XD360 KÍNH CHÚC CHO MỌI NHÀ VẠN SỰ AN LÀNH!

Phần mềm ôn thi sát hạch chứng chỉ hành nghề xây dựng

 Quên mật khẩu
 Đăng ký mới
Anh Trần HòeBùi Quốc Hưng
Xem: 11819|Trả lời: 9
In Chủ đề trước Tiếp theo
Thu gọn cột thông tin

[Kết cấu] Lựa chọn sơ đồ tính thiết kế móng nhà xưởng sao cho đúng?

[Lấy địa chỉ]
Nhảy đến trang chỉ định
1#

Hãy đăng nhập để có nhiều chức năng hữu dụng hơn và xem ảnh rõ hơn!

Bạn phải đăng nhập để xem được nội dung, nếu bạn chưa có tài khoản? hãy Đăng ký mới

x
em lang thang trên mang, thì có câu hỏi thế naỳ mà ng đó đăng ma chua ai trả lơi, vậy maọ muội đăng ở đây hỏi anh chị bên kết câú ah:
"Em đang làm 1 cái showroom nhịp 20m, dài 45m. Em chạy khung phẳng bằng SAP, chủ đầu tư yêu cầu dùng cột bê tông đúc sẵn (lắp đặt vào móng cốc) , kèo tuýp.
Vấn đề là: Nếu để chân cột là ngàm thì mômen rất lớn (16Tm) mà lực dọc lại nhỏ (6T) nên độ lệch tâm rất lớn, do đó móng rất to. Nếu quan niệm là khớp thì mô men bằng 0 nên chỉ còn lực nén, móng sẽ bé hơn rất nhiều. Vậy em băn khoăn không biết xử lí ntn? Và quan niệm như thế nào cho đúng"

www.xaydung360.vn XÂY TÂM, DỰNG TẦM CHUYÊN NGHIỆP

2#
fubi Đăng lúc 11/6/2013 06:43 | Chỉ xem của tác giả
* Bản chất và nguyên lý tính kết cấu:
Lưu ý rằng: Mọi phần mềm tính kết cấu hiện nay không thể thay thế con người. Bởi 1 lẽ: số liệu đầu vào là do con người nhập, đồng thời sơ đồ tính kết cấu như thế nào là do con người quyết định.

Muốn thiết kế kết cấu, trước hết người đó phải biết quy về sơ đồ tính. Không có sơ đồ tính, hoặc sơ đồ tính bị sai (rơi vào trường hợp bất biến hình..v.v) thì tất yếu sẽ dẫn đến kết quả sai. Chính vì tầm quan trọng của sơ đồ tính khi tính kết cấu, nên trong trường học rất kỹ về sức bền vật liệu, cơ kết cấu và các đồ án môn học sàn dầm BTCT, khung BTCT.. Qua đó, tập cho Sinh viên cách phân tích và chọn sơ đồ tính sao cho hợp lý nhất và đúng. Có được sơ đồ tính rồi thì việc dùng phần mềm chạy ra kết quả nội lực là vô cùng đơn giản (hồi xưa chúng tôi phải tự tính bằng tay vất vả vô cùng)

* Trở về lại chủ đề bạn nêu, trước hết bạn phải xác định được sơ đồ tính. Ở đây có 2 phương án sơ đồ tính:

- Trường hợp 1: Chân cột ngàm. Dàn liên kết khớp vào cột.
- Trường hợp 2: Chân cột khớp. Dàn liên kết ngàm vào cột.

Cả 2 hệ đều bất biến hình. Do đo đều được cả. Tùy bạn thích kiểu nào thì tính kiểu đấy. Và tùy theo sơ đồ tính mà bạn bố trí mối liên kết sao cho chúng đảm bảo được đúng như sơ đồ tính đã quan niệm (ngàm hay khớp). Đừng thiết kế chọn sơ đồ tính 1 đường rồi sau đó vẽ thiết kế lại liên kết 1 nẻo (ví dụ: quan niệm tính toán là khớp thì khi vẽ lại là mối liên kết ngàm).

Trên thực tế bạn sẽ thấy:
1.Trường hợp 1: thì chân cột sẽ to hơn hoặc bằng ở đầu cột. Dàn sẽ được gác lên cột liên kết bằng bulông sao cho đảm bảo nó là khớp. Chân cột liên kết ngàm với móng. Hồi xưa người ta hay dùng cách này. Và với nhà có cần trục cũng hay dùng.


                               
Đăng nhập/Đăng ký mở rộng



                               
Đăng nhập/Đăng ký mở rộng



2.Trường hợp 2: chân cột sẽ nhỏ hơn đầu cột. Dàn được liên kết ngàm vào đầu cột. Chân cột liên kết khớp với móng.


