Hưng
Xem: 18964|Trả lời: 6
In Chủ đề trước Tiếp theo
Thu gọn cột thông tin

Kỹ sư là gì? 99% chúng ta hiểu nhầm tai hại

[Lấy địa chỉ]
Nhảy đến trang chỉ định
1#

Hãy đăng nhập để có nhiều chức năng hữu dụng hơn và xem ảnh rõ hơn!

Bạn phải đăng nhập để xem được nội dung, nếu bạn chưa có tài khoản? hãy Đăng ký mới

x
Bấy lâu nay tôi thường tự hỏi và lục tìm nguyên nhân nào mà BXD gọi là KỸ SƯ định giá? Trong khi chỉ cần học trung cấp, ngành kinh tế... + thêm ít năm kinh nghiệm trong định giá là được gọi KỸ SƯ.
Tôi chắc chắn 100% BXD và Bộ GDĐT đã chưa thống nhất cách đặt tên gọi học hàm, học vị... Bởi tư duy chung phải học ngành kỹ thuật ở bậc đại học sau ít nhất 5 năm tốt nghiệp mới được ghi vào bằng là KỸ SƯ.

Thưa các bạn! Tôi nêu lên câu hỏi trên là để dẫn tới 1 nội dung khác sâu xa hơn trong cách đặt tên gọi KỸ SƯ ĐỊNH GIÁ.
Đồng ý khi đi làm thực tế không quan trọng bằng việc anh có làm được việc hay không. Nhưng đã là Nhà nước thì tối thiểu cũng phải nhất quán cách đặt tên. Không thể cùng 1 chữ KỸ SƯ mà lại mỗi Bộ hiểu mỗi kiểu theo cách của mình.
Điều này trên thực tế đã gây ra rất nhiều bức xúc cho anh chị em ngành xây dựng chúng ta. Bởi có người cho rằng: tôi học trầy da tróc vẩy sau 5 năm, và khi ra đi làm cả đời (nếu k học lên) dù có giỏi đến cơ nào thì cũng vẫn chỉ được gọi là KỸ SƯ. Trong khi đó, nhiều người chỉ học ít năm trung cấp + chút kinh nghiệm trong định giá thì được gọi là KỸ SƯ. Nếu cứ đà này, tại sao không có KỸ SƯ GIÁM SÁT, KỸ SƯ THIẾT KẾ, KỸ SƯ... (miễn là họ học Trung cấp, hay ngành khác nhưng có ít năm kinh nghiệm trong lĩnh vực tương ứng thì được gọi là KỸ SƯ).

Tôi sẽ dần hé lộ quan điểm của tôi tại sao có sự tréo ngoe trên giữa 2 Bộ trong cách đặt tên gọi KỸ SƯ.

Nhưng trước hết tôi xin chia sẻ 1 bài viết trên mạng mà tôi rất tâm đắc:
Tôi nghĩ rằng ở Việt nam chuyện sính văn bằng đã thành cái bịnh xã hội. Ở Nhật tôi có gặp nhiều tu nghiệp sinh Việt nam mới sang Nhật theo diện kỹ sư hợp đồng, hoặc các sinh viên mới ra trường ở VN sang Nhật đi họ tiếp. Điều thú vị là phần nhiều anh nào cũng có danh thiếp và đều ghi kỹ sư cả. Người Nhật khi nhìn thấy danh thiếp như vậy thì nếu người biết rõ họ sẽ cười rớt răng , nhưng người biết không rõ họ sẽ hết hồn.
Người Nhật có câu nói “Lên đỉnh núi Phú Sĩ cầm hòn đá ném xuống sẽ lỗ đầu một ông tiến sĩ” để nói lên cái chuyện tiến sĩ ở Nhật rất nhiều, nhưng mà họ không nói đến lỗ đầu Kỹ sư bởi vì kỹ sư ở Nhật rất hiếm. Trong trường Đại học hầu hết các giáo sư đều có bằng tiến sĩ nhưng hiếm có người có nổi bằng kỹ sư, điều này cho thấy sự tôn trọng giữa cái “học thật để ứng dụng” và “học cho biết” của người Nhật. Ở Nhật bằng Kỹ sư có uy tín và giá trị cao hơn bằng Tiến sĩ. Một người (có thể chưa đi học ngày nào chỉ tự học hoặc ngay cả người có bằng tiến sĩ ) muốn lấy bằng kỹ sư quốc gia phải vào một hãng hay viện nghiên cứu nào đó làm việc một thời gian sau đó sẽ thi bằng kỹ sư cấp 2 quốc gia, sau khi lấy bằng kỹ sư cấp 2 thì phải làm việc một thời gian nữa khoảng 5 năm rồi mới thi tiếp lấy bằng Kỹ sư cấp 1 Quốc gia. Người có bằng kỹ sư cấp 1 lúc này mới dám in lên danh thiếp là Kỹ Sư. Người kỹ sư là một người phải thực sự giỏi uyên bác về cả chuyên môn trong tất cả các lãnh vực của Cơ khí hay Điện và thực hành, trong khi ông Tiến sĩ chỉ là người học và nghiên cứu chuyên sâu vào một lãnh vực nào đó. Ngược lại dân VN mình thì anh nào mới ra trường cũng là kỹ sư cả, nhưng mà đưa cái máy mà biết vận hành hoặc giải thích cho suông sẻ từ lý thuyết cho đến thực hành thì chịu thua. Ở Nhật ngoài các giáo sư Đại học như một biệt lệ còn thì thông thường không có ông tiến sĩ nào in lên danh thiếp của mình chữ Tiến sĩ cả.
Có một người quen của tôi là giáo sư Nguyễn Xuân Huy của Đại học Tohoku đã nhận xét về cách giáo dục của VN và Nhật khác nhau như sau: ” Người Nhật trọng thực dụng trong khi người VN trọng danh hão. Cách giáo dục để trẻ em tự phát huy bản năng của Nhật sẽ khiến cho học sinh Nhật không nhanh nhạy trong thi cử so với lối học vẹt để thi cử của học sinh VN, lối học vẹt của VN sẽ giúp trẻ em kiếm thật nhiều thành tích học tập trong môi trường dưới mức đại học, nơi các em chỉ cần học theo công thức viết sẵn, nhưng nếu lên cao học, vào các viện nghiên cứu hay vào các hãng lớn làm việc khi đối mặt với đòi hỏi phải có ý tưởng và phải tự mình nghiên cứu tìm ra các công thức mới thì các em sinh viên VN cùng đường, chịu thua sinh viên Nhật.Muốn cải cách giáo dục ở VN phải cải cách từ lớp mầm non và tiểu học, phải bỏ lối dạy học vẹt, dẹp ngay các phong trào thi đua thành tích học tập, hướng tới một lối giảng dạy khuyến khích trẻ em tự phát huy bản năng không cần thành tích như Nhật thì mới đào tạo được nhân tài cho mai hậu “

Các bạn cùng bình loạn xem. Không phải bình về câu chữ mà cái chính là sẽ thấy được vai trò, trách nhiệm và kỹ năng của KỸ SƯ chúng ta trong ngành xây dựng.

Đánh giá

Bài viết rất hay!  Đăng lúc 15/7/2011 13:54
Bài hay lắm anh.  Đăng lúc 15/7/2011 11:42

Số người tham gia 7Uy Tín: +19 Thưởng +19 Thanked +6 Thu lại Lý do
duythanh + 3 + 3 Viết rất hay. Thanks!
laterit82 + 3 + 3 + 1 Bài hay quá, Thaks!
vidden9999 + 1 + 1 + 1
bibogt + 3 + 3 + 1 Bài hay quá. Thanks!
ACCEN_sherven + 3 Bài hay quá. Thanks!

Xem tất cả

www.xaydung360.vn XÂY TÂM, DỰNG TẦM CHUYÊN NGHIỆP

2#
ACCEN_sherven Đăng lúc 14/7/2011 23:19 | Chỉ xem của tác giả
Haizzzz! Bác nói em mới nhớ tới 1 câu chuyện: 1 kỹ sư Nhật sang Việt Nam giám sát 1 công trình, lúc thợ hàn làm việc có vẻ như không hợp ý với ông ấy lắm, ông ấy nói bằng tiếng Việt: "thợ bậc cao ở VN làm sao mà hàn kém vậy"...Bị chạm tự ái, mấy bác thợ Việt nổi cơn "ngãng" trả lời: "ông có giỏi thì xuống mà hàn", chẳng ngờ, ông kỹ sư Nhật cởi áo khoác, mặc áo bảo hộ và xuống hàn thật mà ông ấy hàn còn đẹp hơn mấy bác thợ Việt, vậy là các bác "tắt đài". Lúc hàn xong ông ấy chốt 1 câu: "kỹ sư Nhật chúng tôi khi được nhận bằng kỹ sư là đủ khả năng quản lý 150 người thợ bậc cao rồi" (lúc đó em nghĩ nhận bằng kỹ sư là tốt nghiệp ĐH như ở VN, tới lúc anh Bình viết bài nay em mới hiểu KỸ SƯ trong quan niệm của họ là thế nào). Nhìn người mà ngẫm tới ta, liệu kỹ sư VN có làm được vậy không? tôi nghĩ là hiếm, hầu hết khi ra trường, cầm cái bằng Đại học là có thể tự vỗ ngực: "tôi là kỹ sư" mà khi ra công trường 10 người thì 9 người bị các bác thợ mắng cho vì thiếu kinh nghiệm thực tế, còn 1 người không bị là vì sao? vì có trường hợp có những sinh viên gia đình không có điều kiện nên trong quá trình học phải đi làm thợ để kiếm tiền học và nuôi thân, tới khi ra trường họ đã có kiến thức thực tế kha khá, ít nhất là đủ để làm việc....