                               
Đăng nhập/Đăng ký mở rộng


Tóm lại:
- Bạn thích tính kiểu nào thì tùy bạn. Miễn sao sau khi có kết quả tính toán, bạn vẽ thiết kế các mối liên kết sao cho đúng với quan niệm sơ đồ tính đã chọn (ngàm hay khớp).

p/s:
- Với hình dạng kết cấu dàn như bản vẽ cad bạn đưa ra thì theo kinh nghiệm của mình tính ngàm chân cột là phù hợp.

Đánh giá

Rất hữu ích! Thanks!: 5.0 Mong bạn tiếp tục chia sẻ. Thanks!: 5.0
Rất hữu ích! Thanks!: 5 Mong bạn tiếp tục chia sẻ. Thanks!: 5
  Đăng lúc 17/6/2013 09:02
Rất hữu ích! Thanks!: 5
cám ơn anh Bình đã chia sẻ ạ  Đăng lúc 11/6/2013 09:19

Số người tham gia 4Uy Tín: +2 Thưởng +2 Thanked +7 Thu lại Lý do
nhatanh2303 + 2 Rất chuyên nghiệp! Thanks!
hauspkttphcm + 2 Rất hữu ích anh ạ
Optimus + 2 Chuyên nghiệp. Cảm ơn!
binhhanoi + 2 + 2 + 1 Đồng tình. Cảm ơn!

Xem tất cả

www.xaydung360.vn XÂY TÂM, DỰNG TẦM CHUYÊN NGHIỆP

3#
lequangtuan1710 Đăng lúc 11/6/2013 08:13 | Chỉ xem của tác giả
Chọn thiết kế chân cột liên kết ngàm với móng bạn ạ!

Số người tham gia 1Thanked +1 Thu lại Lý do
namcdxd + 1 Đồng tình. Cảm ơn!

Xem tất cả

www.xaydung360.vn XÂY TÂM, DỰNG TẦM CHUYÊN NGHIỆP

4#
namcdxd Đăng lúc 11/6/2013 12:17 | Chỉ xem của tác giả
lequangtuan1710 gửi lúc 11/6/2013 08:13
Chọn thiết kế chân cột liên kết ngàm với móng bạn ạ!

. Tại sao không chọn LK Ngàm ở dàn và cột, khớp ở chân cột.
Đối với khung nhà 1 tầng lắp ghép, dàn được liên kết với cột bằng các liên kết bulong. Liên kết giữa dàn với cột phải luôn cấu tạo là khớp để đảm bảo dàn là tĩnh định. Nếu cấu tạo để Liên kết giữa dàn với cột là Ngàm sẽ dễ phát sinh các ứng lực tại liên kết do biến dạng nhiệt, co ngót… Có thể gây phá hoại liên kết.
Liên kết giữa cột với móng nên chọn là Ngàm.khi đó việc chon liên kết giữa cột với Móng là cứng thì sự phân phối nội lực trong khung sẽ hợp lí hơn, độ cứng khung lớn. Nếu chọn liên kết giữa cột và móng là khớp, cột khung sẽ rất nặng nề mặc dù móng sẽ được nhẹ hơn. Vì vậy chỉ hợp lí khi cột sử dụng cốt thép ứng lực trước.

Đánh giá

Rất hữu ích! Thanks!: 5.0 Mong bạn tiếp tục chia sẻ. Thanks!: 5.0
Rất hữu ích! Thanks!: 5 Mong bạn tiếp tục chia sẻ. Thanks!: 5
  Đăng lúc 17/6/2013 09:03
Dàn zamil (đại đa số đều dùng phổ hiện hiện nay): liên kết móng và cột là khớp.  Đăng lúc 11/6/2013 13:14
Vẫn vượt nhịp lớn vô tư có sao đâu.  Đăng lúc 11/6/2013 13:00
"Tại sao không chọn LK Ngàm ở dàn và cột, khớp ở chân cột.": thực tế dàn kiểu zamil đều làm vậy đó.  Đăng lúc 11/6/2013 13:00

Số người tham gia 1Thanked +1 Thu lại Lý do
nguyenvantiep11 + 1

Xem tất cả

www.xaydung360.vn XÂY TÂM, DỰNG TẦM CHUYÊN NGHIỆP

5#
hoangthoqt21288 Đăng lúc 11/6/2013 14:10 | Chỉ xem của tác giả
bạn chọn liên kết gì củng được miễn là cấu tạo đúng và phù hợp khi tính toán.
Trở lại vấn đề chân cột : Việc lắp ghép với chân cột dù có cấu tạo thế nào không thể đảm bảo điều kiện ngàm được  nhưng không hoàn toàn đúng với liên kết khớp ( cột chỉ xoay một phần nào đó không phải như khớp giả thiết )
Theo Mình nên thực tế là liên Kết " Cứng":Xoay nhưng có Momen
Chọn liên kết còn phụ thuộc vào nhà có cầu trục hay không nữa thực tế đa số chọn là liên kết khớp tại chân cột.