Số người tham gia 3Uy Tín: +5 Thưởng +7 Thanked +2 Thu lại Lý do
phuongXD_TN + 3
bibogt + 3 + 2 + 1 Đồng tình. Thanks!
fubi + 2 + 2 + 1 Rất kinh nghiệm. Thanks!

Xem tất cả

www.xaydung360.vn XÂY TÂM, DỰNG TẦM CHUYÊN NGHIỆP

3#
 Tác giả| fubi Đăng lúc 15/7/2011 11:39 | Chỉ xem của tác giả
Trả lời ACCEN_sherven Bài mới

Để tiếp tục hé lộ dần quan điểm của tôi về cái tên gọi :KỸ SƯ ĐỊNH GIÁ, tôi tiếp tục bàn luận về 1 số thực trạng KỸ SƯ chính chuyên (tốt nghiệp ở trường đại học ra):
- Khi ra trường đại đa số KỸ SƯ là mù tịt về kiến thức thực dụng trong xây dựng (đây là yếu tố hàng đầu để được xem là đúng danh KỸ SƯ). Họ không biết máy để thi công cọc nhồi, chưa từng thấy máy đóng cọc, họ không biết gì về các loại vật liệu áp dụng trong XD và các thông số kỹ thuật của chúng. Thế mà họ lại ngồi phòng lạnh để VẼ RA biện pháp thi công, để tính giá dự toán cho các công việc mà họ chưa hiểu và chưa từng thấy mới ác chiến. Họ cũng không hề biết với cùng 1 loại vật liệu thì có vô số lựa chọn với giá cả khác nhau. Ví dụ: khung trần thạch cao Vĩnh tường có rất nhiều loại để chọn. Tùy chất lượng và thông số kỹ thuật khác nhau mà giá thành khác nhau. Thế nhưng họ lại cứ chỉ đơn giản: bao nhiêu tiền /1m2 trần mà không hề biết đặc tính của vật liệu mình định dùng là như thế nào, nên toàn bị lừa mà không biết. Họ chỉ biết dựa hết vào tiêu chuẩn để đánh giá nghiệm thu mà lại không có chút kiến thức nguyên lý để lý giải tại sao phải làm thế? Họ không hề biết cách nào để làm trần đạt đổ phẳng, không nứt tại các vị trí mép nối. Hoặc họ không hề biết ke góc trong lát gạch là cái gì? Họ cũng không biết: tại sao vừa trát tường xong phải ốp gạch ngay. Còn nếu để lớp trát khô đi thì phải ốp như thế nào? Hoặc tại sao nước ngoài họ lại cho cào (như cái bồ cào) cào lên tường trát trước khi ốp gạch để mục đích làm gì?
Đó là các ví dụ thông dụng để tôi chứng mình rằng: KỸ SƯ XD CHÚNG TA khi bắt đầu đi làm chẳng biết gì về cái gọi là kiến thức thực hành. Nhiều bạn trẻ còn ngông nghênh tưởng ra trường với tấm bằng KỸ SƯ là ta đây. Nhưng ngờ đâu những gì mình biết thì chỉ như 1 hạt cát giữa sa mạc.

Chúng ta khi học trong trường cũng được đi THỰC TẬP CÔNG NHÂN (đúng ra với mục đích là trực tiếp làm việc như 1 người công nhân thực thụ). NHưng thực tế chúng ta cưỡi ngựa xem hoa. Mất thời gian lại chẳng được gì. Trong khi nước ngoài, để thành KỸ SƯ họ phải học thao tác tay nghề như 1 người công nhân lành nghề.
HÃY CÙNG TRAO DỒI để xứng đáng là DANH KỸ SƯ.

Các bạn tiếp tục cho ý kiến..

Số người tham gia 2Uy Tín: +6 Thưởng +6 Thanked +2 Thu lại Lý do
laterit82 + 3 + 3 + 1 Thanks!
bibogt + 3 + 3 + 1 Viết rất hay. Thanks!

Xem tất cả

www.xaydung360.vn XÂY TÂM, DỰNG TẦM CHUYÊN NGHIỆP

4#
td.bitexco Đăng lúc 15/7/2011 19:58 | Chỉ xem của tác giả
Thực tế tôi quan tâm nhiều hơn đến các vấn đề chuyên môn và thảo luận tình huống trong hoạt động nghề nghiệp của đa số các anh em xây dựng. Tuy nhiên sau khi đọc vấn đề mà chủ topic đưa ra và các thảo luận trên tôi thấy rằng để có được "chữ công bằng" hiện nay về cách gọi hay ám chỉ/định hình về một ngề, một chức danh hay hàm phẩm của một ai đó là rất tương đối. Tôi cũng đã từng được biết đến có trường hợp một sinh viên sau khi ra trường tiếp tục được học lên cao hơn và lấy bằng Tiến sỹ một ngành kỹ thuật xây dựng ở nước ngoài nhưng về nước công tác thường xuyên gặp những vấn đề khó giải và phải đến thầy - một kỹ sư bình thường trước đó dạy anh này trong trường Đại học để tìm lời giải đáp. Ví dụ trên cho thấy đôi khi tên gọi cũng chưa hẳn đã nói lên bản chất, thực tế chỉ phản ánh được phần nào mà thôi.
Trở lại nội dung chủ đề đang bàn tôi thấy để có cái nhìn tổng thể hơn về KỸ SƯ thì trước hết chúng ta phải biết định nghĩa kỹ sư là gì, theo tôi tham khảo thì khái niệm về kỹ sư dễ hiểu nhất là:
Kỹ sư vừa là một chức danh vừa là học vị của người được đào tạo hoặc thành thạo trong lĩnh vực khoa học kỹ thuật, người kỹ sư sử dụng óc sáng tạo, công nghệ kỹ thuật và hiểu biết khoa học để giải quyết các vấn đề thực tế. Những người mà làm việc như một kỹ sư thường tốt nghiệp trường đại học kỹ thuật.

Tham khảo thêm Quyết định 11/2006/QĐ-BNV của Bộ Nội vụ về việc ban hành tiêu chuẩn nghiệp vụ các ngạch viên chức ngành khoa học và công nghệ có nêu khá chi tiết:
có các cấp bậc về kỹ sư sau:
1. Kỹ sư;
2. Kỹ sư chính;
3. Kỹ sư cao cấp.
KỸ SƯ
1. Chức trách:
Là viên chức chuyên môn kỹ thuật, chịu trách nhiệm thực hiện hoặc chỉ đạo thực hiện các nhiệm vụ công nghệ có độ phức tạp mức trung bình (nhiệm vụ công nghệ cấp cơ sở) trong các đơn vị và tổ chức diễn ra hoạt động triển khai và nghiên cứu phát triển công nghệ.
Nhiệm ra cụ thể:
a) Xây dựng, thực hiện hoặc chỉ đạo thực hiện các nhiệm vụ kỹ thuật được giao nhằm bảo đảm cho hoạt động thường xuyên của quá trình ứng dụng, triển khai và nghiên cứu phát triển công nghệ (ứng dụng kết quả nghiên cứu khoa học nhằm tạo ra và hoàn thiện công nghệ mới, sản phẩm mới).
b) Thực hiện nhiệm vụ quản lý quy trình công nghệ trong phạm vi được giao (đảm bảo thiết kế, quy trình, quy phạm kỹ thuật, định mức kỹ thuật, tiêu chuẩn kỹ thuật, an toàn lao động, chất lượng sản phẩm…).
c) Tham gia hoặc chủ trì thực hiện các đề tài nghiên cứu và phát triển công nghệ, lựa chọn, đề xuất các giải pháp công nghệ, cải tiến kỹ thuật nhằm tạo ra công nghệ mới, sản phẩm mới có sức cạnh tranh cao, nâng cao năng suất lao động, chất lượng sản phẩm đáp ứng yêu cầu của sản xuất và đời sống.
d) Thực hiện nhiệm vụ thiết kế, thẩm định thiết kế kỹ thuật, xây dựng quy trình công nghệ, chỉ đạo thi công, triển khai kế hoạch sản xuất.
đ) Tham gia công tác đào tạo, bồi dưỡng, biên soạn tài liệu, bài giảng nhằm nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ và tay nghề cho công nhân và kỹ thuật viên thuộc chuyên ngành kỹ thuật đảm nhiệm.
e) Phát hiện, đề nghị điều chỉnh hoặc đình chỉ đối với các hoạt động kỹ thuật trái với các quy định, quy phạm kỹ thuật hiện hành và chịu trách nhiệm cá nhân về quyết định của mình.