Tính toán không thể quá chi li và chính xác đúng với thực tế được nhưng phải tiên lượng được những trường hợp xấu nhất xảy ra.



hoangthoqt21288 trong 13/6/2013 20:21 đã trả lời thêm:
Anh Fuvi hiểu sai ý em rồi.
Khái niệm Ngàm,khớp,gối chỉ là những lien kết lý tưởng mà đã đề cập đến trong giáo trình SBVL hoặc Cơ học kết cấu.
Trong thực tế thì không thể có lien kết lý tưởng như vậy được;trong những giáo trình bê tông có nhắc đến liên kết này.Hãy xét một ví dụ như một nhà mà có các tải trọng trên tường,sàn,tĩnh tãi,hoạt tải giống nhau,chiều cao dầm giồng nhau nhưng khi giả nội lực bằng các Pm kết cấu(sap,Etabs) thì nội lực tại các nút giữa có giá trị gần bằng khi ta tách riêng độc lập.Cái này chính là sự ảnh hưởng độ cứng các cấu kiện dẫn đến phân phối lại Momen ( rất quan trọng khi tính toán).
Nếu giả sử ta tác một dầm ra tính toán xem là ngàm(ko chuyển vị và có momen M1) nhưng khi ta giả nội lực băng Pm kết cấu lại có chuyển vị,xoay và Momen M2…??
Phải căn cứ vào thực tế chịu lực của kết cấu mới tính chính xác được

Đánh giá

Còn lại đồng tình. Thanks!  Đăng lúc 11/6/2013 18:07
Trong kết cấu không có cái gọi là: liên kết "cứng" -xoay có mô men. Mà chỉ có "Ngàm", "khớp", "gối". Nếu có chắc là lý thuyết mới.   Đăng lúc 11/6/2013 18:06

Số người tham gia 2Uy Tín: +4 Thưởng +4 Thanked +2 Thu lại Lý do
nguyenvantiep11 + 1
fubi + 4 + 4 + 1 Đồng tình. Cảm ơn!

Xem tất cả

www.xaydung360.vn XÂY TÂM, DỰNG TẦM CHUYÊN NGHIỆP

6#
nguyenvantiep11 Đăng lúc 15/6/2013 10:33 | Chỉ xem của tác giả

www.xaydung360.vn XÂY TÂM, DỰNG TẦM CHUYÊN NGHIỆP

7#
fubi Đăng lúc 15/6/2013 13:48 | Chỉ xem của tác giả
hoangthoqt21288 gửi lúc 11/6/2013 14:10
bạn chọn liên kết gì củng được miễn là cấu tạo đúng và phù hợp khi tính toán.
Tr ...

Cái sai lầm mà các bạn kỹ sư trẻ hiện nay rất hay đang mắc phải là:
1. Tính toán kết cấu mà chỉ biết dựa và tin tưởng 100% vào phần mềm kết cấu, trong khi đó nó chỉ là công cụ hỗ trợ tính toán cho nhanh. Muốn tính kết cấu, muốn dùng phần mềm, trước hết kỹ sư kết cấu phải đưa ra được sơ đồ tính toán. Trên cơ sở sơ đồ tính toán mới truyền tải, tính và bố trí tải trọng để nhập vào phần mềm cho chạy ra kết quả nội lực. Hơn thua nhau, giỏi hay không giỏi về kết cấu chính là ở điểm mấu chốt này. Nhiều bạn trẻ vì lười học, cứ nghĩ phần mềm là làm được tất tần tật nên khi thiết kế kết cấu, cứ nghĩ đơn giản rằng chỉ cần nhập tải trọng vào chương trình là xong. Nên hầu như không biết vẽ sơ đồ tính là gì.
==>
Muốn vẽ sơ đồ tính thì phải dựa trên lý thuyết kết cấu. Cụ thể hơn là xác định của các mối liên kết giữa các cấu kiện. Mà mối liên kết trong kết cấu hiện nay, về lý thuyết chỉ có: ngàm, khớp, gối...
Còn liên kết "cứng" chỉ là khái niệm chung chung không thể quy về sơ đồ tính được. Mà không có sơ đồ tính, không có nền tảng lý thuyết tính toán thì kết quả kết cấu là không thể dùng được. Phần mềm không thể tự tạo sơ đồ tính thay con người.