2. Hiểu biết:
a) Nắm được đường lối phát triển kinh tế - xã hội của Đảng và Nhà nước, phương hướng, nhiệm vụ phát triển khoa học và công nghệ của ngành và đơn vị.
b) Nắm được tình hình kinh tế - xã hội nói chung và những thành tựu và xu hướng phát triển khoa học và công nghệ, những tiến bộ khoa học và công nghệ quan trọng trong nước và trên thế giới liên quan đến ngành và đơn vị.
c) Nắm chắc nội dung, nghiệp vụ quản lý và phương pháp tổ chức triển khai thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ tại đơn vị. Nắm chắc các đối tượng tác động của khoa học và công nghệ trong phạm vi hoạt động, các quy định an toàn lao động, vệ sinh lao động.

3. Yêu cầu trình độ:
a) Tốt nghiệp đại học chuyên ngành kỹ thuật tương ứng, đã hoàn thành nhiệm vụ trong thời gian thử việc.
b) Sử dụng được một ngoại ngữ thông dụng ở trình độ B trong hoạt động chuyên môn.
c) Sử dụng thành thạo máy vi tính và các máy móc, thiết bị chuyên dụng, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ chuyên môn.

KỸ SƯ CHÍNH
1. Chức trách:
Là viên chức chuyên môn kỹ thuật, chịu trách nhiệm thực hiện hoặc chủ trì tổ chức thực hiện các nhiệm vụ công nghệ có độ phức tạp trung bình đến độ phức tạp cao (nhiệm vụ công nghệ cấp cơ sở, hoặc một phần nhiệm vụ công nghệ cấp Bộ, ngành) trong các đơn vị và tổ chức diễn ra hoạt động triển khai và nghiên cứu phát triển công nghệ.

Nhiệm vụ cụ thể:
a) Xây dựng, tổ chức chỉ đạo thực hiện các nhiệm vụ kỹ thuật được giao nhằm bảo đảm cho hoạt động thường xuyên của quá trình phát triển, ứng dụng và triển khai công nghệ.
b) Chủ trì các đề án thiết kế cấp cơ sở, xây dựng các đề án đổi mới công nghệ, đổi mới quy trình sản xuất, điều hành hoạt động các dây chuyền công nghệ chính của đơn vị.
c) Thực hiện hoặc chỉ đạo thực hiện công tác quản lý công nghệ trong phạm vi được giao (chỉ đạo và giám định công tác thiết kế, xây dựng giải pháp công nghệ, quy trình, quy phạm kỹ thuật, định mức kỹ thuật, tiêu chuẩn kỹ thuật, an toàn lao động, chất lượng sản phẩm…). Tham gia biên soạn và nghiên cứu xây dựng hoàn chỉnh hệ thống định mức, tiêu chuẩn kỹ thuật của đơn vị và của ngành.
d) Tổng kết, phân tích, đánh giá mức độ hoàn thiện và hiệu quả của các giải pháp công nghệ trong phạm vi được giao. Trên cơ sở đó, đề xuất biện pháp bổ sung, sửa đổi, hoàn thiện cho phù họp.

đ) Tổ chức chỉ đạo thực hiện các đề tài, dự án phát triển, ứng dụng và triển khai công nghệ có ảnh hưởng đến sự phát triển công nghệ của đơn vị và của ngành. Đề xuất các giải pháp công nghệ, hoàn thiện cơ sở sản xuất, ứng dụng trực tiếp công nghệ tiên tiến trong nước và nhập khẩu nhằm tạo ra sản phẩm mới có sức cạnh tranh cao trên thị trường, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội.
e) Chủ trì xây dựng chương trình, nội dung đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, tay nghề cho công nhân và kỹ thuật viên của đơn vị và của ngành.
g) Tham gia giảng dạy các lớp bồi dưỡng, nâng cao trình độ cho kỹ sư thuộc chuyên ngành kỹ thuật đảm nhiệm. Tham gia biên soạn bài giảng, biên tập tài liệu về khoa học và công nghệ có liên quan phục vụ cho công tác này.
h) Phát hiện, đề nghị điều chỉnh hoặc đình chỉ các hoạt động kỹ thuật trái với các quy trình, quy phạm kỹ thuật hiện hành và chịu trách nhiệm cá nhân về quyết định của mình.

2. Hiểu biết:
a) Nắm chắc đường lối phát triển kinh tế - xã hội của Đảng và Nhà nước, phương hướng, nhiệm vụ phát triển khoa học và công nghệ của ngành và đơn vị.
b) Có kiến thức chuyên sâu về chuyên ngành kỹ thuật phù hợp với nhiệm vụ được giao và kiến thức cơ sở về một chuyên ngành liên quan.
c) Am hiểu tình hình kinh tế - xã hội nói chung và tình hình sản xuất, trình độ công nghệ của ngành và của đơn vị.
d) Nắm chắc những thành tựu và xu hướng phát triển khoa học và công nghệ, những tiến bộ khoa học và công nghệ quan trọng trong nước và trên thế giới liên quan đến chuyên ngành và đơn vị.
đ) Có kiến thức về kinh tế, hiểu biết sâu sắc về nghiệp vụ phát triển, ứng dụng và triển khai công nghệ chuyên ngành; nắm vững phương pháp tổ chức, chỉ đạo thực hiện các nhiệm vụ kỹ thuật được giao và các quy định an toàn lao động, vệ sinh lao động.
e) Có khả năng làm việc độc lập, tư duy sáng tạo và tập hợp để thực hiện nhiệm vụ. Có phương pháp xử lý kịp thời các phát sinh và biết tổng kết thực tiễn.
g) Có khả năng kết nối các nhà nghiên cứu và giới sản xuất kinh doanh.

3. Yêu cầu trình độ:
a) Tốt nghiệp đại học chuyên ngành kỹ thuật tương ứng.
b) Có thời gian công tác ở ngạch kỹ sư tối thiểu là 9 năm.
c) Hoàn thành lớp bồi dưỡng về kiến thức quản lý kinh tế - kỹ thuật chương trình đối với ngạch kỹ sư chính.
d) Đã chủ trị hoặc tham gia ít nhất một đề án sáng tạo, phát triển công nghệ hay công trình nghiên cứu cấp Bộ được Hội đồng Khoa học ngành thừa nhận và đưa vào áp dụng có hiệu quả.
đ) Sử dụng thành thạo một ngoại ngữ thông dụng ở trình độ C trong hoạt động chuyên môn.
e) Sử dụng thành thạo máy vi tính, các phần mềm tin học ứng dụng và các máy móc, thiết bị chuyên dụng đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ chuyên môn.

KỸ SƯ CAO CẤP
1. Chức trách:
Là viên chức chuyên môn kỹ thuật, chịu trách nhiệm thực hiện hoặc chỉ đạo thực hiện các nhiệm vụ công nghệ có độ phức tạp cao (nhiệm vụ công nghệ cấp Bộ, ngành và Nhà nước), những vấn đề kinh tế - kỹ thuật tổng hợp liên quan đến nhiều chuyên ngành kỹ thuật của ngành kinh tế kỹ thuật đảm nhiệm.

Nhiệm vụ cụ thể:
a) Tham gia hoặc chủ trì chỉ đạo xây dựng và đề ra các giải pháp thực hiện chiến lược, kế hoạch nghiên cứu ứng dụng và phát triển công nghệ cấp Bộ, ngành, địa phương.
b) Tham gia hoặc chủ trì chỉ đạo xây dựng các phương án công nghệ, luận chứng kinh tế - kỹ thuật của những công trình kinh tế - kỹ thuật trọng yếu cấp Bộ, ngành. Tổ chức chỉ đạo việc triển khai thực hiện các phương án, đảm bảo cho các công trình, dự án được hoàn thành đúng tiến độ, an toàn, có chất lượng và đem lại hiệu quả kinh tế thiết thực.
c) Tham gia hoặc chủ trì tổ chức xét duyệt các phương án công nghệ, luận chứng kinh tế - kỹ thuật của công trình thuộc chuyên ngành kỹ thuật. Tham gia hoặc chủ trì đánh giá, thẩm định và giám định các sáng kiến và kết quả các đề tài nghiên cứu phát triển công nghệ, và ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ vào sản xuất, đời sống.
d) Chủ trì hoặc tham gia thực hiện các đề tài, dự án nghiên cứu phát triển công nghệ thuộc các chương trình nghiên cứu phát triển công nghệ trọng điểm của Nhà nước hoặc của Bộ, ngành và địa phương.
đ) Khai thác, lựa chọn ứng dụng trực tiếp các công nghệ tiên tiến nhập khẩu từ nước ngoài, áp dụng nhanh các thành tựu kỹ thuật hiện đại tạo ra bước nhẩy vọt trong kỹ thuật và cơ cấu tổ chức sản xuất. Hợp tác với các đối tác trong nước và nước ngoài thực hiện các đề án lớn, các công trình trọng điểm quốc gia.
e) Tham gia hoặc chủ trì chuẩn bị nội dung tổng kết rút kinh nghiệm về quản lý và các hoạt động nghiên cứu phát triển công nghệ trong Bộ, ngành địa phương; đề xuất bổ sung các chủ trương, giải pháp cho phù hợp.
g) Chủ trì xây dựng mục tiêu, nội dung, chương trình và kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ nguồn nhân lực khoa học và công nghệ trong ngành. Biên soạn, biên tập các tài liệu, giáo trình phục vụ cho công tác đào tạo bồi dưỡng nguồn nhân lực khoa học và công nghệ. Tham gia giảng dạy các lớp bồi dưỡng nâng cao trình độ cho kỹ sư, kỹ sư chính về chuyên ngành kỹ thuật đảm nhiệm.
h) Phát hiện, điều chỉnh hoặc đình chỉ các hoạt động kỹ thuật, triển khai công nghệ trái với quy trình, quy phạm kỹ thuật hiện hành và chịu trách nhiệm cá nhân về quyết định của mình.