2. Mọi lý thuyết đều là tương đối nhằm mô tả, quy dạng làm việc thực tế cấu kiện về sơ đồ tính lý thuyết theo hướng an toàn. Lý thuyết phải được chứng minh cả về toán học lẫn thực nghiệm. Nếu chúng ta đặt ra lý thuyết mới, quan niệm liên kết mới, thì phải có chứng minh mới được áp dụng. Chưa chứng minh được thì không thể sử dụng để đưa vào tính toán kết cấu.

Đánh giá

Rất hữu ích! Thanks!: 5.0
Rất hữu ích! Thanks!: 5
  Đăng lúc 17/6/2013 09:04

www.xaydung360.vn XÂY TÂM, DỰNG TẦM CHUYÊN NGHIỆP

8#
hoangthoqt21288 Đăng lúc 16/6/2013 14:52 | Chỉ xem của tác giả

cái này chưa chắc đúng hẳn đâu anh Fuvi "Cái sai lầm mà các bạn kỹ sư trẻ hiện nay rất đang mắc phải là:
1. Tính toán kết cấu mà chỉ biết dựa và tin tưởng 100% vào phần mềm kết cấu"
Ở đây em không phủ nhận các sơ đồ tính mà chính là sự phù hợp giữa sơ đồ tính lý thuyết và thực tế.
Ta không thể xem nó là ngàm,khớp hoàn toàn được;mỗi trường hợp mỗi khác và cái chính là phải hiểu được nó ứng xử như thế nào.
Đúng là phần mềm kết cấu chỉ là công cụ nhưng để sử dụng tốt công cụ đó thì phải nắm vững về kiến thức SBVL,CH Kết cấu.( đây chỉ là kiến thức nền tảng theo lý thuyết đàn hồi) ta còn phải nắm rỏ cách ứng xử các cấu kiện đối với từng trường hợp nội lực,các chức năng đặc biệt khác của phần mềm,cách kiểm tra nội lực khi tính toán(Thực tế các cấu kiện không ứng xử hoàn toàn đàn hồi-)
Cách chọn sơ đồ tính là cực kỳ quan trọng khi thiết kế kết cấu củng như đẩy nhanh tiến độ thi công.
(Đơn giản-hợp lý-hiệu quả-an toàn)
Nếu chúng ta hiểu nó thì bố trí cốt thép an toàn,hợp lý

www.xaydung360.vn XÂY TÂM, DỰNG TẦM CHUYÊN NGHIỆP

9#
vu1012 Đăng lúc 9/12/2013 09:10 | Chỉ xem của tác giả
em xin chào các anh !
sẵn nay em có một công trình ma em đang thiết kế : là một  hàng  nhịp 20m , em thiết kế khung zamil , nhưng khi ô hình tính toán ,em cho cột ngàm với móng còn liên kết với cột cũng là ngàm luôn, vi khi dựng mô hình em không giải không giả phóng liên kêkeecho dàn, mà em để vậy  ma chạy chương trình phần mềm lấy nội lực để tính toán cho dàn luôn
Vậy các góp ý cho em xem như vậy có đúng không, hay là phải giải phóng liên kết cho dàn rồi mới lấy nội để tính toán cho dàn ! cảm ơn các anh

www.xaydung360.vn XÂY TÂM, DỰNG TẦM CHUYÊN NGHIỆP

10#
vietviet20 Đăng lúc 5/5/2015 18:28 | Chỉ xem của tác giả
Bạn sai lầm khi quên xét đến lực xô ngang Q,trong bộ N,Q,M
Nếu bạn tính lực xô ngang vào thì sẽ không thắc mắc nữa.
Thân.

www.xaydung360.vn XÂY TÂM, DỰNG TẦM CHUYÊN NGHIỆP

Phiên bản Mobile|Phần mềm ôn thi sát hạch chứng chỉ hành nghề xây dựng  

Phần mềm dự toán xây dựng excel | Hướng dẫn lập dự toán xây dựng | Phần mềm tư vấn giám sát | Phần mềm quản lý chất lượng xây dựng |

Phần mềm ôn thi sát hạch chứng chỉ hành nghề xây dựng

Phần mềm ôn thi sát hạch chứng chỉ hành nghề Kiến Trúc sư

Phần mềm ôn thi sát hạch chứng chỉ hành nghề Đấu thầu

GMT+7, 19/5/2025 12:17 , Processed in 0.227981 second(s), 32 queries .

Powered by Discuz! X3.2

© 2001-2013 Kiso Comsenz Inc.