2. Hiểu biết:
a) Nắm vững chủ trương, đường lối phát triển kinh tế - xã hội của Đảng và Nhà nước, định hướng chiến lược phát triển khoa học và công nghệ nói chung, phương hướng, nhiệm vụ phát triển khoa học và công nghệ của ngành.
b) Có kiến thức chuyên sâu về chuyên ngành kỹ thuật phù hợp nhiệm vụ đảm nhiệm và những kiến thức cơ bản của một số chuyên ngành kỹ thuật liên quan.
c) Có kiến thức kinh tế và am hiểu cơ chế quản lý kinh tế. Có hiểu biết sâu rộng và kinh nghiệm về hoạt động phát triển, ứng dụng, triển khai công nghệ trong phạm vi ngành kinh tế - kỹ thuật đảm nhiệm.
d) Am hiểu rộng tình hình kinh tế - xã hội của đất nước và của thế giới, tình hình sản xuất, trình độ công nghệ nói chung và tình hình sản xuất, trình độ công nghệ của ngành.
đ) Nắm chức và kịp thời các thành tựu và xu hướng phát triển khoa học và công nghệ, những tiến bộ khoa học và công nghệ quan trọng trong và ngoài nước.
e) Có khả năng tư duy độc lập, sáng tạo và phương pháp xử lý các vấn đề kinh tế - kỹ thuật phức tạp liên quan đến chuyên ngành đảm nhiệm. Có khả năng tập hợp các nhà nghiên cứu có năng lực, tổ chức chỉ đạo thực hiện nhiệm vụ và tổng kết thực tiễn.
g) Có khả năng kết nối các nhà nghiên cứu và giới sản xuất kinh doanh.

3. Yêu cầu trình độ:
a) Đạt yêu cầu trình độ của ngạch kỹ sư chính và có thời gian ở ngạch kỹ sư chính tối thiểu là 6 năm.
b) Hoàn thành chương trình bồi dưỡng sau đại học thuộc chuyên ngành kỹ thuật liên quan.
c) Hoàn thành lớp bồi dưỡng về kiến thức quản lý kinh tế - kỹ thuật chương trình đối với ngạch kỹ sư cao cấp.
d) Chủ trì 1 đề án, công trình trọng điểm quốc gia hoặc công trình nghiên cứu cấp Nhà nước đã được nghiệm thu và đưa vào áp dụng có hiệu quả.
đ) Sử dụng được 2 ngoại ngữ thông dụng trong hoạt động chuyên môn. Trong đó, ngoại ngữ thứ nhất đạt trình độ C, ngoại ngữ thứ hai đạt trình độ B.
e) Sử dụng thành thạo máy vi tính, các phần mềm tin học ứng dụng và các máy móc, thiết bị chuyên dụng đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ chuyên môn.

Tuy trích dẫn hơi dài nhưng có lẽ để hiểu về khái niệm cũng như hiểu hết về vai trò, chức năng của người kỹ sư thì chúng ta phải hiểu tường tận như vậy. Tôi cho rằng có lẽ nếu so về trình độ và sự hiểu biết thì chưa chắc kỹ sư của nước Nhật đã tốt hơn những người đạt được tiêu chuẩn kỹ sư cao cấp của VN.
Theo đó thì ứng với tiêu chuẩn để được cấp chứng chỉ kỹ sư định giá và được gọi là kỹ sư định giá là hai vấn đề hoàn toàn khác nhau. Có lẽ ai đó đủ tiêu chuẩn là có thể được cấp chứng chỉ định giá nhưng nếu gọi là kỹ sư định giá thì có lẽ phải bàn.
Để thêm phần hứng thú khi trao đổi, sự tham gia thảo luận thêm của các bạn sẽ là động lực để tôi cùng các thành viên khác kiến giải thấu đáo hơn về vấn đề này.

Đánh giá

Rất khoa học!  Đăng lúc 15/7/2011 22:30

Số người tham gia 1Uy Tín: +3 Thưởng +3 Thanked +1 Thu lại Lý do
bibogt + 3 + 3 + 1 Viết rất hay. Thanks!

Xem tất cả

www.xaydung360.vn XÂY TÂM, DỰNG TẦM CHUYÊN NGHIỆP

5#
ACCEN_sherven Đăng lúc 28/7/2011 16:44 | Chỉ xem của tác giả
và đây là QĐ 11/2006/QĐ-BNV, phần bôi vàng là phần nói về kỹ sư, nhiệm vụ của anh em ta không nhẹ đâu các bác ạ

QD11-2006-BNV.doc

89.5 KB, Lượt tải về: 2883

www.xaydung360.vn XÂY TÂM, DỰNG TẦM CHUYÊN NGHIỆP

6#
phuongXD_TN Đăng lúc 31/7/2011 08:21 | Chỉ xem của tác giả
Hay quá nhưng mà anh em mình làm được gì, thay đổi được gì khi mà toàn là người "dân lên lãnh đạo"????????????. Tôi không có ý bàn về chính trị đâu nhé.

www.xaydung360.vn XÂY TÂM, DỰNG TẦM CHUYÊN NGHIỆP

7#
ACCEN_sherven Đăng lúc 1/8/2011 16:13 | Chỉ xem của tác giả
Hôm trước ngồi chém gió cùng 1 bác bên sở nội Vụ, em có đem cái Quyết định 11/2006/QĐ-BNV ra hỏi và có nhận được câu trả lời thế này: "hầu hết sinh viên các ngành kỹ thuật sau khi ra trường đều lấy bằng kỹ sư, nhưng đó mới chỉ là kỹ sư đơn thuần , còn để lên kỹ sư chính thì theo QĐ này anh cần có ít nhất 9 năm làm kỹ sư thì mới được phép THI lấy chứng nhận kỹ sư chính do Nhà nước cấp, còn kỹ sư cao cấp thì thêm 6 năm làm kỹ sư chính mới được phép THI, nếu đạt thì mới được cấp chứng nhận kỹ sư cao cấp và theo như anh bạn tôi nói, có rất ít người được cấp chứng nhận kỹ sư cao cấp, nó còn có giá trị hơn nhiều so với bằng tiến sỹ hiện nay" - Vậy xem chừng Việt Nam cũng thực hiện như Nhật Bản (theo chia sẻ ở trên của anh Bình), có lẽ mục tiêu của chúng ta là hướng tới điều này chứ không phải cứ ra trường là vỗ ngực "tôi là kỹ sư"
Mời các bạn "bình loạn" thêm,

Đánh giá

em hNhật quy định chung cả nước. Còn quy định trên của VN thì chỉ áp dụng với cơ quan hành chính sự nghiệp. Nó không phải chuẩn chung cả xã hội như của Nhật   Đăng lúc 1/8/2011 17:52

Số người tham gia 1Thanked +1 Thu lại Lý do
kiki + 1 ở vn đơn giản là tính kết cấu ch.

Xem tất cả

www.xaydung360.vn XÂY TÂM, DỰNG TẦM CHUYÊN NGHIỆP

Phiên bản Mobile|Phần mềm ôn thi sát hạch chứng chỉ hành nghề xây dựng  

Phần mềm dự toán xây dựng excel | Hướng dẫn lập dự toán xây dựng | Phần mềm tư vấn giám sát | Phần mềm quản lý chất lượng xây dựng |

Phần mềm ôn thi sát hạch chứng chỉ hành nghề xây dựng

Phần mềm ôn thi sát hạch chứng chỉ hành nghề Kiến Trúc sư

Phần mềm ôn thi sát hạch chứng chỉ hành nghề Đấu thầu

GMT+7, 16/6/2024 16:26 , Processed in 0.138779 second(s), 29 queries .

Powered by Discuz! X3.2

© 2001-2013 Kiso Comsenz Inc.